Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán...

Tài liệu Tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc

.DOCX
146
58
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM THÚY TRINH TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ĐẾN HÀNH VI AN TOÀN VÀ TẦN SUẤT ƯỚC ĐOÁN XẢY RA SỰ CỐ/SAI SÓT THUỐC, TÉ NGÃ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VIÊN CHĂM SÓC TẠI KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM THÚY TRINH TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ĐẾN HÀNH VI AN TOÀN VÀ TẦN SUẤT ƯỚC ĐOÁN XẢY RA SỰ CỐ/SAI SÓT THUỐC, TÉ NGÃ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VIÊN CHĂM SÓC TẠI KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN ĐĂNG KHOA TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại Khoa Lâm sàng bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè… Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này trung thực. TP.HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2016 Người thực hiện luận văn PHẠM THÚY TRINH MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI............................................................................................ 1 1.1.Sự cần thiết............................................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4 1.4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5 1.5.Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................... 6 1.6.Kết cấu của luận văn................................................................................................ 7 CHƯƠNG 2................................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................... 8 2.1.Lý thuyết nền của nghiên cứu.................................................................................. 8 2.1.1.Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA................................................................. 8 2.1.2.Mô hình thuyết hành vi dự định TPB.................................................................... 9 2.2.Tổng quan các nghiên cứu liên quan...................................................................... 11 2.3.Lý thuyết về an toàn người bệnh và các sự cố y khoa không mong muốn.............13 2.3.1.Giải thích các thuật ngữ liên quan....................................................................... 13 2.3.2.Phân loại sự cố y khoa......................................................................................... 15 2.3.3.Các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa................................................................ 16 2.4.Tần suất sự cố y khoa............................................................................................. 17 2.5.Hành vi an toàn người bệnh................................................................................... 20 2.6.Văn hóa an toàn người bệnh................................................................................... 21 2.7.Mối quan hệ giữa VHATNB, hành vi ATNB và tần suất xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã................................................................................................................. 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................... 28 CHƯƠNG 3................................................................................................................. 30 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 30 3.1.Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 30 3.2.Thực hiện nghiên cứu............................................................................................. 31 3.2.1.Nghiên cứu định tính........................................................................................... 31 3.2.1.1.Ý kiến chuyên gia............................................................................................. 31 3.2.1.2.Khảo sát thử và thảo luận nhóm....................................................................... 32 3.2.2.Nghiên cứu định lượng........................................................................................ 32 3.2.2.1.Thang đo gốc.................................................................................................... 32 3.2.2.2.Điều chỉnh thang đo......................................................................................... 34 3.2.2.3.Xây dựng thang đo........................................................................................... 34 3.3.Mẫu nghiên cứu..................................................................................................... 38 3.4.Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................. 39 3.5.Phương pháp xử lý dữ liệu..................................................................................... 40 3.5.1.Làm sạch dữ liệu................................................................................................. 40 3.5.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo...................................................................... 41 3.5.3.Phân tích nhân tố khám phá................................................................................ 42 3.5.4.Phân tích tương quan – hồi quy........................................................................... 42 3.5.5.Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................... 44 CHƯƠNG 4................................................................................................................. 45 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................ 45 4.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................................................... 45 4.2.Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phép kiểm Cronbach‟s Alpha.........................49 4.2.1Thang đo VHATNB............................................................................................. 49 4.4.2.Thống kê mô tả báo cáo sự cố/sai sót thuốc, té ngã............................................. 63 4.4.3.Thống kê mô tả hành vi ATNB........................................................................... 64 4.4.4.Thống kê mô tả tần suất xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã.................................. 65 4.5.Phân tích kết quả hồi quy....................................................................................... 66 4.6.Kiểm định sự khác biệt các biến định tính............................................................. 76 4.6.1.Hành vi an toàn giữa nam và nữ.......................................................................... 76 4.6.2.Hành vi an toàn giữa việc tham gia và không tham gia lớp tập huấn về ATNB .. 77 4.6.3.Sự khác biệt hành vi theo độ tuổi........................................................................ 77 4.6.4.Hành vi an toàn theo thời gian công tác tại bệnh viện......................................... 78 4.6.5.Hành vi an toàn theo thời gian công tác tại khoa................................................. 78 4.6.6.Hành vi an toàn theo trình độ.............................................................................. 78 4.6.7.Hành vi an toàn theo khối................................................................................... 78 4.7.Kiểm định các giả thuyết hồi quy........................................................................... 79 TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................... 80 CHƯƠNG 5................................................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................................. 82 5.1.Kết luận.................................................................................................................. 82 5.2.Kiến nghị chính sách.............................................................................................. 85 5.3.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung AHRQ Agency for Healthcare Research and Quality ADE Adverse Drug Events AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom ATNB An toàn người bệnh ĐHYD Đại học Y dược ĐLC Độ lệch chuẩn EFA Exploratory Factor Analyses GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất HIV Human Immuno-deficiency Virus HSOPSC Hospital Survey on Patient Safety Culture HV Hành vi IOM Institute of Medicine NB Người bệnh NCC MERP The National Coordinating Council for Medication Errors Reporting and Prevention NQF National Quality Forum NV Nhân viên OR Odds Ratio TB Trung bình TLĐƯ Tỉ lệ đáp ứng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPB Theory of Planned Behavior TRA Theory of Reasoned Action VHATNB Văn hóa an toàn người bệnh WHO World Health Organization DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Một số khảo sát về tần suất xảy ra các sự cố liên quan đến thuốc................19 Bảng 3.1 Thang đo biến số..................................................................................................................34 Bảng 4.1 Đặc tính dân số.....................................................................................................................45 Bảng 4.2 Số giờ trung bình làm việc mỗi tuần và số người bệnh chăm sóc.................46 Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy của 12 nội dung VHATNB...................................................49 Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo hành vi ATNB.................................................50 Bảng 4.5 Đánh giá tính hội tụ của bộ câu hỏi HSOPSC........................................................51 Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo VHATNB........................53 Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo VHATNB đã hiệu chỉnh ..........................................................................................................................................................................54 Bảng 4.8 Tóm tắt cơ cấu thang đo VHATNB mới...................................................................55 Bảng 4.9 Thống kê mô tả 12 nội dung VHATNB...................................................................58 Bảng 4.10 Tỉ lệ cá nhân thực hiện báo cáo sự cố/sai sót thuốc, té ngã...........................63 Bảng 4.11 Điểm trung bình hành vi ATNB.................................................................................64 Bảng 4.12 Tần suất xảy ra sai sót/sự cố thuốc, té ngã liên quan đến cá nhân theo ước đoán.......................................................................................................................................................65 Bảng 4.13 Tác động của 5 nhân tố VHATNB đến hành vi ATNB...................................67 Bảng 4.14 Tác động biên của VHATNB, đặc điểm dân số học đến tần suất xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã....................................................................................................................71 Bảng 4.15 Tác động biên của hành vi an toàn, đặc điểm dân số học đến tần suất xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã......................................................................................................74 Bảng 4.16 Hệ số phóng đại phương sai biến VHATNB........................................................79 DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Mô hình TRA............................................................................................................................9 Hình 2.2 Mô hình TPB..........................................................................................................................10 Hình 2.3 Khung phân tích mối quan hệ giữa văn hóa an toàn người bệnh và khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã ban đầu.........................................................................27 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................30 Biểu đồ 4.1 Thời gian công tác tại bệnh viện và khoa hiện tại...........................................47 Biểu đồ 4.2 Nhân viên phân độ an toàn người bệnh................................................................48 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis)......................................................52 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ đáp ứng tích cực VHATNB tại bệnh viện ĐHYD và AHRQ.........61 Hình 4.1 Khung phân tích mối quan hệ giữa văn hóa an toàn người bệnh và khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã sau hiệu chỉnh...........................................................66 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá mối quan hệ giữa VHATNB và khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã theo ước đoán tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Wang và cộng sự (2014) và sử dụng bộ công cụ khảo sát HSOPSC của tổ chức AHRQ (2008) đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia thuộc Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Đại học Y dược hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Trong nghiên cứu định lượng tác giả dùng phần mềm SPSS 13 để phân tích hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khaỏ sát 200 nhân viên chăm sóc đang làm việc tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo HSOPSC bao gồm 12 thành phần với 42 biến, bao gồm: (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/sự cố, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sai sót/sự cố, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển bệnh, và cuối cùng là (12) Không trừng phạt khi có sai sót/sự cố và thang đo hành vi an toàn của nhân viên chăm sóc. Kết quả cho thấy 12 thành phần đã phân tách và cộng gọp thành 5 thành phần chính tác động lên hành vi an toàn của nhân viên chăm sóc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khả năng xả ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến mỗi cá nhân. Về ý nghĩa thưc tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các bệnh viện hiểu rõ hơn về nhân viên đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy nhân viên thực hiện hành vi an toàn và tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của VHATNB. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết Các sự cố y khoa không chỉ đơn thuần do lỗi của nhân viên y tế gây ra mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Ở các quốc gia phát triển, nơi điều trị thành công và kết quả điều trị cho mỗi người bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ vào năng lực của nhân viên y tế. Khi có quá nhiều loại hình nhân viên y tế khác nhau tham gia, rất khó đảm bảo chăm sóc an toàn cho người bệnh trừ khi hệ thống chăm sóc sức khỏe được thiết kế để tạo điều kiện cho thông tin kịp thời, đầy đủ và hiểu biết của mọi cán bộ y tế. Trong khi ở các nước đang phát triển, sự kết hợp của vô số yếu tố không thuận lợi, như tình trạng quá tải bệnh viện, thiếu nhân viên, rào cản thông tin giữa người bệnh với nhân viên y tế và nhà quản lý, môi trường làm việc thiếu tập trung, trang thiết bị y tế không đồng bộ, mức độ an toàn của các phương pháp chẩn đoán…góp phần không đảm bảo an toàn cho chăm sóc người bệnh. Điều này đi ngược lại với những vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức chăm sóc sức khỏe xem vấn đề an toàn người bệnh là mục tiêu trên hết và trách nhiệm của các tổ chức này phải giúp cho mọi người có được sức khỏe hoặc trở về với sự khỏe mạnh. An toàn người bệnh (ATNB) được xem như trái tim của chất lương chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế (Najjar et al., 2015). Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những sự cố y khoa không mong muốn tại các cơ sở y tế gây những hậu quả nặng nề như làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng chí phí điều trị, tăng ngày nằm viện trung bình và nghiêm trọng hơn nữa là để lại những nỗi đau về mặt tình thần vì những mất mát do sự cố y khoa không mong muốn gây ra. Chính những hậu quả này sẽ mang đến hệ lụy không tốt đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ. Tại các bệnh viện Mỹ, hàng năm có khoảng 44.000 – 98.000 người tử vong do các sự cố y khoa không mong muốn, tỉ lệ này cao hơn tử vong do tai nạn giao thông (43.458), ung thư vú (42.297), HIV/AIDS (16.516). Chính vì điều này mà các 2 chuyên gia y tế Mỹ đã nhận định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể” (Kohn LT, 1999). Năm 2010, Shreve và cộng sự báo cáo số liệu tại Mỹ có 6,3 triệu người bệnh tổn thương do dịch vụ chăm sóc y tế, tổng chi phí ước đoán cho những sai sót y khoa này là 19.571 triệu đô la. Tình trạng này cũng không mấy khả quan hơn Mỹ tại các quốc gia phát triển như Canada, Anh. Tần suất sự cố y khoa được ước đoán tại hai quốc gia này lần lượt là 7,5% (Baker et al., 2004) và 11, 7% (Vincent et al., 2001). Cũng trong thời gian này, tỉ lệ sự cố y khoa được ước đoán tại Jordan là 28%, hầu hết những sự cố này là sự cố liên quan đến thuốc, chẩn đoán sai người bệnh, té ngã, nhiễm trùng do chăm sóc y tế, loét tì đè (Hayajneh et al., 2010) Năm 2011, một báo cáo của WHO cho thấy các sự cố y khoa không mong muốn tại Utah-Colorado (Mỹ) làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết một sự cố là 2262US$/người bệnh và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Đồng thời WHO cũng báo cáo một nghiên cứu của viện Y học Mỹ cho thấy chi phí tăng 2595$ và thời gian nằm viện tăng 2,2 ngày/người bệnh. Theo thống kê của Famolaro vào năm 2012 Mỹ phải tổn thất 19,5 tỷ USD/năm và Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm trong khi ở Anh người bệnh phải nằm viện dài ngày hơn và tăng phí tổn điều trị lên đến 800 ngàn bảng Anh hàng năm. Tổ chức Y tế thế giới cũng dự báo chắc chắn rằng chúng ta-những nước đang phát triển không tránh khỏi những con số biết nói nêu trên, thậm chí là có thể tỉ lệ này cao hơn hẳn. Đây là vấn đề toàn cầu đối với tất cả các cơ sở y tế đều đang liên tục xây dựng nhiều giải pháp để hạn chế tối đa các sự cố y khoa mang lại sự an toàn cho người bệnh trong suốt thời gian lưu trú tại bệnh viện. Tại Việt Nam chưa có một thống kê mô tả cụ thể về sự cố trong y khoa. Sự cố và tai biến luôn thường trực xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống, trên mọi thiết bị, trong mọi quy trình, ở mỗi cá nhân, mỗi cơ sở khám chữa bệnh, có phạm vi quốc gia và quốc tế. Nghề y là một nghề đặc biệt, chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội. Thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà khi không thỏa mãn yêu cầu của họ trong khi điều kiện để đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể 3 thực hiện được. Mặc dù người bệnh rất khó chấp nhận những sự cố và sự cố xảy ra tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, song sự cố rủi ro trong y khoa là không thể loại bỏ hoàn toàn. Như vậy, cải thiện ATNB luôn được ưu tiên hàng đầu cho những nhà xây dựng chính sách và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Classen, David C., et al, 2011) và văn hóa an toàn được xem là một nét văn hóa tổ chức. Văn hóa an toàn tích cực hướng dẫn hành vi thực tế của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hướng đến an toàn người bệnh như là một ưu tiên hàng đầu (Smits, Marleen, et al, 2011), và được hình thành từ hành vi, năng lực, nhận thức, thái độ, giá trị của cá nhân và nhóm quyết định sự cam kết, định hình phong cách và trình độ quản lý tổ chức y tế (Mardon, Russell E., et al., 2010) . Tổ chức nào có nền văn hóa an toàn thì ở đó thông tin liên lạc được xây dựng trên sự tin tưởng, mọi người nhận thức về tầm quan trọng của an toàn, độ tin cậy và tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa (Sorra và Nieva, 2004). Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Nhật, Đài Loan đã sử dụng phương pháp và bộ công cụ của AHRQ phát hành miễn phí và sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh của AHRQ cho thấy sự quan tâm này càng lớn của các cơ quan chăm sóc sức khỏe về lãnh vực VHATNB. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở y tế cũng đã có những số liệu khảo sát về VHATNB nhưng hiện chưa có một đề tài nào phân tích sự tác động của VHATNB đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố y khoa đặc biệt là các sự cố/sai sót liên quan đến thuốc, té ngã. Trên cơ sở đó, tác giả muốn tiến hành một khảo sát tìm hiểu sự liên hệ giữa các nội dung trên tại bệnh viện Đại học Y dược để từ đó đề xuất thêm những chính sách an toàn nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa an toàn người bệnh và tần suất xảy ra các sự cố y khoa liên quan đến thuốc và té ngã. Việc hiểu rõ hơn mối quan hệ này sẽ giúp các cơ sở y tế xây dựng các chính sách an toàn 4 phù hợp đặc biệt là để nhân viên y tế hiểu rõ hơn sứ mệnh của từng cá thể trong tổ chức trong việc xây dựng và duy trì tiêu chí an toàn người bệnh nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:  Tìm hiểu sự đánh giá của đối tượng được khảo sát về văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Đại học y dược.  Xác định mức độ tác động của các yếu tố thuộc văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn của nhân viên.  Xác định tác động của VHATNB đến tần suất xảy ra các sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến mỗi cá nhân theo ước đoán.  Xác định tác động của hành vi an toàn đến tần suất xảy ra các sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến mỗi cá nhân theo ước đoán.  Xác định tác động của đặc điểm dân số học đến tần suất xảy ra các sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến mỗi cá nhân theo ước đoán.  Kiểm định sự khác nhau giữa các biến giới tính, độ tuổi, thời gian công tác tại bệnh viện, thời gian công tác tại khoa, trình độ học vấn, tham gia tập huấn ATNB.  Gợi ý những chính sách, kiến nghị giúp tỉ lệ xảy ra các sự cố/sai sót thuốc, té ngã ở mức thấp nhất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng VHATNB, mối quan hệ giữa VHATNB và hành vi ATNB của nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng, tác động của VHATNB, hành vi ATNB, số giờ làm việc trung bình/tuần, số người bệnh trung bình được chăm sóc/nhân viên/ngày đến khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã theo ước đoán. 5 Đối tượng và phạm vi khảo sát là nhân viên y tế đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc NB đang công tác tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu: chọn tất cả nhân viên y tế đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc NB đang công tác tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh, nhân viên cơ hữu làm việc tại bệnh viện, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: ký hợp đồng làm việc dưới 6 tháng, chưa ký hợp động làm việc, không đồng ý tham gia nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình thực hiện bao gồm định tính và định lượng trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC của AHRQ. Tác giả được sự hỗ trợ của Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện trong việc đánh giá các yếu tố trong nội dung bộ câu hỏi HSOPSC có phù hợp với thực tiễn Việt Nam đồng thời phiên dịch bộ câu hỏi HSOPSC từ phiên bản tiếng anh sang tiếng việt. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu, ý kiến phản hồi của nhân viên về VHATNB tại bệnh viện. Sau khi thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13, tác giả áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm mẫu khảo sát đồng thời cũng xác định tổng quan văn hóa an toàn người bệnh theo cách đánh giá của nhân viên chăm sóc thuộc các khoa lâm sàng. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu này là sử dụng bộ câu hỏi đã được soạn từ bộ câu hỏi của tổ chức AHRQ. Câu trả lời từ bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi trên giấy gởi đến người khảo sát. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả phân tích kết quả thu thập được từ mẫu. Hệ số Cronbach ‟s 6 Alpha được dùng để lựa chọn và củng cố thành phần của thang đo, phân tích nhân tố EFA được dùng để xác định các nhân tố ẩn chứa đằng sau các biến số được quan sát. Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến hành vi ATNB cũng như hệ số của các nhân tố này trong phương trình hồi quy tuyến tính. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng hồi quy Logistic và Ordered Probit để phân khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã theo ước đoán từ hành vi ATNB, VHATNB, số người bệnh trung bình được chăm sóc/nhân viên/ngày, số giờ làm việc trung bình/tuần. Cuối cùng so sánh trung bình của các tổng thể con chia theo đặc điểm khác nhau của tổng thể cho phép suy luận sự giống và khác nhau giữa các tập tổng thể con được quan tâm. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về thực trạng VHATNB trong khối nhân viên chăm sóc thuộc các khoa lâm sàng đặc biệt là hành vi báo cáo sự cố/sai sót và tần suất báo cáo. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ so sánh sự khác biệt hành vi ATNB được phân chia theo giới tính, độ tuổi, thời gian công tác tại bệnh viện, thời gian công tác tại khoa, trình độ học vấn, tham gia tập huấn ATNB. Thứ hai, nghiên cứu giúp nhận ra sự ảnh hưởng của những nội dung nào trong VHATNB đến hành vi ATNB, khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã. Đây là hai sự cố/sai sót trong bảy sự cố/sai sót y khoa không mong muốn xảy ra thường xuyên trong bệnh viện và rất nhạy cảm đối với công tác chăm sóc người bệnh: sự cố/sai sót thuốc, loét tì đè, té ngã, không vận động thể chất hơn 08 giờ, nhiễm trùng vết mổ, phản ứng khi truyền dịch hoặc truyền máu, và than phiền của người bệnh và người nhà (Aiken et al., 2001; Flynn et al., 2002; Yang et al., 2010). Thứ ba, tại Việt Nam hiện chưa có khảo sát tìm sự tác động của VHATNB, hành vi ATNB đến khả năng xảy ra sự cố/thuốc, té ngã. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về tác động thực tiễn. Từ đó ban lãnh đạo các bệnh viện sẽ xây dựng các chiến lược VHATNB mới vượt bậc hơn, toàn diện hơn 7 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tỉ lệ sự cố/sai sót thuốc, té ngã ở mức thấp nhất và gần như bằng không để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của bệnh viện xứng tầm với các bệnh viện trong khu vực. 1.6. Kết cấu của luận văn Tác giả thực hiện đề tài khảo sát bao gồm 5 chương. Chương 1: Tổng quan về để tài Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Lý thuyết nền của nghiên cứu 2.1.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA Theo Fishbein (1967), mô hình thuyết hành động hợp lý TRA là mô hình giải thích mối quan hệ giữa ba nhân tố ý định, thái độ và hành vi. Fishbein đã phân biệt giữa thái độ đối với một hành động và thái độ đối với hành vi liên quan đến hành động đó, và đã chứng minh được rằng thái độ đối với hành vi là một yếu tố dự đoán hành vi tốt hơn nhiều so với thái độ đối với hành động đó (Fishbein va Ajzen, 1975). Ý định về hành vi được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong mô hình TRA, phần tiếp nối giữa hai nhân tố “thái độ” và “hành vi”, bị tác động trực tiếp bởi hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan. Thái độ được định nghĩa là niềm tin cá nhân đối với những tác động hoặc thuộc tính của một sự việc hoặc thực hiện một hành động nào đó, được đo lường bằng cách đánh giá những tác động hoặc thuộc tính đó. Một cá nhân có niềm tin tích cực về những tác động hoặc thuộc tính sẽ có thái độ tích cực đối với hành vi, ngược lại, một cá nhân với một niềm tin tiêu cực sẽ có thái độ tiêu cực; Chuẩn chủ quan được định nghĩa như là niềm tin của một cá nhân vào những quy định, tiêu chuẩn được đặt ra. Trên cơ sở niềm tin đó, các cá nhân đồng ý hay phản đối thực hiện hành vi. Yếu tố này được đo lường bằng động cơ thúc đẩy cá nhân thực hiện theo những quy chuẩn đó. Một cá nhân được tạo động cơ thực hiện và đáp ứng những mong đợi của những quy chuẩn sẽ thể hiện chuẩn chủ quan tích cực, ngược lại cá nhân đó sẽ thể hiện chuẩn chủ quan tiêu cực khi những quy chuẩn trên cho rằng cá nhân đó không nên thực hiện hành vi, và những cá nhân sẽ thể hiện chuẩn chủ quan trung lập khi ít được tạo đông cơ tuân theo những quy chuẩn. 9 Hình 2.1 Mô hình TRA Nguồn tác giả 2.1.2. Mô hình thuyết hành vi dự định TPB Nhược điểm của thuyết hành động hợp lý TRA là không thể giải thích các hành vi ngoài sự chi phối của ý chí. Vì vậy, Ajzen (1991) đã bổ sung vào mô hình TRA yếu tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” dựa vào ý tưởng xác định cùng lúc cả hai yếu tố động cơ (ý định) và khả năng (kiểm soát hành vi) để giải thích cho những yếu tố ngoài sự kiểm soát của cá nhân nhưng cũng tác động đến ý định và hành vi. Mô hình này được gọi là mô hình thuyết hành vi dự định TPB. Yếu tố kiểm soát nhận thức được xác định bởi yếu tố niềm tin kiểm soát liên quan đến sự xuất hiện hay vắng mặt của những điều kiện thuận lợi và rào cản đối với việc thực hiện hành vi, được đo lường bằng sức mạnh nhận thức hoặc tác động của từng yếu tố kiểm soát hỗ trợ hoặc cản trở hành vi. Yếu tố kiểm soát nhận thức là một yếu tố quyết định độc lập đối với ý định hành vi, và thái độ là yếu tố quyết định độc lập đối với hành vi và chuẩn chủ quan. Khi hai biến thái độ và chuẩn chủ quan không đổi, việc nhận thức của cá nhân sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi. Trọng số tương đối của ba yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát nhận thức trong việc xác định ý định nên thay đổi cho nhiều hành vi và dân số khác nhau. Theo Ajzen (2002), một số nghiên cứu đã đo lường yếu tố kiểm soát nhận thức bằng cách đo lường niềm tin kiểm soát và sức mạnh của nhận thức, khác với hầu hết những nghiên cứu khác đo lường trực tiếp yếu tố “kiểm soát nhận thức” Mô hình giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm 10 các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Thái độ đối với hành vi được định nghĩa như là sự đánh giá toàn diện về hành vi của bản thân, có nghĩa là mức độ thực hiện hành vi có giá trị tiêu cực hoặc tích cực. Thái độ được xác định bằng niềm tin vào hành vi với những kết quả và đặc tính khác nhau sẽ có hành vi khác nhau. Chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về hành vi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự phán đoán của những người quan trọng. Thành phần kiểm soát hành vi nhận thức phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân cảm nhận chính xác về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Hình 2.2 Mô hình TPB Nguồn http://luanvanaz.com/thuyet-hanh- vi-du-dinh-theory-of-planned-behaviortpb.html Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004). Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng