Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thành lập câu lạc bộ thể thao học đường...

Tài liệu Skkn thành lập câu lạc bộ thể thao học đường

.DOCX
16
1176
96

Mô tả:

SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt ĐẶT VÂN ĐÊ 1. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI Ở nước ta, từ lâu Thể dục đã trở thành môn khoa học giáo dục, bởi vì nó được hình thành trên cơ sở các nguyên lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ hàng đầu của thể dục thể thao…” Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải xây dựng thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực để kế thừa và phát huy những thành tựu và truyền thống vẻ vang của dân tộc, để đưa nước ta phát triển hội nhập với cộng đồng quốc tế, vươn lên “Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Để giúp cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện nhiều mặt trong đó có một mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khỏe và thể lực, không những là nhu cầu của bản thân con người mà là vốn quí để tạo tài sản vật chất cho xã hội. Song song với chương trình giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống các môn khoa học tự nhiên- xã hội và khoa học kỹ thuật, việc giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ… Ngoài ra còn giúp cho các em học sinh hiểu được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động và phong trào tập thể, có thể khẳng định bằng chính năng lực và năng khiếu của bản thân. Bên cạnh đó, viê ̣c thành lâ ̣p mô ̣t đô ̣i tuyển có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thâ ̣t sự có năng khiếu để được lựa chọn là hạt giống tham gia vào các ký GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 1 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Hô ̣i khỏe phu đông là điều không phải giáo viên Thể dục nào cung có thể làm được. Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân, từ đặc điểm của việc dạy học môn Thể dục ở trường Tiểu học tôi nhận thấy vấn đề “Thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ Thể thao trong trường học là cần thiết” là điều hết sức thiết thực và tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài này. 2. MỤC ĐÍCH NGHINN CỨ ĐÊ TÀI Nhằm giúp cho giáo viên Thể dục tìm kiếm và huấn luyê ̣n ra những hạt giống có đầy đủ lượng và chất về năng khiếu Thể dục thể thao, đủ tiêu chuẩn tham gia vào các ký thi Hô ̣i khỏe phu đông cấp huyê ̣n, tinh và có thể vươn xa hơn. Đề tài này còn tháo gơ những khó khăn, trăn trở mà giáo viên Thể dục gă ̣p phải, đó là vấn đề về thời gian, bởi hầu như thời gian mà giáo viên Thể dục đứng lớp theo chuẩn giáo viên tiểu học là 23ttiết /tuần, mà mỗi tiết chi từ 3t5- 40 phút chi đủ cho giáo viên truyền tải những nô ̣i dung cơ bản của môn học, không có thời gian cho viê ̣c tìm kiếm và huấn luyê ̣n cho học sinh thâ ̣t sự có năng khiếu về thể thao thành tích cao. Vì vâ ̣y để đảm bảo cho học sinh có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, thể lực, khả năng phát triển năng khiếu của bản thân, thì đề tài này không những rất cần thiết đối với cá nhân tôi mà cung hết sức cần thiết đối với những giáo viên dạy môn Thể dục ở các trường tiểu học nói chung. 3. THỜI GIAN NGHINN CỨ Thời gian: Chọn đề tài: Tháng 8 năm 2014 Nghiên cứu thực hiện từ tháng 10 năm 2014 tại trường Tiểu học Ba Vì, sau đó tôi tiếp tục vâ ̣n dụng đề tài này đối với học sinh trường Tiểu học Ba Dinh 4. ĐỐI TƯỢNG NGHINN CỨ Học sinh khối 4 trường Tiểu học Ba Vì năm học 2014- 2015 và học sinh khối 3t,4 trường Tiểu học Ba Dinh năm học 2015- 201.. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 2 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt PHẦN NỘI D́NG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ ĹẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VÂN ĐÊ 1.1 CƠ SƠ LÍ ĹẬN Phương pháp dạy học và huấn luyê ̣n các em năng khiếu trong thể thao thành tích cao: Là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học và nâng cao thành tích trong tâ ̣p luyê ̣n cho học sinh năng khiếu. Phương pháp dạy học và huấn luyê ̣n này mang tính tích cực, độc lập, sáng tạo, phát huy hết khả năng của cá nhân học sinh. Cần chú ý đến các yếu tố: Học sinh phải được tâ ̣p luyê ̣n trong không khí vui vẻ, phấn khởi, học sinh phải được tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá ra kiến thức bài tâ ̣p dưới sự dẫn dắt, huấn luyê ̣n của giáo viên để phát huy tối đa năng lực của bản thân từng học sinh. Để làm tốt chức năng giảng dạy và huấn luyê ̣n của mình, đối với giáo viên dạy môn Thể dục phải có những phẩm chất và năng lực như: Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ văn hóa sâu rộng, có thế giới quan khoa học, có tư duy mới, luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra phương pháp huấn luyê ̣n phu hợp, đáp ứng yêu cầu của bộ môn cung như thể trạng của học sinh mình. Đồng thời người giáo viên Thể dục cần phải có phẩm chất đạo đức, tâm lí tốt, tình cảm cao đẹp và cả ý chí, nghị lực, quyết tâm. Tất cả những đặc điểm đó có sự liên quan mật thiết với nhau để tạo thành một cấu trúc thống nhất nhằm nâng cao kết quả huấn luyê ̣n cho học sinh năng khiếu trong thể thao thành tích cao. Theo thời gian công tác, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục càng được nâng cao thì thể lực càng bị giảm sút theo quy luật tự nhiên của con người, GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 3 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt năng lực làm mẫu động tác bị hạn chế. Để khắc phục sự hạn chế đó, người giáo viên Thể dục phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ thể dục thể thao trong trường tiểu học phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của trường học cung như của địa phương. Bởi vì khi thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ này phải cần những người có năng lực và trình đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vụ vững vàng, chủ đô ̣ng sáng tạo trong công tác huấn luyê ̣n, biết khắc phục những khó khăn, dám nghĩ, dám làm và có nhiê ̣t huyết trong công viê ̣c. Thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ thể dục thể thao trong trường tiểu học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh Tiểu học, tạo điều kiện và khuyến khích học sinh năng khiếu, tự giác tập luyện, vận dụng kiến thức trong bài học vào thực hành luyện tập nâng cao thành tích. Làm được như vậy sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng học sinh, kích thích các em khám phá năng lực của bản thân và không ngừng phát huy năng khiếu của cá nhân mình trong tâ ̣p luyê ̣n cung như tham gia thi đấu thể thao thành tích cao. 1.2 THỰC TRẠNG Trong những năm qua, viê ̣c thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ thể dục thể thao ở các trường tiểu học là điều mà rất nhiều giáo viên thể dục đã nghĩ đến nhưng chưa mạnh dạn đề xuất thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ bởi rất nhiều lí do khách quan có và chủ quan cung có, nhưng lí do đáng lưu ý nhất vẫn chính là điều kiê ̣n thực tế của trường học nơi giáo viên đang công tác. Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân bãi chật hẹp, dụng cụ để tập luyện còn hạn chế. Giáo viên phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi tường, sân bãi, thời tiết trong giảng dạy Với đặc trưng của bộ môn Thể dục nhằm giáo dục thể chất, nâng cao thể lực cho học sinh còn rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, phát huy năng khiếu cá nhân, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao. Chính vì vậy việc thành lâ ̣p câu lạc bô ̣ thể dục thể thao phải hết sức hợp lí, GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 4 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt khoa học, tạo cho trò tâm lí tinh thần thoải mái, tự tin, nhiê ̣t huyết khi bước vào giờ huấn luyê ̣n là điều hết sức cần thiết. Đó là yêu cầu không khó song còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt ý thức, trách nhiệm của người thầy trong quá trình huấn luyê ̣n và ý thức của học sinh trong quá trình tâ ̣p luyê ̣n. Là giáo viên nữ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyê ̣n nhưng với sự cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và qua kết quả thực tế huấn luyê ̣n, tôi mạnh dạn nêu ra một vài suy nghĩ của mình làm thế nào để công tác huấn luyê ̣n cho học sinh năng khiếu phát huy tối đa năng lực của mình trong tâ ̣p luyê ̣n thể thao đạt thành tích cao. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 5 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.1 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Việc thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường tiểu học là cần thiết, là điều hết sức thiết thực nhằm huấn luyện học sinh thật sự có năng khiếu và ham mê thể thao trở thành những hạt giống hoàn hảo. Để thực hiện tốt công tác huấn luyện cho học sinh năng khiếu, thì người giáo viên - huấn luyện viên cần trang bị cho các em đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, thể lực, tâm lý…. Đảm bảo được những yêu cầu trên thì công tác huấn luyện mới đạt được những kết quả tốt được. Do đó trong quá trình huấn luyện, người giáo viên – huấn luyện viên cần chú ý phát huy cho học sinh về các mặt: 2.1.1 Về kiến thức kỹ năng Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc làm quen với dụng cụ, sân bãi, môi trường là vô cung quan trọng nó tạo cho người tập có cảm giác với dụng cụ, phương hướng, cự ly, tốc độ… Để truyền đạt được tất cả những kiến thức đến học sinh và phát huy những kỹ năng sẵn có của học sinh là điều không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành được, mà nó phải trải qua cả một quá trình huấn luyện lâu dài. Trong các buôi dạy Thể dục trên lớp với thời gian dao động từ 3t5-40 phút/ tiết thì không thể làm được cung lúc vừa dạy học theo chương trình, giúp đơ các em chưa đạt yêu cầu, vừa huấn luyện các em có năng khiếu trở thành đội tuyển có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tốt tham gia thi đấu trong các cuộc thi Thể dục thể thao. Tuy nhiên, với việc thành lập câu lạc bộ TDTT trong trường học, thì với một buôi lên lớp huấn luyện không bị giới hạn về thời gian, không gò bó về nguyên tắc như lên 1 tiết dạy trên lớp học, tinh thần tập luyện thoải mái, giáo GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 6 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt viên và học sinh có thể thoải mái cung nhau trao đôi về luật, về kỹ chiến thuật và đặc biệt giáo viên có nhiều thời gian hỗ trợ, uốn nắn và sửa sai kịp thời cho các em, giúp các em tìm hiểu sâu hơn và phát huy tốt năng lực của mình về môn thể thao mà bản thân đam mê thông qua nhiều phương pháp dạy học: Phương pháp dung lời nói, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành. Trong buôi lên lớp huấn luyện môn cầu lông, giáo viên có thể kết hợp dung lời nói, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành cung lúc khi giới thiệu về kĩ thuật cầm vợt thuận tay, trái tay, cầm vợt khi bỏ nhỏ (nội dung này rất quan trọng nhưng thường hay bị các huấn luyện viên bỏ qua hoặc xem nhẹ), giáo viên sử dụng lời nói dễ nghe, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý để học sinh dễ hiểu, đồng thời giáo viên vừa thị phạm cách cầm vợt cho học sinh quan sát, sau đó cho các em cầm vợt và giáo viên điều chinh kịp thời cho các em cầm vợt chưa đúng cách, như vậy vừa giúp các em nắm được kiến thức, vừa hoàn thiện được kỹ năng của mình. Ví dụ trong buôi lên lớp huấn luyện môn cầu lông ở nội dung phát cầu: Giáo viên- huấn luyện viên có thể dung lời nói giải thích kỹ thuật phát cầu, đồng thời sử dụng tranh, ảnh hay video để giúp học sinh nắm rõ và khắc sâu hơn về kỹ thuật phát cầu. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 7 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Phát cầu có thể chia làm 2 loại: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay. Nếu dựa vào vòng cung đường bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu cao sâu, phát cầu cao nhanh, phát cầu lao nhanh và phát cầu thấp gần lưới ..v..v..  Phát cầu thuận tay (Phát cầu bằng tay phải) Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng 1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mui bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mui bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái. Khi thực hiện phát thuận tay với các đường cầu có đường vòng cung khác nhau thì động tác trước đó và tư thế chuẩn bị trước khi đánh cầu cần phải thực hiện giống như nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động tác sau khi đánh cầu là có sự khác biệt. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 8 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng trước bên trái. Khi tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cung lúc với cầu rơi tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cô tay tạo phát lực đánh cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để hoãn sung (Phát cầu thuận tay cao sâu). Khi thực hiện phát cầu cao nhanh, quá trình thực hiện động tác đại thể cung giống với phát cầu cao sâu. Chi có khác là trong thời khắc đánh vào cầu (tiếp xúc cầu), cẳng tay cần tăng nhanh tốc độ kéo theo động tác vung cô tay ra trước và lên trên, mặt vợt cầm nghiêng ra trước và lên trên lấy dung sức ra trước là chính. Chú ý: đường vòng cung của đường cầu đánh ra ở độ cao mà đối phương vươn thẳng vợt lên để đánh mà không tới cầu là phu hợp, đồng thời cầu phải rơi vào khu vực sát đường phát cầu xa của đối phương. Khi thực hiện phát cầu lao nhanh ngang bằng, cần phát huy sức mạnh bột phát của cẳng tay kéo theo cô tay dung sức đánh cầu ra phía trước, làm cho đường cầu bay thẳng với độ cao bằng hoặc hơn vai của đối phương và rơi vào sân sau (cuối sân). Then chốt của kỹ thuật phát cầu này là động tác đánh cầu cần bất ngờ và nhanh. Khi phát cầu sát lưới, tay cầm vợt cần phải thả lỏng, động tác cánh tay phải nhỏ, chủ yếu dựa vào cẳng tay kéo theo cô tay cắt đẩy cầu ra trước, Đường bay vòng cung của cầu phải áp sát lưới để sang sân đối phương. Điểm rơi ở gần đường phát cầu gần. Chú ý cô tay không có động tác hất lên trên. Trong một tiết dạy thể dục, với thời gian từ 3t5- 40 phút nhưng chúng ta phải dạy nhiều nội dung của bài học, thì trong một buôi huấn luyện chúng ta có thể đi sâu vào nội dung của một môn thể thao cụ thể nào đó. Như trong buôi huấn luyện môn đá cầu, chúng ta có thể tiếp cận đầy đủ các kỹ thuật: tâng cầu, phát cầu, chuyền cầu…hay tìm hiểu về kích thước sân, luật đá cầu. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 9 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Ví dụ: Tìm hiểu về luật đấ cầu mà cụ thể là tìm hiểu về kích thước sân 2.1.2 Về yếu tố thể lực Một điều rất quan trọng và không thể thiếu trong Thể dục thể thao đó là yếu tố thể lực cho các em, với một tiết lên lớp với lượng thời gian qui định như thế thì không thể giải quyết được vấn đề này, nhưng với một buôi huấn luyện thì vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng, thông qua buôi huấn luyện giáo viên ra những bài tập khoa học, đảm bảo lượng vận động vừa sức nhằm phát huy sức nhanh, mạnh, bền, dẻo và khéo léo cho các em, giúp các em có được một thể lực tốt nhất và một trạng thái tinh thần ôn định nhất. Đây là điều không thể thiếu trong huấn luyện thể thao thành tích cao. Ví dụ: Trong huấn luyện, tuần đầu tiên người giáo viên- huấn luyện viên có thể sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh như: các bài tập về chạy nhanh, chạy lao, chạy giữa quảng, chạy đạp sau, chạy nâng cao đui…., sang tuần thứ hai giáo viên cho học sinh tập các bài tập phát triển sức bền như: Chạy 100m đi bộ 50m, chạy 200m đi bộ 50m hay các bài tập ép dẻo để phát triển sự mềm dẻo, khéo léo của học sinh. 2.1.3. Về yếu tố tâm lý GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 10 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Qua buôi huấn luyện giáo viên vừa có thể truyền thụ những kiến thức kỹ năng cơ bản của môn thể thao đặc thu, vừa đảm bảo thể lực cho học sinh, vừa có thể giúp học sinh nắm rõ hơn về luật thi đấu thể thao thông qua việc tô chức cho các em thi đấu với nhau, thông qua thi đấu giúp các em phát huy những mặt tích cực và nhận ra những mặt mà bản thân còn hạn chế để khắc phục, sửa đôi. Bên cạnh đó việc tô chức cho các em tập dưới hình thức thi đấu cung giúp cho các em hình thành tâm lý vững vàng và sẵn sàng tham gia thi đấu thật sự, và đây cung là một khâu quan trọng trong quá trình huấn luyện cho các em, vì yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của các em. Để khắc phục yếu tố tâm lý người giáo viên – huấn luyện viên cần trang bị cho các em các bài tập nhỏ làm giảm quá trình ức chế tâm lý, đồng thời làm nóng cơ thể tạo tâm lý hưng phấn cho học sinh. Ví dụ: Trong quá trình thi đấu để giảm bớt căng thẳng, chúng ta cần thực hiện các thủ thuật nhỏ như hít sâu vào và thở mạnh ra, động tác nhảy sốc người lên cung có tác dụng giải tỏa tâm lý, hay các bài tập khởi động nhẹ nhàng vừa giúp giải tỏa tâm lý vừa làm nóng cơ thể và điều quan trọng là ta không nên đứng im một chỗ mà phải thường xuyên di chuyển để cơ thể mình không rơi vào trạng thái tĩnh vì như vậy sẽ gây ức chế tâm lý ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu. Đồng thời, trong quá trình huấn luyện giáo viên cung cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá chiếm vị trí rất quan trọng. Sau mỗi nội dung người giáo viên- huấn luyện giáo viên cần nghiên cứu kĩ những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của nội dung huấn luyện đó học sinh đã đạt yêu cầu chưa, bước nào cần phát huy và bước nào cần điều chinh để kịp thời uốn nắn và chinh sửa cho học sinh. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 11 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt CHƯƠNG 3 KẾT Q́Ả ĐẠT ĐƯỢC Sau khi vận dụng việc thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường tiểu học, mà cụ thể là bản thân tôi đã thành lập được câu lạc bộ cầu lông cho các em học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học Ba Vì, lần đầu làm quen với môn cầu lông các em gần như chưa biết cách cầm vợt, không biết phát cầu, đập cầu, không biết cách di chuyển, không nắm được luật…. Các em gần như bắt đầu từ con số không. Nhưng qua một thời gian huấn luyện, để khắc phục những khó khăn đó, bằng sự nhiệt tình của giáo viên và sự phấn đấu nô lực hết mình của các em học sinh trong quá trình tập luyện, các em đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong ký hội khỏe phu đông cấp huyện năm hoc 2014- 2015 ở nội dung cầu lông như sau: Đôi nam Đôi nữ Đôi nam- Đơn nam nữ Nhất Nhì X X X X Vì lí do cá nhân bản thân tôi đã chuyển công tác, tại đơn vị công tác mới tôi đã tiếp tục áp dụng đề tài nghiên cứu này tại trường mới. Qua một năm học 2015- 201. đến thời điểm hiện tại tôi đã hình thành được một đội tuyển ở hai nội dung cầu lông và đá cầu. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong một năm huấn luyện cho học sinh, tôi đã theo dõi và nhận thấy chất lượng thay đôi theo từng buôi huấn luyện, hiệu quả được nâng lên Thông qua việc thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường học và được áp dụng vào thực tế, bản thân tôi thấy: - Học sinh chủ động, tích cực tập luyện hơn. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 12 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt - Các em đam mê tập luyện thể thao hơn, và tại đây các em có cơ hội phát triển năng khiếu vốn có của mình. - Giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới, cung như động viên, khích lệ các em giúp các em thêm tự tin và ham tập luyện, điều đó giúp các em có được thể trạng tốt, ngày càng hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động. - Dưới hình thức vừa mang tính chất tập luyện, vừa mang tính chất thi đấu giúp cho học sinh có được một tâm lý vững vàng, một tinh thần sẵn sàng thi đấu, vì vậy các em luôn trong tư thế chủ động, linh hoạt và nhạy bén hơn trong các thao tác vận động của mình. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 13 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt PHẦN KẾT ĹẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT ĹẬN Giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn và nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình trong từng giai đoạn huấn luyện của mình, từng đối tượng học sinh cụ thể. Áp dụng phương pháp giảng dạy và huấn luyện phu hợp với đối tượng học sinh, phu hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương. Sử dụng đồ dung dạy học phải hợp lí, có tính khoa học. Chuẩn bị sân bãi và dụng cụ tập luyện đầy đủ, với các nội dung giảng dạy và huấn luyện đa dạng giúp học sinh nắm bắt nội dung kiến thức một cách chắc chắn và chủ động. 2. KIẾN NGHỊ Theo nội dung cung như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều kiện sân bãi và trang thiết bị tập luyện còn quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phu hợp với khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy- huấn luyện của giáo viên cung như việc học của học sinh.Nhà trường cung như các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.Vậy để thực hiện có hiệu quả giáo dục nói chung và môn Thể Dục nói riêng, khâu bố trí và xây dựng khu tập Thể Dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cung như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tô chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra trong tiết dạy cung như giờ huấn luyện. Qua thực tế giảng dạy, học hỏi bạn bè đồng nghiệp cung như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên mong được sự đóng góp nhiệt tình của hội đồng khoa học trường và ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chinh hơn. Xin chân thành cảm! GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 14 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt Ba Dinh, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện Pḥm Thị Lệ Dtễm GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 15 Trờng TH Ba Dtnh SKKN: Thành lâp̣ cââ ḷcâ bô ̣ Th̉ thao trong trờng hocâ là câcn ththt TÀI LIỆ́ THAM KHẢO 1. Luật giáo dục. 2. Điều lệ trường phô thông . 3t. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục cấp Tiểu học 4. Sách giáo khoa thể dục lớp 4, lớp 5. 5. Giáo trình cầu lông - NXB Thể dục thể thao. .. Giáo trình điền kinh- NXB Thể dục thể thao Đà Nẵng. 7. Giáo trình đá cầu- NXB Thể dục thể thao. 8. Luật thi đấu môn cầu lông, đá cầu, điền kinh đang hiện hành. 9. Tâm lý học thể dục thể thao- NXB Thể dục thể thao. GV: Pḥm Thị Lệ Dtễm 16 Trờng TH Ba Dtnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan