Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của vốn oda đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam...

Tài liệu Tác động của vốn oda đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam

.PDF
82
4
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------o0o------- NGUYỄN MINH TẤN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MNH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------o0o------- NGUYỄN MINH TẤN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS., TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MNH – NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Nguyễn Minh Tấn Sinh ngày 06 tháng 07 năm 1991, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang công tác tại: Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HD SAISON. Là học viên cao học khóa XVII của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Mã số học viên: 020117150155 Cam đoan đề tài: “Tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”. Người hường dẫn khoa học: PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch Là luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân Hàng Mã số: 60.34.02.01 Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng Tác giả Nguyễn Minh Tấn 06 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng với đề tài “Tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 Tác giả Nguyễn Minh Tấn năm 2018 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 1.6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 4 1.7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................ 6 2.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế .................................. 6 2.1.1. Nguồn vốn ODA .......................................................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm nguồn vốn ODA................................................................... 6 2.1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA .................................................................... 7 2.1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA .................................................................. 11 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 12 2.1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ........................................................ 12 2.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế ........................................... 13 2.1.2.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ......................................................... 16 2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về tác động nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................... 21 2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 21 2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 29 3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 29 3.2. Phương pháp xác định các biến trong mô hình............................................. 29 3.2.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................ 29 3.2.2. Các biến giải thích ...................................................................................... 30 3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 31 3.4. Phương pháp ước lượng .................................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG III CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33 4.1. Thực trạng thu hút và sửa dụng nguồn vốn ODA ........................................ 33 4.1.1. Tình hình cam kết và ký kết nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993 – 2015 33 4.1.2. Cơ cấu phân bổ viện trợ ........................................................................... 36 4.2. Tác động kép của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 39 4.2.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 39 4.2.1.1. ODA đã có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính ...................................................................................................................... 39 4.2.1.2. ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................... 39 4.2.1.3. ODA góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo .......................................................................................... 40 4.2.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 40 4.2.2.1. Gia tăng nợ quốc gia............................................................................ 40 4.2.2.2. Gây ra sự phụ thuộc của nước con nợ vào nước chủ nợ ..................... 41 4.3. Kết quả ước lượng của mô hình ...................................................................... 41 4.3.1. Kiểm định giả thuyết ................................................................................ 42 4.3.2. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình...................................................... 42 4.3.2.1. Hiện tượng tự tương quan (Autocorelation) ........................................ 42 4.3.2.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................. 43 4.3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn................................................................. 44 4.3.2.4. Kiểm định RESET Ramsey về sai dạng mô hình................................ 45 4.4. Phân tích kết quả ước lượng ........................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 51 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 51 5.1.1. Những mặt đạt được ................................................................................. 51 5.1.2. Những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA .......... 53 5.2. Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ODA cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam......................................................................................... 54 5.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý ....................................................... 55 5.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý ............................................................... 55 5.2.3. Cải thiện tình hình thực hiện các chương trình và dự án, thúc đẩy giải ngân ...................................................................................................................... 56 5.2.4. Tăng cường năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ODA.............. 57 5.2.5. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án . 58 5.2. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG V KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á DAC Ủy ban Viện trợ Phát triển của OECD DAG Nhóm Hỗ trợ Phát triển, tiền thân của DAC ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số FDI Vốn đầu tư trực tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Phương pháp bình phương thông thường bé nhất OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa UNCDF Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc UNICEF Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới ICOR Hệ số sử dụng vốn hay hệ số đầu tư tăng trưởng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn vốn vay của ADB dành cho các thành viên ............................... 8 Bảng 2.2: Nguồn vốn vay của WB dành cho các thành viên ................................. 9 Bảng 3.1: Biến giải thích trong mô hình ............................................................... 30 Bảng 4.1: Cơ cấu thành phần ODA giai đoạn 1993 – 2015 ................................. 36 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng cân bằng dài hạn mô hình .................................... 41 Bảng 4.3: Kiểm định Breusch – Godfrey tự tương quan bậc 1 .......................... 43 Bảng 4.4: Kiểm định Breusch – Godfrey tự tương quan bậc 2 .......................... 43 Bảng 4.5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................. 44 Bảng 4.6: Kiểm định Ramsey Reset test ............................................................... 45 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình ECM ........................................................ 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Hàm sản xuất trong mô hình tăng trưởng Solow ........................... 20 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mô hình tăng trưởng Solow cơ bản .................................... 21 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP giai đoạn 1993 – 2015 ................................ 30 Biểu đồ 4.1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993 – 2015 .... 33 Biểu đồ 4.2: Nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 – 2015 ........................................... 34 Biểu đồ 4.3: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993 – 2015 ........... 35 Biểu đồ 4.4: Xu hướng trợ cấp không hoàn lại tại Việt Nam từ 1993 – 2015 .... 37 Biểu đồ 4.5: Xu hướng cho vay ưu đãi tại Việt Nam từ 1993 – 2015.................. 38 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng dân số Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015 ............ 45 Biểu đồ 4.7: Kim ngạch xuất khẩu và độ mở thương mại giai đoạn 1993 – 2015 ...................................................................................................................... 47 Biểu đồ 5.1: ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2015 .................... 50 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do nghiên cứu đề tài: Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nguồn vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một quốc gia. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam với xuất phát điểm là một nền kinh tế lạc hậu, thu nhập của người dân chưa cao, kèm theo những hệ lụy tàn khốc do chiến tranh để lại. Đảng và Nhà nước đang không ngừng đổi mới, huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu hàng đầu là đưa Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, đời sống người dân còn thấp nên muốn tích lũy được lượng vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng đất nước thì nguồn vốn bên ngoài là rất quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA hay “Hỗ trợ phát triển chính thức” ra đời nhằm giúp các nước nghèo, trong đó có Việt Nam giải quyết tình trạng thiếu vốn. Đối với các nước đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như giải quyết các vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội. Nguồn vốn ODA chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ mà EU đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, trở về thời thịnh vượng như trước chiến tranh, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nước nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả là sau một thời gian ngắn, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ, còn Hàn Quốc cũng vươn lên thuộc nhóm các nước công nghiệp mới. Trong những giai đoạn đầu manh nha phát triển kinh tế đất nước, để cải thiện cơ sở hạ tầng nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung thì các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn ODA vì nguồn vốn này có chi phí thấp. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: Tốc độ tăng trưởng GDP1 bình quân hàng năm đạt trên 6.8%, 1 Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh – quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ đáng kể, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được phân bổ vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương. Việt Nam đã chủ động hòa mình vào nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác với những tổ chức đa phương cũng như các đối tác song phương. Như vậy, nguồn vốn ODA đã giúp giải quyết phần nào sự khô cằn của nền kinh tế trong nước và mang lại một luồng gió mới, góp phần làm thay đổi diện mạo và giúp “căng buồm” cho con thuyền kinh tế Việt Nam vươn xa cùng thế giới. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng cần có một nghiên cứu về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu và tiến hành phân tích tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2015. Từ đó, đưa ra những kết luận và đề xuất những giải pháp nhằm thu hút và và sử dụng hiệu quả vốn ODA cho mục tiêu thúc đầy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế. - Nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam, tình hình cam kết, giải ngân, sử dụng nguồn vốn, tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015. - Sử dụng mô hình định lượng nhằm đánh giá sự tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015. - Đề ra kiến nghị, giải pháp nhằm duy trì ổn định nguồn vốn ODA cho Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế là gì? - Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2015 như thế nào? - Tình hình cam kết, giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA ra sao? - Tác động của nguồn vốn ODA như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2015? - Giải pháp trong giai đoạn tiếp theo sẽ như thế nào để duy trì ổn định nguồn vốn ODA cho Việt Nam? - Hạn chế của đề tài này là gì? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015. Các dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập chủ yếu từ cơ sở dữ liệu của World Bank, OECD (Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), IMF (International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế) và được xử lý cho phù hợp. Ngoài ra, một số các số liệu và dữ kiện định tính khác sẽ tham khảo từ các cơ quan chính phủ (MPI, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê). 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, mô tả, định lượng, kế thừa những lý thuyết và mô hình do các nhà kinh tế và học giả đưa ra trước đó. Cụ thể: Phương pháp lịch sử: Trình bày sự phát triển của khái niệm nguồn vốn ODA qua thời gian, đặc điểm, phân loại cũng như vai trò của nguồn vốn ODA đối với các nước đang phát triển. Phương pháp mô tả: Trình bày thực trạng cam kết, giải ngân cơ cấu phân bổ và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993 – 2015. Phương pháp định lượng: Đề tài này được phân tích thực nghiệm theo phương pháp định lượng, sử dụng mô hình kinh tế lượng chuỗi thời gian nhằm phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vận dụng lý thuyết xác suất thống kê, kinh tế lượng kết hợp với phần mềm định lượng, các mô hình kỹ thuật được tiến hành như sau: - Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu nghiên cứu bằng kiểm định đơn vị (Unit Root Test). - Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Test) để xác định co tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến. - Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) để xác định có tồn tại mối quan hệ qua lại giữa các biến trong ngắn hạn. - Trường hợp có tồn tại mối quan hệ giữa các biến xem xét, bước tiếp theo của nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện theo mô hình ECM (Error Correction Model – mô hình hiệu chỉnh sai số) để xác định mức độ của chiều hướng ảnh hưởng giữa các biến trong dài hạn và ngắn hạn. 1.6. Đóng góp của đề tài: Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế đã được một số tác giả thực hiện nhưng đa phần là nghiên cứu về tính hiệu quả cũng như việc nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (nghiên cứu định tính). Khác với các đề tài trước đó, đây là nghiên cứu định lượng về tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Về mặt lý luận, đề tài kế thừa những kết quả định tính của các nghiên cứu trước, đồng thời kết hợp với các phân tích mô hình định lượng, để đưa ra kết luận chính xác hơn về tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế, nhằm đề xuất những kiến nghị có căn cứ thống kê cho thực tiễn. 1.7. Kết cấu của đề tài: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế: 2.1.1. Nguồn vốn ODA: 2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn ODA: ODA là tên gọi viết tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Asistiance có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Tại điều I quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức số 131/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 09/11/2006 có nêu khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Khái niệm “Viện trợ nước ngoài” được đặt nền móng chính thức sau chiến tranh thế giới thứ 2 bằng kế hoạch Marshall2 và trải qua giai đoạn phát triển khá dài. Thời kỳ đầu, định nghĩa viện trợ nước ngoài chỉ những nguồn lực chuyển giao từ một nước giàu có đến một nước kém phát triển hơn. Tuy nhiên, theo Smith và Todaro (2015), khi tính toán lượng viện trợ, cách định nghĩa đơn giản này tạo ra nhiều vấn đề: - Thứ nhất: Thay vì viện trợ chính thức, các nước giàu có có thể sử dụng những hình thức ưu đãi khác cho các nước nghèo, ví dụ như ưu đãi xuất khẩu (từ đó có thể làm cho thu nhập ngoại tệ của các nước nhận ưu đãi tăng lên). Vì vậy, những khoản chuyển giao vốn ngầm này lẽ ra nên được cộng vào trong tổng giá trị viện trợ, nhưng thực tế là không; Kế hoạch Marshall là tên gọi tắt của Chương trình Tái thiết Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 do bộ trưởng ngoại giao Mỹ George Marshall đề xuất và được tổng thống Truman thông qua vào tháng 4/1948. Kế hoạch này được xem là chương trình viện trợ kiểu mẫu cho các chương trình viện trợ ngày nay. Tuy nhiên có một số điểm khác biệt: kế hoạch Marshall hướng tới các nước tiên tiến tại châu Âu (như Anh, Pháp) nhằm xây dựng lại cơ sở hạ tầng và khôi phục mức năng suất lao động trước chiến tranh, trong khi các chương trình viện trợ sau này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở những nước đang hoặc chậm phát triển (Block, Lindauer, Perkins, & Radelet, 2006). 2 - Thứ hai: Các dòng vốn tư nhân nước ngoài cũng từng được xem là hình thức viện trợ. Việc này dẫn đến nhiều chỉ trích, bởi vì các dòng vốn này chỉ nhằm mục đích thương mại, chứ không nhằm hỗ trợ cho các khu vực đang gặp tình trạng khó khăn, vì thế phải bị loại trừ ra khỏi tổng viện trợ. Nói cách khác, một khoản vốn được gọi là viện trợ “phụ thuộc vào việc ai cho, vì mục đích và điều kiện gì” (Block và cộng sự, 2006). Tất nhiên, ranh giới để phân biệt viện trợ thuần túy và tài trợ vì mục đích thương mại là vô cùng mong manh. Trải qua hơn 4 thập kỷ, khái niệm viện trợ được mở rộng theo tiến trình toàn cầu hoá. Viện trợ không chỉ dừng lại ở góc độ tài chính mà còn bao gồm những sự hợp tác về kỹ thuật hoặc những đóng góp về mặt ý tưởng cho tiến trình cải cách kinh tế (tuy nhiên không bao gồm: những khoản viện trợ quân sự3, những chương trình viện trợ phát triển chính trị, tín dụng xuất khẩu và việc xóa nợ các khoản vay vì mục tiêu quân sự) (Dollar & Pritchett, 1999; OECD, 2011). Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố không hoàn lại phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài. 2.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA: Nguồn vốn ODA có tính ưu đãi: ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Viện trợ quân sự thông thường đơn thuần chỉ nhằm mục đích củng cố lực lượng quân đội, nhưng đôi khi các nhà tài trợ cũng cho phép trích một tỉ lệ phần trăm để dành cho các chương trình phát triển. Tuy nhiên, viện trợ với mục đích cải cách kinh tế hay năng suất lao động hầu như tác động nhiều hơn lên tiến trình phát triển so với viện trợ quân sự (U.S. Congressional Budget Office, 1997). 3 Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB4, ADB5; JBIC6 có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (cho không), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA. Vốn cho vay của ADB dành cho các thành viên được chia thành 2 loại như sau: Bảng 2.1: Nguồn vốn vay của ADB dành cho các thành viên Nguồn vốn đặc biệt (ADF) Nguồn vốn thông thường (OCR) - Thời hạn vay: 32 năm - Thời hạn vay: 25 năm - Thời gian ân hạn: 8 năm - Thời gian ân hạn: 5 năm - Lãi suất: 1% năm (thời gian ân - Lãi suất: thị trường hạn) và 1,5% năm sau đó. - Phí cam kết vay: không - Phí cam kết vay: 0.75% năm (Nguồn: ADB) 4 World Bank: Ngân hàng thế giới The Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á 6 The Japan International Cooperation Agency: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 5 Còn vốn cho vay của WB dành cho các thành viên được chia thành 2 loại như sau: Bảng 2.2: Nguồn vốn vay của WB dành cho các thành viên Vay IDA7 Vay IBRD8 - Thời hạn vay: 40 năm - Thời hạn vay: 25 năm - Thời gian ân hạn: 10 năm - Thời gian ân hạn: 3 năm - Lãi suất: 0% năm - Lãi suất: 2,3% năm - Phí cam kết vay: 0,75% năm - Phí cam kết vay: 0.85% năm (Nguồn: World Bank) Nguồn vốn ODA có tính ràng buộc: ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với các nước tiếp nhận. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước nhận viện trợ, đồng thời nhằm mở mang thị trường tiêu thu sản phẩm và vốn. Tính ràng buộc của ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng mỗi một thỏa thuận hay hiệp định vay vốn đều dành một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước tiếp nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi. Nếu không tuân thủ những quy định nhằm đảm bảo mục tiêu thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn phương hủy bỏ. Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo. Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo. 7 8 Là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. ODA là một giao dịch quốc tế: Hai bên tham gia giao dịch không cùng quốc tich. Thông thường, quốc gia nhận nguồn ODA đầu tư thường là những nước kém phát triển và gặp khó khăn trong nguồn lực để giải quyết vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương: Kênh song phương: Quốc gia tài trợ cung cấp trực tiếp ODA cho Chính Phủ của quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương: Các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ đóng góp của nhiều thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp. ODA là một giao dịch chính thức: Nguồn vốn ODA bao nhiêu, mục đích sử dụng phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của Chính Phủ quốc gia tiếp nhận. Việc tiếp nhận này được thể hiện cụ thể bằng văn bản hiệp định, hiệp ước quốc tế ký kế với nhà tài trợ. ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng: Mục đích chủ yếu của nguồn vốn ODA là giải quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia tiếp nhận. Đôi khi mục đích này không được đặt lên hàng đầu, nhiều khi nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện các toan tính khác. 2.1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA: Phân loại theo phương thức hoàn trả: Có 3 loại - Viện trợ không hoàn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:  Hỗ trợ kỹ thuật;  Viện trợ bằng hiện vật;  Đầu tư các dự án bảo vệ môi trường. - Viện trợ có hoàn lại: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những điều kiện ưu đãi thường là:  Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay);  Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm);  Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm). - ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. Phân loại theo nguồn cung cấp: Có 2 loại - ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính Phủ. - ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB, ...) hay tổ chức khu vực (ADB, EU9,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP10, UNICEF11,… Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:  Ngân hàng thế giới (WB);  Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);  Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Phân loại theo mục tiêu sử dụng: Có 4 loại 9 European Union: Liên minh Châu Âu United Nations Development Programme: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc 11 United Nations Children's Fund: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất