Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng di sản lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 10...

Tài liệu Skkn sử dụng di sản lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 10

.DOC
7
146
69

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ----------- ooo ----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG DI SẢN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 10. Năm học: 2017 – 2018 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ……………………… 1.Tên sáng kiến: Sử dụng di sản lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 10 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 nhằm giúp học sinh có hiều biết sâu sắc hơn những di sản lịch sử ở địa phương mình. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Lịch sử là một môn khoa học rất quan trọng, nhờ có lịch sử giúp chúng ta hiểu được quá trình phát triển của loài người, biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta qua bốn ngàn năm. Nhưng việc dạy và học lịch sử hiện nay gặp nhiều khó khăn do học sinh phân biệt môn chính- môn phụ, nội dung kiến thức khô khan. Từ thực tế trên bản thân nhận thấy rằng việc dạy- học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà mà quan trọng hơn là giúp học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Những hoạt động này giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo để từ đó học sinh ngày càng say mê, yêu thích môn học. Vậy làm thế nào để phát huy sự say mê, yêu thích của học sinh trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, sử dụng sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi,...Nhưng việc sử dụng sử dụng di sản địa phương vào bài học lịch sử là một trong những biện pháp có hiệu quả. Bởi nó giúp học sinh nắm vững hơn nữa những tri thức, sự kiện lịch sử. Từ đó tôi chọn đề tài “ Sử dụng di sản lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 10”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động tiếp thu lĩnh hội, khắc sâu kiến thức của bài học lịch sử. 3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc khai thác, sử dụng các di sản văn hóa ở địa phương trong giảng dạy lịch sử lớp 10. Những di sản được sử dụng là những di sản tiêu biểu được chọn lọc và liên quan đến nội dung bài dạy. 2 3.3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1.Mục đích của giải pháp: Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy: nhiều học sinh chưa hiểu đầy đủ những di sản lịch sử vật chất cũng như tinh thần ở quê hương mình, các em chưa hiểu rõ các nhân vật lịch sử, các di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương.... Với đặc thù của nhà trường việc tổ chức cho các em đi thực tế, ngoại khóa là rất khó khăn, mặc dù đây là hoạt động rất có ý nghĩa. Từ thực tế trên chúng tôi quyết định chọn đề tài này. Với đề tài này bản thân chúng tôi mong muốn qua tiết học các em có kiến thức về lịch sử quê hương, qua đó góp phần giáo dục các em lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, biết trân trọng và yêu quý những thành quả của ông cha ta để lại trên quê hương để từ đó các em sống có trách nhiệm hơn và góp một phần công sức của mình để xây dựng và bảo vệ quê hương nói riêng và đất nước nói chung. 3.2.2. Nội dung của giải pháp: Di sản văn hóa địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc học lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Ngoài ý nghĩa cuộc sống, di sản văn hóa địa phương còn có ý nghĩa to lớn trong dạy và học lịch sử, nhưng sử dụng những di sản đó như thế nào là vấn đề mà ta cần nghiên cứu. Đất nước từng bước được đổi mới, xu thế hòa nhập chiếm ưu thế, đồng tiền đã và đang chi phối cuộc sống con người nên thế hệ trẻ dần quên đi giá trị của những di sản lịch sử ở địa phương. Do đó việc sản dụng di sản lịch sử địa phương trong giảng dạy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh, tùy theo từng đơn vị kiến thức của từng mục, từng bài mà giáo viên có thể lồng ghép, sử dụng cho phù hợp. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh những di sản có liên quan để các em về nhà tự tìm hiểu và báo cáo ngay tại lớp sau đó giáo viên nhận xét bổ sung thêm để các em có cơ hội tự lĩnh hội kiến thức. Ví dụ cụ thể: 1. Dạy bài 14. “ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” Khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giáo viên có thể lồng ghép và giới thiệu trên quê hương Bến Tre có đình Phú Lễ ( Ba Tri). Đình Phú Lễ là "Di tích kiến trúc nghệ thuật " tại Ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre., cách thị trấn Ba Tri khoảng 4km. Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình thì đình được xây dựng vào năm 1826 – năm Minh Mạng thứ 7 3 Ngày 7/1/1993, đình Phú Lễ được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật. Hàng năm, lễ hội tại đình Phú Lễ diễn ra hai lần: Lễ Kỳ yên vào 18-19 tháng 3 âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa, và lễ Cầu bông vào ngày 9 -10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, tế Tiền hiền, Hậu hiền (khai khẩn, khai cơ). Đêm hội có hát bội và ca nhạc tài tử. Ngoài ra giáo viên cũng có thể giới thiệu đình Phú Tự ( Thành phố Bến Tre). 2. Dạy bài 22 “ Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI- XVIII”, nói đến các làng nghề thủ công truyền thống giáo viên có thể lồng ghép và giới thiệu các làng nghề thủ công ở Bến Tre như: Làng nghề dê ̣t chiếu (Nhơn Thạnh – An Hiê ̣p – Thành Thới B): xuất hiện khá sớm, diễn ra quanh năm tại nhiều làng trong xã và thường bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng chạp âm lịch. Tuy vậy, hoạt động sản xuất chiếu thường nhộn nhịp vào những tháng cuối năm, bởi thời gian này, người dân trong tỉnh và những tỉnh thành lân cận thường mua những chiếc chiếu mới, có hoa văn trang trí đẹp về sử dụng trong gia đình, chùa chiền, đền miếu,… Đối với nghề dệt chiếu, phụ nữ được xem là những người thợ chính, Lát là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu. Do điều kiện khí hậu nên lát được trồng nhiều ở các địa phương trong tỉnh như xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tree An Hiê ̣p, Châu Thànhe Hoặc giáo viên có thể giới thiệu Làng nghề đan đát – Phước Tuy: Nghề đan đát truyền thống Phú Lễ đã tồn tại không dưới trăm năm. Làng nghề hiện có nhiều sản phẩm với hơn mười loại, mẫu mã, kích cỡ đa dạng như bội, bung, rổ, rế, sọt, lờ, lọp, nơm cá,… nguyên liê ̣u chủ yếu là tre, trúc, tầm vông. Lúc đầu nghề đan đát chỉ là nghề phục vụ trong sinh hoạt bình thường của người dân, nhưng về sau khi có nhu cầu về trang trí thì các sản phẩm làm ra đa dạng hơn. Tùy theo từng loại sản phẩm mà sử dụng cách đan khác nhau như đan long mốt, long hai đối với các lại rổ gánh, rổ xúc, sàng, sịae long ba dành cho đan thúnge long bốn, năm dùng cho sản phẩm bội... Ngoài ra còn có công đoạn đát, lận vành, nứt.... rất công phu. 3. Dạy bài 25 “ Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa thời nhà Nguyễn”, nói đến những thành tựu về văn hóa , giáo viên có thể minh họa thêm đờn ca tài tử ở Nam Bộ, Hát sắc bùa, dân ca Nam Bộ. Hát sắc bùa là loại hình diễn xướng dân gian, pha trộn tín ngưỡng tôn giáo, thường được hát vào dịp Tết cổ truyền để cầu may cho gia chủ. Ngày nay, hát sắc bùa còn được bắt 4 gặp ở các hội thi, các ngày họp mặt kỷ niệm. Hát sắc bùa được đề cử để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét đưa vào danh sách loại hình văn hóa phi vật thể quốc gia. Một đội hát sắc bùa có ít nhất 4 người (nhiều nhất là 12 người), sử dụng các nhạc cụ: trống cơm, đàn cò, sanh tiền, sanh cái. Những nhạc công biểu diễn nhạc cụ và hát. Đây là loại hình nghệ thuật luôn mong điều tốt đẹp cho người nghe, diễn ra bắt đầu từ tối 30 của tháng Chạp, có khi kéo dài đến hết tháng Giêng. Đội hát sắc bùa đi hát phục vụ cho bà con trong xóm, hết nhà này sang nhà khác. Bắt đầu hát từ ngoài ngõ vào: “Nhà ông cửa kín rào cao Tôi vô không đặng đứng ngoài tôi rao Hôm qua để ngõ chờ ai Hôm nay tôi tới ngõ gài khăng khăng…” Khi gia chủ mở cổng rào cho vào, đội vào phần hát chính. Hình thức diễn xướng gồm 2 phần: Phần lễ nghi: Trong khi cả nhóm hát thì có mô ̣t người đi dán bùa, yểm bùa trừ tà, đuổi ma ra khỏi nhà gia chủ. Hình thức diễn xướng khá đặc biệt, phần lễ nghi, cái kể và con xô vừa hát giáng bùa, vừa yểm bùa trừ tà, đuổi ma ra khỏi nhà gia chủ: “Cổ tôi mang trống Miệng lại dẫn bùa…” Nói thì thuở xưa có câu: “Bùa để ma thấy ma lễ Quỷ thấy quỷ bái…” Trong Phần chúc vui nghề nghiệp: gia chủ làm nghề gì thì sẽ hát chúc vui bằng nghề đó. Ví như nhà chủ làm nghề trồng bông: “Bông trồng bông Đánh hàng cho trộng Hạt bông rắc xuống Bông lên cuồn cuộn, ................................... Nghi thức cuối thường là câu: “Năm mới giàu sang. Giao ban tấn lộc”. 4. Dạy bài 26 “ Tình hình xã hội và đời sống nhân nửa đầu thế kỉ XIX”, khi nói đến sự thoái hóa quan lại nhà Nguyễn, giáo viên có thể dẫn chứng mạc dù tình hình xã hội lúc này 5 phần lớn quan lại dần bị thoái hóa nhưng cụ Phan Thanh Giản là một vị quan giữ được thanh liêm . Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm: Phan Thanh Giản xuất thân trong một gia đình nghèo ở An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ông đóng góp nhiều cho nhà Nguyễn, làm quan dưới 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam Bộ (là vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ). Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long và yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, theo yêu cầu người Pháp để bảo đảm an toàn cho dân chúng. Vì không giữ được thành ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 5 Tháng Bảy năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi. Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), bỏ hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ. 5. Dạy bài 28 “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”, giúp học sinh thấy được một trong những truyền thống yêu nước là lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng dân tộc cụ thể là xây dựng đền thờ. Bên cạnh đó giáo viên có thể dẫn chứng như đền thờ các anh hùng liệt sĩ hiện nay các xã đều có. Cụ thể giáo viên dẫn chứng minh họa đền thờ Nguyễn Thị Định (ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Trước tiên giáo viên giới thiệu về Nguyễn Thị Định hay Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - người phụ nữ huyền thoại Việt Nam. Người Bến Tre gọi bà với cái tên trìu mến là “bà ba Định”, những người biết đến bà đều cho rằng, bà thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”. Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, ngày 30/8/1995, bà được Nhà nước 6 Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà - ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Hàng năm vào ngày 28/7 (âl) lễ kỷ niệm ngày mất của Bà được tổ chức trang trọng tại đây. Trên đây là một số dẫn chứng cụ thể trong việc sử dụng di sản địa phương trong dạy – học lịch sử dân tộc mà bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy. 3.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với việc sử dụng di sản địa phương vào giảng dạy lịch sử dân tộc tôi đã áp dụng cho những lớp mình phụ trách ở năm học qua. Tùy thuộc vào tình hình và đối tượng học sinh mà áp dụng linh hoạt cho phù hợp. Đây là phương pháp không mới nhưng tôi tin rằng với việc lồng ghép này để giới thiệu đến học sinh di sản lịch sử địang phương mình là phù hợp, vừa sức và tạo sự hứng thú với các em học sinh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Trong chương trình giảng dạy Lịch sử địa phương chiếm thời lượng rất ít nên giáo viên không thể dẫn chứng, minh họa hết những thành tựu, những di sản văn hóa ở địa phương mình, do đó việc lồng ghép giới thiệu di sản lịch sử địa phương vào lịch sử dân tộc là hết sức cần thiết. Sau khi áp dụng phương pháp này đã giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập và trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về địa phương mình đang sống. Trong lịch sử của dân tộc, lịch sử địa phương là một phần không thể thiếu để qua đó các em thấy tự hào về nơi mà mình được sinh ra, tự hào về những đóng góp của các thế hệ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, để các em yêu quê hương mình hơn, sống có trách nhiệm hơn cho xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước. 4. Tài liệu đính kèm: Không. Lê Thị Ràng, Lê Minh Chánh, Nguyễn Thanh Tú, Trường THPT Phan Liêm, Ba Tri 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan