Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cƣờng trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho hs lớp 1...

Tài liệu Tăng cƣờng trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho hs lớp 10 thpt

.PDF
54
223
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN HƢƠNG GIANG TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA NGOẠI KHÓA VỀ KHAI THÁC HÌNH VẼ CHO HS LỚP 10 THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Sơn La, tháng 05 năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN HƢƠNG GIANG TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA NGOẠI KHÓA VỀ KHAI THÁC HÌNH VẼ CHO HS LỚP 10 THPT Thuộc nhóm ngành: Khoa học giáo dục KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Doãn Mai Hoa Sơn La, tháng 05 năm 2018 LỚI CẢM ƠN Lời đầu tiên Tác giảxin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban chủ nhiệm khoa Toán - Lý - Tin, phòng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, phòng đào tạo đại học, các giảng viên trong tổ bộ môn PPDHToán, đặc biệt là Giảng viên chính ThS. Doãn Mai Hoa người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, cũng như động viên Tác giảcó thêm nghị lực hoàn thành Khóa luận. Nhân dịp này Tác giả cũng xin cảm ơn tới người thân và các bạn sinh viên K55- ĐHSP Toán. Những ý kiến đóng góp, giúp đỡ, động viên của thầy cô và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để Tác giả hoàn thành Khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hƣơng Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn Khóa luận .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Cấu trúc Khóa luận ......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 5 1.1. Một số hình thức hoạt động ngoại khóa Toán học ở trường THPT .............. 5 1.1.1. Hoạt động ngoại khóa ............................................................................... 5 1.1.2. Ngoại khóa toán học ................................................................................. 5 1.1.3. Nói chuyện ngoại khóa ............................................................................. 6 1.1.4. Tham quan ngoại khóa toán học ............................................................... 8 1.1.5. Câu lạc bộ toán học .................................................................................. 9 1.1.6. Viết báo toán .......................................................................................... 10 1.1.7. Trò chơi toán học.................................................................................... 11 1.1.8. Bồi dưỡng học sinh giỏi toán .................................................................. 12 1.1.9. Phụ đạo học sinh yếu kém ...................................................................... 13 1.2.Trải nghiệm sáng tạo. ................................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo. ............................................................. 14 1.2.2. Mục đích của trải nghiệm sáng tạo. ........................................................ 15 1.2.3. Yêu cầu trải nghiệm sáng tạo .................................................................. 16 1.3. Trải nghiệm sáng tại qua hoạt động ngoại khoá Toán học ......................... 16 1.3.1. Trải nghiệm sáng tạo qua hoạt động ngoại khoá toán học. ...................... 16 1.3.2. Vị trí, vai trò của trải nghiệm sáng tạo qua hoạt động ngoại khóa trong nhà trường THPT .................................................................................................... 16 1.3.3. Cách thiết kế một chương trình ngoại khóa toán học .............................. 17 1.4.2. Thực trạng việc tổ chức ngoại khóa Toán ở một số trường THPT ................ 20 Kết luận chương 1: ........................................................................................... 23 CHƢƠNG 2: TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA NGOẠI KHÓA VỀ KHAI THÁC HÌNH VẼ CHO HS LỚP 10 THPT .................... 24 2.1. Mục đích ................................................................................................... 24 2.2. Hình thức tổ chức và nội dung ................................................................... 24 2.3. Nội dung chương trình trò chơi Toán học qua khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 THPT .......................................................................................................... 26 Kết luận chương 2: ........................................................................................... 43 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................. 44 3.1. Mục đích ................................................................................................... 44 3.2. Nội dung thực nghiệm và cách thức tiến hành ........................................... 44 3.2.1. Nội dung................................................................................................. 44 3.2.2. Thời gian và cách thức tiến hành: ........................................................... 44 3.3. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 44 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................. 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 47 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ và cụm từ viết tắt Từ và cụm từ đầy đủ HS Học sinh HĐNK Hoạt động ngoại khóa THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên PPDH Phương pháp dạy học CLB Câu lạc bộ ThS Thạc sĩ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Khóa luận Thời đại nào giáo dục cũng được coi là quốc sách của mỗi quốc gia. Có nhiều dự án đã đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục và đào tạo. Các dự án này đã mang lại những thay đổi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả thật sự cho quá trình đào tạo và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường THPT nói riêng. Theo luật giáo dục 2005 chương I điều 24 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú của học sinh”. Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho HS, trong đó HĐNK là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện. HĐNK là một hình thức hoạt động dạy học kết hợp vui chơi ngoài giờ học chính khoá, được thực hiện có mục đích, kế hoạch, phương pháp. Hoạt động này giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học nói riêng và kiến thức xã hội nói chung, rèn luyện kỹ năng hợp tác, hòa nhập tập thể, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS. Đặc biệt với toán học, môn học kết hợp lý thuyết và thực tế, việc tổ chức một không gian học tập giúp HS vừa giải trí, vừa vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn bên cạnh những giờ học lý thuyết là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, với việc dạy học kết hợp với các HĐNK, GV không chỉ đóng vai trò cung cấp kiến thức mà còn được tiếp nhận, bổ sung thêm kiến thức từ chính HS của mình. Việc tổ chức HĐNK gắn liền với môn học cũng kích thích khả năng nghiên cứu, tìm tòi của GV, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. HS chiếm lĩnh được các kĩ năng sống, cụ thể là kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, là kĩ năng hết sức quan trọng trong việc học tập và cuộc sống của HS. Môn Toán được coi là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường phổ thông, nên nhất thiết môn Toán cần phải có những trải nghiệm 1 sáng tạo về khai thác hình vẽ thích hợp. Đây cũng chính là một hình thức giáo dục để gắn liền hơn nữa việc giáo dục của nhà trường với giáo dục của xã hội, của gia đình. Qua hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm sáng tạo về khai thác hình vẽ, các kiến thức toán học trừu tượng sẽ được củng cố sâu sắc hơn. Do đó việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy học tập nội khóa. Tầm quan trọng của HĐNK và đặc biệt là trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ ở trường THPT là không thể phủ nhận, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế hiện nay, việc tổ chức hoạt động này ở các trường THPT vẫn còn khá đơn điệu, chưa thu hút được các em HS. Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “Tăng cƣờng trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 Trung học phổ thông”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề * Ngoài nước: Nhiều công trình đã nghiên cứu về tính tự học tích cực của HS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoại khoá. - Trước hết phải kể đến các tác giả nghiên cứu về tính tích cực, tính tích cực học tập Các tác giả L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Leoonchiep và J.Piaget cho rằng: Cá nhân luôn hoạt động. Không có hoạt động thì cá nhân không tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong hoạt động thì tính tích cực cũng như tâm lí, ý thức của con người được bộc lộ. - Các nhà giáo dục Nga cho rằng tính tích cực, độc lập trong quá trình dạy học là cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả. - G.Polya, I.K.Babanxki 1981, I.F.Khavlamôp cho rằng: tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể. Đã có dự án Việt Bỉ nghiên cứu về các kỹ thuật dạy và học tích cực * Trong nước: Vấn đề phát huy tích tích cực nói chung và tính tích cực tự học về khai thác hình vẽ của HS luôn được các nhà lãnh đạo, các nhà Giáo dục học, các nhà Tâm lý học có tâm huyết với nghề thường xuyên trăn trở, bởi lẽ đây là một trong các yếu tố quyết định kết quả học tập. Có thể kể đến một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này một cách nổi bật, đó là: Các nhà Tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Hồ Ngọc Đại, Trần Hữu Luyến, 2 Nguyễn Kế Hào,... tiếp cận quan điểm duy vật biện chứng và hoạt động. Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách bao gồm các thành tố tâm lí như nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. Tính chủ thể bao hàm trước hết tính tích cực. Đây cũng là đặc tính chung của sự sống và đến con người tính tích cực phát triển với đỉnh cao thành tích, chủ động, say mê, nhiệt tình. Con người là chủ thể hoạt động, đồng thời con người càng tích cực hoạt động thì tính tích cực chủ thể càng phát triển cao và do đó con người dần dần hoàn thiện. Thực tế hiện nay ở các trường THPT ở tỉnh Sơn La, một số giáo viên (GV) vẫn sử dụng PPDH theo dạng thông báo kiến thức định sẵn, dạy HS cách học thụ động, hình vẽ trong sách vở. Do đó, tình trạng chung hàng ngày vẫn là thầy đọc trò chép, giảng giải xen kẽ hình vẽ trong sách giáo khoa, vấn đáp tài liệu hình vẽ hay giải thích. Trong học tập và tự học các đối tượng HS còn gặp nhiều hạn chế vềvẽ hình; đọc hình vẽ; và vận dụng sáng tạo khai thác hình vẽ. Như chúng ta đã biết hình học là bộ môn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành ở người học thế giới quan khoa học, phát triển óc sáng tạo và nâng cao khả năng cảm nhận cái đẹp. Nhất là đối với HS lớp 10, các em đang ở đầu cấp của nhà trường THPT, việc sử dụng và sáng tạo về khai thác hình vẽ ngay từ lớp 10 là bước tập dượt, tạo cơ sở cho các em làm quen với phương pháp học tập mới để có thể tự học trong suốt bậc học THPT. Các giờ lên lớp chính khoá GV ít có thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS thông qua khái thác hình vẽ cho HS lớp 10. Tuy nhiên, nếu tổ chức các hoạt động ngoại khoá Toán học cho HS được trải nghiệm sáng tạo qua khái thác hình vẽ thì luôn có thể thực hiện được. Thông qua hoạt động ngoại khoá này, các kiến thức về hình học, vectơ... sẽ được học sinh thực hiện dưới những trò chơi xếp hình, dựng hình, biến hình... Qua đó, nâng cao các kĩ năng học tập, kĩ năng hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt là các HS miền núi tỉnh Sơn La, hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khoá Toán học còn giúp các em phát triễn những năng lực giao tiếp xã hội và các kĩ năng sống... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.Xuất phát từ những lí do trên Tác giảchọn Khóa luận nghiên cứu: “Tăng cƣờng trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 THPT”. 3 3.Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu việc tăng cường trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 THPT. 4. Đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu những vấn đề lý luận có liên quan làm cơ sở nghiên cứu cho khóa luận. - Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức HĐNK toán học ở trường THPT. - Trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 THPT. - Thử nghiệm sư phạm. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tăng cường trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính tự nhận thức, tính tự giác của HS trong học tập hình học, hình thành ở họ năng lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục đào tạo. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận liên quan đến Khóa luận. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát; điều tra. - Phương pháp thử nghiệm sư phạm. 7. Cấu trúc Khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Tăng cường trải nghiệm sáng tạo qua ngoại khóa về khai thác hình vẽ cho HS lớp 10 THPT. Chương 3: Thử nghiệm sư phạm. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số hình thức hoạt động ngoại khóa Toán học ở trƣờng THPT 1.1.1. Hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là các việc làm, các biện pháp giáo dục muôn màu, muôn vẻ có tính chất giáo dục nằm ngoài kế hoạch và chương trình nội khóa. Đây cũng chính là một hình thức hoạt động ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một hay một số đông học sinh có hứng thú học tập toán học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.1.2. Ngoại khóa toán học Hoạt động ngoại khóa Toán học bao gồm những hình thức, hoạt động dạy học toán ngoài những tiết học được quy định chính thức trong chương trình. Bài học ngoại khóa gây hứng thú học toán, bổ sung một số kiến thức kỹ năng nào đó của chương trình, rèn luyện kĩ năng vận dụng qua vui chơi, hoạt động tập thể. Chẳng hạn: Trong hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể trình bày vài nét về nhà Toán học Cantor - Người đặt nền móng cho việc xây dựng lý thuyết tập hợp, nói sâu hơn về lôgic mệnh đề và ứng dụng trong giải một số bài toán lôgic. Hệ thống hóa những phương pháp giải phương trình, bất phương trình, hướng dẫn học sinh giải những bài toán đố vui, đố mẹo…; có thể ngoại khoá về quan sát, vẽ hình, dựng hình, đọc hình và khai thác hình vẽ . *) Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa Trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có một số đặc điểm về nội dung và cách thức tiến hành so với giảng dạy, nội khóa như sau: +) Nội dung Nội dung hoạt động ngoại khóa là một sự bổ sung cho học nội khóa nhưng không bị hạn chế ngặt nghèo bởi chương trình, thời gian, không gian,… Mặt khác, nội dung hoạt động ngoại khóa thường gắn liền với hoàn cảnh địa phương, mang tính chất thời sự. Như vậy hoạt động ngoại khóa góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội 5 +) Tổ chức Về tổ chức hoạt động ngoại khóa có tính chất tự nguyện. Trong nhà trường thường có những hoạt động ngoại khóa thuộc những bộ môn khác nhau. Học sinh được tự do lựa chọn hoạt động nào mình thích nhất, hợp khả năng nhất. Vì vậy cần lấy tính tự động, tinh thần xung phong làm cơ sở tổ chức, nếu cần thì kết hợp với sự vận động của giáo viên, cần tránh gò ép học sinh khi tham gia HĐNK. Ngược lại, giáo viên có thể khước từ không để một số học sinh tham gia một số hoạt động ngoại khóa trong trường hợp những học sinh này chưa làm xong nhiệm vụ học tập nội khóa. Theo quan điểm đổi mới giáo dục hướng tới phát triển các năng lực cho người học thì việc tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn cho HS là rất cần thiết. Tuy nhiên, do giờ chính khoá thời gian không đủ để tất cả các HS tham gia hoạt động theo khả năng của mình. Do đó, cần có các biện pháp và các hình thức phù hợp để HS trải nghiệm vận dụng các kiến thức cần học thông qua hoạt động ngoại khoá. +) Phương pháp tiến hành Phương pháp tiến hành gồm nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn. Việc kiểm tra hoạt động ngoại khóa nên có tính quần chúng để học sinh thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với tập thể. 1.1.3. Nói chuyện ngoại khóa Đây là hình thức nói chuyện theo một chủ đề toán học với hình thức chủ yếu là nghe người đã chuẩn bị vấn đề cần nói chuyện trình bày trước tập thể, sau đó có thể thảo luận trao đổi về vấn đề đã đưa ra. Mục đích: Tạo ra môi trường học tập, trao đổi, giao lưu tích cực cho các em học sinh. Tạo cho học sinh có cơ hội được trình bày thuyết trình trước đám đông, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bài báo cáo, kỹ năng học tập, phương pháp học tập,… 6 Quy mô: Quy mô của buổi nói chuyện có thể trong một nhóm học sinh, một tập thể lớp, một khối lớp hay một khóa học… Quy mô phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và mục đích tổ chức của nhà trường. Nội dung: Hoạt động nói chuyện toán học nên được tổ chức định kì với nhiều nội dung như: Giới thiệu lịch sử toán học, những phát minh và những ứng dụng toán học, với nội dung phù hợp với các môn học, phương pháp, nội dung học tập của học sinh. Hình thức tổ chức: Để tổ chức thành công buổi nói chuyện toán học thành công chúng ta cần chú ý: + Số lượng các chủ đề trong buổi nói chuyện tùy theo thời gian có thể từ một đến năm báo cáo tham luận cho mỗi chuyên đề. Mỗi bài báo cáo sẽ được trình bày trong khoảng thời gian nhất định. Các thành viên còn lại theo dõi và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn nội dung thảo luận. + Người thuyết trình: Ban tổ chức phải báo trước cho người được thuyết trình về nội dung, đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm của buổi thuyết trình. Người thuyết trình đảm bảo phải có những hiểu biết uyên thâm về vấn đề trình bày, có kinh nghiệm trình bày trước tập thể. + Các thành viên tham gia cần được ban tổ chức thông báo về nội dung, địa điểm, thời gian của buổi thuyết trình. Các thành viên tham gia cũng cần phải tìm hiểu sơ lược về chủ đề của buổi thuyết trình. Trong quá trình tham gia, các thành viên cần tham gia một cách nhiệt tình, đi đúng chủ đề và mạnh dạn đưa ra ý kiến, quan điểm của mình. Cũng cần chú ý trong các thành viên tham gia buổi thuyết trình cần thiết phải có những chuyên gia trong lĩnh vực trình bày để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thảo luận. + Các thành viên tham gia buổi sinh hoạt buổi nói chuyện nếu muốn được thuyết trình cần đăng ký viết bài về cho ban tổ chức trước ngày sinh hoạt. Kết thúc: Mỗi buổi tọa đàm, các bài tham luận sẽ được ban tổ chức tập hợp thành kỷ yếu tham luận định kì. 7 1.1.4. Tham quan ngoại khóa toán học Là một hình thức tổ chức dạy học trong thực tế như quan sát trực tiếp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Tham quan tạo điều kiện cho học sinh thâm nhập với đời sống thực tế, với thiên nhiên và xã hội... Mục đích: - Tham quan tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thâm nhập thực tiễn đời sống, và bước đầu thấy ứng dụng với sản xuất, thiên nhiên và xã hội. - Tham quan giúp minh họa mối liên hệ giữa toán học và thực tế giúp cho HS thấy được những ứng dụng nhiều mặt của toán học trong những lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Chẳng hạn, ứng dụng của máy tính điện tử trong quản lý kinh tế và xã hội, ứng dụng của tính toán lượng giác trong pháp binh. - Những cuộc tham quan là những nhịp cầu nối liền nhà trường với đời sống, là những dịp để nhà trường phát huy tác dụng đối với đối tượng tham quan. Nội dung: Đối tượng tham quan có thể là: Cảnh quan thiên hoặc cơ sở kinh tế. - Trong tham quan thiên nhiên, có thể tham quan: Rừng, núi, sông, hồ, công viên, vườn hoa để: + Đo chiều cao của cây, núi, chiều rộng của sông, hồ, bãi, vườn hoa, công viên bằng các phương pháp khác nhau. + Quan sát các dạng hình học, ví dụ như: Đài phun nước, cầu dạng Parabol… + Tìm khoảng cách giữa hai điểm không tới được. + Tập ước lượng các chiều cao, khoảng cách. + Tính diện tích các hình phức tạp… - Trong khi tham quan những cơ sở kinh tế như: Nhà máy, công trường,… có thể cho học sinh quan sát những chi tiết máy, tìm hiểu ứng dụng của một số tri thức và công cụ toán học như: Chia tỉ lệ, chia phần trăm, tỉ số, biểu đồ, thống kê, phương trình, hàm số, các dạng hình học đã biết… 8 + Tìm hiểu ứng dụng của đồ thị, toán đố, cách tính nhanh, tính gần đúng, làm tròn số trong sản xuất biểu đồ, thống kê. + Tìm hiểu một số bài toán đang đặt ra trong sản xuất, kinh tế, thu thập dữ liệu để sáng tác những đề toán. Quy mô: Quy mô của buổi tham quan có thể trong một nhóm học sinh, một tập thể lớp hay một khóa học. Quy mô phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và mục đích tổ chức của nhà trường. Hình thức tổ chức: Tham quan ngoại khóa toán học có thể được tổ chức trước, trong và sau khi học một nội dung toán học nào đó trong chương trình. Nếu tiến hành tham gia trước khi học một bài mới, ta gọi là tham quan chuẩn bị. Nếu tiến hành tham quan trong quá trình học gọi là tham quan bổ sung. Nếu tiến hành tham quan sau khi học một bài học nào đó gọi là tham quan tổng kết. Kết thúc: Việc tổ chức tham quan có tác dụng tốt bổ trợ cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường, xong để tham quan đạt mục đích đặt ra, giáo viên phải xem xét, chuẩn bị chu đáo để khai thác nội dung, yêu cầu về mặt kiến thức cần bổ sung cho học sinh, biết phối hợp hoạt động sao cho trong điều kiện cho phép đạt được hiệu quả cao nhất. Cần tránh để xảy ra tình trạng biến tham quan ngoại khóa học tập trở thành buổi đi chơi. 1.1.5. Câu lạc bộ toán học Mục đích: Câu lạc bộ Toán học bộ được tổ chức nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết về văn hóa, khoa học kĩ thuật, giáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và các năng khiếu của con người. Tổ chức CLB Toán học là điều kiện tốt để các cá nhân yêu thích toán học có môi trường phát huy khả năng của mình. Đối tượng của CLB có thể là các cá nhân hoặc sinh hoạt theo nhóm. Nội dung: - Tổ chức các buổi thảo luận: Các buổi thảo luận về các vấn đề của toán học, các nội dung thảo luận có thể giao cho học sinh chuẩn bị trước. Có thể giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị các thí nghiệm, trò chơi, trang trí cho buổi ngoại khóa. 9 - Tổ chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khóa. - Tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức. - Viết báo cáo nội bộ trong phạm vi CLB. Quy mô: Quy mô của câu lạc bộ có thể trong một nhóm học sinh, một tập thể lớp hay một khóa học. Quy mô phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và mục đích tổ chức của nhà trường. Hình thức tổ chức: Với nhiều hình thức Hội Toán - Câu lạc bộ Toán, trường THPT có thể tổ chức cho học sinh chơi mà học, giải trí bằng những hoạt động bổ ích, gây hứng thú học tập môn Toán. Có thể làm một buổi dạ hội Toán, một cuộc thi với tên gọi khác nhau như: “ Đường lên đỉnh Olympia”, “ Chinh phục đỉnh cao tri thức Toán học”,… Với nhiều phần thi, trò chơi khác nhau. 1.1.6. Viết báo toán Báo toán là một hình thức ngoại khóa toán học trong trường THPT. Tùy khả năng từng nơi báo toán có thể ra định kỳ hoặc chỉ vào những dịp đặc biệt. Nội dung: - Giới thiệu những hoạt động toán học trong trường THPT: Kế hoạch ngoại khóa, địa bàn tham quan, nội dung và yêu cầu của CLB toán… - Giới thiệu toán học: Một số yếu tố của toán hiện đại, của lịch sử toán, của ứng dụng toán học… (lịch sử các khái niệm toán học, lịch sự các bộ môn toán, tiểu sử và chân dung các nhà toán học, niên biểu về lịch sử toán). - Giới thiệu những đề toán hay và lời giải của thầy giáo hoặc của bạn đọc. - Cần chú ý đến cả những bài toán vui, toán ngụy biện, toán lịch sử, toán đối với các đầu đề hấp dẫn như: “Nát óc”, “Sai lầm ở đâu”, “Ai trả lời nhanh nhất”, “Ai có nhiều phương án giải”… - Giới thiệu sách báo toán về hình vẽ, đặc biệt là báo “Toán học và tuổi trẻ”. - Thơ ca, hò, vè về toán. -Báo toán hoặc báo tường: 10 + Các bài viết về các chuyên đề toán học. + Hướng dẫn cách học toán học. + Giới thiệu các phương pháp khai thác hình vẽ toán học. + Ra các đề bài, tổ chức thi giải các bài tập có hình vẽ toán hay và khó. + Giải đáp các câu hỏi của học sinh. + Giới thiệu lịch sử toán học, các nhà bác học toán học, các nhà khoa học toán học trong nước. + Giới thiệu các thành tựu, các ứng dụng của toán học trong kĩ thuật, đời sống, quốc phòng. + Giới thiệu các máy móc, nguyên tắc hoạt động. + Hướng dẫn cách làm thí nghiệm, các trò chơi về sáng tạo khai thác hình vẽ. + Tìm hiểu sâu thêm toán học THPT. + Giới thiệu tiếng anh qua các bài toán học. Trong quá trình biên soạn cần phân công công việc cho từng người cụ thể về nội dung, đánh máy, in ấn, phát hành. Có thể giao cho mỗi lớp thực hiện một bài viết cụ thể và khuyến khích học sinh viết bài cho báo. Nếu làm được điều này sẽ có tác dụng học sinh phát huy óc sáng tạo thúc đẩy phong trào học tập. Về vấn đề kinh phí, một phần có thể là kinh phí trong hoạt động chuyên môn của nhà trường để in ấn, phát hành, phần còn lại do học sinh đóng góp mua báo. Trong điều kiện của các trường THPT hiện nay, việc ra một tờ báo hàng tháng chung cho các môn và dành ra phần riêng biệt cho từng môn có thể phù hợp hơn nếu điều kiện kinh phí hạn chế. Quy mô: Quy mô của viết báo Toán có thể trong một nhóm học sinh, một tập thể lớp hay một khóa học. Quy mô phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và mục đích tổ chức của nhà trường. 1.1.7. Trò chơi toán học Trò chơi là hoạt động theo cách thức nào đó được bày ra để vui chơi giải trí, có tác dụng phát triển trí tuệ, thể chất, đem lại cảm giác thoải mái cho con người. 11 Mục đích: Trong hoạt động ngoại khóa toán học,trò chơi toán học có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết toán học và các kĩ năng hoạt động của người tham gia. Tổ chức tốt trò chơi vừa phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể, giúp nâng cao hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh đối với môn học, đồng thời giúp tăng tính vui nhộn, hấp dẫn của buổi ngoại khóa. Nội dung: là nội dung toán học hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức kĩ năng toán học đã học ở nhà trường. mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các đối tượng tham gia. Quy mô: Quy mô của trò chơi Toán học có thể trong một nhóm học sinh, một tập thể lớp hay một khóa học. Quy mô phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và mục đích tổ chức của nhà trường. Hình thức tổ chức: trò chơi toán học rất đa dạng, phong phú. Có thể sử dụng trò chơi là các phần thi giữa các cá nhân, các đồng đội trong buổi ngoại khóa. Sau một số trò chơi có thể tổ chức thảo luận để nắm nội dung và rút ra ý nghĩa của trò chơi. Các trò chơi khác nhau có thể bố trí xen kẽ nhau để tăng thêm phần sinh động. Trò chơi toán học thường được tổ chức trong buổi dạ hội toán học, sinh hoạt CLB. 1.1.8. Bồi dưỡng học sinh giỏi toán Mục đích: Nâng cao hứng thú học tập môn toán, đào sâu mà mở rộng tri thức trong sách giáo khoa làm cho học sinh thấy rõ vai trò và thói quen tự đọc sách. Nội dung: - Nghe thuyết trình những tri thức toán học bổ sung cho nội khóa: những tri thức bổ sung thường là một số yếu tố của toán học hiện đại, của lịch sử toán học. Người thuyết trình có thể là thầy giáo, bản than học sinh, hoặc những người làm công tác khoa học công nghệ. - Giải bài tập nâng cao: những bài tập nâng cao nhằm đào sâu và mở rộng, tri thức nội khóa. Chúng có thể là bài tập tổng hợp, bài tập nghiên cứu, bài tập 12 toán vui…. Có thể để học sinh trình bày những bài tập như thế như là những kết quả tìm tòi, nghiên cứu của bản thân mình, trao đổi và bao vệ kết quả đó. - Học chuyên đề: nội dung chuyên đề là những vấn đề tương đối lớn, bổ sung nội khóa và nâng cao tẩm hiểu biết cho học sinh, chẳng hạn phương pháp tiên đề và hình học Lobasepxki, một số yếu tố của lôgic toán và ứng dụng trong học Toán. - Tham quan, thực hành và ứng dụng toán học nâng cao kiến thức của học sinh mà còn nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. - Làm nòng cốt cho những sinh hoạt ngoại khóa về toán: những hoạt động này là viết báo toán, tổ chức câu lạc bộ toán, làm đồ dùng dạy toán,… Hoạt độngcủa thành viên nhóm học sinh giỏi mang tính độc lập cao và tính nghiên cứu thể hiện ở những khả năng phát hiện vấn đề, tìm phương hướng giải quyết, tự bồi dưỡng kiến thức khả năng như phương tiện giải quyết vấn đề, biết trình bày, lý giải và bảo vệ kết quả nghiên cứu. Quy mô: Gồm những học sinh cùng một lớp hoặc cùng một khối lớp, có khả năng về toán, yêu thích toán và tự nguyện xin bồi dưỡng nâng cao về môn này. Kết thúc: hoạt động của thành viên nhóm học sinh giỏi mang tính độc lập cao và tính nghiên cứu thể hiện ở những khả năng phát hiện vấn đề, tìm phương hướng giải quyết, tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng như phương tiện giải quyết vấn đề, biết trình bày, lý giải và bảo vệ kết quả nghiên cứu. 1.1.9. Phụ đạo học sinh yếu kém Quy mô: Gồm những học sinh cùng một lớp hoặc cùng một khối lớp, yếu kém về toán, tự nguyện xin phụ đạo để nâng cao kiến thức về môn toán. Hình thức tổ chức: Giáo viên bộ môn toán lập danh sách học sinh có kết quả yếu. Qua quá trình giảng dạy tìm hiểu nguyên nhân. Từ những nguyên nhân đó, giáo viên lên kế hoạch phụ đạo cho các em. Giáo viên soạn ra các bài tập cơ bản, tập hợp các em học sinh yếu lại hướng dẫn các em học tập. Tổ chức nhóm học tập cho học sinh trong mỗi nhóm có 1-2 học sinh khá giỏi để các em giúp đỡ 13 nhau trong học tập, trong quá trình phụ đạo giáo viên thường xuyên kiểm tra để nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của học sinh để có hướng dạy tốt hơn. 1.2.Trải nghiệm sáng tạo. 1.2.1.Khái niệm trải nghiệm sáng tạo. -Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như của xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách, qua đó phát triển tiềm năng sáng tạo của mình. Từ đó khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo của nhà giáo dục; thầy cô, cha mẹ học sinh, người phụ trách,...Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ thể hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em. Ví dụ: Để diễn tả các quan hệ hình học trên hình vẽ hình bình hành ABCD hai đường chéo cắt nhau tại O, HS phải nắm được các định nghĩa, và tính chất đã có trước như: Định nghĩa và tính chất hình bình hành; định nghĩa vectơ; vectơ không; giá của hai vec tơ; hai vec tơ cùng phương, cùng hướng; độ dài vectơ. Qua đó, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của GV, HS sẽ trải nghiệm sáng tạo nhờ những kiến thức nắm được để chỉ ra các quan hệ hình học như sau: + Các góc bằng nhau: 𝐴𝐵𝐶 , 𝐵𝐶𝐷, 𝐶𝐷𝐴 và 𝐵𝐴𝐷 . 𝐵𝑂𝐶 và 𝐴𝑂𝐷 . 𝐵𝑂𝐴 và 𝐶𝑂𝐷 . 𝐵𝐶𝑂, 𝐷𝐶𝑂 , 𝐵𝐴𝑂 và 𝐷𝐴𝑂 . 𝐶𝐵𝑂, 𝐴𝐵𝑂 , 𝐶𝐷𝑂 và 𝐴𝐷𝑂 . 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất