Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Du lịch Slide.luật du lịch ths.vũ văn ngọc, 239 trang...

Tài liệu Slide.luật du lịch ths.vũ văn ngọc, 239 trang

.PDF
239
129
66

Mô tả:

Luật du lịch Th.S. VũVăn Ngọc [email protected] Mục đích môn học  Kết thúc môn học, sinh viên nắm vững: ➢ Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch ở Việt Nam ➢ Các quy định cụ thể về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, khách du lịch, kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, hợp đồng trong lĩnh vực du lịch, và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động du lịch Các chuyên đề môn học  Chuyên đề1: Hoạt động du lịch và điểu chỉnh bằng pháp       luật đối với hoạt động du lịch Chuyên đề 2: Quy chế pháp lý về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch Chuyên đề 3: Quy chế pháp lý về khách du lịch Chuyên đề 4: Quy chế pháp lý về kinh doanh du lịch Chuyên đề 5: Quy chế pháp lý về hướng dẫn viên du lịch Chuyên đề 6: Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch Chuyên đề 7: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động du lịch Chuyên đề 1: Hoạt động du lịch và điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch Đề cương chuyên đề 1 Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch 2. Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch 3. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch 4. Quản lý nhà nước về du lịch 1. Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch Khái niệm du lịch b. Khái niệm hoạt động du lịch c. Tính chất của du lịch d. Nguyên tắc phát triển du lịch a. Khái niệm du lịch  Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Điều 4 khoản 1 Luật Du lịch 2005) Đặc điểm của du lịch  Con người (theo pháp luật Việt Nam) vì VN chỉ coi con người là chủ thể của các quan hệ xã hội. Ở một số nước , chủ thể không hẳn là con người, có thể là chó, mèo...  Không gian du lịch: Ngoài nơi cư trú thường xuyên. Người cư trú thường xuyên không phải mua bảo hiểm du lịch, vé du lịch.  Mục đích du lịch: tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng  Chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu vô thời hạn thì được coi là cư trú thường xuyên. Khái niệm hoạt động du lịch  Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tính chất của du lịch  Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp qan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 5 Luât du lịch 2005) (1)  Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.  Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 5 Luât du lịch 2005) (2)  Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.  Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.  Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch  Cơ quan quản lý nhà nước  Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam  Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.  Khách du lịch Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch b. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động du lịch a. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch  Đảm bảo phát triển du lịch bền vững  Tạo sự công bằng và cạnh tranh trong hoạt động du lịch  Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, của cộng đồng xã hội nói chung Nguồn luật điều chỉnh hoạt động du lịch  Luật chung: Luật doanh nghiệp 2005, Bộ luật dân sự 2005  Luật riêng: + Luật du lịch 2005 + Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài. + Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 về cơ sở lưu trú du lịch + Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2001 về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch + Nghị định số 47/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch  Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch  Nội dung quản lý nhà nước về du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch  Chính phủ  Tổng cục du lịch  Sở du lịch Chính phủ  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về du lịch; b) Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia và địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch; c) Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch; d) Chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch; đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch. Thủ tướng Chính phủ  Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và quy định việc quản lý các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan