Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng hợp đồng giao sau trong quản trị rủi ro biến động giá cà phê xuất khẩu t...

Tài liệu Sử dụng hợp đồng giao sau trong quản trị rủi ro biến động giá cà phê xuất khẩu tại việt nam

.PDF
83
25320
109

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1: Một số khái niệm về hợp đồng.................................................................... Tr3 1.1.1: Hợp đồng giao ngay ............................................................................... 3 1.1.2: Hợp đồng kỳ hạn .................................................................................... 3 1.1.3: Hợp đồng giao sau ................................................................................. 3 1.1.4: So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau ........................................ 5 1.2: Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng giao sau ................................................... 5 1.2.1: Phòng ngừa rủi ro biến động giá ............................................................ 5 1.2.2: Đầu cơ kiếm lời ..................................................................................... 6 1.3: Mối quan hệ thị trường giao sau- thị trường giao ngay ................................... 6 1.3.1: Liên kết thị trường giao ngay – thị trường giao sau ................................ 6 1.3.2: Sự hội tụ giá giao ngay – giao sau ......................................................... 7 1.3.3: Đóng một hợp đồng giao sau .................................................................. 9 1.4: Định giá hợp đồng giao sau ............................................................................ 9 1.5: Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau ..... 10 1.5.1: Xác định các hệ số phòng ngừa, số lưọng hợp đồng tối ưu ................... 10 1.5.2: Các cơ chế phòng ngừa rủi ro. ............................................................. 11 1.5.2.1: Phòng ngừa vị thế bán. ................................................................ 11 1.5.2.2: Phòng ngừa vị thế mua ................................................................. 12 1.5.3: Basic. ................................................................................................... 13 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIỀN ĐỘNG GIÁ. 2.1: Tổng quan ngành cà phê. ............................................................................ 14 2.1.1: Ngành cà phê thế giới .......................................................................... 14 2.1.1.1: Tình hình sản xuất........................................................................ 15 2.1.1.1.1 Thị trường các khu vực ......................................................... 16 2.1.1.2: Tình hình xuất khẩu .................................................................... 16 2.1.1.3: Tình hình tiêu thụ ........................................................................ 17 2.1.1.4: Diễn biến giá cả ........................................................................... 18 2.1.1.5: Phân tích biến động giá cà phê thế giới ........................................ 20 2.1.2: Ngành cà phê Việt Nam ...................................................................... 22 2.1.2.1: Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam. ....................................... 22 2.1.2.2: Tình hình xuất khẩu .................................................................... 23 2.2: Phân tích biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. .................................................................................... 27 2.2.1: Trường hợp biến động giá tăng ....................................................... 27 2.2.2: Trường hợp biến động giá giảm ...................................................... 29 2.3: Tình hình sử dụng giao dịch giao sau trên thế giới ....................................... 30 2.3.1: Sàn giao dịch LIFFE ............................................................................ 30 2.3.2: Sàn giao dịch NYBOT ......................................................................... 31 2.4: Tình hình sử dụng giao dịch giao sau ở Việt Nam......................................... 33 2.4.1: Tình hình kinh doanh trên thị trường ................................................... 33 2.4.2: Doanh nghiệp VN thực hiện giao dịch giao sau qua ngân hàng............. 35 2.4.2.1: Giao dịch qua Techcombank ........................................................ 37 2.4.3: Giới thiệu hoạt động sàn giao sau cà phê Buôn Ma Thuật (BCEC) ....... 38 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM. 3.1: Kết quả khảo sát việc thực hiện giao dịch giao sau tại các doanh nghiệp XNK cà phê VN .................................................................................................. 41 3.1.1: Nguyên nhân ảnh hưởng tới giá cà phê ................................................. 41 3.1.2: Các nguyên nhân TTGS Việt Nam chưa phát triển ............................. 42 3.2: Các giải pháp phát triển ............................................................................... 44 3.2.1: Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về giao dịch giao sau ....................... 44 3.2.2: Nâng cao nhận thức và nguồn nhân lực tham gia TTGS ...................... 45 3.2.3: Từng bước xây dựng và phát triển trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuật .................................................................................................................. 45 3.2.4: Nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp ............................... 46 3.2.5: Có sự liên kết giữa các doanh nghịêp sản xuất, kinh doanh .................. 46 3.2.6: Phát triển thương mại điện tử ............................................................. 47 3.2.7: Thành lập các trung tâm tư vấn về pháp luật liên quan đến TTGS ........ 47 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: So sánh hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng giao sau ..................................... 5 Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu qua các năm ........................................................ 15 Bảng 2.2: Giá trị và sản lượng cà phê xuất khẩu .................................................. 17 Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ............................................................................... 18 Bảng 2.4: Sản lượng cà phê phân theo loại .......................................................... 19 Bảng 2.5: Diễn biến tình hình sản xuất, xuất khẩu 1994-2007 ............................. 24 Bảng 2.6: 10 công ty có kim ngạch cà phê lớn nhất vụ mùa 2005- 2006 .............. 25 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.3.1, 1.3.2, 1.3.3: Sự hội tụ giá giao ngay – giao sau ............................ 7,8 Biểu đồ 1.5.1, 1.5.2: Cơ chế phòng ngừa rủi ro .................................................... 11 Biểu đồ 1.5.3, 1.5.4: Trường hợp Basic biến động ............................................... 13 Biểu đồ 2.1: Biến động giá cà phê Robusta trên sản Liffe .................................... 18 Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới .......................................................................... 20 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trồng phân theo địa lý .......................................................... 23 Biểu đồ 2.4: Lượng và giá cà phê tháng 12/06 - T12/07....................................... 26 Biểu đồ 2.5: Lượng và giá cà phê vụ mùa 2001- 2008 ......................................... 26 Biểu đồ 2.6: Sơ đồ thực hiện hợp đồng giao sau trên Nybot................................. 31 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ đánh giá mức độ hữu ích của HĐGS................................... 35 Biểu đồ 2.8: Hệ thống giao dịch trên sàn BCEC .................................................. 38 Biểu đồ 3.1: Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cà phê ..................... 42 Biểu đồ 3.2: Đánh giá các yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp XNK cà phê... 42 LỜI KẾT 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài : Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, hơn nữa Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giá cả với các nước trên thế giới. Các công cụ giảm thiểu rủi ro tài chính còn rất thiếu và yếu. Với công dụng là một công cụ hỗ trợ người trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê trong việc quản trị rủi ro về giá và đảm bảo đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hợp đồng giao sau thực sự là một biện pháp hữu hiệu. Điều này đã được kiểm chứng bằng sự phát trển cực kì mạnh mẽ của các thị trường giao sau trên thế giới. Tuy nhiên thị trường giao sau nông sản nói chung và thị trường giao sau cà phê Việt Nam nói riêng còn rất xa lạ với người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Với mong muốn hợp đồng giao sau cà phê ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp và mong muốn góp phần phát triển thị trường giao sau Việt Nam ngang tầm khu vực. Tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài : Sử Dụng Hợp Đồng Giao Sau Trong Quản Trị Rủi Ro Biến Động Giá Cà Phê Xuất Khẩu Tại Việt Nam 2 Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu tình hình thực tế sử dụng đồng giao sau ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng hợp đồng giao sau trong công tác quản trị rủi ro biến động giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam. 3 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh. 4 Phương pháp thu thập số liệu: 2 Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua các website, các báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, tổ chức hiệp hội cà phê Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn tình hình kinh doanh, thực hiện hợp đồng giao sau trực tiếp tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các bản câu hỏi phỏng vấn. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1 Một số khái niệm về hợp đồng. 1.1.1 Hợp đồng giao ngay: Là thoả thuận giữa người mua và người bán về hàng hoá giá cả việc giao nhận và thanh toán hoặc là ngay lập tức hoặc là ít lâu sau đó. 1.1.2 Hợp đồng kỳ hạn : Là một thoả thuận giữa hai bên người mua hoặc người bán trong đó yêu cầu giao hàng tại một thời điểm với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay. 1.1.3 Hợp đồng giao sau: Định nghĩa: Là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Các hợp đồng được giao dịch trên sàn Giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hằng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại. Đặc Điểm: 1. Giá trị thị trường hình thành công khai và minh bạch Các thông tin về nguồn cung cầu đều được đưa vào trong thị trường khi người mua người bán đạt đến điểm thoả thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố. Giá cả được hình thành qua hệ thống đấu giá công khai là biểu hiện của một cơ chế giá được hình thành từ quan hệ cung cầu. 3 2. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai tuy nhiên có tính thanh khoản cao. Khi lập một hợp đồng giao sau thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong mối liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thoả thuận trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên các bên tham gia trên hợp đồng giao sau có thể thoát khỏi nghĩa vụ của mình bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ mua hàng hoá vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao sau. Ngược lại người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán hàng hoá vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau. 3. Có công cụ loại bỏ rủi ro tín dụng Thứ nhất: Hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối mỗi ngày giao dịch theo ngôn ngữ của thị trường giao sau thì hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền mặt, hoặc điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Bởi vì thời hạn thực hiện của một hợp đồng giao sau được rút ngắn bởi hành vi điều chỉnh theo thị trường, rủi ro không thanh toán của bên mua hoặc bán vậy mà giảm đi. Đặc tính thứ hai: Tất cả các thành viên tham gia thị trường - người bán và người mua đều như nhau - thực hiện một khoản ký gửi được gọi là khoản ký quỹ do vậy hợp đồng giao sau giúp làm giảm rủi ro không thanh toán. Nếu hợp đồng của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản ký quỹ vào cuối ngày. Ngược lại nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, khoản lỗ sẽ được trừ ra. Và nếu số dư tài khoản ký quỹ dưới mức tối thiểu đã được thỏa thuận nào đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký quỹ bổ xung hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng. Vì phương pháp này thông thường sẽ đóng bất kỳ vị thế nào trước khi tài khoản ký quỹ hết tiền, rủi ro thực hiện chủ yếu đã được giảm bớt. 4 4. Tổng lợi nhuận bằng không Các giao dịch hợp đồng giao sau đều chịu quá trình thanh toán hàng ngày khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại do vậy tổng lợi nhuận của thị trường luôn bằng không. 1.1.4 So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau Bảng 1.1: So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau So Sánh Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau Thị trường Phi chính thức thông qua điện Chính thức qua sàn giao dịch giao dịch thoại toàn cầu trung tâm và hệ thống thông tin toàn cầu Quy mô hợp Thiết kế thích hợp cho nhu Được tiêu chuẩn hoá đồng cầu từng cá nhân Tính thanh Hầu hết được quyết toán bởi khoản các giao nhận tiền mặt thực sự ít có giao nhận thực sự Ký quỹ Thường là không, đôi khi đòi Bắt buộc ký gửi với một số hỏi hạn mức tín dụg từ 5%- lượng nhất định và điều chỉnh 10% theo thị trường hàng ngày. Chi phí giao Được xác định bởi chênh lệch Phí môi giới thoả thuận dịch giá mua và giá bán của ngân Hầu hết được bù trừ vị thế, rất hàng Nhà đảm bảo Không Thị trường Công ty thanh toán bù trừ Phải thanh toán với ngân hàng Có thể bán trên thị trường thứ cấp 1.2 Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng giao sau. 1.2.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hoá thực nhưng lo lắng về việc giá 5 hàng hoá sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hoá đó trên thị trường. Thực hiện một hợp đồng giao sau đối nghịch với vị thế trên thị trường giao ngay sẽ làm giảm rủi ro. Ví dụ nếu bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu nắm giữ cà phê có thể phòng ngừa giá trị lô hàng bằng cách bán một hợp đồng giao sau. Nếu giá cà phê giảm, lô hàng mất giá trị nhưng giá của hợp đồng giao sau cũng có khả năng giảm. Bởi vì bạn đang bán hợp đồng giao sau, bạn có thể mua lại nó với giá thấp hơn, như vậy sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận. Khoản thu được từ vị thế giao sau sẽ bù đắp được một phần lỗ của lô hàng. Như vậy tham gia thị trường giao sau để đạt được sự bảo vệ đối với sự thay đổi giá cả thông qua mua hoặc bán các hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hoá để giảm rủi ro giá cả. Lợi ích cho người nông dân nếu giá xuất khẩu lên cao thì doanh nghiệp mua cà phê của nông dân giá cao. Còn giá xuất khẩu rớt thì ép giá người trồng cà phê. Với hợp đồng tương lai, doanh nghiệp sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường trong nước khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn có lời. 1.2.2 Đầu cơ kiếm lời Những người tham gia thị trường giao sau với mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc dự đoán biến động giá cả trong tương lai. Khi tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu cơ họ chấp nhận rủi ro giá cả và làm tăng tính thanh khoản của thị trường giao sau. 1.3 Mối quan hệ thị trường giao sau- thị trường giao ngay 1.3.1 Liên kết thị trường giao ngay – thị trường giao sau Thị trường giao ngay: Các thị trường điạ phương nơi những người mua và bán điều đình song phương về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời gian giao hàng. Hàng hoá thực sự được trao đổi giữa người mua và người bán. Thị trường giao sau: Người mua và người bán trao đổi hợp đồng trong đó xác định trước về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời gian giao hàng cho một hàng hoá cụ thể. Thị trường giao sau được coi là một thị trường “giấy” vì hàng hoá cụ thể ít được trao đổi giữa người mua và người bán. Giá giao sau được coi như là một chuẩn mực cho giá giao ngay. 6 Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao ngay. Mối quan hệ này được đo lường bằng basic. Basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Basic sẽ âm khi giá giao ngay thấp hơn giá giao sau hoặc là dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao sau Basic =giá giao ngay – giá giao sau. 1.3.2 Hội tụ giá giao ngay và giá giao sau Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng một mức độ. Sở dĩ như vậy là do các cam kết hợp đồng giao sau có thể hoặc là được thực hiện bởi một động tác giao nhận hàng hoá thực giữa hai bên hoặc là xảy ra dưới các thanh toán tiền mặt tiêu biểu cho giá trị của lô hàng. Mối quan hệ này thường được gọi là sự đe doạ về giao nhận hàng. Sự đe doạ về giao nhận hàng này được biểu hiện qua cơ chế sau:  Nếu như người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn nhiều so với giá giao sau. Thì người bán trên thị trường giao ngay có thể bán giao sau. Việc khan hiếm hàng trên thị trường giao ngay làm cho những người mua tăng giá giao ngay lên. Đồng thời lúc này do áp lực bán trên thị trường giao sau tăng lên làm giá giao sau giảm đi. Chính vì thế giá giao sau và giá giao ngay sẽ hội tụ về với nhau. Giá tương lai Giá giao ngay Giá giao ngay Giá tương lai 7 Hình vẽ 1.3.1 Hình vẽ 1.3.2  Ngược lại nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau người mua giao ngay có thể mua giao sau. Người mua nhận hàng với giá giao sau thấp và bán chúng lại trên thị trường giao ngay với giá cao hơn, làm tăng giá giao sau và giảm giá giao ngay cho đến khi chúng đạt đến một mức cân bằng mọi người không thể làm như thế để kiếm lời. Hình vẽ 1.3.2 Nói tóm lại: Nỗi lo sợ về giao nhận hàng hoá đảm bảo cho sự hội tụ giá giao ngay và giá giao sau theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và giá giao sau. Sự hội tụ giá giao ngay và giá giao sau còn được đo lường bởi Basic Basic dương: Nếu giá giao ngay cao hơn giá giao sau nhà sản xuất sẽ bán giao ngay hàng hóa của mình và mua giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế sẽ tạo sức ép giảm giá giao ngay. Trong đó có nhiều người mua, nên sẽ làm cho giá giao sau tăng lên. Cho đến khi chúng đạt đến mức cân bằng. Basic âm: Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ nắm giữ hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao sau. Trong khi đó, việc thiếu vắng những người bán hàng trên thị trường giao ngay làm cho người mua tăng giá mua lên. Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau Bán giao sau Nhiều người bán làm giảm giálàm bán Nhiều người bán giảm giá bán giao ngay Kết quả: giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Ít người bán làm tăng giá mua 8 Hình vẽ: 1.3.3 Sự hội tụ giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn Ngay tại lúc đáo hạn, giá của hợp đồng giao sau phải là giá giao ngay. Nói một cách khác, nếu bạn tham gia vị thế mua hợp đồng giao sau sẽ đến đáo hạn ngay sau sau đó là bạn đã đồng ý mua một tài sản ngay sau đó, trả bằng giá giao ngay. Điều này giống như giao dịch giao ngay. 1.3.3 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá trình giao hàng hoặc là thông qua bù trừ. Trong trường hợp, hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt, sẽ không có các cuộc giao nhận xảy ra. Trong trường hợp có giao nhận hàng các bên phải chuẩn bị các điều kiện để việc giao nhận hàng hoá diễn ra theo ý mình mong muốn. Trong trường hợp thanh toán bù trừ người nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái ngược với vị thế giao sau hiện tại. Nếu bán:  Giao hàng hoá và chấp nhận thanh toán theo các quy định về thời hạn và địa điểm giao hàng.  Mua lại ( trên thị trường giao ngay) một số lượng tương tự hợp đồng giao sau ( bù trừ vị thế ban đầu) Nếu mua:  Nhận hàng hoá và chi trả đầy đủ theo các quy định về thời hạn và địa điểm giao hàng  Bán lại (trên thị trường giao ngay) một số lượng tương tự hợp đồng giao sau (bù trừ vị thế giao sau) 1.4 Định giá hợp đồng giao sau. Thuật ngữ giá cả so với giá trị 9 Khi bạn nắm giữ một tài sản nào đó, nghĩa là bạn đang bị tài sản đó “chiếm dụng tiền” trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy nếu như bạn vẫn chấp nhận nắm giữ tài sản đó, tài sản đó có giá trị ít nhất cũng phải bằng với giá cả của nó. Nếu giá trị tài sản không tương xứng với giá cả của chúng bạn sẽ bán chúng đi. Giá trị chính là hiện giá dòng tiền nhận được trong tương lai, với suất chiết khấu phản ánh cơ hội phí của đồng tiền và cộng thêm với một phần bù rủi ro nhất định nào đó. Khi mua bán một hợp đồng giao sau chúng ta phải phân biệt thuật ngữ giá cả (price) so với giá trị (value). “Giá cả” giao sau là một con số cụ thể, trong khi đó giá trị lại là một cái gì đó trừu tượng. Tuy nhiên giá trị ban đầu của một hợp đồng giao sau là bằng không do có lẽ đơn giản là vì không bên nào phải chi trả và cũng không bên nào nhận được bất kỳ lượng giá trị nào của tiền tệ. Chúng ta ký hiệu : ft(T) là giá cả của hợp đồng giao sau Vt(T) là giá trị của hợp đồng giao sau Giá trị ban đầu của một hợp đồng giao sau là bằng không ta có: V0(T)= 0. Giá giao sau lúc đáo hạn: Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất đó là giá của hợp đồng giao sau lúc đáo hạn bằng với giá giao ngay một hợp đồng như vậy đòi hỏi việc giao nhận hàng ngay sau đó. Như vậy, hợp đồng bằng với giao dịch giao ngay và vì thế giá của nó phải bằng với giá giao ngay: FT(T) = ST Dòng tiền hợp đồng giao sau : Ngày Dòng tiền giao sau 0 0 1 f1(T) - f0(T) 2 f2(T) - f1(T) … T-1 T fT-1(T) – fT-2(T) fT(T) –fT-1(T) =ST –fT-1(T) 1.5 Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau. 10 1.5.1 Xác định tỷ số phòng ngừa Tỷ số phòng ngừa là số lượng hợp đồng giao sau mà một người cần sử dụng để phòng ngừa độ nhạy cảm cụ thể nào đó trên thị trường giao ngay. Về phương diện kỹ thuật tỷ số phòng ngừa là giá trị của vị thế giao sau so với giá trị của vị thế giao ngay. Chúng được sử dụng để xác định số lượng hợp đồng giao sau cần thiết. Do vậy ta đặt tỷ số phòng ngừa như là số lượng hợp đồng giao sau. Tỷ số phòng ngừa được thiết lập sao cho khoản lãi hay lỗ trên hợp đồng giao sau phải tương thích với khoản lãi hay lỗ trên hợp đồng giao ngay. Không có một phương pháp nào chính xác để xác định tỷ số phòng ngừa trước khi tiến hành phòng ngừa. Tuy nhiên có nhiều phương pháp ước lượng chúng. Cách đơn giản nhất là thực hiện vị thế trên thị trường giao sau tương đương với quy mô trên thị trường giao ngay. Ví dụ bạn đang nắm giữ 52 tấn cà phê giá bán giao ngay 4.000đ/kg giá trị lô hàng 208 triệu. Bạn sẽ nắm giữ hợp đồng giao sau trị giá 208 triệu. Nếu giá giao sau là 4200đ/kg mỗi hợp đồng 1 lot 5tấn*4200kg=21 triệu. khi đó bạn sẽ bán 208/21=10 lot trên thị trường giao sau. 1.5.2 Các cơ chế phòng ngừa rủi ro Vị thế bán: Là người bán trên hợp đồng giao sau, với ý định mua lại chúng sau đó ở một mức thấp hơn để kiếm lời. ( Hình 1.5.1) Vị thế mua: Là người mua trên hợp đồng giao sau, với ý định bán lại chúng sau đó ở một mức cao hơn để kiếm lời. ( Hình 1.5.2) Bán Bán Lợi nhuận Lợi nhuận Mua Mua Hình vẽ: 1.5.1 Hình vẽ: 1.5.2 11 1.5.2.1 Phòng ngừa vị thế bán: ( Mua giao ngay, bán giao sau ). Người phòng ngừa rủi ro hiện đang nắm giữ một tài sản (vị thế mua giao ngay) và đang lo ngại về một sự giảm giá của tài sản, có thể xem xét phòng ngừa với vị thế bán trên hợp đồng giao sau. Nếu giá giao ngay và giá giao sau di chuyển cùng chiều với nhau, phòng ngừa rủi ro sẽ giảm thiểu được một số nguy cơ. 1.5.2.2 Phòng ngừa vị thế mua: ( Bán giao ngay, mua giao sau ). Trong trường hợp bạn đang dự định mua một tài sản trong tương lai. Do lo ngại rằng giá tài sản sẽ tăng nên bạn mua một hợp đồng giao sau. Sau đó, nếu giá tăng lên, giá giao sau cũng sẽ tăng lên và tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau. Khoản lãi ít nhất đủ bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản. Do chúng có liên quan đến giao dịch dự kiến nên đôi khi còn được gọi là phòng ngừa tiên liệu. Một dạng khác của phòng ngừa vị thế mua có thể xảy ra khi bạn đang ở trong vị thế bán tài sản. Cách phòng ngừa này ít phổ biến nhưng thích hợp cho những ai đã ở vị thế bán giao sau cổ phiếu và lo ngại rằng thị trường lên giá. Thay vì kết thúc vị thế bán, sẽ mua hợp đồng giao sau và thu được lãi trên vị thế mua, ít nhất cũng bù đắp phần lỗ trên vị thế bán của cổ phiếu. Trong mỗi trường hợp trên người phòng ngừa rủi ro đã nắm giữ một vị thế trên thị trường giao ngay và do đó phải chịu rủi ro. Giao dịch giao sau được xem như là thay thế tạm thời cho giao dịch giao ngay. Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua Mở cửa giao dịch giao sau Bán giao sau Mua giao sau Đóng cửa giao dịch giao sau Mua giao sau Bán giao sau Giao ngay Mua Bán Sụt giảm trong giá giao sau Lãi Lỗ Gia tăng trong giá giao sau Lỗ Lãi Sụt giảm trong giá giao ngay Lỗ Lãi Gia tăng trong giá giao ngay Lãi Lỗ 1.5.3 Basic 12 Hiệu quả của việc phòng ngừa cho vị thế bán hay vị thế mua còn phụ thuộc vào biến động của basic. 1.5.3.1 Trường hợp basic là một hằng số tức là giá giao ngay thay đổi cùng chiều hướng và cùng một mức độ với giá giao sau khi đó phần lợi nhuận trên thị trường này sẽ bằng đúng phần lỗ trên thị trường kia. Đây là phòng ngừa rủi ro hoàn hảo. Tuy nhiên trên thực tế điều này rất ít khi xảy ra. 1.5.3.2 Basic biến động Basic thu hẹp Basic dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao sau. Nếu giá giao ngay tăng chậm hơn giá giao sau, ta có một hiệu ứng tổng thể là xuất hiện một khoản lỗ ròng cho nhà sản xuất ở vị thế bán hợp đồng giao sau. Hình 1.5.3 Bacsic mở rộng: Nếu giá giao ngay tăng nhanh hơn giá giao sau như trong hình thì người bán giao sau sẽ thu được khoản lãi trên thị trường giao ngay nhiều hơn khoản lỗ trên thị trường giao sau. Do vậy lợi nhuận ròng sẽ thu dược một khoản lãi. Hình 1.5.4 Giao ngay Giao ngay Giao sau Giao sau Hình 1.5.3 Hình 1.5.4 Trường hợp hoàn toàn ngược lại với người phòng ngừa vị thế mua Ta có thể tóm lược các tác động của Basic cho các kịch bản sau : Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua 13 Basic kì Basic mở rộng Basic thu hẹp Lãi Lãi Lỗ Lỗ Lỗ Lãi Basic mở Basic thu vọng rộng hẹp Âm Lỗ Dương Lãi CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIỀN ĐỘNG GIÁ. 2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê 2.1.1 Ngành cà phê thế giới. Cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện ở Ethiopia cách đây khoảng 2000 năm, truyền thuyết kể rằng, một người chăn dê ở Ethiopia đã phát hiện ra cây cà phê và hái hạt để đãi khách trong một bữa tiệc của ông ta. Sau đó những hạt cà phê này được đem đi thử nghiệm và đã phát hiện ra có những năng lượng khác thường. Những thầy tu trong địa phương đã đưa cà phê là một loại đồ uống. Vào thế kỷ thứ 10 các nhà thương gia đã mua hạt cà phê mang đến Ả-rập, ở đó các nhà tu chế biến thành một loại “rượu” hoa quả. Rượu là một thứ đồ uống bị cấm những tín đồ hồi giáo ở đây do vậy chất nước này đã trở thành một đồ uống rất được ưa chuộng. Năm 1300 cây cà phê được trồng phổ biến ở Ả-rập. Cà phê cũng có rất nhiều công dụng từ mục đích tôn giáo tới chế biến thuốc. Khoa học Ả-rập đã chứng minh nhiều vai trò của cà phê và nó trở thành một phần trong cuộc sống người dân Ả-rập. Thực sự cà phê đã được sử dụng rộng rãi trong toàn thánh địa hồi giáo. Cà phê không chỉ là một đồ uống bình thường mà nó còn tạo sự kích thích cho người uống. Cùng với sự phát triển không biên giới của thị trường thưong mại. Cà phê đã được trồng ở các nước châu Á, Châu Phi, Châu Âu. Ngày nay, cà phê là một trong những mặt hàng thương mại quan trọng nhất trên thế giới, hơn 70 quốc gia sản xuất và ngành đã tạo cho hơn 25 triệu hộ gia đình nông dân trên toàn thế giới có công việc ổn định. Rất nhiều quốc gia phụ thuộc vào cà phê, xuất khẩu cà phê không chỉ đóng góp quan trọng trong thu nhập ngoại tệ mà còn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thuế thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Ngày nay hai loại cà phê được 14 giao dịch thương mại nhiều nhất là cà phê Arabica (gọi tắt là Arabica) và cà phê Robusta (gọi tắt là Robusta). Cà phê là một đồ uống được ưa chuộng nhất hiện nay. Được các nhà sản xuất pha chế thành rất nhiều chủng loại, cà phê bột, cà phê hoà tan với mầu sắc, hương vị khác nhau. Doanh thu uống cà phê chiếm hơn 80 tỷ USD trong doanh thu bán lẻ hàng năm. 2.1.1.1 Tình hình sản xuất Mặc dù cây cà phê được trồng đầu tiên ở Ethopia nhưng từ giữa thế kỷ 19 Brazil là nước dẫn đầu về sản lượng, hàng năm chiếm khoảng trên 30 % tống lượng xuất khẩu thế giới. Việt nam là một thị trường xuất khẩu lớn từ thập niên 90 đã vươn lên là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu, thứ 3 là Colombia và kế đó là Indonesia. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới qua các năm Đvt: Triệu bao ( 60 kg/bao) Triệu bao 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08* Brazil 43,4 36,0 47,5 34,8 ViệtNam 16,7 13,7 18,5 17,0 Colombia 11,5 11,6 11,5 12,0 Indonesia 8,1 7,7 6,7 7,2 Ấn Độ 4,2 4,7 4,7 5,0 Mexico 3,4 4,1 4,2 4,0 Ethiopia 3,9 4,2 4,0 4,0 Guatemata 3,7 3,5 3,7 3,6 Peru 3,4 2,9 4,0 2,5 Honduras 2,6 3,1 3,1 3,0 Uganda 2,5 2,0 2,5 2,5 Cote 'D Ivoire 1,8 1,8 1,9 1,9 Costa Rica 2,0 1,4 1,6 1,6 khác 13,4 15,1 14,7 14,7 Tổng 120,6 111,8 128,6 113,6 Tiêu thụ 116,8 118,9 120,7 121,5 15 Thay đổi dự trữ 3,8 -7,0 8,0 -7,7 *: dự tính Nguồn: www.insap.gov.vn Theo báo cáo thường niên của tổ chức cà phê thế giới, trong niên vụ cà phê 2006/2007 tổng sản lượng cà phê thế giới đạt 125 triệu bao tăng 14 % so với toàn niên vụ 2005/2006. Giá cà phê có xu hướng tăng trong những năm tới cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi thì sản lượng cà phê hàng năm sẽ có xu hướng tăng lên trong những vụ mùa tiếp theo. Thị phần cà phê Robusta giảm từ 38,5 % vụ 05/06 xuống 36,7% vụ 06/07. 2.1.1.1.1 Thị trường các khu vực Khu vực châu Phi: Sản lượng cà phê có sự tăng nhẹ trong vụ 06/07. Mặc dù một số nước trong khu vực gặp phải một số khó khăn nhưng sản lượng vẫn tăng 7,8 %. Thị phần khu vực châu Phi chiếm 11,5% sản lượng cà phê thế giới. Ethiopia tiếp tục là nước dẫn đầu về sản lượng với 4,6 triệu bao, tiếp theo là Ugada (2,6 triệu bao). Thị trường châu Á, châu Đại Dương: Thị trường này cũng có sự gia tăng trong sản lượng từ 29,2 triệu bao lên 32 triệu bao. Trong đó Việt Nam là nước tăng mạnh nhất 35,8% thứ hai là Ấn Độ tăng 4%. Tuy nhiên Indonesia sụt giảm mạnh 23,2% Papua New Guinea giảm 36,4% do vậy thị phần giảm từ 26,6 % năm 05/06 xuống 25,6% vụ 06/07 Thị trường Mexico và các nước trung Mỹ: Trong vụ 06/07 sản lượng giảm nhẹ xuống 17,1 triệu bao so với 17,4 triệu bao vụ năm trước. Thị phần giảm từ 15,8% xuống 13,6%. Thị trường Nam Mỹ: Brazil là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất. Trong năm 2007 tăng 29 % so với vụ mùa 2005/2006 từ 32,9 triệu bao lên 42,5 triệu bao. Colombia sản lượng cũng tăng nhẹ từ 12,3 triệu lên 12,8 triệu bao trong vụ mùa 06/07. Đây là khu vực có thị phần cà phê lớn nhất thế giới chiếm trên 45%. 2.1.1.2 Tình hình xuất khẩu : Tổng sản lượng xuất khẩu niên vụ 06/07đạt 96,7 triệu bao tăng 9,6 % so với mức 88,2 triệu bao vào năm 05/06. Sản lượng xuất khẩu tăng chủ yếu từ cà phê Robusta 14,3% cà phê Arabica tăng 7,3%. Cùng với sự tăng giá và sản lượng nên tổng giá trị ước đạt 12,3 tỷ USD tăng so với 10,1 tỷ năm 05/06. 16 Bảng 2.2: Giá trị & sản lượng cà phê xuất khẩu. Đvt: Sản lượng: triệu bao Năm 2003 2004 2005 Giá trị: tỷ USD 2006 Loại Colombian Mild Arabicas sản lượng giá trị 11,43 12.19 11.83 12.39 1,13 1.72 1.79 2.00 20,48 19.34 20.51 21.24 1,91 2.53 2.87 3.19 25,90 27,85 26,56 29,58 1,93 3,02 3,27 3,99 30,94 30,26 29,29 33,46 1,46 1,71 2,17 1,10 88,75 89,74 88,19 96,68 6,44 8,98 10,10 12,28 Other Mild Arabicas sản lượng giá trị Brazilian Natural Arabicas sản lượng giá trị Robustas sản lượng giá trị Tổng sản lượng giá trị Nguồn: www.ico.gov 2.1.1.3 Tình hình tiêu thụ Nhu cầu cà phê thế giới tăng đều hàng năm trung bình khoảng 1,2 % năm từ những năm 1980. Năm 1975, cà phê chiếm 62% trong tổng số đồ uống của dân chúng. Năm 2001 cà phê hoà tan tăng mạnh chiếm 58 % trong tổng lượng tiêu thụ. Trong mùa vụ này tổng tiêu thụ toàn thế giới ước đạt 109 triệu bao. Thị trường tiêu dùng 17 lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản. Thị trường EU tiêu dùng trên 2 triệu tấn/năm chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu cà phê thế giới. Mỹ chiếm 17% và Nhật chiếm trên 6% tổng cầu. Trong năm 2006, thị trường tiêu thụ nổi lên với sự phát triển của các thị trường tiềm năng là Châu Á và Đông Âu. Ước tính đạt 120,4 triệu bao vào 2006 so với 117,6 triệu bao của vụ trước. Thị trường nội địa của các nước xuất khẩu cũng tăng mạnh đạt 31,3 triệu bao thị trường nhập khẩu đạt 89,1 triệu bao. Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới Đvt: Nghìn bao Khu vực 2006/07 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 W Europe 37.891 36.587 36.069 35.827 35.827 C&E Europe 10.146 10.150 10.415 10.292 10.470 N America 22.282 23.145 23.321 23.941 24.363 Asia/Oceania 12.433 12.978 13.197 13.394 13.449 3.380 3.570 3.519 3.637 3.690 922 941 951 993 993 Nước nhập khẩu 86.954 87.371 87.472 88.083 88.791 Nhập gốc 27.334 27.563 29.372 30.766 31.899 Tiêu thụ 114.288 114.934 116.844 118.849 120.690 Africa L America Nguồn: www.ico.gov 2.1.1.3 Diễn biến giá cả. Biểu đồ 2.1: Biến động giá cà phê Robusta trên sàn LIFFE *
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng