Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn nâng cao hiệu quả giờ thực hành hóa học ở trường thpt...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả giờ thực hành hóa học ở trường thpt

.DOC
15
138
94

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mã số: ………………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ THỰC HÀNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (Trần Thị Tuyết, Lê Thị Mộng Nghi, Huỳnh Ngọc Ánh, @THPT Nguyễn Thị Định) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn Hóa học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng của giải pháp đã biết Nhiều năm trước đây, hầu như các trường THPT không có phòng thực hành hóa học. Hóa chất và dụng cụ TN không được trang bị đầy đủ, nhiều khi hóa chất đã quá hạn sử dụng hoặc không tinh khiết. Do đó, hiện tượng TN không được rõ ràng, cũng như thiếu chính xác. Điều này làm cho HS nghi ngờ kiến thức đã được học; các em mất lòng tin, không yêu thích môn học. Đồng thời, đó là nguyên nhân mà một số giáo viên ngại giảng dạy các tiết thực hành. Trong những năm gần đây, giáo dục không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy HS làm trung tâm; rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm – thực hành trong giảng dạy. Do đó, hóa chất và các dụng cụ TN thực hành được các trường phổ thông bổ sung một cách thường xuyên và kịp thời để giảng dạy các tiết thực hành theo phân phối chương trình, các TN biễu diễn khi truyền thụ kiến thức mới, …. Tuy nhiên, hiệu quả các tiết thực hành chưa cao. Một số giáo viên dường như đã xem nhẹ tiết thực hành vì thời lượng chương trình rất ít, mỗi năm học chỉ có từ 5 đến 6 tiết thực hành, chiếm 6,4% - 7,7% phân phối chương trình. Trong đó, một số TN không tiến hành được do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, không đảm bảo an toàn, …. Đa số HS chưa có kỹ năng thực hành. Các em không nắm được các thao tác TN, cách lấy hóa chất, hay lấy lượng hóa chất như thế nào là vừa đủ, cách đốt hoặc tắt đèn cồn, cách nung hóa chất trong ống nghiệm, … Bên cạnh đó việc thiếu sự chuẩn bị ở nhà của HS làm cho các em lúng túng khi tiến hành TN - thực hành: không biết cần phải lấy hóa chất nào; cho chất nào trước, chất nào sau; TN có cần đun nóng hay không; thậm chí cách kẹp ống nghiệm cũng không chính xác. HS dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên hoặc đọc sách giáo khoa rồi làm theo một cách rập khuôn, máy móc. Từ đó, HS dần mất đi tính chủ động, sáng tạo, thiếu kỹ năng TN thực hành cũng như nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giờ thực hành Hóa học ở trường THPT”. Hi vọng rằng, chúng tôi sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của HS. - Rèn kỹ năng thực hành TN để HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Rèn khả năng tự học của HS. 3.2.2. Nội dung giải pháp 3.2.2.1. Tính mới của giải pháp: Bài thực hành trước đây được tiến hành theo trình tự: GV hướng dẫn, HS tiến hành TN, ghi nhận lại hiện tượng và giải thích hiện tượng vào bài tường trình. Chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Để nâng cao hiệu quả giờ thực hành Hóa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng tự học, kỹ năng thực hành TN của HS, trong đề tài này chúng tôi xây dựng và giảng dạy tiết thực hành Hóa học theo hướng dạy học chủ đề, gồm các bước như sau: Bước 1: Hoạt động trải nghiệm, kết nối Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức, kỹ năng Bước 3: Hoạt động luyện tập Bước 4: Hoạt động mở rộng, tìm tòi Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với nội dung bài thực hành nhằm giúp HS nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của thực hành TN. 3.2.2.2. Cách thức thực hiện - Nghiên cứu cơ sở lý luận: nội dung bài thực hành; dạy học theo chủ đề. - Xác định các TN thực hành có thể thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hoặc bổ sung bằng cách tự thiết kế các đồ dùng dạy học còn thiếu. - Thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề. - Yêu cầu HS chuẩn bị các nội dung của hoạt động trải nghiệm, kết nối. - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất TN cần thiết cho từng nhóm HS. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: + Lớp thực nghiệm: Thực hiện các tiến trình lên lớp theo thiết kế: Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), hướng dẫn HS ngồi đúng theo vị trí của nhóm. * Bước 1: Hoạt động trải nghiệm, kết nối * Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức, kỹ năng * Bước 3: Hoạt động luyện tập * Bước 4: Hoạt động mở rộng, tìm tòi + Lớp đối chứng: thực hiện tiến trình dạy học gồm các bước như sau: Bước 1: Ổn định lớp Bước 2: Tiến trình lên lớp * Hoạt động 1: Một số lưu ý trước buổi thực hành * Hoạt động 2: Điều chế và thử tính chất của etilen * Hoạt động 3: Điều chế và thử tính chất của axetilen * Hoạt động 4: Công việc cuối buổi thực hành - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS sau khi hoàn tất buổi thực hành thông qua bài kiểm tra trong thời gian 10 phút (nội dung của hoạt động luyện tập khi dạy thực nghiệm. - Thống kê, rút ra nhận xét và kết luận. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Cách thức mà chúng tôi xây dựng để thực hiện tiết thực hành có thể vận dụng rộng rãi trong môn Hóa học đối với các khối lớp, cũng như các các môn học khác trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cho phép. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng việc nâng cao hiệu quả giờ thực hành Hóa học ở trường THPT đã góp phần mang lại hiệu quả, lợi ích sau: - Giúp HS rèn luyện được kỹ năng thực hành TN với lượng nhỏ hóa chất, sử dụng tiết kiệm hóa chất. Đồng thời rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận xét, giải thích để từ đó có thể lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Và đó cũng là cơ sở để HS có thể tìm tòi, nghiên cứu khoa học. - Giúp HS có thể rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm: HS trao đổi, chia sẻ những hiểu biết của mình về vấn đề đang tìm hiểu cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. - Tạo hứng thú cho HS trong học tập, phát triển năng lực HS, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. - Rèn luyện khả năng tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng môn học. 3.5 Tài liệu kèm theo gồm - Giáo án dạy thực nghiệm và đối chứng bài thực hành 4 "Điều chế và tính chất của etilen, axetilen" - Mẫu bài thu hoạch. Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018 Giáo án dạy lớp thực nghiệm BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN VÀ AXETILEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiểm chứng, củng cố kiền thức về etilen, axetilen. - Biết cách điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen. 2. Kỹ năng - Thực hành TN điều chế chất khí từ chất lỏng. - Quan sát, giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học. 3. Thái độ - Biết cách điều chế, từ đó sử dụng hợp lí hóa chất lượng nhỏ. - Thông qua hoạt động thí ngiệm tạo nên hứng thú khi học bộ môn hóa học. 4. Phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực thực hành hóa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ TN: ống nghiệm, bộ giá TN, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, nút cao su, ống dẫn chữ L, thìa lấy hóa chất, đèn cồn. - Hóa chất: etanol (khan), CaC2, dung dịch AgNO3 trong amoniac, nước cất, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch KMnO4. - Nội dung các phiếu học tập. - Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4-5 HS. 2. Học sinh - Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các TN thực hành về etilen và axetilen. - Tự học: chuẩn bị phiếu học tập số 1. - Nhóm trưởng: phân chia công việc cho các thành viên một cách hợp lý. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (5 phút) a. Mục đích hoạt động Huy động kiến thức đã học và kiến thức thực tế của học sinh tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. Nội dung: Tìm hiểu cách tiến hành TN điều chế etilen, axetilen và thử tính chất của chúng b. Phương thức tổ chức hoạt động - GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 HS. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp: GV mời hai nhóm báo cáo, sau đó mời các nhóm nhận xét, bổ sung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Vì sao khi để chung trái cây chín và chưa chín thì trái cây sống mau chín hơn? Câu 2. Khí nào dùng trong đèn xì dùng để hàn cắt kim loại? Câu 3. Tìm hiểu cách điều chế và thử tính chất của hai khí trên bằng cách hoàn thành bài tường trình theo mẫu. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập số 1. - Đánh giá kết quả hoạt động: thông qua quan sát, qua các ý kiến của HS trình bày B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG (30 phút) Hoạt động 1. Điều chế và thử tính chất của etilen (15 phút) a. Mục đích của hoạt động - Biết cách điều chế etilen trong phòng TN và thử tính chất của etilen. - Rèn luyện kỹ năng TN thực hành của học sinh. b. Phương thức hoạt động PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Cho các chất sau: (1) ancol etylic (2) HCl đặc (3) H2SO4 đặc (4) etan (5) đá bọt Dãy gồm các chất dùng để điều chế etilen là: A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (5). C. (3), (4), (5). D. (2), (4), (5). Câu 2. Tại sao phải cho đá bọt vào hỗn hợp phản ứng điều chế etilen? A. Giúp nhiệt phân tán đều trong lòng dung dịch, tránh hiện tượng sôi đột ngột phụt mạnh ra ngoài. B. Xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn. C. Để ống nghiệm không bị bể khi đun tập trung lâu. D. Để dung dịch thuốc thử (dung dịch KMnO 4) không bị hút vào ống dẫn khí rồi vào ống nghiệm đang đun nóng làm dừng phản ứng và gây nguy hiểm. Câu 3. Chọn phát biểu đúng. A. Cho 4 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từ từ từng giọt 2 ml dung dịch H2SO4 đặc. B. Cho 4 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từ từ từng giọt 2 ml ancol etylic khan. C. Cho 2 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từ từ từng giọt 4 ml ancol etylic khan. D. Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từ từ từng giọt 4 ml dung dịch H2SO4 đặc. Câu 4. Để nhận biết etilen ta có thể dùng dung dịch A. AgNO3/NH3. B. HCl. C. KMnO4. D. NaOH. Câu 5. Cho sơ đồ sau: TN này dùng để điều chế chất nào sau đây? A. metan. B. etilen. HOẠT ĐỘNG CỦA GV C. axetilen. D. amoniac. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4- 5 HS, hoàn thành nội dung phiếu - Hoạt động nhóm. học tập số 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Năng lực hợp tác, làm việc - gọi HS đại diện nhóm chọn đáp án. - Gọi HS của các nhóm còn lại nhận xét. ? Nêu cách tiến hành TN điều chế và thử tính chất của etilen. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: tiến hành TN, ghi nhận lại hiện tượng và giải thích. GV nhận xét. c. Sản phẩm, đánh giá các hoạt động - Đại diện nhóm trả lời. - Nhận xét. nhóm. - Nêu cách tiến hành TN. Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Tiến hành TN, ghi nhận Hóa học. hiện tượng, giải thích. - Đại diện nhóm nêu hiện tượng và giải thích. - Đại diện của các nhóm còn lại nhận xét. - Sản phẩm: HS thực hiện đúng các thao tác thực hành TN, hiện tượng TN chính xác. - Đánh giá các hoạt động: thông qua quan sát, qua các ý kiến của HS. Hoạt động 2. Điều chế và tính chất của axetilen (15 phút) a. Mục đích của hoạt động - Biết cách điều chế axetilen trong phòng TN và thử tính chất của axetilen. - Rèn luyện kỹ năng TN thực hành của học sinh. b. Phương thức hoạt động PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1. Nguyên liệu để điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là A. canxi cacbua. B. metan. C. nhôm cacbua. D. natri cacbonat. Câu 2. Cho các phát biểu sau: (1) Axetilen không làm mất màu dung dịch KMnO4. (2) Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa có màu vàng. (3) Để phân biệt etilen và axetilen ta có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3. (4) Để phân biệt etilen và axetilen ta có thể dùng dung dịch KMnO4. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Chọn phát biểu đúng nhất. Thực hiện phản ứng đốt cháy axetilen khi A. vừa có khí thoát ra. B. khí thoát ra được một thời gian. C. đẩy hết không khí ra khỏi ống dẫn khí. D. gần hết khí thoát ra. Câu 4. Cho mô hình điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Phương trình nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên? A. NH4Cl + NaNO2  NaCl + N2 + 2H2O B. CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O D. CH3COONa + NaOH  Na2CO3 + CH4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4- 5 HS, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. - gọi HS đại diện nhóm chọn đáp án. - Gọi HS của các nhóm còn lại nhận xét. ? Nêu cách tiến hành TN điều chế và thử tính chất của etilen. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: tiến hành TN, ghi nhận lại hiện tượng và giải thích. GV nhận xét. c. Sản phẩm, đánh giá các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA HS PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - Hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhận xét. - Nêu cách tiến hành TN. - Tiến hành TN, ghi nhận hiện tượng, giải thích. - Đại diện nhóm nêu hiện tượng và giải thích. - Đại diện của các nhóm còn lại nhận xét. - Sản phẩm: HS thực hiện đúng các thao tác thực hành TN, hiện tượng TN chính xác. - Đánh giá các hoạt động: thông qua quan sát, qua các ý kiến của HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút) a. Mục đích hoạt động - Củng cố và khắc sâu kiến thức về etilen, axetilen. - Khắc sâu các thao tác tiến hành thí nghiệm. b. Phương thức tổ chức hoạt động - HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1. Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí C2H4 (đến dư) qua dung dịch thuốc tím là: A. dung dịch thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành. B. dung dịch thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu vàng tạo thành. C. dung dịch thuốc tím bị nhạt màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành. D. dung dịch thuốc tím không đổi màu. Câu 2. Dẫn hiđrocacbon X qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy có kết tủa vàng tạo thành. Thí nghiệm này chứng minh A. hiđrocacbon X có liên kết ba đầu mạch. B. hiđrocacbon X có liên kết ba. C. hiđrocacbon X là hiđrocacbon không no. D. hiđrocacbon X có tính oxi hóa mạnh. Câu 3. Để chứng minh khí sinh ra trong T/N ở hình bên là một hiđrocacbon không no, ta cần chuẩn bị ống nghiệm đựng thuốc thử là dung dịch X. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4. Bông B. Dung dịch Br2 hoặc dung dịch AgNO3/NH3. goong C. Dung dịch KMnO4 hoặc dung dịch AgNO3/NH3. CaC2 dd X tẩm nước D. Dung dịch HCl hoặc dung dịch Br2. Câu 4. Cho các phát biểu sau nói về cách đun nóng ống nghiệm: (1) Khi đun nóng ống nghiệm ta phải dùng cặp gỗ để cặp ống nghiệm. (2) Khi đun cần để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn. (3) Để nóng nhanh, ngay từ đầu ta cần phải đun tập trung tại đáy ống nghiệm mà không cần lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều. (4) Trong quá trình đun cần lắc nhẹ ống theo chiều ngang. (5) Khi đun cần hướng miệng ống hướng ra phía không có người. Các phát biểu đúng là: A. 1, 2, 4, 5. B. 1,3,5. C. 1,2,3,4. D. 1,2,3,4,5 Câu 6. Cho các phát biểu sau nói về cách sử dụng đèn cồn: (1) Đèn cồn là dụng cụ dùng để cung cấp nhiệt khi làm thí nghiệm. (2) Khi không sử dụng, đèn cồn phải được đậy nắp kín để tránh cồn bay hơi. (3) Khi cần châm lửa mà không có bật lửa, có thể nghiêng đèn cồn và mồi lửa trực tiếp từ một chiếc đèn cồn đang cháy khác. (4) Muốn tắt đèn cồn ta phải thổi tắt lửa bằng miệng rồi sau đó đậy đèn cồn lại bằng nắp thuỷ tinh hoặc nắp nhựa. (5) Muốn châm thêm cồn cần phải đợi đến khi cồn trong đèn cạn đến mức gần khô kiệt. (6) Cồn rót vào đèn chỉ đến gần ngấn cổ, không nên rót đầy. (7) Điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn là ở vị trí khoảng 1/3 chiều cao của ngọn lửa kể từ trên xuống. (8) Khi đun cần chú ý đặt đáy của vật muốn đun chạm vào bấc của đèn cồn. Những phát biểu đúng là: A. 1,2,6,7. B. 1,3,5,8. C. 1,3,4,7. D. 1,6,7,8. GV mời HS xung phong, đứng tại chỗ trả lời. HS nhận xét, GV nhận xét, điều chỉnh khi cần thiết. D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI (3 phút) Trong thế giới của chúng ta ngày nay, một số nhỏ các hóa chất hữu cơ với sản lượng lớn đang phục vụ làm nguyên liệu cơ bản để sản xuất hàng nghìn sản phẩm hóa chất cuối dòng. Trong số đó, 7 hóa chất hữu cơ với sản lượng lớn (methanol, ethylene, propylene, butadiene, xylene, benzene và toluene) hiện đang là cơ sở nguyên liệu đầu vào quan trọng, là xuất phát điểm để tạo ra nhiều hóa chất nguyên liệu cơ bản khác. Etylen được sử dụng để lam gì? 11 Giáo án dạy lớp đối chứng BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN VÀ AXETILEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiểm chứng, củng cố kiền thức về etilen, axetilen. - Biết cách điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen. 2. Kỹ năng - Thực hành TN điều chế chất khí từ chất lỏng. - Quan sát, giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học. 3. Thái độ - Biết cách điều chế, từ đó sử dụng hợp lí hóa chất lượng nhỏ. - Thông qua hoạt động thí ngiệm tạo nên hứng thú khi học bộ môn hóa học. 4. Phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực thực hành hóa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ TN: ống nghiệm, bộ giá TN, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, nút cao su, ống dẫn chữ L, thìa lấy hóa chất, đèn cồn. - Hóa chất: etanol (khan), CaC2, dung dịch AgNO3 trong amoniac, nước cất, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch KMnO4. 2. Học sinh Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các TN thực hành về etilen và axetilen. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (Sĩ số: ………; hiện diện: ………; vắng: ………) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Một số lưu ý trước buổi thực hành - Gv nêu những TN thực hiện trong bài thực hành, những yêu cầu cần đạt được và các điểm cần lưu ý khi làm TN với H2SO4 đặc và các TN đốt cháy C2H4, C2H2. Gv hướng dẫn Hs lắp dụng cụ TN để đốt cháy C2H4, C2H2. Hoạt động 2: TN 1 – Điều chế và thử tính chất của etilen - Gv hướng dẫn Hs tiến hành TN. - Lưu ý: Cho H2SO4 đặc vào ancol, và lượng axit bằng khoảng 2 lần lượng ancol. - Nêu tác dụng của cát (hay đá bọt). - Giải thích tại sao dùng bông tẩm Hoạt động của học sinh Phát triển năng lực Hs theo dõi. Năng lực thực hành hóa học Hs tiến hành TN như sgk. Hs quan sát và nhận xét hiện tượng TN. Hs thảo luận theo nhóm thực hành, trả lời: Năng - Đá bọt làm cho nhiệt độ sôi 12 lực thực NaOH đặc trong TN? của phản ứng giảm, phản ứng xảy ra êm dịu và an toàn hơn. - Dùng bông tẩm NaOH đặc để loại tạp chất sinh ra trong quá trình phản ứng: SO2, CO2, … Hs ghi nhận kết quả TN, giải thích hiện tượng TN vào bài Gv nhận xét, kiểm tra kết quả TN của tường trình. các nhóm TN Hoạt động 3: TN 2 – Điều chế và thử tính chất của axetilen Hs tiến hành TN như sgk - Gv hướng dẫn Hs tiến hành TN. Hs quan sát màu của ngọn - Lưu ý: Cần chú ý TN điều chế các khí lửa, màu của dung dịch thuốc C2H2 xảy ra sau vài giây để đuổi hết tím, dung dịch AgNO3 trong không khí ra khỏi ống nghiệm rồi NH3. mới đốt cháy khí. Hs nhận xét. Hs ghi nhận kết quả TN, giải thích hiện tượng vào bài Gv nhận xét, kiểm tra kết quả TN của tường trình. các nhóm thực hành. Hoạt động 4: Công việc cuối buổi thực Hs hoàn tất bài tường trình hành Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ - Gv hướng dẫn Hs thu dọn dụng cụ, sinh phòng TN. hóa chất, vệ sinh phòng TN. Rút kinh nghiệm sau buổi thực hành. 4. Củng cố, dặn dò Hs ôn tập chương V, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 13 hành hóa học Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. Năng lực thực hành hóa học Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. BÀI THỰC HÀNH 4 ……………………………………………………………………………….. THÍ NGHIỆM DỤNG CỤ - HÓA CHẤT CÁCH TIỀN HÀNH THÍ NGHIỆM DỰ ĐOÁN HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TN GIẢI THÍCH ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ......................................................... ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan