Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Sơn tinh, thuỷ tinh

.DOC
23
668
147

Mô tả:

Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 Soạn: Dạy: Tiết 9 - Văn bản : SƠN TINH, THUỶ TINH < Truyền thuyết > A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình. 2. Kỹ năng: Nắm được các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc thời các vua Hùng. Kể lại được câu chuyện. B. Chuẩn bị: - SGK, SGV, bài soạn, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập. C. Phương pháp - Dạy văn học dân gian. - Kỹ thuật: Đọc tích cực, động não, hỏi- trả lời. D. Tiến trình bài dạy: 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Kể ngắn gọn truyện Thánh Gióng? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Nhân dân MB và MTrung nước ta hầu như năm nào cũng phải đối mặt mưa bão, lũ lụt hung dữ. Để tồn tại, nhân dân ta đã trường kỳ chiến đấu và trừng trị giặc nước. Điều đó đã được thần thánh hoá trong truyền thuyết STTT. Nhà thơ Huy Cận trong bài thơ “Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa” cũng đã nhắc lại truyền thuyết này thật khéo léo: “Núi Tản như con gà cổ đại Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.” Công việc của thầy và trò Hoạt động 1 (5’) *Phương pháp: Giới thiệu nêu vấn đề. *Kỹ thuật: Hỏi- trả lời. - GV nêu yêu cầu đọc: đoạn đầu, cuối đọc chậm rãi đoạn giữa kể về cuộc giao tranh đọc nhanh, gấp - Giải thích các từ khó (1,3,4) 1 Ghi bảng I. Giới thiệu chung. 1. Khái niệm thể loại: - Truyền thuyết (SGK). 2. Tác phẩm. II. Đọc hiểu văn bản Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 *Kỹ thuật: Đọc tích cực. ?) Nhân dân xưa đã kể lại truyện theo trình tự ntn? - Trình tự thời gian, với những địa điểm và n/ vật cụ thể. ?) Đây là phương thức biểu đạt nào? - Phương thức tự sự ?) Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử dân tộc? - Thời vua Hùng: gắn công việc trị thuỷ với việc mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ. Hoạt động 2( 10’) *Phương pháp: Nêu vấn đề. *Kỹ thuật: Động não, đọc tích cực. ?) Truyện có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung? - 3 đoạn: Từ đầu -> một đôi: giới thiệu n/v ST, TT Tiếp -> rút quân: Cuộc giao tranh quyết liệt Còn lại: kết quả giao tranh (ý nghĩa truyện) * Yêu cầu 1: Gọi HS đọc đoạn 1 ?) Đoạn 1 nhắc đến những n/vật nào? Ai là n/vật chính? - 4 n/vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, Mị Nương - ST, TT được nhắc đến nhiều nhất -> là n/vật chính. * Yêu cầu 2: ?) SS, TT được gthiệu ntn? Nhận xét của em về 2 n/vật? - Có tài lạ: vẫy tay…núi đồi ->là Sơn Tinh - Có tài năng: gọi gió… -> thần nước Thuỷ Tinh - Là chúa chốn vùng cao, chúa vùng nước thẳm. * Yêu cầu 3: ?) Nhận xét về cách giới thiệu n/ vật? - Giới thiệu không trực tiếp-> từ gthiệu Hùng Vương -> Mị Nương - Nêu lí do để giới thiệu nhân vật ?) Lí do ấy là gì? - Kén chồng xứng đáng cho Mị Nương ?) Em hiểu “kén” nghĩa là gì? - Chọn lựa -> kén chồng: chọn người tài, xứng đôi * Yêu cầu 4: ?) Trước 2 vị thần, vua cha đã đưa ra điều kiện gì? Hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ lạ trong đoạn truyện? - GV đưa bảng phụ: ghi sính lễ - Chi tiết: Sơn Tinh Thuỷ Tinh 2 1. Đọc - chú thích a) Đọc- kể. b) Chú thích. 2. Kết cấu: 2 phần 3. Phân tích văn bản a) Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Sơn Tinh là chúa vùng non cao.Thuỷ Tinh là chúa vùng nước thẳm - Cả 2 vị thần đều có tài cao, phép lạ. Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 Vẫy tay… -> núi đồi Hô mưa, gọi gió => chúa vùng non cao => chúa vùng nước thẳm - Lễ vật là những thứ khó tìm * Yêu cầu 5: ?) Có ý kiến cho rằng: việc đưa ra lễ vật chứng tỏ vua Hùng đã ngầm chọn ST. Theo em có đúng ko? Vì sao? - Đúng. -> Sản vật ở rừng mới có ?) Kết quả ntn?- ST đến trước, lấy được Mị Nương * GV: TT đến sau ko lấy được Mị Nương, điều gì đã xảy ra? *Yêu cầu 6: HS nêu ý chính của đoạn 2, quan sát trên H32 ?) Bức tranh miêu tả cảnh gì? - Cảnh ST và TT đang đánh nhau. ?) Hãy mô tả lại bức tranh bằng ngôn ngữ? - Vẽ TT hung hãn, giận dữ đang cầm lao để đánh ST Còn ST: bình tĩnh, tự tin bê tảng đá to để trừng trị TT ?) Đoạn này đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? - Quan hệ tăng tiến: Bao nhiêu…bấy nhiêu -> thể hiện ý chí quật cường của ST quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình, cuộc sống nhân dân… * Yêu cầu 7: ?) Ý nghĩa tượng trưng của 2 n/ vật ST, TT là gì? - TT: tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người - ST: tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân thời xưa( đắp đê chống lụt…) ?) Nhận xét về cuộc giao tranh và kết quả? - Quyết liệt, ST thắng, TT thua. ?) Việc Sơn Tinh thắng có ý nghĩa gì? b) Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh (8’) - Cuộc giao tranh diễn ra quyết liệt c) Kết quả: Sơn Tinh thắng * Yêu cầu 8: ?) Đoạn cuối khẳng định: “từ đó…” Vậy “từ đó” là từ bao giờ? - Sau cuộc giao tranh. ?) Đoạn này nhắc nhở người đời làm gì? - Hiện tượng mưa bão hàng năm( GV liên hệ nạn phá rừng.) Hoạt động 3 4. Tổng kết 3 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 ?) Theo em câu chuyện có ý nghĩa ntn? - Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng - Xây dựng hình tượng kì ảo mang tính tượng trưng, khái quá -> thể hiện sức mạnh của người Việt cổ GV: Đây chính là nội dung phần Ghi nhớ(34) Hoạt động 4 HS đọc thêm BT2. 1. Gợi ý: - nạn phá rừng ->nghiêm cấm Là chủ trương 2. - đê điều -> cải cách kịp thời, đúng 3. - rừng -> trồng thêm đắn… 4. 5. 4. Luyện tập 6. 7. a) Nội dung b) Nghệ thuật: Chi tiết hoang đường kỳ ảo. c) Ghi nhớ: sgk 1.Bài tập 2(34) 2. Bài tập 3(34) - Truyện dân gian liên quan đến các thời đại vua Hùng: Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mị Châu Trọng Thuỷ… 3. Bài 1 (SBT-15) - Câu b, c: đúng 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Tập kể tóm tắt, đọc diễn cảm câu chuyện - Phát biểu cảm nghĩ về 2 n/vật : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Chuẩn bị: Sự tích Hồ Gươm: trả lời, chia đoạn, xác định nội dung. E. Rút kinh nghiệm: _____________ 4 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 Soạn: Dạy: Tiết 10: NGHĨA CỦA TỪ A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được thế nào là ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ 2. Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng giải thích nghĩa của từ 3. Thái độ: Có ý thức khi dùng từ khi nói, viết B. Chuẩn bị: - SGK, SGV, TLTK. - Bảng phụ, phấn màu. C. Phương pháp- Kỹ thuật: - Phương pháp: quy nạp. - Kỹ thuật: Động não, đặt câu hỏi D. Tiến trình bài dạy: 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là từ mượn ? Từ thuần việt ? Khi mượn từ cần lưu ý gì ? Đặt 1 câu có từ mượn 3- Bài mới Công việc của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 (15’) A - LÝ THUYẾT *Phương pháp: Quy nạp. I- Nghĩa của từ là gì ? *Kỹ thuật: Động não, đặt câu hỏi. 1. Khảo sát – PT ngữ * HS đọc 3 từ có chú thích (35) ?) Nếu lấy dấu (:) làm chuần thì các chú thích trên gồm mấy liệu bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? - 2 bộ phận : - Từ in đậm : là bộ phận cần giải thích - Sau dấu (:) là nội dung giải thích nghĩa của từ in đậm -> nghĩa của từ - HS đọc phần giải nghĩa từ “tập quán” ?) Trong 2 câu sau (bảng phụ) từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ? . a) Ngưòi Việt có tập quán ăn trầu. b) Bạn A có thói quen ăn quà vặt. - Câu a : có thể dùng cả 2 từ - Câu b : không thể thay thế vì “tập quán có nghĩa rộng hơn * GV : Khi dùng từ phải thận trọng, dùng sát nghĩa với hoàn 5 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 cảnh. ?) Quan sát mô hình SGK (35) và cho biết nghĩa của từ úng với phần nào ? - Ứng với phần nội dung. ?) Qua các VD trên em hiểu như thế nào về nghĩa của từ ? - 2 HS phát biểu -> GV chốt. - 1 HS đọc ghi nhớ 2 (35) * GV: Nội dung sự vật (danh từ), tính chất (tính từ), hoạt động 2. Ghi nhớ 1: sgk (35) (động từ), quan hệ (quan hệ từ) … mà sau này chúng ta sẽ học II. Cách giải thích nghĩa của từ Hoạt động 2:(8 ph) GV treo bảng phụ : 3 từ lẫm liệt, hùng 1. Khảo sát – PT ngữ liệu dũng , oai nghiêm có thể thay thế cho nhau không? Vì sao ? a) Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. b) ------- hùng dũng --------------------. c) ------- vai nghiêm -------------------. - HS đọc và trả lời -> GV chốt : có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa thay đổi -> là từ đồng nghĩa ?) Theo em từ “lẫm liệt” được giải nghĩa như thế nào? - giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa ?) Tìm các từ trái nghĩa với: cao thượng , sáng sủa ? - Cao thượng > < nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ …. - Sáng sủa > < tối tăm, hắc ám, u ám … * GV : Các từ còn có thể giải nghĩa bằng các từ trái nghĩa 2 Ghi nhớ 2: sgk(35) ?) Đọc phần chú thích từ “tập quán” và cho biết từ được giải nghĩa bằng cách nào ? - Giải nghĩa bằng khái niệm mà từ biểu thị * GV : Đây chính là nội dung ghi nhớ 2(35) Hoạt động 3 (13’) B - LUYỆN TẬP *Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ. Bài 3 (36) HS nghiên cứu bài tập -> trả lời miệng a) Trung bình * GV treo bảng phụ : HS lên điền b) trung gian - Điền các từ : đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt cho phù hợp với : c) trung niên a - ……. trình bày ý kiến và nguyện vọng lên cấp trên Bài tập thêm b - …….. cử ai đó có chức vụ cao hơn a) đề xuất c - ……... giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử b) đề bạt d - ……… đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết c) đề cử 6 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 HS trả lời miệng -> Nhận xét d) đề đạt Bài 2 (36) a) học tập b) học lỏm c) học hỏi d) học hành Bài tập: 4,5,6 (Làm ở nhà) HS tập đặt câu với một từ -> Nhận xét 4. Củng cố (3’) : Hệ thống hoá kiến thức cả bài 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học và làm bài tập 1 (36), bài tập 7tr17sbt - Chuẩn bị bài: sự việc và nhân vật… E. Rút kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------- Soạn: Giảng Tiết 11 - 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự và sự vật và nhân vật. Hiểu được ý nghĩa của 2 yếu tố này : Sự vật có quan hệ với nhau và với nhân vật, chủ đề tác phẩm. Sự vật luôn gắn với tên, đặc điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật là người làm ra sự vật, hành động, vừa là người được nói tới. ( quan hệ giữa người - sự vật). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự vật. 3. Thái độ: có ý thức trong việc học văn tự sự. B. Chuẩn bị: - SGK, SGV, TLTK. - Bảng phụ, phấn màu. C. Phương pháp- Kỹ thuật: - Phương pháp quy nạp 7 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 -Kĩ thuật :Giao nhiệm vụ,khăn trải bàn D. Tiến trình bài dạy 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Cho biết ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự ? Các truyền thuyết em vừa học có phải là văn bản tự sự không ? Vì sao ? 3- Bài mới a - Giới thiệu bài : Ta đã biết trong văn bản tự sự bây giờ cũng có sự việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) hay nhân vật. Đây là 2 điều cốt lõi, là linh hồn của Văn bản tự sự. Tại sao lại nói thế, chúng ta sẽ biết điều đó trong tiết học hôm nay. b- Bài mới Công việc của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 (12’) A - Lý thuyết _Phương pháp:Diễn dịch I. Đặc điểm của sự việc và nhân _ Kĩ thuật: Khăn trải bàn vật trong văn tự sự * GV treo bảng phụ có 7 sự việc trong truyện .1. Khảo sát – PT ngữ liệu) STTT * Yêu cầu 1: ?) Chỉ ra sự việc khởi đầu? Sự việc phát triển? Sự việc cao trào và sự việckết thúc? - 1: sự việc khởi đầu - 2,3,4: sự việc phát triển - 5,6: sự việc cao trào - 7 : sự việc kết thúc * Yêu cầu 2: ?) Cho biết mối quan hệ giữa các sự việc? Có thể bỏ bớt sự việc nào không? Vì sao? - Là mối quan hệ nhân quả: cái sau là kết qua của cái trước và là nguyên nhân của cái sau nữa… -> các sự việc móc nối với nhau rất chặt chẽ -> không thể đảo lộn hoặc bỏ bớt sự việc nào vì sẽ ảnh hưởng tới cốt truyện Trình bày cụ thể về : ?) Em hãy cho biết những yếu tố cụ thể, cần thiết + Thời gian, địa điểm trong tác phẩm tự sự? + Nhân vật cụ thể - Ai làm? ( nhân vật) + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả - Xảy ra ở đâu?( không gian, địa điểm) - Xảy ra lúc nào? ( thời gian) - Vì sao lại xảy ra?( Nguyên nhân) - Xảy ra ntn? (diễn biến) - Kết quả ra sao? 8 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 ?) Chỉ ra 6 yếu tố trong STTT? Có thể xoá bỏ yếu tố thời gian, địa điểm trong truyện được không? Vì sao? - HS chỉ 6 yếu tố trong STTT - Không bỏ thời gian, địa điểm được. Nếu bỏ thì truyện thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa thuyền thuyết. * Yêu cầu 3: ?) Việc giới thiệu ST có tài có cần thiết không? Vì sao? - Cần thiết -> là nguyên nhân để ST thắng TT. * Yêu cầu 4: ?) Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể đi có được không? Vì sao? - Không vì không có lý do gì để hai thần thi tài… * Yêu cầu 5: ?) Việc TT nổi giận có lý không? Lý ấy ở những sự việc nào? - Có lý. Vì: - TT ghen tuông - TT kiêu ngạo vì mình giỏi mà thua => là nguyên nhân để hai thần giao tranh * GV: sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tình cảm muốn biểu đạt của người kể. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể nêu sự việc nhằm hoàn thiện thái độ yêu ghét của mình ?) Kể những chi tiết chứng tỏ người kể thiện cảm với Sơn Tinh? - Lễ vật của vua Hùng - Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mỗi năm một lần -> con người đắp đê vượt qua lũ lụt - Không để Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh vì như thế tất cả sẽ chìm trong biển nước ?) Có thể bỏ câu “Hàng năm… Sơn Tinh” được ko? - Không vì đó là quy luật tự nhiên, hiện tượng mưa bão hàng năm ở đồng bằng sông Hồng. Hoạt động 2( 10’) _Phương pháp : Nêu vắn đề _Kĩ thuật :Đặt câu hỏi * Yêu cầu 1: ?)Truyện STTT có mấy nhân vật? Ai 9 - Sắp xếp các sự việc thể hiện tình tiết của người muốn biểu đạt .2. Ghi nhớ: SGK II. Nhân vật trong văn tự sự .1. Khảo sát – PT ngữ liệu a) Nhân vật chính : đóng vai trò chủ Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 là nhân vật chính? - Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, có vai trò quan trọng trong truyện, thể hiện các hành động trong văn bản ?) Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất? - Thuỷ Tinh * Yêu cầu 2: ?) Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết phải có không? Có thể bỏ được không? - Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương - Có cần thiết vì nếu không có Mị Nương sẽ không có kén rể -> không xuất hiện ST, TT -> giúp nhân vật chính hành động * Yêu cầu 3: ?) Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn? Bằng cách nào? - Được gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, ST, TT, Mị Nương - Được giải thích lai lịch, tính tình, tài năng - Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói... - Tả chân dung, trang phục, dáng điệu… * HS đọc ghi nhớ (38) Hoạt động 3 (15’) Kĩ thuật : Giao nhiệm vụ * Y/cầu 1: HS đọc và chỉ ra yêu cầu của BT 1 - HS chuẩn bị ra phiếu học tập và trả lời miệng - HS trình bày -> HS nhận xét -> GV chốt 10 yếu trong việc thực hiện tình tiết của văn bản b) Nhân vật phụ : giúp nhân vật chính hành động .2. Ghi nhớ : sgk(38) B – Luyện tập (15’) 1) Bài tập 1 (38 - 39) * Vua Hùng: kén rể… - Mị Nương: theo Sơn Tinh về núi - Sơn Tinh: đến cầu hôn, đem sính lễ,lấy Mị Nương, đánh nhau với Thuỷ Tinh. - Thuỷ Tinh: đến cầu hôn, đem sính lễ đến muộn -> đánh Sơn Tinh cướp Mị Nương a) vai trò,ý nghĩa của các nhân vật - Vua Hùng, Mị Nương: là nhân vật phụ không thể thiếu. - Thuỷ Tinh: nhân vật chính, đại Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 diện cho bão lụt - Sơn Tinh: nhân vật chính, người anh hùng chống lũ lụt của Việt cổ b) Tóm tắt c) Đặt tên truyện là Sơn Tinh Thuỷ Tinh vì đây là 2 nhân vật chính 2) Bài tập 2 ( 39) - Nhan đề: 1 lần không nghe lời 4. Củng cố: Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học bài, làm bài tập 4, 5 (SBT- 19) - Soạn: Sự tích Hồ Gươm F. Rút kinh nghiệm Soạn : Dạy: Tiết 13- Hướng dẫn đọc thêm SỰ TÍCH HỒ GƯƠM < Truyền thuyết > A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt, kể chuyện diễn cảm 3. Thái độ: Tự hào về thắng cảnh hồ Gươm Hà Nội B. Chuẩn bị : - SGK, SGV, TLTK. - Tranh ảnh minh hoạ, phiếu học tập C. Phương pháp- Kỹ thuật : Phươnng pháp dạy văn học dân gian KT : Giao nhiệm vụ ,đọc tích cực D. Tiến trình bài dạy 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Kể diễn cảm đoạn hai truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh và nêu phần ghi nhớ? 3- Bài mới 11 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 * *GV giới thiệu dẫn vào bài. Ca dao xưa đã từng nhắn nhủ: “ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc; xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng lên non nước này” Giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm đẹp lộng lẫy, duyên dáng, thơ mộng, gây ấn tượng không thể nào quên cho mọi người. Đây là nơi gắn với người anh hùng đất Nam Sơn: Lê Lợi qua truyền thuyết: Sự Tích hồ Gươm mà chúng ta sẽ học hôm nay. Công việc của thầy và trò Hoạt động 1(5’) * Phương pháp :Dạy văn học dân gian * KT :Đọc tích cực ?) GV hướng dẫn HS đọc chậm rãi * Yêu cầu 1: GV và 3 HS đọc hết truyện ?) Nhận xét cách đọc của bạn? Hãy đọc phần chú thích? Hoạt động 2 (20’) Ghi bảng I. giới thiệu chung 1. Khái niệm thể loại Truyện truyền thuyết lịch sử 2. Tác phẩm II. Đọc – hiểu VB 1. Đọc - chú thích a.Đọc văn bản b. Chú thích 2. Bố cục: 2 đoạn 3. Phân tích văn * KT : Động não bản * Yêu cầu 1: ?) Truyện chia thành mấy phần? ý chính của mỗi a). Long Quân cho phần? nghĩa quân mượn - Đoạn 1: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh gươm thần đánh giặc giặc - Đoạn 2: Long Quân đòi gươm khi đất nước hết giặc * Yêu cầu 2: ?) Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? - Giặc Minh bạo ngược, nhân dân căm giận - Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng buổi đầu lực lượng còn yếu, nhiều lần bị thua. - Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc -> Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng giúp đỡ. * Yêu cầu 2: ?) Lê Lợi đã được nhận gươm thần ntn?( thảo luận nhóm) 12 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 - Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước: 3 lần lưỡi gươm vào lưới ( số nhiều - có ý nghĩa khẳng định, tăng sức hấp dẫn) - Lê Thận ra nhập nghĩa quân - Lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi thì sáng rực lên 2 chữ “Thuận thiên” ?) Em hiểu “Thuận thiên” là gì? - Theo ý trời -> từ mượn ( Hán Việt) -Chủ tướng Lê Lợi: trên đường bị giặc đuổi thấy ánh sáng lạ ở cây đa -> chuôi gươm nạm ngọc -> lấy chuôi gươm - Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được tra vào chuôi gươm thì vừa như in * Yêu cầu 3: Hoạt động cá nhân ?) Việc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?( Vì sao lại cho mượn) - Cho mượn gươm thần để tăng sức mạnh chiến đấu cho nghĩa quân… ?) Việc Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng có ý nghĩa gì? - Khả năng cứu nước có ở khắp nơi: sông nước - miền núi, miền ngược- miền xuôi cũng đánh giặc. ?) Các bộ phận của thanh gươm ở 2 nơi khác nhau nhưng khi khớp lại vừa như in có ý nghĩa gì? - Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng. * GV: Sự kiện này gợi cho ta nhớ lại âm vang câu nói của LLQ “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”… ?) Chi tiết Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi nói lên điều gì? - Đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi đánh giặc giúp dân. * GV cho đọc phần đọc thêm * Yêu cầu 4: ?) Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy tác dụng ntn? - Nhuệ khí nghĩa quân tăng - Quân lính bạt vía - Uy thế nghĩa quân vang khắp nơi - Đánh không còn một tên giặc * GV: Sức mạnh của nghĩa quân được nhân lên gấp bội nhờ có gươm thần. Chính lòng yêu nước, căm thù giặc sự đoàn kết toàn 13 b). Long Quân đòi gươm thần - Khi đất nước đã thanh bình Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 dân cùng vũ khí thần diệu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đó là thắng lợi của chính nghĩa, cảu lòng dân, ý trời hoà hợp. * Yêu cầu 5: ?) Khi nào Long Quân đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào? - Nhân dân ta đã đánh đuổi giặc Minh - Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long - Cảnh đòi và trả gươm + Vua Lê cưỡi thuyền buồm dạo quanh hồ Tả Vọng khi hết giặc Minh -> Rùa vàng đòi gươm thần( xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân) -> vua Lê trao gươm -> Rùa đớp và lặn xuống ?) Sự việc đòi và trả gươm ở hồ Tả Vọng có ý nghĩa gì? - Để cho hồ cái tên có ý nghĩa lịch sử: Hồ Hoàn Kiếm * Yêu cầu 6: ?) Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân, chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn - Đề cao, suy tôn vua Lê và nhà Lê - GiảI thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm * GV: Tên hồ đánh dấu, khẳng định chiến thắng của nghĩa quân, phản ánh tư tưởng, tính chất yêu hoà bình của dân tộc ta. Đồng thời tên hồ còn có ý nghĩa cảnh giác, răn đe những kẻ dòm ngó xâm lược. Tên hồ và ánh sáng le loi của thanh gươm dưới mặt hồ xanh kết tụ, toả sáng ngàn đời có ý nghĩa trên * Yêu cầu 7: ?) Truyền thuyết nào của nước ta còn hình ảnh Rùa vàng? Rùa vàng tượng trưng cho ai? Cái gì? - An Dương Vương: thần Kim Quy - Tượng trưng cho tổ tiên, sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân -> gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn, củng cố thế lực cho nhà Lê sau khởi nghĩa Hoạt động 3(2’) * Yêu cầu 1: ?) Chỉ ra cái hay của truyện? * Yêu cầu 2: ?) HS đọc ghi nhớ (43). c). Ý nghĩa của câu chuyện. 4. Tổng kết a). Nội dung : b). Nghệ thuật c). Ghi nhớ: sgk (43) III ) Luyện tập 1. BT 2 (43) Hoạt động 4(10’) +PP : Củng cố khắc sâu kiến thức + KT : Khăn trái bàn 14 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 * Y/cầu 1: HS đọc BT2 và chỉ ra yêu cầu 2. BT 3 (43) - Nếu Lê Lợi nhận được chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc thì không thể hiện được tính toàn dân, tinh thần đoàn kết, sức mạnh của nhân dân. * Y/cầu 2: HS đọc BT3 và chỉ ra yêu cầu 3. BT 4 (43) - Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện được tinh thần yêu hoà bình. Tinh thần cảnh giác của cả nước, mở ra một thời kỳ lao động dựng xây đất nước. * Y/cầu 3: HS đọc BT4 và chỉ ra yêu cầu - HS trả lời -> HS nhận xét -> GV chốt 4. Củng cố: Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài, tập kể chuyện, làm bài tập 1, 3 ( 20- SBT ) - Chuẩn bị bài : Thạch Sanh E. Rút kinh nghiệm Soạn: Giảng: Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài - Tập viết mở bài cho bài tự sự 3. Thái độ: có ý thức trong việc học, xác định chủ đề, dàn bài văn tự sự. B. Chuẩn bị - SGK, SGV, TLTK. - Bảng phụ, phấn màu. C. Phương pháp- Kỹ thuật: - Phương pháp quy nạp ,diễn dịch - KT : Khăn trái bàn ,Hỏi trả lời 15 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 D. Tiến trình bài dạy 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Em hiểu ntn về sự việc và nhân vật trong văn tự sự? 3- Bài mới * *GV giới thiệu dẫn vào bài. Muốn hiểu ngọn ngành một văn bản tự sự, người đọc phải nắm được chủ đề và bố cục( hay dàn ý) của văn bản đó. Vậy chủ đề là gì? Dàn bài là gì, làm thế nào đề xây dựng được chủ đề và dàn ý bài tự sự ?... Hoạt động 1 (18’) * Phương pháp :Qui nạp ,diễn dịch + KT : Hỏi trả lời * Yêu cầu 1: Gọi 1 HS đọc bài ?) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì cảu người thầy thuốc? - Tấm lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh ?) Câu chuyện ca ngợi ai? Về vấn đề gi? - Lòng thương yêu con người của Tuệ Tĩnh: ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước không màng trẻ con. ?) Đây có phải là vấn đề chính, ý chính mà người kể muốn thể hiện không? - Có -> đây là chủ đề của văn bản. ?) Vậy em hiểu ntn là chủ đề? - 2 HS phát biểu -> GV chốt -> ghi * Yêu cầu 2: ?) Chủ đề bài văn được thể hiện chủ yếu ở những lời nào? - “Hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh” - “ Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn..” * GV: Đây chính là cách thể hiện chủ đề qua việc làm. * Yêu cầu 3: ?) Trong 3 tên truyện đã cho tên nào phù hợp? Lý do? - Cả 3 tên đều thích hợp - Nhan đề 1: nhắc tới 3 nhân vật chính của truyện - Nhan đề 2: Khái quát phẩm chất của Tuệ Tĩnh - nhân vật chủ chốt 16 A - Lý thuyết I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự .1. Khảo sát – PT ngữ liệu - Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản Dàn bài: 3 phần - Mở bài Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 - Nhan đề 3: Giống (2) nhưng dùng từ Hán Việt * GV: Nhan đề 2, 3 chỉ chủ đề khá sát còn nhan đề 1: nêu lên tình huống buộc phảI lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất của Tuệ Tĩnh. ?) Thử đặt tên khác cho truyện? - Một lòng vì người bệnh - Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trị cho người đó. * Yêu cầu 4: ?) Bài văn trên gồm mấy phần? Đặt tên và nêu n/v của mỗi phần? - 3 phần : MB: Gthiệu chung về nhân vật và sự việc TB: Diễn biến của sự việc KB: Kết thúc câu chuyện ?) Theo em một bài văn có thể thiếu một phần nào được ko? - Không -> vì đó là một cấu hình đầy đủ nhất * Đây chính là dàn ý, dàn bài của một văn bản tự sự Hoạt động 2(3’) ?) Bài học cần ghi nhớ gì? - 2 HS trả lời -> GV chốt -> HS đọc ghi nhớ (45) Hoạt động 3(15’) KT : Chia nhóm * Y/cầu 1: HS đọc BT1 và chỉ ra yêu cầu - HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày ->HS nhận xét -> GV chốt - Thân bài - Kết bài .2. Ghi nhớ: sgk(45) B. Luyện tập: (15’) 1. Bài tập 1(45) a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơI khăm một vố - Th/hiện: người nông dân xin thưởng 50 roi và chia đều phần thưởng đó b) Dàn bài: - MB: câu 1 - TB: Ông ta…25 roi - KB: còn lại c) So sánh truyện về T 2 Tuệ Tĩnh Phần thưởng MB: nói rõ MB: Nêu chủ đề tình huống KB: có sức KB: bất gợi -> bất ngờ 17 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 ngờ ở MB * Y/cầu 2: HS đọc BT2 và chỉ ra yêu cầu - HS hoạt động cá nhân -> HS nhận xét -> GV chốt -> bất ngờ KB d) Truyện thú vị: sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. * Y/cầu 3: HS đọc và chỉ ra y/cầu - HS hoạt động cá nhân -> HS phát biểu -> GV chốt 2. Bài tập 2 (46) a) STTT Sự tích Hồ Gươm - MB: nêu - MB: Nêu tình tình huống huống - KB: nêu - KB: nêu sự việc kết sự việc thúc tiếp diễn b) Cách MB: -Giới thiệu chủ để - Kể tình huống nảy sinh câu chuyện Cách KB: - Kể sự việc kết thúc - Kể sự việc tiếp tục sang chuyện khác 3. Bài tập 4 ( 31-SBT) a. Chủ đề thay đổi b. Truyện không còn ý nghĩa 4. Củng cố: Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài, chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài tự sự - Tập viết một câu chuỵên ngắn gọn về một lần đáng nhớ E. Rút kinh nghiệm 18 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 ……………………………………………………… ……………………………………………………… -----------------------&0&--------------------------- Soạn: Giảng: Tiết 15 - 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ( các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập dàn ý) 2. Kỹ năng: Luyện tập tìm hiểu đề và làm dàn ý để làm hoàn chỉnh một bài văn. 3. Thái độ: có ý thức làm bài tập, tìm hiểu đề, làm bài văn tự sự. B. Chuẩn bị - SGK, SGV, TLTK. - Bảng phụ, phấn màu. 19 Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n líp 6 C. Phương pháp _ kĩ thuật - Phương pháp quy nạp D. Tiến trình 1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Chủ đề là gì? Bài văn tự sự có dàn ý mấy phần? Nhiệm vụ mỗi phần?( có thể thiếu một trong các phần được không? tại sao?) 3- Bài mới + *GV giới thiệu dẫn vào bài. Công việc của thầy và trò Hoạt động 1(30’) * KT : Động não .hỏi trả lời * Yêu cầu 1: GV treo bảng phụ có 6 đề văn - Gọi HS đọc ( 2 HS ) * Yêu cầu 2: ?) Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào cho biết? - Kể chuyện - Câu chuyện em thích - Bằng lời văn của em ?) Các đề 3, 4, 5, 6 ko có từ kể thì có phải là tự sự không? vì sao? - Vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc,có chuyện về những ngày thơ ấu, SN… ?) Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề? - Câu chuyện em thích (1) - SN em (4) - Chuyện người bạn tốt (2) - Quê đổi mới (5) - Kỷ niệm ấu thơ (3) - Em đã lớn (6) ?) Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì? - Câu chuyện làm em thích (1) - Những lời nói, việc làm chứng tỏ bạn tốt (2) - Một câu chuyện kỷ niệm em không quên (3) - Sv, tâm trạng của em trong ngày sinh nhật (4) - Sự đổi mới cụ thể ở quê (5) - Những biểu hiện về sự lớn lên mọi mặt của em (6) * Yêu cầu 3: ?) Các đề trên có đề nào nghiêng về kể việc? Kể người? Tường thuật? - Kể người: Đề 2, 6 - Kể việc + tường thuật: 3, 4, 5 20 Ghi bảng A - Lý thuyết I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .1. Khảo sát – PT ngữ liệu - Yêu cầu kể người tường thuật sự việc - Khi tìm hiểu đề: đọc kỹ lời văn -> xđ yêu cầu 2. Ghi nhớ: sgk
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan