Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằn...

Tài liệu Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên

.PDF
107
108
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM QUANG HUY TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM QUANG HUY TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày 03 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Quang Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo; các đồng nghiệp; bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hƣớng dẫn khoa học Tiến sỹ Trần Đình Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Nhà trƣờng cùng các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo cơ quan Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban quản lý các dự án đầu tƣ và xây dựng, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan; cảm ơn Ban QLDA đầu tƣ xây dựng huyện Phú Lƣơng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những tình cảm quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Quang Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC HÌNH, BẢNG ........................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .......................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2. Nội dung của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .................................. 10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .... 24 1.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc ............................................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế (huyện Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) ........ 26 2.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc ....................................................................... 28 1.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Phú Lƣơng ..... 32 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................. 33 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 33 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................. 33 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu .......................................................... 35 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG ....................................................................... 36 3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng ........................................................ 36 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 36 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 38 3.2. Tình hình quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn NSNN của huyện ...................................................... 44 3.2.1. Các văn bản và các chính sách liên quan đến quản lý đầu tƣ công trình giao thông nông thôn từ vốn NSNN............................................. 44 3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong đầu tƣ XDCT GTNT từ vốn NSNN ... 45 3.2.3. Tổ chức thực hiện đầu tƣ XDCT GTNT từ vốn NSNN........................ 46 3.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tƣ XDCT GTNT ..................... 61 3.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý đầu tƣ XDCT GTNT từ vốn NSNN .... 64 3.3.1. Những ƣu điểm đạt đƣợc....................................................................... 64 3.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG ......................................... 67 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu, quan điểm đầu tƣ XDCT GTNT từ NSNN trên địa bàn huyện Phú Lƣơng .............................................................. 67 4.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010-2015 .................................................................. 67 4.1.2. Phƣơng hƣớng đầu tƣ XDCT GTNT phục vụ phát triển KT-XH......... 68 4.1.3. Quan điểm trong quản lý vốn đầu tƣ trong những năm tới................... 69 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý đầu tƣ XDCT GTNT từ vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng ..................... 75 4.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng có chất lƣợng, khoa học, kịp thời và đồng bộ ....................................... 76 4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch trong đầu tƣ XDCT GTNT ................. 77 4.2.3. Tổ chức thực hiện đầu tƣ đúng quy hoạch, kịp thời và hiệu quả .......... 78 4.2.4. ra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng ................................................................................ 87 4.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTXM Bê tông xi măng CP Cấp phối CSHT Cơ sở hạ tấng CT NTM Chƣơng trình Nông thôn mới GPMB Giải phóng mặt bằng GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nƣớc KT - XH Kinh tế - Xã hội LN Láng nhựa NSNN Ngân sách Nhà nƣớc QL Quốc lộ QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý nhà nƣớc TW Trung ƣơng UB MTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VĐT Vốn đầu tƣ XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 1.1. Chu trình quản lý dự án ..................................................................... 8 Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2011-2013 ......... 39 Bảng 3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ XDCT GTNT từ NSNN ........ 50 Bảng 3.3. Kết quả thẩm định các dự án đầu tƣ XDCT GTNT sử dụng vốn NSNN .................................................................................... 52 Bảng 3.4. Tình hình thanh toán vốn đầu tƣ XDCT GTNT từ NSNN qua KBNN huyện giai đoạn 2011-2013 .............................................. 55 Bảng 3.5. Tình hình thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình GTNT thuộc ngân sách NN giai đoạn 2011-2013.................................... 57 Bảng 3.6. Công tác đầu tƣ xây dựng các công trình, tuyến đƣờng giao thông nông thôn liên xã Huyện Phú Lƣơng .................................. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn, 73% lực lƣợng lao động xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp. Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc điều này, nông thôn cần phải phát triển toàn diện theo hƣớng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng, trong đó hệ thống giao thông nông thôn một bộ phận không thể thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài. Có vậy mới lƣu thông đƣợc hàng hóa, cải thiện cơ cấu sản xuất, thu hút đầu tƣ, kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất, khai thác tốt tiềm năng và nguồn lực địa phƣơng... Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm xây dựng phát triển nông thôn, cải thiện, nâng cao mức sống của ngƣời nông dân, nhất là những vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo. Với phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hƣớng dẫn, hỗ trợ của Nhà nƣớc", Chính phủ đã dành nguồn vốn đáng kể đầu tƣ phát triển hệ thống đƣờng giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một trong những lĩnh vực đƣợc tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Vì vậy giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nƣớc, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao thông nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích đƣợc sản xuất phát triển. Giao thông nông thôn đƣợc mở mang sẽ thúc đẩy giao lƣu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cƣ, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tƣ xây dựng ở khu vực dân cƣ, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Kinh nghiệm nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trƣớc hết phải phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng cơ sở của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh giao lƣu văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân vùng nông thôn và cả nƣớc. Trong những năm vừa qua Bộ Giao thông vận tải và các địa phƣơng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên toàn quốc. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay và tƣơng lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho đến nay, hệ thống giao thông nông thôn ở nƣớc ta tuy chƣa hoàn chỉnh nhƣng đã cùng với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống nhất, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện Phú Lƣơng nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Việc phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn cho huyện Phú Lƣơng nhằm đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu xã hội của cộng đồng dân cƣ nông thôn. Công trình giao thông nông thôn là các công trình đƣợc dùng để phục vụ cho sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cƣ nông thôn. Ý nghĩa về kinh tế - xã hội của các công trình giao thông nông thôn là rất to lớn và không thể tính đƣợc. Đây là bƣớc đi ban đầu để giải quyết hoàn chỉnh mạng lƣới giao thông cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và nhân dân huyện Phú Lƣơng nói riêng. Đảm bảo sự đi lại, giao lƣu văn hoá, đẩy mạnh sự phát triển của nông thôn nhằm tiến tới tiến trình “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa” đất nƣớc từ nay đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Do tính chất quan trọng của các công trình giao thông nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, để đánh giá những thành tựu, hạn chế của công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn thời gian vừa qua và đƣa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ XDCT giao thông nông thôn trong thời gian tới. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi đã chọn đề tài luận văn: "Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. Nghiên cứu thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu về thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2011-2013. 3.2.3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Phú Lƣơng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn. Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý dự án của địa phƣơng. Trên cơ sở đó đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn nghiên cứu. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc xây dựng các chính sách về đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Chƣơng 3: Thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 4: Một số giải pháp cơ bản về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm về giao thông nông thôn GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nối các vùng nông thôn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát triển cơ giới hoá trong sản xuất, trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho ngƣời dân khu vực nông thôn. Giao thông nông thôn có thể chia thành 3 loại nhỏ nhƣ sau: cơ sở hạ tầng (đƣờng sá, cầu, đƣờng thuỷ và cảng), phƣơng tiện vận chuyển và con ngƣời. [1, tr.3] * Khái niệm về đường giao thông nông thôn Đƣờng giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đƣờng thuộc tỉnh, huyện, xã nối liền tới các thị trƣờng, các khu vực kinh tế phi nông nghiệp và các dịch vụ xã hội khác. Đƣờng giao thông nông thôn chủ yếu là đƣờng bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói đƣờng giao thông nói chung, đƣờng giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lƣu thông hàng hoá. [7, tr.2] Đƣờng giao thông nông thôn là đƣờng thuộc khu vực nông thôn. Đƣợc định nghĩa là loại đƣờng giá tƣơng đối thấp, lƣu lƣợng xe ít, các đƣờng nhánh, các đƣờng phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đƣờng chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cƣ dọc tuyến, các chợ, mạng lƣới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn. 6 Đƣờng giao thông nông thôn bao gồm: đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng thôn xóm. Hệ thống đƣờng huyện là các đƣờng nối từ trung tâm hành chính huyện tới trung tâm hành chính của xã hoặc cụm các xã, các huyện lân cận. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý đối với đƣờng trong phạm vi huyện. Hệ thống đƣờng xã là các đƣờng nối trung tâm hành chính xã đến các thôn xóm hoặc các đƣờng nối giữa các xã với nhau. Uỷ ban nhân dân xã quản lý đƣờng trong phạm vi xã. Đƣờng thôn xóm bao gồm các đƣờng trong nội bộ khu dân cƣ và các đƣờng từ thôn ra đồng ruộng. Giao thông nông thôn giúp hộ nông dân, các trang trại đƣa nông sản đến bán cho cơ sở chế biến, đến các đô thị, đến các vùng dân cƣ trong cả nƣớc, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng hàng hoá nông sản, nhất là các nông sản tƣơi sống phục vụ cho tiêu dùng cũng nhƣ cho khu công nghiệp chế biến. Ngƣợc lại, nó còn giúp cho thị trƣờng nông thôn phát triển, vì nông thôn là thị trƣờng rộng lớn để tiêu thụ các hàng hoá các ngành công nghiệp, sản xuất khác. Đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa giao thông nông thôn còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu cơ sở hạ tầng giao thông không tốt sẽ là trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên môn hoá sản xuất tại từng khu vực về cả cây ngắn ngày và cây dài ngày có tiềm năng phát triển nhƣng không thể tiêu thụ đƣợc sản phẩm hoặc không đƣợc cung cấp lƣơng thực một cách ổn định. Nhƣ vậy, giao thông nông thôn còn là giải pháp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) sang sản xuất hàng hoá. * Khái niệm về dự án đầu tư Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó. Trên phƣơng diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: Cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động”.Theo cách hiểu thứ nhất “tĩnh” thì dự án là hình tƣợng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “động” có thể định nghĩa dự án nhƣ sau: 7 Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải đƣợc thực hiện với phƣơng pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Nhƣ vậy theo định nghĩa này thì: - Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định. - Dự án không phải là một nghiêu cứu trừu tƣợng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới. Trên phƣơng diện quản lý, có thể định nghĩa dự án nhƣ sau: Dự án là những nổ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: - Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn), Nghĩa là, mọi dự án đầu tƣ đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt đƣợc hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt đƣợc và dự án bị loại bỏ. - Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tƣơng tự đã có hoặc dự án khác. [8, tr.9] * Khái niệm về Quản lý dự án đầu tư Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. [8, tr.11] Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xác định. 8 - Lập kế hoạch, đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần đƣợc hoàn thành, xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dƣới dạng sơ đồ hệ thống. - Điều phối thực hiện dự án, đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm: Tiền vốn, lao động, phối hợp các hoạt động, khuyến khích động viên các thành viên tham gia nỗ lực hoạt động vì dự án, điều phối thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc) và các nguồn lực cho từng giai đoạn cụ thể. - Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng, so sánh với mục tiêu. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án nhƣ trình bày trong hình 1.1. [8, tr.12] Lập kế hoạch. - Thiết lập mục tiêu - Điều tra nguồn nhân lực. - Xây dựng kế hoạch. Điều phối thực hiện Giám sát - Đo lường kết quả - So sánh với mục tiêu - Báo cáo - Giải quyết các vấn đề - Điều phối tiến độ thời gian. - Phân phối nguồn lực. - Phối hợp các nỗ lực. - Khuyến khích và động viên cán bộ và nhân dân. Hình 1.1. Chu trình quản lý dự án 9 * Khái niệm về đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn Đầu tƣ xây dựng công trình GTNT là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn đầu tƣ ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng GTNT để sau đó khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tƣơng lai. Đầu tƣ xây dựng công trình GTNT là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và để thực hiện chƣơng trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở hạ tầng giao thông phải đi trƣớc một bƣớc để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các vùng phát triển. [9, tr.95] * Khái niệm về nguồn vốn ngân sách nhà nước Chính phủ nói chung bao gồm tất cả các cấp chính quyền và mỗi cấp chính quyền đều có một ngân sách riêng. Để đảm bảo tính trách nhiệm và kiểm soát tài chính thì tất cả hoạt động tài chính của mọi cơ quan tổ chức do chính phủ điều hành đều phải đƣợc tổng hợp thành một ngân sách chung gọi là ngân sách nhà nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính đƣợc huy động cho nhà nƣớc và sử dung các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của nhà nƣớc do Hiến pháp quy định. Đó là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thông tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nƣớc là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nƣớc. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2002 thì “Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc”. 10 * Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông nông thôn Do tính chất phức tạp của công trình giao thông, nó lại không tập trung mà phân bố rải rác khắp các bản làng và thôn xóm nên nó đòi hỏi phải có qui hoạch tổng thể để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy mà việc đầu tƣ xây dựng giao thông nông thôn đòi hỏi một số lƣợng vốn lớn mới có thể đáp ứng đƣợc. Việc xây dựng hệ thống đƣờng giao thông nông thôn phải đƣợc tiến hành nhanh chóng do nó chịu ảnh hƣởng của thời tiết. Nếu mùa mƣa lũ kéo về sẽ gây cản trở cho quá trình xây dựng. Do vậy mà nó đòi hỏi phải huy động tối đa các nguồn lực nhƣ vật liệu, lao động và vốn... Các công trình giao thông nông thôn rất nhỏ lẻ do đó nguồn lao động tốt nhất cho các công trình này là lấy tại chỗ, ở ngay địa phƣơng đó nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc chi phí xây dựng. [9, tr.97] 1.1.2. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 1.1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn Trong 5 thập kỷ qua, các tác giả phƣơng Tây khi nghiên cứu sự phát triển của các nƣớc thế giới thứ ba đã đƣa ra các nhận xét. Các nƣớc này muốn phát triển phải có sự đầu tƣ thích đáng vào yếu tố mà mình có thế mạnh. Khi nghiên cứu các nƣớc thế giới thứ ba, các tác giả đã chú trọng xem xét sự phát triển của khu vực nông thôn và đã đƣa ra nhiều nhận xét tập trung vào lĩnh vực giao thông nông thôn. ADam. Smith cho rằng “Giao thông là một yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thị trƣờng, nối liền các khu nguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng sản xuất”. Rostow mở rộng lý luận này và nâng cao vai trò của sự cần thiết phải đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn “Điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh của khu vực nông thôn”. Giao thông nông thôn là một phần gắn bó không thể tách rời trong hệ thống giao thông vận tải chung, là nhân tố tác động đến mọi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng