Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Sử dụng trò chơi ném bóng phát triến sức mạnh cho trẻ 5–6 tuổi trường mầm non đạ...

Tài liệu Sử dụng trò chơi ném bóng phát triến sức mạnh cho trẻ 5–6 tuổi trường mầm non đại thịnh– mê linh– hà nội

.PDF
64
39
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== TRƯƠNG THỊ THANH THÚY SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NÉM BÓNG PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TAY CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH – MÊ LINH – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non HÀ NỘI, 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== TRƯƠNG THỊ THANH THÚY SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NÉM BÓNG PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TAY CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH – MÊ LINH – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ HÀ HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN “Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Hà Giảng viên khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, cũng như các cô giáo ở trường Mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.” Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trương Thị Thanh Thúy LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trương Thị Thanh Thúy Sinh viên lớp: K41C – GDMN Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 “Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại trường Mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội. Toàn bộ những vấn đề được đưa ra bàn luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và đúng thực tế của trường Mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.” Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trương Thị Thanh Thúy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích từ viết tắt GDMN Giáo dục mầm non GDTC Giáo dục thể chất GD &ĐT Giáo dục và đào tạo GVMN Giáo viên mầm non TCVĐ Trò chơi vận động TDTT Thể dục thể thao STT Số thứ tự ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................. 2 3. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 4 1.1. Cơ sở lí luận xác định hướng nghiên cứu đề tài ....................................... 4 1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ............................................................................................. 4 1.1.2. Sự quan tâm của xã hội đối với Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ..... 5 1.2. Vị trí, vai trò và mục tiêu của Giáo dục mầm non .................................... 6 1.2.1. Vị trí và vai trò của Giáo dục mầm non ................................................ 6 1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Giáo dục mầm non ...................................... 7 1.2.3. Chương trình giáo dục thể chất ở trường mầm non ............................. 10 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................. 16 1.3.1. Đặc điểm tâm lý ................................................................................. 16 1.3.2. Đặc điểm sinh lý ................................................................................. 19 1.4. Trò chơi ném bóng trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non 22 1.4.1. Đặc điểm về trò chơi ném bóng .......................................................... 22 1.4.2. Vai trò và ý nghĩa của trò chơi ném bóng ........................................... 22 1.5. Cơ sở giáo dục sức mạnh ....................................................................... 23 1.5.1. Khái niệm và phân loại sức mạnh ....................................................... 23 1.5.1.1. Khái niệm sức mạnh ........................................................................ 23 1.5.1.2. Phân loại sức mạnh .......................................................................... 23 1.5.2. Cơ chế sinh lý điều hòa sức mạnh....................................................... 24 1.5.3. Nhiệm vụ và phương tiện giáo dục sức mạnh ..................................... 24 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ... 26 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 26 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ........................................ 26 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 26 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm .......................................................... 26 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................... 27 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm........................................................... 27 2.2.6. Phương pháp toán học ........................................................................ 27 2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 28 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 3.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất và sử dụng trò chơi ném bóng phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.......................................................................................................... 30 3.1.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất trong trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội ........................................................................... 30 3.1.2. Thực trạng về cơ sở, vật chất của nhà trường ...................................... 31 3.1.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên ......................................................... 32 3.1.4. Thực trạng sử dụng trò chơi ném bóng phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội ............................. 32 3.1.4.1. Thực trạng giảng dạy và sử dụng trò chơi ném bóng trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội trong giờ học chính khóa ............................ 32 3.1.4.2. Thực trạng quá trình sử dụng trò chơi ném bóng phát triển sức mạnh tay cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội ............................................................................................................... 33 3.1.4.3. Thực trạng sử dụng trò chơi ném bóng phát triển sức mạnh tay cho trẻ ..................................................................................................................... 34 3.2. Lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội .......................... 35 3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội .............. 35 3.2.2. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội .................................................................... 40 3.3. Đánh giá việc sử dụng trò chơi ném bóng để phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội ..................... 42 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 42 3.3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm ........................................................ 42 3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................ 43 3.3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm................................................. 43 3.3.3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm .................................................... 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Nội dung Thực trạng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Đại Thịnh Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc sử dụng trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh Kết quả phỏng vấn các giáo viên về lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội Trang 33 35 37 42 Tiến trình giảng dạy trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Đại 44 Thịnh – Mê Linh – Hà Nội Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (nA =nB =15) Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (nA =nB =15) Biểu đồ 1 Biểu đồ 2 45 46 Thành tích ném bóng trúng đích của 2 nhóm ĐC và TN trước và sau thực nghiệm 47 Thành tích ai ném xa nhất của 2 nhóm ĐC và TN trước và sau thực nghiệm 47 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non (GDMN) có một vị trí quan trọng, là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu và đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một. Giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo và đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:” “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” “Đúng vậy trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại và được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, đối với cộng đồng.” “Ở lứa tuổi này trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt, trong đó các hệ thần kinh, các cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp ngày càng được hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục một cách đúng đắn và tích cực giúp trẻ có sức khỏe tốt, phát triển cân đối, hài hòa về thể chất cũng như trí tuệ, đảm bảo sự phát triển toàn diện.” “ Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện. Là một trong những hoạt động mang tính tích cực giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Hoạt động giáo dục thể chất (GDTC) trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, nhân cách và phẩm chất cho cuộc sống, học tập và lao động và con người. GDTC cho trẻ em trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, tinh thần sảng khoái, rèn 1 luyện các kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen vận động cần thiết trong cuộc sống.” Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, học mà chơi chơi mà học. Để thực hiện tốt GDTC trong trường mầm non cần có các phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ vận động, trong đó trò chơi vận động là phương tiện giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực. “Trong chương trình giáo dục của trường mầm non Đại Thịnh có nhiều hoạt động GDTC hướng tới phát triển sức mạnh cho trẻ mầm non, trong đó có trò chơi ném bóng. Trò chơi ném bóng giúp trẻ được hoạt động linh hoạt, được giao tiếp và tương tác cùng chơi với nhau. Từ đó tạo động cơ và hứng thú cho trẻ tham gia vận động, hình thành và phát triển các yếu tố thể lực. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu thực trạng và đánh giá về hiệu quả của trò chơi trong các hoạt động GDTC cho thấy việc giáo viên sử dụng trò chơi ném bóng để giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng cho trẻ mầm non chưa được chú trọng nhiều, trò chơi còn sơ sài và đơn giản, điều đó sẽ hạn chế hiệu quả của giờ học GDTC cho trẻ ở nhà trường mầm non.” “Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về sử dụng trò chơi ném bóng phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 –6 tuổi trường Mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.” Xuất phát từ lí những do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng trò chơi ném bóng phát triến sức mạnh tay cho trẻ 5–6 tuổi trường Mầm non Đại Thịnh– Mê Linh– Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc sử dụng trò chơi ném bóng làm phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng cho trẻ sẽ giúp giáo viên có thể tổ chức đa dạng các hoạt động GDTC nhằm phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5–6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội. 2 3. Giả thuyết khoa học “Thực tế cho thấy hiệu quả giờ học GDTC của trẻ tại các nhà trường mầm non hiện nay vẫn chưa được quan tâm và chú trọng. Vấn đề thể lực của trẻ chưa được đánh giá cao, điều đó hạn chế rất nhiều khả năng vận động và sự phát triển về hình thái và chức năng của trẻ. Nếu đề tài thiết kế được các trò chơi ném bóng phù hợp và hiệu quả sẽ giúp giáo viên nâng cao khả năng lựa chọn và sử dụng trò chơi ném bóng để phát triển sức mạnh tay cho trẻ 5 – 6 tuổi, nâng cao trình độ thể lực và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội, góp phần đổi mới GDMN hiện nay.” 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận xác định hướng nghiên cứu đề tài 1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Nhận thức được vai trò quan trọng của GDMN, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm sóc và giáo dục trẻ trước tuổi học đường.” Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 149/2006/QĐ ngày 23/6/2006 phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư giáo dục mầm non, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn”. “Việc chăm sóc giáo dục mầm non cần phải thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục cho các bậc phụ huynh cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hóa phương thức chăm sóc giáo dục trẻ em”[2]. Vì vậy việc chăm sóc trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ trở thành chủ nhân của đất nước. “ Đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”[2]. Do đó, GDTC cho trẻ ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát 4 triển tốt nhất.” “Giáo dục nói chung và GDTC nói riêng cho trẻ trước tuổi đi học có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Việc chăm sóc sức khỏe và GDTC cho trẻ một cách khoa học từ khi trẻ còn nhỏ sẽ đảm bảo phát triển toàn diện, đúng hướng, làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con người.” Trong Nghị quyết số 14 NQ/TW ngày 11/01/1997 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ:“... kết hợp các biện pháp thể dục, khoa học và những biện pháp y học hiện đại để bảo vệ sức khỏe và rèn luyện các cháu, làm cho thể chất của các cháu ngay từ bé đã được nuôi dưỡng và phát triển tốt”[4]. Quan điểm chiến lược về GD&ĐT đến năm 2020 là thực hiện mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: “Ở bậc học, cấp học, ngành học nhất thiết không thể coi nhẹ việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, tạo mọi điều kiện cho các em được rèn luyện thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động thể dục thể thao, để bản thân các em được thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội”[I.3]. 1.1.2. Sự quan tâm của xã hội đối với Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non “ Các chương trình nghiên cứu giáo dục trẻ em (từ 0 – 6 tuổi) trên thế giới đều cho rằng: sự phát triển những năm đầu đời quyết định tương lai của cả cuộc đời, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là “Giai đoạn vàng”, “Cửa sổ cơ hội” để não bộ được hoàn thiện. Đây cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường sống, nội dung giáo dục. “Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Giáo dục mầm non là bước khởi đầu để các em làm quen với thế giới xung quanh.Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng dặn: “Giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện trong đó GDTC là một mặt không thể thiếu được. Nếu các đồng chí được Đảng và Nhà nước giao trọng trách giáo dục mà coi nhẹ GDTC là một điều không đúng mà còn là một sai lầm”[3]. GDTC không chỉ tác động tích cực tới quá trình phát triển và hoàn thiện thể chất mà còn là cơ 5 sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen vận động cần thiết trong cuộc sống.” “ Nhận thức được sự quan trọng của GDMN, hiện nay xã hội và các gia đình đều rất quan tâm, đầu tư cho thế hệ trẻ. Có rất nhiều các phương pháp giáo dục mới cho trẻ được xã hội quan tâm như phương pháp giáo dục sớm Montessori, phương pháp giáo dục sớm Glann Doman, phương pháp giáo dục sớm của mẹ Nhật... Các lớp học tìm kiếm, xác định tài năng cho trẻ, phát triển năng khiếu cho trẻ ngày được mở ra. Trong đó các lớp học phát triển năng khiếu về vận động, thể chất cho trẻ ngày càng được trú trọng. Cung cấp những dịch vụ chăm sóc và giáo dục chất lượng cao cho trẻ mầm non là nhiêm vụ cấp thiết để thực hiện quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai góp phần đào tạo cho đất nước.” “Trong những năm đầu đời, đặc biệt là trong 3 năm đầu nếu trẻ được sống trong môi trường, chăm sóc, giáo dục, đúng đắn và đa dạng, được kích hoạt não sớm ngay từ giai đoạn này sẽ giúp trẻ đạt được những tiềm năng, trí lực tối đa cho cả cuộc đời.” 1.2. Vị trí, vai trò và mục tiêu của Giáo dục mầm non 1.2.1. Vị trí và vai trò của Giáo dục mầm non “ Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy tại Đại hội Đảng khóa IX đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trong đó GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Theo nhà giáo dục người Ý Maria Montessori: “Thời kì quan trọng nhất của cuộc đời không phải ở tuổi đại học, mà là thời kì đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi 6 tuổi”. “Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm đặc biệt, sự quan tâm chăm lo tới sự nghiệp GDMN. Người từng căn dặn: “ Làm mẫu 6 giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”[11.15]. Lời dạy của Người vẫn luôn được cán bộ, giáo viên ngành GDMN khắc ghi và biến thành phương châm hành động.” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của từng cấp học như sau: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1” và “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”[II.2]. Nhận thức được sự quan trọng của GDMN những năm gần đây Đảng và nhà nước ta có những chính sách cụ thể nhằm phát triển GDMN như: Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến chế độ đối với GVMN...qua đó GDMN phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng để khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. “ Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đây được gọi là thời kì vàng của cuộc đời. Theo Luật trẻ em thì trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng, trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Như vậy chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là việc làm hết sức cần thiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước Việt Nam, một quốc gia có bước chuyển mạnh mẽ trên con đường xây dựng một xã hội ấm no, văn minh hạnh phúc.”” 1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Giáo dục mầm non “ GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. GDMN gồm hai giai đoạn: Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi (nhà trẻ) Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi (mẫu giáo) 7 “Quyết định 55 của Bộ Giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch của nhà trẻ - mẫu giáo, trang số 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non: “...hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam” [4]:” - Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cở thể phát triển hài hòa cân đối; - Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo...) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên; - Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh; - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận...) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học; “Thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị những tiền đề quan trọng, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để thực hiện mục tiêu GDMN thì GDTC trong trường mầm non cần thực hiện các nhiệm vụ sau:” Bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ: - Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh mà trẻ thường mắc phải, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh trẻ. Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui tươi, ngăn ngừa mọi sự mệt mỏi cho hệ thần kinh. - “ Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, vui chơi và lao động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ. Bên cạnh đó, cần tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng và đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế. Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh quần áo, vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo sự luân phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt.” 8 - “Tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng giúp cho cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối hoàn chỉnh, tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong không gian và sự thích ứng của trẻ với sự thay đổi của khí hậu, tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.” Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động; - “Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ thì chúng ta cần hình thành và phát triển, hoàn thiện các ký năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, trườn. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác vận động, phối hợp các vận động trong không gian như trái, phải, trước, sau... giúp trẻ thực hiện được nhanh nhẹn, chính xác hơn.” - “Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, đồng thời rèn luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để các động tác trở nên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, dẻo dai, không còn các động tác như lệch cổ, thè lưỡi, xô người về phía trước hay phía sau khi không cần thiết. Trẻ thực hiện các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học.” Giáo dục nếp sống có giờ giấc, hình thành thói quen vệ sinh; - Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân bằng và khó loại bỏ. - Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Thói quen này giúp trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có khả năng làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khỏe của trẻ được củng cố. 9 -“Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ sức khẻo và tăng cường thể lực. Bởi khi trẻ biết vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, giúp tăng ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên khả năng nhận thức cũng như vận động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen đó được củng cố, ổn định.” 1.2.3. Chương trình giáo dục thể chất ở trường mầm non “ Nội dung chương trình giáo dục phát triển thể chất ở trường mầm non bao gồm: Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. a. Phát triển vận động - Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.” Nội dung 3-4 tuổi 1.Tập các động tác phát triển - Hô hấp: Hít vào, thở ra. các nhóm cơ và hô hấp 4-5 tuổi 5-6 tuổi - Tay: - Tay: - Tay: + Đưa 2 tay lên + Đưa 2 tay lên + Đưa 2 tay lên cao, ra phía cao, ra phía trước, cao, ra phía trước, trước, sang 2 bên. sang 2 bên (kết +Co và duỗi tay, hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn bắt chéo 2 tay trước ngực. tay). sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Co và duỗi tay, + Co và duỗi từng vỗ 2 tay vào nhau tay, kết hợp kiễng (phía trước, phía chân. Hai tay đánh sau, trên đầu). xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. 10 - Lưng, bụng, - Lưng, bụng, - Lưng, bụng, lườn: lườn: lườn: +Cúi về phía trước. + Quay sang trái, + Cúi về phía +Ngửa người ra trước, ngửa người sau kết hợp tay ra sau. giơ lên cao, chân sang phải. + Quay sang trái, bước sang phải, + Nghiêng người sangtrái, sang sang phải. sang trái. + Nghiêng người + Quay sang trái, phải. sang trái, sang phải sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Chân: - Chân: +Bước lên phía + Nhún chân. + Đưa ra phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; + Ngồi xổm, đứng lên, bật tại trước, đưa sang ngang, đưa về chỗ. phía sau. + Đứng, lần lượt + Nhảy lên, đưa 2 từng chân co cao đầu gối. chân sang ngang; nhảy lên đưa một đứng lên; bật tại chỗ. + Co duỗi chân. 11 chân về phía trước, một chân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan