Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)...

Tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

.PDF
90
44571
225

Mô tả:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Phân tích và lý giải: Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. 2. Bình luận, đánh giá: a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định: - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. 2. Chứng minh: Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. 3. Đánh giá: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – Lớp 10 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 Ý Nội dung Điểm Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim Phân tích và lí giải những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để 1 dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể 1 hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. Bình 0,5 luận, - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. đánh giá: - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. 0,25 c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái 0,25 kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. 2 - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. Giải thích - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của nhận định: mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói 1 chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh Chứng minh: 1 trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. 1 + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. 2 - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể 1 hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây Đánh giá: cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong 1 các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. Së GD Vµ §T VÜNH PHóC TRƯỜNG THPT S¤NG l¤ ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm). “ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (7 điểm). “ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục). Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………….Hết…………………… Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng……….. Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Së GD Vµ §T VÜNH PHóC TRƯỜNG THPT S¤NG l¤ ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm). “ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (7 điểm). “ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục). Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………….Hết…………………… Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng……….. Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) --Đáp án có 02 trang-- Câu 1( 3 điểm) 1.Yêu cầu kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các nội dung sau: Câu 1 ý 1 2 3 4 Nội dung 1. Giải thích - Tình bạn : là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau. - Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. => ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tác giả so sánh để thấy: tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. 2.Chứng minh vấn đề: - Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, sùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao ( Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Các Mác – Lê Nin. Bá Nha – Tử kì…) - Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. + Khi vui: + Khi buồn ( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng minh). + Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy sinh vì nhau. => Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được. 3. Bình luận: Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người. Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình bạn. 4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần: Điểm 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 - Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau. - Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc. => Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp. Câu 2 ( 7 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm. 2. Yêu cầu kiến thức: Câu ý Nội dung Điểm 2 * Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 * Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: 1 1.Nêu khái niệm về truyện cổ tích. 0,5 Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có áp bức bóc lột…Trong đó , những con người thấp cổ bé họng là nạn nhân đau khổ nhất. 2 2.Truyện cổ tích kể về những con người bình thường trong xã 4,0 hội: Qua truyện cổ tích tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, chịu mọi bất công của giai cấp mình. - Số phận của những người lao động nghèo khổ. - Số phận của những người bị áp bức, bóc lột sức lao động. - Số phận những người bị lừa gạt. - Số phận những người bị đối xử bất công, bị khinh miệt, bị thua thiệt trăm bề. ( Lấy dẫn chứng trong các truyện : Chử Đồng Tử; Tâm Cám; Cây tre trăm đốt; Thạch Sanh….) 3 3. Tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động: - Nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng, lòng tin vào 3,0 sự chiến thắng của lẽ phải của điều thiện. + Trong đói nghèo, thiếu ăn họ vẫn mơ về ột cuộc sống ấm no. + Mơ về sự công bằng. + Luôn tin vào sức mạnh của tình yêu, của lao động. - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. 1,5 ( Lấy dẫn chứng ,chứng minh cho các luận điểm trên). * Kết bài: khẳng định rõ hơn vấn đề. 0,5 Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh có dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm. Bài viết không mắc lỗi.Diễn đạt mạch lạc, có sức hấp dẫn. Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Câu 2:(12 điểm) “Lịch sử văn học của một dân tộc, xét đến cùng, là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.” (Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 1, NXB Giáo dục năm 2007, trang 11) Bằng những hiểu biết về thơ văn trung đại đã học ở chương trình Ngữ văn 10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ) mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người. (2.0đ) - Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn: + Làm rõ: Thế nào là tự học? + Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống.... - Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có giá trị, … đều phải thông qua tự học. (2.5đ) - Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp (2.5đ) cho cuộc sống: + Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông . + Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học có phương pháp. + Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới. (0.5đ) - Bài học rút ra: + Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. + Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học. 2 + Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy. Câu 2:(12 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Dẫn chứng chính xác, chọn lọc. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Văn học là tấm gương phản ánh đời sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm con người của mọi dân tộc. - Giải thích đúng ý nghĩa của nhận định: (3,0đ) + Văn học phản ảnh chân thực đời sống tư tưởng, tâm hồn con người. Qua văn học có thể thấy được chân dung tâm hồn dân tộc. + Văn học Trung đại phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn con người thời đại: yêu nước, anh hùng, nhân nghĩa - Chứng minh qua một số tác phẩm (6,0 điểm) - Tư tưởng yêu nước. - Chủ nghĩa anh hùng. - Tư tưởng nhân nghĩa. ( có thể kết hợp chứng minh các nội dung cùng lúc). - Đánh giá chung (2,0 điểm) + Khẳng định tính đúng đắn của nhận định. + Khẳng định giá trị nội dung – tư tưởng của Văn học Trung đại (1.0đ) (1.5đ) (1.5đ) (2.0đ) (2.0đ) (2.0đ) (1.0đ) (1.0đ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT 3 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Câu 2:(12 điểm) “Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật” (Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục năm 2007, trang 23) Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ) mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người. (2.0đ) - Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn: + Làm rõ: Thế nào là tự học? + Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống.... - Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có giá trị, … đều phải thông qua tự học. (2.5đ) - Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp (2.5đ) cho cuộc sống: + Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông . + Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học có phương pháp. + Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới. (0.5đ) - Bài học rút ra: + Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. + Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học. 2 + Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy. Câu 2:(12 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Dẫn chứng chính xác, chọn lọc. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: VHDG có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. (1.0đ) - Giải thích : (4.0đ) + Lời nhận định đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của bộ phận văn học dân gian trong nền văn học dân tộc. + Nguồn vô tận mà văn học dân gian đem đến cho sự sáng tạo nghệ thuật chính là nền tảng ban đầu, là nguồn chất liệu giàu đẹp, là pho kinh nghiệm mẫu mực về sáng tạo nghệ thuật. - Chứng minh: (6.0đ) + Văn học dân gian có nội dung phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của con người Việt Nam, là nguồn cảm hứng cho các tác giả văn học viết + Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật. + Lịch sử văn học đã cho thấy được sự tác động mạnh mẽ của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết - Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của lời nhận định. Bày tỏ thái độ trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học dân gian và vấn đề bản sắc dân tộc. (1.0đ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan