Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Sử dụng sơ đồ tư duy và tổ chức trò chơi trong giảng dạy tiết 32 bài tập chương ...

Tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy và tổ chức trò chơi trong giảng dạy tiết 32 bài tập chương v chất khí vật lý 10 ban cơ bản

.DOC
28
327
117

Mô tả:

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY TIẾT 32 BÀI TẬP CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 - BAN CƠ BẢN Bộ môn: Vật lý Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Tổ: Tự nhiên Trường THPT Nam Khoái Châu MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................... 3 I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................ 3 II- MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM......................................................... 4 III- ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.............................. 4 PHẦN II: NỘI DUNG...................................................................... 5 I- CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 5 II- SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG V.................... 6 III- GIÁO ÁN TIẾT 52: BÀI TẬP................................................... 7 IV- HIỆU QUẢ SKKN ................................................................ 15 V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 24 BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT Khí lí tưởng KLT Giáo viên GV Học sinh HS Trắc nghiệm khách quan TNKQ Sơ đồ tư duy SĐTD Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Điểm Đ PHẦN I: MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế hiện nay còn nhiều học sinh học tập còn thụ động, chưa có thói quen tự lực trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách máy móc, không tự tìm tòi kiến thức mà chỉ trông chờ vào giáo viên. Xu hướng dạy học hiện nay là “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Nhiệm vụ của giáo viên: Không những truyền thụ tri thức, mà còn là người tổ chức, điều khiển quá trình học sinh học hỏi kiến thức, phát hiện vấn đề và thảo luận để tìm tòi kiến thức. Các tiết dạy bài tập là những tiết khái quát được kiến thức cơ bản, biết vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật, giải được các bài tập theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Và quan trọng hơn nữa là phải hướng dẫn được học sinh tìm mối liên quan của các kiến thức, biết mối liên hệ kiến thức các môn học đặc biệt là kiến thức về Toán học đối với Vật lí, từ đó HS có thể tạo ra các bài tập, đồng thời giải quyết tốt các bài tập tổng hợp, phức tạp. Việc nghiên cứu sử dụng Sơ đồ tư duy và “Tổ chức trò chơi” trong dạy học cũng đã được quan tâm và thực hiện chỉ rõ học sinh sẽ cảm thấy thích thú học tập hơn, tích cực, tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập. Mặt khác: Học sinh lớp 10 là lớp đầu cấp THPT - cấp đòi hỏi tính tích cực và tự lực trong học tập cao hơn so với cấp THCS do yêu cầu về tính chất và nội dung phức tạp của kiến thức. Bên cạnh đó, khi giảng dạy chương V: CHẤT KHÍ, theo phân phối chương trình thì chỉ có một tiết bài tập, việc lựa chọn đề tài: Sử dụng:Sơ đồ tư duy và “Tổ chức trò chơi”trong giảng dạy các tiết dạy cho học sinh là hết sức cần thiết. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Sơ đồ tư duy và “Tổ chức trò chơi”trong dạy học tiết 52: BÀI TẬPchương: CHẤT KHÍ -VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. - Chỉ rõ cho học sinh cách tạo ra các kiểu bài tập, các dạng câu hỏi, bài tập tự luận, cách làm nhanh các bài tập TNKQ, và những sai lầm hay mắc phải khi trả lời các câu hỏi và làm bài tập về chất khí. III- ĐỐI TƯƠNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 10 BAN CƠ BẢN Trường THPT NAM KHOÁI CHÂU - Trong suốt quá trình giảng dạy năm học 2014-2015 và 2015-2016 PHẦN II: NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát các ý tưởng trên một phạm vi rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh …gây lên những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa( hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt. Phù hợp tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức. 2. Tổ chức trò chơi Tổ chức trò chơi là sự kết hợp của các kĩ thuật dạy học: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác, theo dự án, nhóm. Tổ chức trò chơi khơi dậy niềm đam mê, ganh đua lành mạnh tích cực phù hợp tâm lí học sinh. II- SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ - VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN 1. Sơ đồ cấu trúc: 2. Mục tiêu cơ bản - Hiểu được sơ bộ cấu trúc phân tử của chất khí và của vật chất. - Nắm được các định luật về chất khí: Bôi lơ - Ma ri ốt, Sác lơ và phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Biết vận dụng biểu thức của các định luật, phương trình trạng thái khí lí tưởng vào giải các bài tập. 3. Liên hệ với kiến thức khi học trung cấp, cao đẳng, đại học - Nắm được: Một lượng khí nhất định có thể biến đổi trạng thái qua các đẳng quá trình: Quá trình làm nóng, làm lạnh đẳng tích; Quá trình làm nóng làm lạnh đẳng áp; Quá trình nén, giãn nở đẳng nhiệt; quá trình nén, giãn nở đoạn ; Quá trình nén, giãn nở đa biến. - Trong: Chu trình động cơ đốt trong, chu trình tubin khí, chu trình động cơ phản lực, Chu trình rankine (chu trình nhà máy điện tuabin hơi) Chu trình máy lạnh, bơm nhiệt. III- TIẾN HÀNH : GIÁO ÁN: TIẾT 52: BÀI TẬP 1. Mục tiêu Kiến thức: - Nhắc lại kiến thức về câu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí. - Phương trình trạng thái của khí lí tưởng và các đẳng quá trình. Kỹ năng: - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến câu tạo chất, đén phương trình trạng thái của khí lí tưởng và các đẳng quá trình. - Giải được các bài tập liên quan đến phương trình trạng thái của khí lí tưởng và các đẳng quá trình. Thái độ: Tích cực hoạt động tư duy, tìm hiểu phương pháp, vận dụng giải bài tập. Các năng lực cần đạt: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực sử dụng kiến thức, năng lực về phương pháp. 2. Phương pháp: Tổ chức chơi trò chơi: kết hợp phương pháp nhóm, vấn đáp, thuyết trình. 3. Chuẩn bị: GV: - Chuẩn bị các bài tập. - Giao bài tập về nhà cho học sinh từ buổi học trước: Câu 1: Dùng sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức chương V: Chất khí. Câu 2: Nêu phương pháp giải chung bài tập chương V. Câu 3: Ôn lại kiến thức toàn chương V. Thông báo thể lệ cuộc thi: Lớp chia làm 3 tổ, mỗi tổ gồm 3 nhóm (khoảng 5 học sinh) trong đó có 1 nhóm trưởng làm nhiệm vụ: Chuẩn bị sơ đồ tư duy trên giấy hoặc trên máy tính để có thể trình chiếu, làm bài và xem kết quả làm bài của các bạn trong lớp, điều hành việc thảo luận, đưa ra ý kiến trước lớp và giữ trật tự trong nhóm HS: Hoàn thành nhiệm vụ được giao - Ghi chép bài tập về nhà. 4. Tiến trình: 4.1. Tổ chức(1’): - Ổn định tổ chức, cử 2 HS làm trợ giảng, thư kí. PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIẾT 52: BÀI TẬP NỘI DUNG NỘI DUNG 1. TRÌNH BÀY SĐTD CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ THANG ĐIỂM VẼ ĐÚNG:80Đ ĐẸP: 10Đ TRÌNH BÀY TỐT10Đ NỘI DUNG 2. GIẢI BÀI TẬP CHÍNH XÁC: 80Đ NHANH: 10Đ NX TỐT:10Đ NỘI DUNG 3. CÂU1 (10Đ/CÂU) CÂU 2 TRẢ LỜI NHANH CÂU3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6 CÂU 7 CÂU 8 CÂU 9 TỔNG ĐIỂM NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 4.2. Kiểm tra xen kẽ 4.3. Bài mới: Hoạt động 1(18’): PHẦN THI TRÌNH BÀY SƠ ĐỒ TƯ DUY Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bốc thăm thứ tự và trình bày ngắn gọn CÁC CÂU HỎI CÓ THỂ DÙNG ĐỂ VẤN ĐÁP HỌC SINH: Câu 1: Tại sao đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ p0T lại là đường cong hypebol? Đường đẳng áp trong hệ T0V, đường đẳng tích trong hệ p0T lại là đường thẳng,kéo dài qua gốc tọa độ? Cơ sở toán học của các đồ thị trên? Trả lời: Cơ sở toán: x=a, y=ax, y=a/x với x,y,a >0 Câu 2: Về mặt toán học có thể coi biểu thức của các định luật về chất khí là trường hợp riêng của phương trình trạng thái của khí lí tưởng không? Vì sao? Trả lời: Có thể. Vì: các định luật ứng với các quá trình: đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp. Câu 3:Từ sơ đồ tư duy trên ta thấy ở chương chất khí có những dạng bài tập cơ bản nào? Trả lời - Dùng thuyết động học phân tử giải thích các định luật về chất khí. - Xác định các thông số trạng thái thông qua các đẳng quá trình hoặc phương trình trạng thái KLT. - Xác định các thông số trạng thái thông qua đồ thị biểu diễn các đẳng quá trình - Từ các thông số trạng thái, đi vẽ đồ thị diễn tả sự biến đổi trạng thái. Câu 4: Phương pháp giải chung các bài tập tự luận của chương chất khí? Khi giải bài tập cần chú ý điều gì? Trả lời: - Bước 1: Nêu rõ các thông số trạng thái của khí. - Bước 2: Áp dụng phương trình trạng thái của KLT( hoặc các định luật về chất khí) - Bước 3: Giải và biện luận. - Chú ý: + m= hằng số ;T= toC+273(0K) + Khi thay số cần có sự đồng nhất đơn vị (Nhớ cách đổi đơn vị các đại lượng ). + Nhớ các công thức tính thể tích các hình đặc biệt (hình trụ, hình cầu) Hoạt động 2(20’): PHẦN THI: GIẢI BÀI TẬP Yêu cầu học sinh nêu phương pháp chung để giải các bài tập: Bước 1: Nêu rõ các thông số trạng thái Bước 2: Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng (hoặc các định luật về chất khí) Bước 3: Giải và biện luận Cả 3 nhóm đều thực hiện làm 3 bài tập, sau 2 phút các nhóm bốc thăm bài rồi lên trình bày Bài 1: Cho một chất khí ban đầu có thể tích 10 lít, áp suất 10 5Pa,nhiệt độ 300OK. Biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái có thể tích 5 lít, hỏi áp suất có giá trị bao nhiêu? Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ p0V. Hướng dẫn giải: Trạng thái 1: ;Trạng thái 2: Áp dụng định luật Bôi lơ _Ma ri ốt: p2= 2.105Pa. Bài 2: Cho một chất khí ban đầu có thể tích 5 lít, áp suất 2. 10 5Pa, nhiệt độ 300OK. Biến đổi đẳng tích sang trạng thái có áp suất 4.10 5 Pa, hỏi nhiệt độ có giá trị bao nhiêu? Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ p0V. Hướng dẫn giải: Trạng thái 1: Áp dụng định luật Sắc lơ: T 2 =600o K Bài 3: ;Trạng thái 2: Cho một chất khí ban đầu có thể tích 5 lít, áp suất 4.10 5Pa,nhiệt độ 600OK. Biến đổi đẳng áp sang trạng thái có nhiệt độ 900 o K, hỏi thể tích có giá trị bao nhiêu? Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ p0V. Hướng dẫn giải: Trạng thái 1: ;Trạng thái 2: Áp dụng định luật Gay luy xắc: V 2 =7,5 l CÁC CÂU HỎI CÓ THỂ VẤN ĐÁP HỌC SINH: Câu 1: Các điều cần lưu ý khi giải các bài tập trên và các kiểu câu hỏi mà đề bài có thể ra? Trả lời: Gạch chân những từ khóa quan trọng. Có thể đề bài không hỏi tường minh mà có thể hỏi dạng khác. (GV lấy một số ví dụ về các kiểu bài) Câu 2: Ba bài tập trên có điều gì đặc biệt? Trả lời: - Kết quả của bài 1 là dữ kiện của bài 2. - Ba bài tập đó thuộc 1 bài tập tổng hợp. Câu 3: Có thể chia các dạng bài tập cơ bản chương này theo các đẳng quá trình như thế nào? Trả lời: Dạng 1: Bài tập về quá trình đẳng nhiệt. Dạng 2: Bài tập về quá trình đẳng tích Dạng 3: Bài tập về quá trình đẳng áp. Dạng 4: Bài tập về phương trình trạng thái khí lí tưởng. Câu 4: Về nhà tự tạo cho mình những bài tập. Về nhà xem lại kiến thức toán về: DÃY TỶ SỐ BẰNG NHAU (LỚP7), kết hợp với các dạng bài tập phần này để giải quyết bài tập một cách nhanh nhất. Hoạt động 3 (5’): PHẦN THI: AI NHANH HƠN GV sử dụng máy chiếu, HS bốc thăm gói câu hỏi. Mỗi tổ cử ra 3 bạn làm 3 phát ngôn viên trả lời trong vòng 1 phút. GÓI CÂU HỎI 1: 1. Nhiệt độ càng cao chuyển động hỗn loạn của các phần tử khí càng lớn. Chuyển động đó gọi là:……………… (CHUYỂN ĐỘNG NHIỆT) 2. Biểu thức sau là của định luật nào? pV=hằng số (BÔI LƠ- MA RI ỐT) 3. Công thức liên hệ của nhiệt độ tuyệt đối và nhiệt độ cen xi út? (T= t+ 273) 4. Trong hệ tọa độ V0T đường đẳng áp có dạng là ………(LÀ ĐƯỜNG THẲNG MÀ KHI KÉO DÀI ĐI QUA GỐC TỌA ĐỘ) 5. So sánh V1 và V2 (V1>V2) 6. Nhiệt độ nhỏ nhất mà con người thực hiện được là ….(10-9K) 7. Các thông số trạng thái của một lượng khí: (p,T,V) 8. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thì vận tốc chuyển động nhiệt của các phần tử tăng. Giải thích định luật Sác lơ bằng thuyết động học phân tử (NHIỆT ĐỘ TĂNG, VẬN TỐC TĂNG, LỰC TÁC DỤNG TĂNG, ÁP SUẤT TĂNG) 9. Phương trình Cla pê ron có dạng: (pV/T=hằng số) GÓI CÂU HỎI 2 1. Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí mà áp suất không đổi là…(QT ĐẲNG ÁP)? 2. Biểu thức của định luật Sac lơ:…..(p/T=hằng số) 3. Ken -Vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ…….(0oK) 4. Trong hệ tọa độ p0V đường đẳng nhiệt có dạng là ……(1 ĐƯỜNG HYPE BOL) 5. So sánh p1và p2…(p2>p1) 6. 27oC=……..K (300) 7. Vật chất được chia ở những thể nào? (RẮN, LỎNG, KHÍ,plasma) 8. Coi các phân tử khí là những chất điểm chúng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Chất khí như vậy gọi là….. (KHÍ LÝ TƯỞNG) 9. ác thông số trạng thái của một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn:…. (0 oC, 1atm, 22,4 lít) GÓI CÂU HỎI 3 1. So sánh mật độ phân tử của chất rắn, chất lỏng, chất khí: (mật độ pt chất rắn > chất lỏng > chất khí ) 2. Điền số thích hợp: 2 atm =……105Pa (2,026) 3. Giải thích định luật Bôi lơ -Ma ri ốt bằng thuyết động học phân tử ?(THỂ TÍCH TĂNG, MẬT ĐỘ KHÍ GIẢM, LỰC TƯƠNG TÁC GIẢM, ÁP SUẤT GIẢM) 4. Trong hệ tọa độ p0T đường đẳng tích có dạng là….(ĐƯỜNG THẲNG MÀ KHI KÉO DÀI ĐI QUA GỐC TỌA ĐỘ) 5. So sánh T1và T2 (T1> T2) 6. Tuân theo gần đúng các định luật về chất khí là …… Tuân theo các định luật về chất khí là ……. (KHÍ THỰC, KHÍ LÍ TƯỞNG) 7. Phương trình cla pê ron - men đê ép: (pV=nRT) 8. 310oK=…….oC (37) 9. Một lượng khí xác định có thể tích 0,5 lít, áp suất 105Pa. biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái 2 có thể tích 2 lít. Hỏi áp suất? (4.105Pa) 4. 4. Củng cố1(1’): TỔNG KẾT CUỘC THI 4.5 .Hướng dẫn về nhà(1’): Tiết 53: kiểm tra 1 tiết. Giao bài tập về nhà Bài 1: Một lượng khí đựng trong xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số của lượng khí: 1,5atm, 13,5 lít, 300K. Khi pit tông bị nén, áp suất tăng lên 3,7atm, thể tích giảm còn 10 lít. Xác định nhiệt độ khi nén.(Đs:548,1oK) Bài 2: Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000 lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24 0C và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra 1 cách đều đặn.(Đs:3,3.10 3 Kg/s) Bài 3 :Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình gồm một quá trình đẳng nhiệt từ trạng thái (1) sang trạng thái (2), sau đó dãn đẳng áp đến trạng thái (3), từ trạng thái (3) làm lạnh đẳng tích trở về trạng thái (1). Biết p 1 = 2.105 Pa, V1 = 4 lít, V2 = 10 lít, Các trạng thái (1) và (2) ở nhiệt độ 400K. a. Xác định các thông số còn lại của khối khí.(Đs: 0,8.105Pa,4l,160oK) b. Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, T) và (V, T). Bài 4. 6 gam khí ở trạng thái khí ở trạng thái có p 1=6 atm; có V1=2 lít; T1=270C biến đổi đẳng áp sang trạng thái 2 có nhiệt độ T 2=6270C sau đó biến đổi đẳng tích sang trạng thái 3 có áp suất p 3=2 atm. Cuối cùng biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái 4 mà khối lượng riêng của khí lúc đó là D=2g/lit a) Tìm thể tích của khí sau khi biến đổi đẳng áp. b) Tìm nhiệt độ của khí sau khi biến đổi đẳng tích c) Tìm áp suất của khí sau khi biến đổi đẳng nhiệt d) Vẽ đường biểu diễn các biến đổi trên trên các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (p,T) Đs: a) 6 lít b) 300K c) 4 atm IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN 1. Để thấy rõ hiệu quả của SKKN tôi giảng dạy lớp 10 A5 theo “phương pháp mới”(đã trình bày ở trên) và lớp 10A7 theo giáo án truyền thống (Mọi GV hay sử dụng ) như sau: Hoạt động 1 (12 phút): Tổ chức, kiểm tra bài cũ và hệ thống hoá lại những kiến thức đã học. + Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử khí. + Phương trình trạng thái: + Các đẳng quá trình: Đẳng nhiệt: T1 = T2  p1V1 = p2V2 Đẳng tích: V1 = V2  Đẳng áp: p1 = p2  + Trình bày các dạng đồ thị (đường đẳng nhiệt trong hệ pOV, đẳng tích trong hệ pOT, đẳng áp trong hệ VOT). Hoạt động 2 (20 phút): Giải các bài tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản Bài 8 trang 159 Yêu cầu học sinh viết Viết phương trình đẳng Vì nhiệt độ của khối khí không phương trình đẳng nhiệt từ nhiệt từ đó suy ra và tính áp đổi nên ta có: đó suy ra và tính áp suất suất lúc sau. p1V1 = p2V2 lúc sau. => p2 = = 3.105 (Pa) Bài 8 trang 162 Yêu cầu học sinh viết Viết phương trình đẳng tích phương trình đẳng tích từ Vì thể tích của khối khí không đó suy ra và tính áp suất từ đó suy ra và tính áp suất đổi nên ta có: lúc sau. lúc sau. Yêu cầu học sinh tính áp => p2 = (bar) =5,42 suất trên đỉnh núi. Yêu cầu học sinh viết phương trình trạng thái.Hướng dẫn để học sinh tìm biểu thức tính thể tích theo khối lượng và khối lượng riêng. Yêu cầu học sinh thay vào, suy ra và tính khối lượng riêng của không khí trên đỉnh núi. Tính áp suất khí trên đỉnhBài 8 trang 166 núi. Áp suất không khí trên đỉnh Viết phương trình trạngnúi là: p1 = po - 314 = 760 - 314 thái.Viết viểu thức tính thể = 446 (mmHg) tích theo khối lượng và khối lượng riêng. Thay vào Theo phương trình trạng thái: phương trình trạng thái, suy ra và tính khối lượng riêng của không khí trên đỉnh núi. Thay Vo = ;V= Ta có: => 1 = = =0,7(kg/m3) Hoạt động 3: Củng cố (12’): Bài 1: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 0C để cho thể tích của nó chỉ là 4 lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 600C. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? Hướng dẫn giải: lần Bài 2: Một quả bóng có thể tích 200 lít ở nhiệt độ 280C trên mặt đất. Bóng được thả bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn 0,55 lần áp suất khí quyển ở mặt đất và có nhiệt độ 50C. Tính thể tích của quả bóng ở độ cao đó (bỏ qua áp suất phụ gây ra bởi vỏ bóng). Hướng dẫn giải: lít Bài 3: Tính khối lượng riêng của KK ở 800C và áp suất 2,5.105Pa. Biết khối lượng riêng của KK ở 00C là 1,29kg/m3, và áp suất 1,01.105Pa. Hướng dẫn giải: Bài 4- Một xy-lanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Pít tông nén khí trong xylanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất khí trong xy-lanh lúc này, coi nhiệt độ của khí không đổi. ĐS: 3.105Pa Hoạt động 4(1’): Hướng dẫn về nhà:Tiết sau kiểm tra 1 tiết Sau đó cho 2 lớp tiến hành Kiểm tra:15’ Xét 0,1 mol khí trong điều kiện chuẩn: áp suất 1 atm, nhiệt độ 0 oC (1 mol khí có thể tích 22,4 l). a. Tính thể tích Vo của khí. Vẽ trên đồ thị p-V điểm A biểu diễn trạng thái nói trên. b. Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi. Khi thể tích của khí là V 1=0,5Vothì áp suất p1 của khí là bao nhiêu? Vẽ trên cùng đồ thị điểm B biểu diễn trạng thái này. Sau đó, khí biến đổi đẳng tích tới áp suất 3 atm. Vẽ trên cùng đồ thị điểm C biểu diễn trạng thái trên. c. Vẽ đường biểu diễn sự biến đổi trạng thái trên. Đường biểu diễn có dạng gì? ĐÁP ÁN Đáp án Thang điểm a. 3đ Điểm A có 4đ b. Theo định luật Bôi-lơ-Ma-riốt: 3đ Điểm B có: ; Điểm C có: c. Theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: pV=hằng số= Theo định luật Sác lơ: V2=V1=1,12l Đường biểu diễn AB là một cung hyperbol, đường biểu diễn BC là một đoạn thẳng kéo dài vuông góc với trục OV. 2 Kết quả có được khi khảo sát tại 2 lớp :10A5 VÀ 10A7 (Sĩ số, học lực 2 lớp tương đương nhau) CÁCH SOẠN GIẢNG CÁCH SOẠN GIẢNG MỚI TRUYỀN THỐNG (LỚP 10A5-sĩ số 35) (LỚP 10A7 -sĩ số 34) (sử dụng SĐTD và tổ chức trò chơi) + Phần ôn lại kiến thức cũ: HS + Phần ôn lại kiến thức cũ: HS cần rà soát lại chỉ cần học thuộc lòng(đôi khi học kiến thức và bài tập toàn chương, phải tạo ra vẹt) một sợi dây nối kiến thức của từng phần (giúp HS nhớ kiến thức một cách lôgic) + Phần giải bài tập: Từ sơ đồ tư duy, kết hợp + Phần giải bài tập: HS chỉ cần với những câu hỏi vấn đáp của GV, HS có thể coi một bài toán Vật lí như một khái quát được các dạng bài tập có thể xuất hiện bài toán của môn Toán, áp dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan