Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên năng suất lao động. nghiên...

Tài liệu Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên năng suất lao động. nghiên cứu trường hợp tại tphcm

.PDF
93
454
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC THỊNH TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÊN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC THỊNH TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÊN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 ii Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép công trình của người khác. Các số liệu, thông tin được lấy từ nguồn thông tin hợp pháp, chính xác và trung thực. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thịnh iii Mục lục Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan .............................................................................................................. ii Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... vi Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vii Mục lục...................................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 U 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 2 4. Giới hạn của nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Kết cấu của Luận văn............................................................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 4 1.1. Định nghĩa ĐTTTNN ............................................................................. 4 1.2. Năng suất lao động ................................................................................. 4 1.2.1. Định nghĩa Năng suất lao động ................................................. 4 1.2.2. Đo lường Năng suất lao động.................................................... 5 1.3. Lý thuyết về đánh giá tác động lan tỏa của FDI ..................................... 6 1.3.1. Các cách tiếp cận khác nhau...................................................... 6 1.3.2. Các kênh sinh ra hiệu ứng lan tỏa ............................................. 7 1.3.3. Mô hình ước lượng .................................................................. 10 1.4. Điểm qua một số nghiện cứu định lượng về hiệu ứng lan tỏa của đầu tư nước ngoài ............................................................................................ 14 Kết luận Chương Một .............................................................................................. 17 Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI TPHCM GIAI ĐOẠN 1988 – 2011. ........................................................................ 18 2.1. Khuôn khổ chính sách thu hút vốn ĐTTTNN. .................................... 18 2.2. Các lợi thế khi đầu tư vào TPHCM ...................................................... 20 2.2.1. Lợi thế do vai trò trung tâm của TPHCM so với cả nước ....... 20 iv 2.2.2. Các lợi thế so sánh một số ngành của TPHCM so với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như so với cả nước. ........................................................................................ 20 2.3. Tổng quát tình hình thu hút FDI tại TPHCM giai đoạn 1988 – 2011 .. 21 2.3.1. Các giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài tại TPHCM ............. 21 2.3.2. Xu hướng FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh .......................... 29 Thu hút FDI theo ngành ....................................................................... 29 Thu hút FDI theo đối tác đầu tư ........................................................... 31 2.4. Đánh giá tác động của việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại TPHCM . 33 2.4.1. Tác động tích cực .................................................................... 33 2.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................... 45 Kết luận Chương Hai ............................................................................................... 48 Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA FDI LÊN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TPHCM............. 49 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 49 3.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu ....................................................... 49 3.1.2. Quy mô mẫu ............................................................................ 49 3.2. Phương pháp ......................................................................................... 50 3.3. Kết quả Thông kê mô tả ....................................................................... 51 3.3.1. Về quy mô lao động ................................................................ 51 3.3.2. Quy mô vốn ............................................................................. 52 3.3.3. Năng suất lao động .................................................................. 52 3.4. Kết quả hồi quy: ................................................................................... 53 3.4.1. Mô hình chung: ....................................................................... 55 3.4.2. Đánh giá về ảnh hưởng của hình thức sở hữu ......................... 55 3.4.3. Đánh giá về ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh .................... 55 3.5. Kiểm định các giả thuyết mô hình........................................................ 57 3.5.1. Kiểm định độ phù hợp chung của mô hình ............................. 58 3.5.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ......................................... 59 v 3.5.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ......................................... 59 Kết luận Chương Ba ................................................................................................. 60 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 61 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 61 4.2. Kiến nghị các giải pháp ........................................................................ 63 4.2.1. Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư ................................... 63 4.2.2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI. ................................................. 64 4.2.3. Tạo cơ hội cho xuất hiện tác động lan tỏa và tăng khả năng hấp thụ các tác động lan tỏa tích cực của FDI cho các doanh nghiệp trong nước. .............................................................................. 65 4.2.4. Thu hút FDI “sạch” ................................................................. 66 Kết luận Chương Bốn .............................................................................................. 67 Phụ lục Tài liệu tham khảo vi Danh mục các bảng biểu TT I Nội dung Bảng biểu và Đồ thị Danh mục bảng biểu 1 Bảng 2.1: Dự án ĐTTTNN được cấp phép tại TPHCM từ năm 1988 đến 2011 2 3 Bảng 2.2: FDI vào TPHCM so với cả nước (2001 – 2011) Bảng 2.3: Quy mô vốn của các dự án FDI còn hiệu lực tại TPHCM đến năm 2011 Bảng 2.4: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2011 tại TPHCM phân theo ngành kinh tế Bảng 2.5: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2011 tại TPHCM phân theo đối tác đầu tư Bảng 2.6: Vốn đầu tư của TPHCM và nguồn vốn FDI qua các năm Bảng 2.7: Đóng góp của ĐTTTNN vào GDP của TPHCM Bảng 2.8: Tình hình đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ĐTTTTNN Bảng 2.9: Tình hình nộp NS TPHCM của khu vực ĐTTTNN Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra Bảng 3.2: Quy mô lao động của doanh nghiệp Bảng 3.3: Vốn cố định /lao động Bảng 3.4: Doanh thu /lao động Bảng 3.5: Mô hình hồi quy chung Bảng 3.6: Mô hình theo hình thức sở hữu Bảng 3.7: Mô hình theo lĩnh vực kinh doanh Bảng 3.9: Bảng tóm tắt kết quả. Danh mục các đồ thị Biểu đồ 2.1: Số dự án FDI được cấp phép mới qua các năm tại TP HCM (2001 – 2011) Biểu đồ 2.2: Tổng vốn FDI đăng ký qua các năm tại TPHCM (2001 – 2011) Biểu đồ 2.3: Tổng vốn FDI thu hút qua các năm của Việt Nam và TPHCM (2001 – 2011) Biểu đồ 2.4: Số dự án FDI còn hiệu lực tính đến 31/12/2011 phân theo ngành tại TPHCM Biểu đồ 2.5: Vốn đầu tư của các dự án FDI còn hiệu lực tính đến 31/12/2011 phân theo ngành tại TPHCM 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 II 1 2 3 4 5 6 7 8 Biểu đồ 2.6: Vốn đầu tư của TPHCM và nguồn vốn FDI qua các năm Biểu đồ 2.7: Đóng góp của FDI vào GDP của TPHCM Biểu đồ 2.8: Đóng góp của FDI vào tổng thu ngân sách của TPHCM vii Danh mục các chữ viết tắt Ban Quản lý : Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế CNH – HĐH : Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNĐT : Giấy Chứng nhận đầu tư FDI : Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân VKTTĐPN : Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới đều cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư. FDI không chỉ mang lại vốn mà còn giới thiệu và chuyển giao công nghệ tiên tiến có thể nâng cao sự tiến bộ công nghệ của nước chủ nhà. Doanh nghiệp FDI sẽ tạo động lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước để cùng đóng góp vào sự tăng trưởng hay cạnh tranh để tiêu diệt lẫn nhau. Nó cũng là một trong những lý do chính để giải thích lý do tại sao nhiều chính phủ trong đó có Việt Nam đã đưa ra các quy định thuận lợi để thu hút FDI, cụ thể Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000 để thu hút thêm dòng vốn FDI vào Việt Nam, cũng như để thúc đẩy chuyển giao Công nghệ từ FDI và do đó sẽ nâng cao năng suất các Công ty trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã cho thấy hỗn hợp bằng chứng khác nhau về tác động lan tỏa của dòng vốn FDI đến các doanh nghiệp trong nước, cụ thể: Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của các công ty nước ngoài thúc đẩy năng suất của các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực tương tự. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của các công ty nước ngoài có tác động tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Tại Việt Nam, nguồn vốn FDI được một số nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách đánh giá là một nguồn lực đáng kể và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng đột biến tại Việt Nam của dòng vốn FDI trong giai đoạn năm 2008 - 2009 và giảm đột ngột trong năm 2010 - 2011 đã một lần nữa nhắc nhở các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách nỗ lực nhiều hơn để hiểu rõ các tác động lan tỏa của dòng vốn FDI tại các nước nhận đầu tư. TPHCM với vai trò là trung tâm kinh tế lớn, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định đã góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của cả nước. Sau hơn 25 năm thu hút ĐTTTNN, TPHCM đã thu hút được hơn 4.024 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 29 tỷ USD. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là hết sức to lớn, ngoài việc bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy 2 mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, tăng thu ngân sách, tạo việc làm,… FDI còn thúc đẩy việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vai trò của FDI trong việc thúc đẩy năng suất của các doanh nghiệp trong nước ở các lĩnh vực khác nhau của Thành phố vẫn còn tranh cãi. Do đó, nghiên cứu về TPHCM là một ví dụ tốt, cần thiết để kiểm tra hiệu ứng lan tỏa của vốn ĐTTTNN đến năng suất của các doanh nghiệp trên địa bàn, đây cũng chính lý do Tôi lựa chọn đề tài này. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài có làm gia tăng Năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước trên địa bàn TPHCM. Các số liệu dùng để phân tích trong nghiên cứu này được lấy từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp trong hai năm 2008 và 2009 do Cục Thống kê TPHCM tiến hành đối với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thuộc các ngành của nền kinh tế. Mẫu do tác giả thu thập được có 991 doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp có 2 quan sát ở hai năm 2008 và 2009), bao gồm năm phân ngành 2 số với các loại hình sở hữu khác nhau, cụ thể có 215 doanh nghiệp FDI và 776 doanh nghiệp trong nước. 3. Nội dung nghiên cứu Dựa trên các lý thuyết về ĐTTTNN và Năng suất lao động, hiệu ứng lan tỏa của dòng vốn FDI đồng thời sử dụng mô hình phân tích tác động của FDI lên năng suất lao động đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đề tài thu thập và xử lý nguồn thông tin đáng tin cậy để phân tích tác động của FDI lên năng suất lao động của doanh nghiệp tại TPHCM. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứa chỉ bao gồm các biến mô tả Năng suất, cường độ vốn, trình độ, quy mô, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động và hình thức sở hữu của doanh nghiệp. 3 Phầm mềm SPSS được tác giả sử dụng để rút trích dữ liệu, cũng như để tác giả tiến hành thông kê mô tả, phân tích tương quan, ước lượng hồi quy đa biến. Tác giả sử dụng phầm mềm Excel 2007 để tổng hợp dữ liệu và vẽ một số biểu đồ. Kết quả thu được nhằm đánh giá về mức độ tác động của FDI tới năng suất lao động của các doanh nghiệp trên từng lĩnh vực và theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp. 4. Giới hạn của nghiên cứu Đề tài chọn TPHCM giai đoạn 1988 đến 2011 để nghiên cứu. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp, lấy từ nhiều nguồn khác nhau: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TPHCM, Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư và một số nguồn khác. Trong phân tích định lượng chỉ đi sâu phân tích tác động của FDI lên Năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM. 5. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm có 04 Chương. Chương Một: Cơ sở lý thuyết Chương Hai: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại TPHCM giai đoạn 1988 - 2011 Chương Ba: Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động lan tỏa của ĐTTTNN tới năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM Chương Bốn: Kết quả nghiên cứu và kiến nghị giải pháp nhằm thu hút FDI tại TPHCM 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Định nghĩa ĐTTTNN ĐTTTNN xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư. Có rất nhiều định nghĩa về ĐTTTNN khác nhau trên thế giới, nhưng có thể kể đến các định nghĩa sau đây: - Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (International Monetary Fund) định nghĩa ĐTTTNN là “ một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.” - Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO (World Trade Organization) cho rằng “ĐTTTNN xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty”. 1.2. Năng suất lao động 1.2.1. Định nghĩa Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay. Năng suất lao động được tính theo công thức sau: Năng suất lao động = Giá trị gia tăng (hoặc GDP) / Số lượng lao động 5 Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. Theo khái niệm của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Organization for Economic Cooperation and Development), trong cuốn sách “Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành 2002” Năng suất lao động là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng Gross Value Added), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc. 1.2.2. Đo lường Năng suất lao động Là phương pháp đo lường dựa trên hệ thống các chỉ số năng suất các bộ phận đầu vào (gồm vốn, lao động và các yếu tố tổng hợp), chỉ ra cho doanh nghiệp biết được hiệu quả tổng hợp của việc sử dụng các nguồn lực hữu hình và vô hình của mình. Trước đây thường chỉ tính toán các chỉ tiêu năng suất như năng suất lao động, năng suất máy... mà chưa đo được năng suất của nguồn lực vô hình. Từ thập niên 80 Thế kỷ 20, chỉ số TFP đã được thế giới nghiên cứu và bổ sung thêm vào hệ thống các chỉ số năng suất. Tổ chức Năng suất châu Á APO đã giới thiệu áp dụng tính toán chỉ số này dưới dạng các chỉ số: Tốc độ tăng TFP (là tỉ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp theo nguồn lực) và Chỉ tiêu Tỉ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP (là tỉ lệ của tốc độ tăng TFP trên tốc độ tăng của 6 GDP hay AV, phản ánh mức độ đóng góp của TFP so với tăng trưởng GDP hay AV). Tùy nhu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng đo lường theo một hệ thống các chỉ số năng suất khác nhau để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. 1.3. Lý thuyết về đánh giá tác động lan tỏa của FDI 1.3.1. Các cách tiếp cận khác nhau Theo cách tiếp cận rộng, FDI tạo áp lực buộc nước nhận đầu tư phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm tăng hiệu suất sử dụng vốn và cuối cùng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một số ý kiến còn cho rằng FDI có thể làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu họăc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI. Hơn nữa, các chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ nhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển. Trái lại, cũng có một số ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt mà phần thua thiệt thường rơi vào các doanh nghiệp trong nước do vốn ít, công nghệ lạc hậu và trình độ quản lý, kỹ năng lao động thấp... Thậm chí, FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư họăc đầu tư không hiệu quả, dẫn đến phá sản. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác động “lấn át” đầu tư của các doanh nghiệp FDI. (Nguyễn Thị Tuệ Anh và các công sự, 2006) Theo cách tiếp cận hẹp, FDI tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và gián tiếp thông qua tác động lan tỏa. Dựa vào khung khổ phân tích đã được vận dụng trên thế giới, nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của FDI tới kinh tế TPHCM ở cập độ doanh nghiệp cụ thể Tôi khảo sát các FDI tác 7 động đến năng suất của Doanh nghiệp tại TPHCM thay vì các tác động của FDI lên các biến kinh tế tổng hợp (như GDP, sự tập trung…) như nghiên cứu trước đây. 1.3.2. Các kênh sinh ra hiệu ứng lan tỏa Tác động lan tỏa là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước phải điều chỉnh hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…(Thư viện Học liệu mở Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc Dân). Do đó sự xuất hiện hiệu ứng lan tỏa của FDI có thể lý giải qua sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Tác động lan tỏa có thể được coi là kết quả của hoạt động của các công ty nước ngoài diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong nước. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có thể được xem như là tác nhân làm tăng khả năng cạnh tranh của nước nhận đầu tư, đồng thời có thể dẫn đến việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp này đạt được một sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. (Nguyễn Thị Tuệ Anh và các công sự, 2006) Về cơ bản có bốn kênh lan truyền tác động lan tỏa, cụ thể như sau: - Kênh liên kết sản xuất: xuất hiện khi có sự trao đổi hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này có thể sinh ra theo hai chiều. Tác động thuận chiều (forward effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh nghiệp FDI. Tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hoá trung gian cho doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, từ đó giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm do tăng quy mô. Đồng thời, để duy trì mối quan hệ mua bán ổn định lâu dài, các doanh nghiệp trong nước phải áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản xuất và vì vậy gia tăng cải tiến quản lý và đầu tư công nghệ mới…Qua liên kết, các doanh nghiệp trong nước ngày càng 8 có khả năng vượt lên chiếm lĩnh dần thị phần, thậm chí có thể xuất khẩu được các sản phẩm của mình vào hệ thống của các công ty đa quốc gia này. Do vậy, tác động ngược chiều đã trở thành mục tiêu phấn đấu không ngừng của các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. - Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước nghèo khi nghĩ đến thu hút nguồn vốn FDI. Ngoài việc bổ sung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, các công ty mẹ (nước đầu tư) còn du nhập công nghệ tiên tiến vào nước nhận đầu tư thông qua việc thành lập các công ty con hay chi nhánh của nó. Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước nên hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng đồng thời cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Về phía doanh nghiệp trong nước muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI, mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ, nhưng cũng sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp trong nước để thành lập liên doanh nhằm tận dụng thế mạnh về đất đai, mạng lưới tiêu thụ và cả sự thông thạo về các quy định của nước nhận đầu tư. Chính sự “bắt tay” đôi bên cùng có lợi này đã tạo điều kiện để diễn ra quá trình “rò rỉ” công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nước nghèo là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận sự phổ biến và chuyển giao công nghệ hay không. Theo Kokko và Blomstrom (1995) Các doanh nghiệp trong nước chỉ có lợi từ FDI nếu hố cách công nghệ không quá rộng; Kuo và các cộng sự (2010) cho rằng mức độ phổ biến và chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời khoảng cách công nghệ phù hợp giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư là một yếu tố quan trọng để hiệu ứng lan tỏa liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ có thể xảy ra. 9 - Kênh cạnh tranh: cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Tác động này phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp tác động cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động lan tỏa tích cực khác. Chẳng hạn, khi các doanh nghiệp FDI tung ra thị trường một loại sản phẩm mới có tính chất thay thế cho sản phẩm trước đây sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước, qua đó có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng, thậm chí ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp trong nước (Hộp 1). Kết quả là các doanh nghiệp trong nước bị tác động hoặc phải rời khỏi thị trường hoặc nếu muốn tồn tại phải điều chỉnh nhằm thích nghi với môi trường. - Kênh di chuyển lao động: là kênh tác động liên quan đến trình độ lao động, xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động tại nước nhận đầu tư đảm nhận các vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty. Việc truyền bá kiến thức có thể diễn ra thông qua kênh đào tạo ở trong nước và tại công ty mẹ. Tuy nhiên, tác động lan tỏa này chỉ thật sự xảy ra khi đội ngũ lao động có trình độ này chuyển từ doanh nghiệp FDI 10 sang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình làm việc cho các doanh nghiệp FDI vào công việc kinh doanh tiếp sau đó. Mức độ di chuyển lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự phát triển của thị trường lao động, cầu về lao động có trình độ, kỹ năng cũng như các điều kiện gia nhập thị trường khi muốn khởi sự doanh nghiệp… Trên thực tế, loại tác động lan toả này rất khó đánh giá bởi nhiều lý do: doanh nghiệp trong nước tiếp nhận lao động chuyển từ các doanh nghiệp FDI sang, nhưng không có điều kiện hoặc không tạo điều kiện cho số lao động này phát huy năng lực của mình; năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên còn do nhiều yếu tố khác như phụ thuộc vào quy mô vốn, cơ hội thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... Một số nghiên cứu định lượng chỉ ghi nhận mối quan hệ tích cực giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nước khi tiếp nhận lao động chuyển từ các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Ngược lại, không thấy mối quan hệ tích cực giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nước khi tiếp nhận lao động chuyển từ các doanh nghiệp FDI khác ngành. (Goerf H, và Strobl E., 2002) 1.3.3. Mô hình ước lượng Về mặt lý thuyết, sự xuất hiện của FDI có thể làm thay đổi năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước thông qua hiệu ứng lan tỏa. Sự xuất hiện của FDI trong ngành này có thể tác động gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành khác, nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp vẫn là các doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Do đó, tác động lan tỏa có thể nhận biết qua sự thay đổi về năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước khi xuất hiện doanh nghiệp FDI vào ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động (Kathuria, 2001). Để kiểm định sự tồn tại của tác động lan tỏa cần xem xét mối quan hệ giữa mức độ tham gia của phía các doanh nghiệp FDI ảnh hưởng như thế nào tới năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước. Trong phân tích định lượng, có thể sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để ước lượng cho “mức độ tham gia của phía các 11 doanh nghiệp FDI” như doanh thu được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI trong ngành, tỷ trọng vốn FDI trong ngành… cụ thể như: Haddad và Harision (1993) tiến hành đánh giá tác động tràn của FDI tới các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác của Ma-rốc-kô bằng cách kiểm định thay đổi khoảng cách về năng suất giữa các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có năng suất cao nhất trong cùng ngành. Kết quả cho thấy, tác động lan tỏa chỉ xuất hiện khi mức chênh lệch năng suất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI không quá lớn. Những ngành có tỷ trọng FDI lớn hơn cũng đồng thời là ngành có độ chênh lệch về mức năng suất thấp hơn và các doanh nghiệp trong nước thu hẹp dần khoảng cách về năng suất chủ yếu do áp lực cạnh tranh tạo ra bởi FDI chứ không phải do tác động tràn từ chuyển giao công nghệ. Blomstrom và Sjoholm (1999) bắt đầu bằng một hàm sản xuất giả định, theo đó năng suất lao động của doanh nghiệp i hoạt động trong ngành j phụ thuộc vào cường độ vốn, lao động có trình độ, quy mô của FDI (ví dụ do bằng tỷ trọng vốn của FDI trong doanh nghiệp), một số đại lượng đặc trưng cho doanh nghiệp và một số đại lượng đặc trưng cho ngành. Gọi Y, K, L và FDI lần lượt là giá trị gia tăng, tài sản vốn (vật chất), số lao động, đóng góp của phía nước ngoài trong tổng tài sản vốn của doanh nghiệp i, mối quan hệ trên đây được thể hiện qua hàm năng suất của doanh nghiệp i, ngành j: (1) Trong hàm năng suất trên trinhdoij và quimoij là hai biến biểu thị đặc trưng của doanh nghiệp, với trinhdoij đo lường lao động có trình độ và quimoij biểu thị cho qui mô hoặc vị thế của doanh nghiệp trong ngành có thể đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, nganhj là biến giả đặc trưng cho nhóm ngành cụ thể trong ngành j. Mặc dù phương pháp của Haddad và Harision có nhiều ưu điểm, nhưng chỉ thực hiện được khi có đủ số liệu cần thiết, trong khi điều kiện của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng không cho phép có được những thông tin chi tiết về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng