Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường cho vay nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việ...

Tài liệu Tăng cường cho vay nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

.PDF
81
75
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN TĂNG CƯỜNG CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN TĂNG CƯỜNG CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Tăng cường cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự “ hướng dẫn của TS. Lại Tiến Dĩnh. ” Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai “ công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. ” Ngày 03 tháng 3 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Bích Vân ii MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài .......................................................3 1.7. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................5 1.8. Bố cục của luận văn............................................................................................5 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5 iii Chương 2. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG HỘ ............................................................................... 6 2.1. Giới thiệu về Agribank huyện Thanh Bình .....................................................6 2.1.1. Giới thiệu Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam .................................................6 2.1.2. Lịch sử hình thành Agribank huyện Thanh Bình ..............................................7 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ .....................................................................................10 2.2. Tình hình cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình ......................11 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ...............................................................................................................11 2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 2018 ...........................................................................................................................12 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................................13 2.2.3. Tình hình cho vay tại Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ...13 2.2.4. Tình hình kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................16 2.3. Những dấu hiệu cảnh báo về hạn chế phát triển cho vay nông hộ Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ..............................................................17 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................19 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NÔNG HỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ................................................................................................... 20 3.1. Cơ sở lý thuyết về cho vay nông hộ ................................................................20 3.1.1. Tín dụng ngân hàng .........................................................................................20 3.1.2. Nông hộ ...........................................................................................................21 3.1.3. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn ..............................................21 3.1.4. Đặc điểm nhu cầu vốn của nông hộ ................................................................26 iv 3.1.5. Đặc điểm cho vay nông hộ ..............................................................................27 3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay nông hộ ...................................................28 3.1.7. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay ........................................................29 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................30 3.2.1. Nguồn dữ liệu và cách thức thu thập ..............................................................31 3.2.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................31 3.2.3. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................31 3.2.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ...............................................................................33 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................34 Chương 4. THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG HỘ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................................................. 35 4.1. Tổ chức cho vay đối với nông hộ.....................................................................35 4.1.1. Các hình thức tín dụng ....................................................................................35 4.1.2. Điều kiện vay vốn ...........................................................................................36 4.1.3. Mức cho vay và phương thức cho vay ............................................................37 4.1.4. Cơ chế bảo đảm tiền vay .................................................................................37 4.1.5. Lãi suất cho vay ..............................................................................................39 4.1.6. Thời hạn cho vay .............................................................................................40 4.2. Phân tích các chỉ tiêu cho vay đối với nông hộ ..............................................40 4.3. Chất lượng dịch vụ cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp................................................................................................................45 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra...........................................................................45 4.3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................46 4.4. Những kết quả đạt được về cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018......................................................................................51 v 4.5. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ............................................51 4.5.1. Một số hạn chế trong cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................................51 4.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................53 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................53 Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP ................................... 54 5.1. Kết luận rút ra từ kết quả khảo sát ................................................................54 5.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh của Agribank huyện Thanh Bình .........55 5.3. Giải pháp phát triển cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp .......................56 5.3.1. Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ cho vay nông hộ...........................................56 5.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực của Ngân hàng .................................................57 5.3.3. Giải pháp về kiểm soát rủi ro cho vay nông hộ ..............................................59 5.3.4. Giải pháp về marketing Ngân hàng .................................................................60 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................61 Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NÔNG HỘ PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà nước NNo&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018.............................................................................12 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................................13 Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 .......................................................................................................14 Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018.............................................................................17 Bảng 4.1: Dư nợ cho vay nông hộ theo thời hạn (giai đoạn 2016 - 2018) ...............42 Bảng 4.2: Dư nợ cho vay nông hộ theo sản phẩm (giai đoạn 2016 - 2018) .............42 Bảng 4.3: Tình hình quản lý rủi ro cho vay nông hộ (giai đoạn 2016 - 2018) .........43 Bảng 4.4: Dư nợ bình quân của mỗi nông hộ (giai đoạn 2016 - 2018) ....................44 Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu khảo sát .................................................................................45 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Thanh Bình ........................................................8 Hình 2.2: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp ..............................................................15 Hình 2.3: Dư nợ khách hàng cá nhân ........................................................................16 Hình 4.1: Tỷ trọng cho vay nông hộ/tổng dư nợ KHCN (giai đoạn 2016 - 2018) ...40 Hình 4.2: Tỷ trọng cho vay nông hộ/tổng dư nợ (giai đoạn 2016 - 2018) ................41 Hình 4.3: Mức độ chính xác trong giao dịch ............................................................46 Hình 4.4: Mức độ quan tâm, chăm sóc khách hàng ..................................................47 Hình 4.5: Mức độ tiện ích của sản phẩm ..................................................................48 Hình 4.6: Năng lực phục vụ của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp .....49 Hình 4.7: Cơ sở vật chất tại của Agribank huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ......49 Hình 4.8: Ý định tiếp tục thực hiện các giao dịch tín dụng tại Agribank .................50 ix TÓM TẮT Tên đề tài: Tăng cường cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn đề tài: Vốn là yếu tố đầu vào quyết định trong việc sản xuất kinh doanh của nông hộ. Tại khu vực nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc cho vay trực tiếp với hộ sản xuất. Vấn đề: Đa số người dân huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp sống với ngành nghề chính là nông nghiệp. Bên cạnh khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thì thiếu vốn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến kém hiệu quả trong sản xuất. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình. Kết quả nghiên cứu: Dư nợ cho vay nông hộ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ KHCN, có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Ngân hàng chủ yếu cho vay trồng trọt và chăn nuôi. Bình quân dư nợ mỗi hộ được vay năm 2016 là 67,4 triệu đồng/hộ, năm 2017 là 75,7 triệu đồng/hộ và năm 2018 là 82,5 triệu đồng/hộ, số vốn này vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Kết quả khảo sát cho thấy đa số khách hàng đánh giá cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất của ngân hàng và có ý định tiếp tục giao dịch tại ngân hàng. Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu đề xuất bốn nhóm giải pháp cụ thể là Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ cho vay nông hộ, Giải pháp về nguồn nhân lực của Ngân hàng, Giải pháp về kiểm soát rủi ro cho vay nông hộ, Giải pháp về Marketing Ngân hàng. Từ khóa: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cho vay nông hộ; Cho vay sản xuất nông nghiệp. x ABSTRACT Title: Increasing farmer household loans at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank), Thanh Binh District Branch, Dong Thap Province. Reason for writing: Capital is a decisive input in the production and business of farmer households. In rural areas, Agribank plays an important role in lending directly to production households. Problem: The majority of Thanh Binh people live in rural areas with the main occupation being agriculture. Besides difficulties in finding outlets for products, the lack of capital is also the main cause of inefficient production. Methods: The research uses meta-analysis method, descriptive statistical method and comparator method to analyze the situation of farmer household loans at Agribank, Thanh Binh district. Results: Loan outstanding balance to farmer households accounted for a high proportion of the total loan outstanding balance of individual customers, tending to increase over the years. The bank mainly lends capital to support the cultivation and husbandry. The average loan outstanding balance per household borrowed in 2016 was VND 67.4 million/household, in 2017 it was VND 75.7 million/household and in 2018 it was VND 82.5 million/household. This amount is still very low compared to actual demand. Survey results show that the majority of customers appreciate the quality of services, facilities of the bank and intend to continue transactions at the bank. Conclusions and implications: The study proposes four groups of specific solutions: Solutions on products and services for farmer household loans, Solutions on human resources of the Bank, Solutions on risk control for farmer household loans, Solutions on Marketing of the Bank. Keywords: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank); Farmer household loans; Agricultural production loan. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nông nghiệp và không ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược hàng đầu. Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố quyết định trong việc sản xuất kinh doanh của nông hộ để đáp ứng yêu cầu mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động từ đó, làm tăng thu nhập cho người nông dân. Trong điều kiện thu nhập của nông hộ hiện tại còn thấp nên không đủ tích lũy để tái đầu tư thì nguồn vốn từ ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ. Theo Trần Tiến Khai (2007), các vấn đề chính của nông dân khi vay vốn ngân hàng là (1) rủi ro không trả được nợ; (2) không đủ thế chấp; (3) chi phí tiếp cận dịch vụ cao, thời gian xét duyệt kéo dài. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giữ vai trò quan trọng trong việc cho vay trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Agribank hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn nhiều năm qua, có thị phần và thị trường chiếm “ tỷ trọng cao trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. ” Huyện Thanh Bình nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp có tổng diện tích tự nhiên 329 km2. Đa số người dân huyện Thanh Bình sống ở nông thôn với ngành nghề chính là nông nghiệp. Những năm qua, thu nhập của người nông dân huyện Thanh Bình có cải thiện nhưng chưa thực sự bền vững. Bên cạnh ảnh hưởng bất lợi của đầu ra sản phẩm nông nghiệp thì là thiếu vốn cho sản xuất là một trong những nguyên nhân chính (Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Bình, năm 2018). Gần đây, mặc dù tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống 2 của người dân. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP được duy trì ở mức bình quân 13,18%. Thanh Bình được xem là một trong những huyện có hoạt động nông nghiệp khá sôi động với nhiều dự án đã và đang hoạt động có hiệu quả, trở thành điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Được sự hỗ trợ tích cực về chính sách của địa phương và sự khuyến khích của Sở nông nghiệp tỉnh nên các nông hộ tại huyện Thanh Bình luôn mong muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để đầu tư sản xuất. Chính vì thế, có thể thấy nhu cầu vay vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn còn rất lớn, cần được khai thác hiệu quả để không chỉ giúp cho các nông hộ có được nguồn vốn trồng trọt, chăn nuôi mà còn giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu cho vay hàng năm. Để đạt được mục tiêu trên, việc tăng cường cho vay của Agribank đối với nông hộ tại huyện Thanh Bình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Do đó, tác giả chọn đề tài “Tăng cường cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thanh Bình (Agribank huyện Thanh Bình). Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình. ” 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện“nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình. 3 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp tăng cường cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân có ý nghĩa gì đối với Agribank huyện Thanh Bình? Thực trạng cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình ra sao? Giải pháp nào là cần thiết để tăng cường cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu “Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay nông hộ của Agribank. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong giai đoạn 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018.” 1.5. Phương pháp nghiên cứu “ Phương pháp tổng hợp, khái quát được sử dụng để tổng hợp lý thuyết về thực trạng cho vay nông hộ và các kết quả nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. ” Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực trạng cho vay nông hộ tại Agribank huyện Thanh Bình. 1.6. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài “ Trong nghiên cứu về tiếp cận vốn tín dụng chính thức, Vu (2001) đã chỉ ra cho vay nông hộ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, 4 giá trị sản lượng, số lao động và số người còn phụ thuộc, độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hộ có khả năng vay được từ nguồn phi chính thức. ” Nguyễn Văn Ngân (2008), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay từ các thể chế tài chính chính thức của nông hộ ĐBSCL. Kết quả cho thấy mục đích xin vay, tổng chi phí sản xuất kinh doanh nghịch biến với lượng vốn được vay, còn các biến thu nhập, diện tích đất càng cao thì sẽ góp phần làm tăng lượng vốn vay của nông hộ. Biến hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có ảnh hưởng đến lượng vốn vay vì yếu tố này chỉ có vai trò quan trọng trong việc ngân hàng quyết định có đồng ý hay không đồng ý cho vay, còn khi đã chấp nhận cho vay thì ngân hàng không còn quan tâm đến yếu tố này để quyết định lượng vốn vay nữa. “ Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) đã khẳng định rằng trình ” độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, thu nhập của chủ hộ, tài sản thế chấp và mục đích vay vốn là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay ngân hàng mà nông hộ vùng nông thôn cận ngoại vi thành phố Hà Nội nhận được. “ Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng (2011), Các yếu tố quyết định lượng vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang . Qua kết phân tích hồi quy cho ” thấy lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của chủ hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, số lượng tổ chức tín dụng được vay, tài sản thế chấp. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Các nhân tố “ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Thành phố cần Thơ . Tạp chỉ ngân hàng, số 5, trang 38-41. Trong bài viết ” này các tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến RRTD tại Vietcombank Chi nhánh cần Thơ bàng mô hình xác suất probit. Nghiên cứu này xác định vốn tự có của khách hàng vay càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó sử dụng vốn đúng mục đích sẽ hạn chế RRTD ngân hàng và kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ tín dụng (CBTD), số làn kiểm tra, giám sát các khoản vay của họ càng nhiều thì RRTD càng thấp. Nghiên cứu 5 cũng xác định được việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của khách hàng vay “ vốn cũng có xu hướng làm giảm thiểu RRTD. ” 1.7. Ý nghĩa của đề tài Phát triển cho vay khách hàng cá nhân được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng. Mở rộng được hoạt động cho vay sẽ giúp Ngân hàng gia tăng thêm thu nhập, lợi nhuận và khẳng định được vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính. Do đó, việc nghiên “ cứu để tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là điều vô cùng cần thiết. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng cho vay nông hộ tại huyện Thanh Bình. Thông qua kết quả nhận được từ sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Agribank tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo huyện Thanh Bình có thể đưa ra được những chín sách, chương trình hiệu quả, thúc đẩy mở rộng cho vay nông hộ, phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. 1.8. Bố cục của luận văn “ Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp và những dấu hiệu cảnh báo về hạn chế phát triển cho vay nông hộ tại Ngân hàng Chương 3: Cơ sở lý thuyết về cho vay nông hộ và phương pháp tiếp cận nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Chương 5: Một số giải pháp phát triển cho vay nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. ” Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày các nội dung như sau: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài; Ý nghĩa của đề tài; Bố cục của luận văn. 6 Chương 2. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG HỘ 2.1. Giới thiệu về Agribank huyện Thanh Bình 2.1.1. Giới thiệu Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng“Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 31 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Sau 31 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động. Đến 30/9/2019, tổng tài sản đạt 1.398.110 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1.285.356 tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.120.000 tỷ đồng. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ và chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ Nông 7 nghiệp sạch) và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững). Agribank hiện cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, qua đó có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Năm 2019, Agribank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản. Hiện Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.” 2.1.2. Lịch sử hình thành Agribank huyện Thanh Bình Agribank Thanh Bình có trụ sở tại: số 122, Quốc lộ 30, Khóm Tân Đông B, Thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. “Năm 1991 Agribank Việt Nam đã chuyển sang ngân hàng thương mại hoạt động theo pháp luật và quy định của Nhà nước. Trong thời gian đầu hoạt động ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng ngân hàng đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn cùng với sự nổ lực cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị. Bên cạnh đó còn thực hiện đúng các đường lối của Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân Huyện Thanh Bình, từ đó ngân hàng đã khắc phục được khó khăn và ngày càng phát triển. Hiện nay Agribank Thanh Bình là ngân hàng thương mại Nhà nước, mục tiêu của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phục vụ sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có 8 các hình thức cho vay phục vụ đời sống của cán bộ viên chức các ngành trong huyện, đáp ứng nhu cầu mua sắm nâng cao đời sống của cán bộ.” Agribank Thanh Bình là Chi nhánh nhóm 4 của Agribank Việt Nam gồm 35 cán bộ nhân viên, có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TỔNG HỢP PGD SỐ 1 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Thanh Bình Nguồn : Agribank Thanh Bình “ - Ban Giám Đốc: bao gồm Giám Đốc và hai Phó Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý chung mọi mặt hoạt động tại đơn vị. Đưa ra định hướng chiến lược và các giải pháp thực hiện cho toàn đơn vị, quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của đơn vị. Thực hiện việc kiểm tra giám sát của toàn bộ nhân viên cấp dưới. Ra các quyết định kinh doanh, ký các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của Ngân hàng cấp trên. - Phòng kế hoạch kinh doanh: gồm Trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên, đây là phòng thực hiện nhiệm vụ chủ lực tại đơn vị, là nơi thực hiện các mục tiêu chiến lược của đơn vị. Hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Bình chủ yếu dựa vào hoạt động cho vay, nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay hàng năm chiếm hơn 95% tổng thu nhập của ngân hàng. Nhiệm vụ của phòng là nghiên cứu văn bản, thực hiện nghiệp vụ cho vay, đưa ra giải pháp mở rộng tìm kiếm khách hàng để trực tiếp đầu tư cho vay, huy động vốn và phát triển một số sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy cần phải phân tích, tìm hiểu khách hàng, giám sát khách hàng thường xuyên có quan hệ với ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng