Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân h...

Tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú yên

.PDF
66
42
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN THỊ HẠNH NGUYÊN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN THỊ HẠNH NGUYÊN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH TP HCM, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trần Thị Hạnh Nguyên Công tác tại: Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên Học viên lớp: Cao học khóa 26 Tài Chính – Ngân Hàng Mã số học viên: 7701260251A Tôi xin cam đoan, đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chụp từ bất kỳ tài liệu nào khác. Các số liệu được chú thích tại đây đều có nguồn gốc rất rõ ràng và minh bạch, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có sơ sở thực tế. Tôi xin cam đoan những giúp đỡ cho luận văn này đã được tôi gởi lời cảm ơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Phú Yên, ngày 22 tháng 01 năm 2018 Tác giả Trần Thị Hạnh Nguyên 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ .......................................................................... 6 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................................. 7 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ..................................................... 3 1.1. Tổng quan về Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên .......................................... 3 1.1.1. Sơ lược về Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên................................................. 3 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 3 1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động ............................................................. 3 1.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh ........................................................... 5 1.2. Vấn đề tồn tại cần giải quyết của công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên .................................. 7 1.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên .............................. 7 1.2.2. Dư nợ tăng nhưng nợ xấu không có chiều hướng giảm ................................... 9 1.2.3. Nợ xấu tiềm ẩn, nợ xấu ngoại bảng còn quá nhiều .......................................... 10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU, NGUYÊN NHÂN PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KSNB TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ............................................................. 15 2 2.1. Tổng quan lý thuyết về công tác kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng và lý thuyết về nợ xấu ............................................................................................................... 15 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ trong ngành Ngân hàng ....................................... 15 2.1.2. Vai trò công tác KSNB ........................................................................................ 17 2.1.3. Phân loại Kiểm soát nội bộ ................................................................................. 17 2.1.3.1. Giám sát từ xa .................................................................................................. 17 2.1.3.2. Kiểm soát tại chỗ ............................................................................................. 17 2.1.3.3. Kiểm soát hành chính liên quan đến hiệu quả hoạt động ................................ 18 2.1.3.4. Kiểm soát hạch toán kế toán liên quan đến bảo vệ tài sản .............................. 18 2.1.3.5. Kiểm soát ngăn ngừa ....................................................................................... 18 2.1.3.6. Kiểm soát phát hiện ......................................................................................... 18 2.1.4. Lý thuyết về nợ xấu, phòng ngừa và xử lý nợ xấu ........................................... 19 2.1.4.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................................. 19 2.1.4.2. Tác động của nợ xấu ........................................................................................ 19 2.1.4.3. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu đối với các NHTM ............................................. 20 2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên.............. 21 2.2.1. Nguyên nhân gây ra nợ xấu ................................................................................ 21 2.2.1.1. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 21 2.2.1.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 24 2.3. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên .................................................................. 26 2.3.1. Đối với công tác kiểm tra giám sát từ xa ........................................................... 26 2.3.2. Đối với công tác kiểm tra trực tiếp tại chỗ ........................................................ 26 2.3.3. Đối với công tác kiểm soát phòng ngừa ............................................................. 28 2.3.4. Đối với công tác kiểm soát phát hiện và xử lý ................................................... 29 2.4. Những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân hạn chế của công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ... 30 2.4.1. Những mặt được .................................................................................................. 30 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 31 3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 32 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN ............................................................................................................. 33 3.1. Lược khảo các nghiên cứu trước đây, các bài học kinh nghiệm của các NHTM khác về công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu ........... 33 3.1.1. Mô hình công tác KSNB tại Vietin Bank .......................................................... 34 3.1.2. Mô hình công tác KSNB tại Vietcom Bank ....................................................... 35 3.1.3. Lược khảo những nghiên cứu trước đây liên quan đến KSNB trong NHTM 35 3.2. Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Phú Yên .................................................................................. 36 3.2.1. Định hướng tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ................................................ 36 3.2.2. Các giải pháp tăng cường công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên .................................................................. 37 3.2.3. Lựa chọn giải pháp và đánh giá tính khả thi của giải pháp ............................ 40 TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................................... 42 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .................................................................... 43 4.1. Kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ............................................ 43 4.1.1. Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam ......................................................... 43 4.1.2. Ban kiểm soát nội bộ Agribank Việt Nam ........................................................ 44 4.1.3. Trung tâm Công nghệ thông tin Agribank Việt Nam ...................................... 45 4.1.4. Ban xử lý rủi ro Agribank Việt Nam ................................................................. 45 4.1.5. Ban pháp chế Agribank Việt Nam ..................................................................... 46 4.1.6. Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ......................................... 46 4.1.7. Phòng KTKSNB Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ..................................... 46 4.2. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch đề ra ......................................................... 47 4 TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................................... 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 49 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 49 5.2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 50 5.2.1. Khuyến nghị cho Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam .......................................... 50 5.2.2. Khuyến nghị với Agribank Việt Nam ................................................................ 51 5.2.2.1. Với Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên ................................................... 51 5.2.2.2. Với Ban kiểm soát nội bộ ................................................................................ 51 5.2.2.3. Với các Ban có liên quan ................................................................................. 51 5.2.3. Khuyến nghị với Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên ..................................... 52 5.2.3.1. Với Ban giám đốc ............................................................................................ 52 5.2.3.2. Với Phòng KTKSNB ....................................................................................... 52 5.2.3.3. Với phòng Tín dụng ......................................................................................... 52 5.2.3.4. Với các phòng ban có liên quan ....................................................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................................... 53 KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 55 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2013-2016. ................................................................................................................................... 6 Bảng 1.2: Tỷ lệ nợ xấu Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2013-2016 .......... 7 Bảng 1.3: Nợ XLRR và nợ bán cho VAMC/Tổng dư nợ ................................................ 9 Bảng 1.4: Nợ XLRR và nợ bán cho VAMC/Tổng dư nợ ................................................ 11 Bảng 2.1: Thống kê số vụ việc phát hiện qua công tác kiểm tra giám sát từ xa tại Agribank Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ............................................................................ 26 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên .......................................... 4 Biểu đồ 1.1. So sánh tỷ lệ nợ xấu Agribank Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 ........... 8 Biểu đồ 1.2: Doanh thu/Chi phí giai đoạn 2013-2016 ..................................................... 12 Biểu đồ 1.3: Số lượng vụ việc phát hiện qua công tác KSNB ......................................... 13 Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên theo thành phần kinh tế năm 2013-2016 ....................................................................................................... 25 Biểu đồ 2.2: Tình hình kiểm tra trực tiếp qua các năm, giai đoạn 2013-2016 ................. 27 Biểu đồ 2.3: Hiện trạng công tác kiểm soát phát hiện và xử lý tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2013-2016 ................................................................................. 29 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính CBCNV Cán bộ công nhận viên CBTD Cán bộ tín dụng CNTT Công nghệ thông tin COSO Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ KTV Kiểm tra viên NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại TSC Trụ sở chính TSĐB Tài sản đảm bảo VAMC Công ty TNHH MTV Quản Lý Tài Sản của các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam Vietcom Bank Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam Vietin Bank Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XLRR Xử lý rủi ro 7 1 LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế hội nhập như hiện nay, hệ thống các NHTM Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế tài chính Thế giới, NHNN Việt Nam đã có rất nhiều động thái để ổn định thị trường tiền tệ và giúp các NHTM hòa nhập sâu hơn vào thị trường Thế giới, như: Tăng vốn điều lệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấu trúc toàn hệ thống, ... Bên cạnh đó, bản thân mỗi Ngân hàng đều phải tự tìm ra hướng đi riêng để phát triển, từ đó tìm ra phương pháp quản trị phù hợp nhất để ổn định kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động. Một trong những phương pháp đó chính là việc nâng cao vai trò của công tác Kiểm soát nội bộ trong mỗi Ngân hàng. Kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nói riêng, là một trong những cơ sở đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng an toàn và vững mạnh. KSNB đóng vai trò như một “Bác sĩ gia đình”, người hiểu rõ nhất đơn vị mình có những vấn đề gì, là nơi đầu tiên tìm ra sai sót từ đó có thể phòng ngừa hoặc xử lý các món nợ tiềm ẩn ngay từ khâu đầu tiên và trong từng giai đoạn của các món vay. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là yếu tố then chốt và là nền tảng cho hoạt động bền vững của ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt cũng giúp đảm bảo việc ngân hàng tuân thủ các luật, và các quy định cũng như tuân thủ các chính sách, kế hoạch, các quy tắc và thủ tục nội bộ, làm giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, hệ thống NHTM nói chung và Agribank nói riêng đang ngày càng hoàn thiện mạng lưới kiểm soát nội bộ. Tại Agribank chi nhánh Tỉnh Phú Yên, với 11 Chi nhánh trực thuộc nhưng chỉ có 1 phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ đặt tại Hội sở Tỉnh với 6 kiểm tra viên, bao gồm trưởng phó phòng, chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát trực tiếp trên mọi mặt hoạt động của toàn bộ 11 Chi nhánh loại II trực thuộc. Trong những năm vừa qua, hiệu quả của công tác KSNB đã được nâng cao rõ rệt, đã phát hiện, góp phần ngăn ngừa xử lý được rất nhiều món nợ tiềm ẩn, nhưng bên cạnh đó cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế và tồn tại, như: Hệ thống các văn bản KSNB còn chồng chéo, quy trình KSNB chưa chặc chẽ, chưa phát huy được vai trò “phòng ngừa” các khoản nợ xấu, ... Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Tăng cường công tác Kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông Ngiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam Chi nhánh Tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn để đánh giá sự hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ qua từng năm, cũng như đưa ra định hướng để công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngày một hiệu quả hơn, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho Chi nhánh 1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá kết quả công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Phú Yên, nguyên nhân và những tồn tại. 1 - Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả xử lý nợ xấu và vai trò của công tác KSNB trong phòng ngừa xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên trong 4 năm (2013-2016). Nghiên cứu được thực hiện đối với Agribank Phú Yên, bao gồm cả các chi nhánh trực thuộc. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện công tác KSNB đối với việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các số liệu trong các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết công tác KSNB của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên từ năm 2013 2016, cùng với việc phỏng vấn Giám đốc chi nhánh, các trưởng phòng nghiệp vụ có liên quan và một số Kiểm tra viên, Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác KSNB tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp tổng hợp đối chiếu so sánh và phân tích các số liệu có được nhằm đánh giá được vai trò và hiệu quả của công tác KSNB trong phòng ngừa xử lý nợ xấu tại Agribank Phú Yên. 4. Kết cấu Luận văn: Chương 1: Tổng quan về Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên và công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên Chương 2: Tổng quan lý thuyết về công tác KSNB trong phòng ngừa và xử ký nợ xấu, nguyên nhân phải tăng cường công tác KSNB trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác KSNB trong phòng và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên Chương 4: Kế hoạch thực hiện Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN Nội dung Chương 1 giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu. Nội dung chương gồm 2 phần: Phần 1 giới thiệu sơ lược quy mô mạng lưới hoạt đống, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Phú Yên để nhận thấy tầm quan trọng của bộ phận KSNB tại Chi nhánh để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên trong các năm gần đây. Phần 2 trên cơ sở phân tích thực trạng nợ xấu, xử lý nợ xấu, thực trạng công tác KSNB tại Chi nhánh tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề mà chi nhánh đang gặp phải và cần được giải quyết, tạo nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo. 1.1. Tổng quan về Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên 1.1.1. Sơ lược về Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Yên (Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên) thành lập theo quyết định số 98/QĐ/NH 01/7/1989 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam. Tên gọi ban đầu là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Phú Yên. Tháng 12/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định 603/NH-QĐ, chuyển Chi nhánh Ngân háng Phát triển Nông nghiệp Tỉnh Phú Yên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Phú Yên. Tháng 6/1998, Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ra Quyết định số 203/QĐNHNo-02 thành lập lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Phú Yên cho đến hôm nay.Trụ sở chính đóng tại 321 Trần Hưng Đạo, Phường 4, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. 1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của Agribank nhưng có quyền tự chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng. Tổng số cán bộ là 300 cán bộ, cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc 3 và 8 phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế hoạch Nguồn vốn, Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp, Phòng Tín dụng Cá nhân và Hộ Sản xuất, Phòng Dịch vụ - Marketing, Phòng Điện toán, 10 chi nhánh loại II và 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II. Tất cả các Chi nhánh loại II trực thuộc và các Phòng tại Hội sở đều do 2 Phó Giám đốc quản lý và chỉ đạo trực tiếp, riêng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ là phòng duy nhất hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của bộ phận KSNB trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ DỊCH VỤ CHI CHI CHI NHÁNH NHÁNH NHÁNH THÀNH HUYỆN THỊ XÃ PHỐ TUY AN SÔNG TUY CẦU HÒA PHÒNG P. KIỂM TỔNG TR A HỢP KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN PHÒNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH CHI CHI CHI CHI CHI CHI CHI NHÁNH NHÁNH NHÁNH NHÁNH NHÁNH NHÁNH NHÁNH HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN NAM ĐỒNG SƠN SÔNG TP.TUY PHÚ ĐÔNG TÂY XUÂN HINH HÒA HÒA HÒA HÒA HÒA Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên 4 1.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh: Trong những năm vừa qua, các chỉ tiêu hoạt động của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên đều tăng trưởng khá tốt. Tổng huy động vốn tăng trung bình 15%/năm, trong đó chiếm phần lớn và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao nhất là tiền gởi dân cư; chiếm trên 85% tổng huy động vốn. Tăng trưởng tín dụng đều đạt trên 15% mỗi năm trong suốt giai đoạn 2013-2016, trong đó dư nợ trung dài hạn có chiều hướng tăng lên rõ rệt với trung bình 20%/năm, nhưng nguồn vốn dài hạn lại không tăng lên tương xứng; điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên chưa thật sự tốt như mong muốn. Riêng chỉ tiêu nợ xấu lại có biến động lúc tăng lúc giảm không đồng nhất, trong năm 2014 nợ xấu tăng cao, nhưng sang năm 2015 nợ xấu giảm mạnh xuống 1.28%, đồng thời trong năm này nợ bán cho VAMC tăng đột biến, chứng tỏ nợ xấu không giảm thực tế mà chỉ là giảm trên sổ sách báo cáo. Năm 2016 nợ xấu lại tiếp tục tăng cao mặc dù Chi nhánh đã áp dụng rất nhiều các biện pháp thu hồi nợ xấu khác nhau, như việc giao chỉ tiêu nợ xấu hàng tháng, hàng quý đến từng cán bộ tín dụng; tăng cường các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu; xuất khỏi ngoại bảng các món nợ quá hạn trên 360 ngày; … Có thể dễ dàng nhận thấy, trong tất cả các biện pháp mà Chi nhánh đưa vẫn không có biện pháp nào liên quan đến khâu Kiểm soát nội bộ - khâu kiểm soát cực kỳ quan trọng trong quá trình phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Với các số liệu như vậy ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên lá khá tốt, vấn đề tồn tại duy nhất chính là công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu để có thể cải thiện chất lượng nợ của Chi nhánh. Và việc tìm ra biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và xử lý nợ xấu từ việc tăng cường công tác kiểm soát nội bộ là một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện tại. 5 Bảng 1.1. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2013-2016 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên, năm 2013 – 2016 Chỉ Năm Năm Năm Năm tiêu 2013 2014 2015 2016 1. Huy 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Số TT % Số TT % Số TT % 3.622 4.131 4.850 5.669 509 +14.05 709 +17.12 819 +16.88 3.162 3.649 4.321 5.079 487 +15.40 672 +18.42 758 +17.54 460 482 529 590 22 +4.78 47 +9.75 61 +11.53 0 0 0 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 3.455 3.861 4.557 5.526 406 +11.75 696 +18.03 969 +21.3 2.036 2.212 2.481 2.986 176 +8.64 269 +12.16 505 +20.35 1.419 1.649 2.076 2.540 230 +16.2 427 +25.89 464 +22.35 -39 -40 41 +70.68 động vốn Tiền gửi dân cư Tiền gửi các TCKT HĐV khác 2. Dư nợ +Ngắn hạn +Trung dài hạn 3. Nợ 1 68 97 58 99 29 +42.6 xấu 4. Tỷ lệ 1.96% 2.52% 1.28% 1.79% +28.57 nợ xấu 6 -49.20 +39.84 1.2. Vấn đề tồn tại cần giải quyết của công tác kiểm soát nội bộ trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Yên 1.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên Trong những năm vừa qua nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên trở thành vấn đề thật sự đáng lo ngại, luôn được Ban lãnh đạo đơn vị hết sức quan tâm, bởi nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của toàn Chi nhánh. Tình trạng nợ xấu có sự tăng giảm không đều đặn, mặc dù dư nợ ngày một tăng cao. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng 1.2 thể hiện nợ xấu trên tổng dư nợ tại Chi nhánh dưới đây. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ Nợ xấu 2013 3,455 2014 3,861 68 97 2015 4,557 58 2016 5,526 99 Mức tăng trưởng dư nợ 11.75% 18.03% 21.30% Mức tăng trưởng nợ xấu 28.57% -49.20% 39.84% Bảng 1.2. Chỉ tiêu dư nợ và nợ xấu của Agribank Tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2013-2016 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên các năm 2013 – 2016 Qua bảng 1.2 ở trên ta có thể thấy dư nợ của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây có sự biến động khá mạnh. Năm 2013 nợ xấu là 68 tỷ, nhưng đến năm 2014 con số này là 97 tỷ, tăng so với năm 2013 là 28.57%; trong khi dư nợ chỉ tăng 11.75%. Đến năm 2015 dư nợ vẫn tiếp tục đà tăng so với năm 2014 là 18.03%, lúc này nợ xấu đột nhiên giảm mạnh đến gần 50% so với năm trước đó. Sang năm 2016 lại có sự đột biến, trong khi dư nợ tăng chỉ 21.3% so với năm trước đó thì nợ xấu lại nhảy vọt, tăng lên 39.84%. Điều này chứng tỏ rằng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên thật sự chưa hiệu quả. Đồng thời, so với bình quân nợ xấu toàn ngành Ngân hàng và bình quân Agribank Việt Nam trong cùng thời kỳ qua biểu đồ 2.1, ta có thể thấy toàn cục nợ xấu của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên một cách cụ thể nhất. Trong 4 năm qua, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn thấp hơn trung bình toàn Ngành và trung bình toàn hệ thống 7 Agribank, nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, tuy không nhiều; trong khi tỉ lệ nợ xấu của toàn Ngành và Agribank Việt Nam lại đang có xu hướng giảm lại theo lộ trình đưa nợ xấu về dưới 3% của NHNN. Những điều này một phần là do việc hết hiệu lực thi hành của các Chính sách của NHNN nhằm giảm quyết khó khăn cho người nông dân, như: việc cơ cấu lại nợ theo QĐ 780/NHNN-QĐ hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2015, … Hơn nữa, Chi nhánh đang gặp phải khó khăn lớn khi nợ bán cho VAMC chưa xử lý được; thêm vào đó một số Doanh nghiệp lâm vào khó khăn, phá sản, dẫn đến tình trạng không chi trả được nợ. Biểu đồ 1.1. So sánh tỷ lệ nợ xấu Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên giai đoạn 20132016 2013 2014 2015 2016 7.75% 4.20% 3.61% 3.25% 2.55% 2.52% 2.52% 2.01% 1.89% 1.96% 1.79% 1.28% Ngành Ngân hàng Agribank Việt Nam Agribank Tỉnh Phú Yên (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ngân hàng nhà nước, Agribank Việt Nam và Agribank chi nhánh Tỉnh Phú Yên qua các năm 2013-2016) Bên cạnh đó, tỷ lệ trích lập dự phòng khá cao, tăng theo hàng năm, nhưng tình hình sử dụng nguồn này cũng còn rất nhiều hạn chế. Thêm vào đó, các món nợ xấu có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh khó có thể xử lý được, vì công tác xử lý TSĐB để thu hồi nợ chưa được lưu tâm, hoặc cũng có những món vay mà TSĐB không còn giá trị để xử lý thu hồi. 8 1.2.2. Dư nợ tăng, nhưng nợ xấu không có chiều hướng giảm: Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên trong những năm vừa qua rất chú trọng đến công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu, có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra từ khâu thẩm định hồ sơ, đến xết duyệt cho vay, nhưng nợ xấu vẫn biến động ở mức trung bình cao trong vài năm trở lại đây, trong khi dư nợ lại tăng lên đáng kể. Cụ thể, tỉ lệ nợ xấu năm 2013 của Chi nhánh là 1,96% với dư nợ 3.454 triệu đồng, năm 2014 là 2,52% với tổng dư nợ 3.860 triệu đồng, sang năm 2015 giảm rõ rệt xuống 1,28% với tổng dư nợ 4.556 triệu đồng, nhưng đến năm 2016 lại đột ngột tăng cao mặc dù dư nợ đã tăng lên đáng kể với 5.526 triệu đồng, tỉ lệ nợ xấu được báo cáo vào ngày 31/12/2016 là 1,79% (Bảng 1.1, cột số 5). Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu có sự biến động mạnh vì có một phần lớn nợ đã được xuất ra ngoại bảng và bán cho VAMC. Như vậy, nếu so về tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm thì có thể thấy tỉ lệ nợ xấu không giảm bao nhiêu, không những vậy lại đang có xu hướng chững lại. Điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa nợ xấu chưa hiệu quả, các món nợ xấu tiềm ẩn vẫn ngày một tăng, điển hình nhất là nợ bán cho VAMC hoặc nợ cơ cấu thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh đang chưa hiệu quả, ta có thể nhìn thấy qua bảng số liệu (bảng 1.2) bên dưới. Bảng 1.3. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016 Tổng dư nợ (triệu đồng) Nợ xấu (triệu đồng) Tỉ lệ nợ xấu (%) 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 3,454 3,860 4,556 5,526 68 97 58 99 1.96 2.25 1.28 1.79 +11.75% +18.03% +21.30% +14.79% -44.11% +39.85% +14.79% -44.11% +39.85% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Phú Yên các năm 2013 – 2016 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng