Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số giải pháp rèn luyện khả năng tự học môn ngữ văn cho học sinh trung h...

Tài liệu Skkn một số giải pháp rèn luyện khả năng tự học môn ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông

.DOC
12
158
88

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……………………………………………………………..… 1.Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINHTRUNG HỌC PHỔ THÔNG. (Nguyễn Thị Thanh Thảo, @THPT Trần Văn Ơn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Chuyên môn – Ngữ văn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, tự học là một trong những kỹ năng quan trọng số một của giáo dục, là năng lực cần có trong mỗi học sinh. Học sinh (HS) cần phải hình thành năng lực tự học để có thể tự học tập và “học tập suốt đời”. Bên cạnh đó, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất của người học là vấn đề trọng tâm trong dạy học hiện nay. Trong văn bản số 1662/SGD&ĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và đào tạo Bến Tre về việc thực hiện dạy học môn Ngữ văn THCS và THPT năm học 2017 -2018 có chỉ đạo: “Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Muốn học sinh biết tự học, phải dạy cho học sinh cách học, cách tư duy trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống.” Việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học và dạy học theo định hướng phát triển năng cho HS đã được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên (GV) lúng túng vì chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả cho yêu cầu này. Vì vậy, trong quá trình dạy học chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi thấy rằng cần tìm ra “Một số giải pháp hiệu quả rèn năng lực tự học môn Ngữ văn cho học sinh ”. Các giải pháp này bước đầu chúng tôi thực hiện trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và nhận thấy hiệu quả tích cực. 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1 .Mục đích của giải pháp Mục đích của giải pháp là nhằm rèn luyện khả năng tự học và định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ (như năng lực tạo lập văn bản (nói, viết), năng lực tiếp nhận văn bản (nghe, đọc), năng lực thẩm mỹ và sáng tạo cho học sinh. Phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy Ngữ văn theo tinh thần đổi mới. Đây là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay, nó giúp HS làm chủ việc học và vận dụng hợp lý các kiến thức, kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. 3.2.2 Nội dung giải pháp : (1) Rèn khả năng tự học môn Ngữ văn qua việc hướng dẫn HS soạn bài ở nhà bằng sơ đồ K-W-L, sơ đồ tư duy, phiếu học tập a. Vận dụng sơ đồ K-W-L kết hợp với sơ đồ tư duy (SĐTD) cho học sinh soạn bài trước khi đến lớp học. ❖ Cách tiến hành - Giáo viên giới thiệu hai kỹ thuật dạy học K-W-L và sơ đồ tư duy và hướng dẫn học sinh vận dụng kết hợp chúng trong việc soạn bài. -Từng bài soạn của HS thực hiện theo mô hình sau: Tên bài học: …………………..………………… Ngày:…………… K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) (Huy động các kiến thức đã biết về bài học và điền các thông tin ấy vào đây) ………………….... …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ………………….... (Dựa theo mục kết quả cần đạt trong sách giáo khoa, điền các điều muốn biết về bài học dưới dạng các câu hỏi vào đây). ………………….... …………………… …………………… …………………… …………………… (Thể hiện nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. Để tạo sự thống nhất cho bài học, GV định hướng các nhánh chính của SĐTD (nội dung chính của bài học)) (Xem phụ lục (1) bài soạn của học sinh) ❖ Tác dụng - Soạn bài bằng sơ đồ K-W-L kết hợp với SĐTD rèn năng lực tự học của HS: thay vì phải soạn bài vào vở với những câu hỏi gợi ý chung chung trong giáo khoa, các em soạn bài theo mô hình này sẽ đánh thức được kiến thức đã có (cột K) làm nền tảng để dễ dàng tìm hiểu kiến thức mới, giúp các em xác định rõ mục tiêu bài học (cột W), từ đó các em thấy dễ dàng hơn trong khi tìm hiểu và thể hiện nội dung bài học mới (cột L). - Sơ đồ K-W-L kết hợp với SĐTD rèn năng lực tiếp nhận văn bản (đọc văn bản trong giáo khoa, khái quát kiến thức bằng SĐTD), năng lực tạo lập văn bản viết (với giới hạn cột L trên trang tập và yêu cầu chỉ chọn các từ khóa để thể hiện nội dung trên SĐTD, HS sẽ được rèn luyện cách gạn lọc, lựa chọn những kiến thức cần thiết, cách chọn những từ khóa để diễn đạt các thông tin ngắn gọn, cô đọng với cách diễn đạt dễ hiểu), năng lực tạo lập văn bản nói (khi nhìn vào SĐTD để thuyết trình bài học trên lớp), năng lực sáng tạo và thẩm mỹ (khi hoàn thành một sơ đồ, HS sẽ có cảm giác như mình được tham gia vào một cuộc sáng tạo mà ở đó mình có thể vẽ theo ý mình và sẽ vẽ cho thật đẹp). b. Sử dụng phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự soạn bài đối với các bài đọc thêm và một số bài học có nội dung đơn giản. Ví dụ: Phiếu học tập hướng dẫn học sinh soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, bài Tính chuần xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, …, các phiếu hướng dẫn tự soạn các bài đọc thêm ( Xem Phục lục 2, 3,4) ❖ Cách tiến hành Giáo viên soạn các phiếu học tập (dạng điền khuyết) định hướng việc tự học cho học sinh, phát trước cho học sinh 1 tuần hoặc vài ngày, yêu cầu học sinh photo mỗi bạn 1 bản và dựa vào hướng dẫn trên phiếu học tập tự soạn bài (điền vào các chỗ trống chừa sẵn trên phiếu học tập). Lưu giữ phiếu học tập làm tài liệu học tập. ❖ Tác dụng - Rèn năng lực tự học cho HS. - Rèn năng lực tiếp nhận văn bản (đọc hiểu), năng lực tạo lập văn bản viết, năng lực thẩm mỹ cho HS. (2) Rèn luyện khả năng tự học môn Ngữ văn qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trên lớp a. Vận dụng kỹ thuật K-W-L kết hợp với sơ đồ tư duy (SĐTD) trên lớp học. ❖ Cách tiến hành - Sau khi học sinh đã soạn bài bằng sơ đồ K-W-L kết hợp với sơ đồ tư duy, đến tiết học, GV kẻ mô hình K-W- L lên bảng, yêu cầu HS lên bảng điền kiến thức cột K, W và vẽ SĐTD về bài học ở cột L (gọi nhiều 2 - 3, mỗi HS vẽ 1 nhánh). - Sau đó, GV yêu cầu HS lần lượt thuyết trình theo cấu trúc bài học (có cộng điểm cho HS để khuyến khích HS trình bày) (Xem hình ảnh ở phụ lục 5,6) - GV gọi nhận xét, bổ sung (nếu cần), chốt lại vấn đề, hoặc bình sâu hơn vấn đề trọng tâm của bài học. - HS có thể ghi lại bài học hoặc bổ sung bài học ngay trên phần soạn của mình và lưu giữ lại làm tài liệu học tập. ❖ Tác dụng : - Phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học: trong giờ học GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, chốt lại nội dung, HS chủ động trình bày kiến thức, tránh lối dạy truyền đạt một chiều từ thầy sang trò, tương tác giữa GV – HS, HS – HS diễn ra nhiều hơn. - Rèn năng lực tự chủ trong học tập, năng lực tạo lập văn bản nói (qua việc thuyết trình các đơn vị kiến thức), năng lực tiếp nhận văn bản (qua việc đọc hiểu văn bản trong giáo khoa, nghe hiểu những kiến thức bạn thuyết trình), năng lực tạo lập văn bản viết (qua việc ghi lại bài học). - Để lập được SĐTD và thuyết trình về bài học, HS phải đọc kỹ bài học, tìm cách thể hiện kiến thức bằng SĐTD. Điều này rèn cho HS năng lực tư duy, khái quát vấn đề. HS trong lớp được trực tiếp quan sát và cùng nhau phát hiện hoàn chỉnh những kiến thức. Kiến thức của HS vừa được lưu giữ dưới dạng ngôn ngữ vừa được lưu giữ dưới dạng hình ảnh. Vì vậy, HS sẽ nhớ và hiểu bài học sâu sắc hơn. b. Đối với các bài đọc thêm và một số bài học có nội dung đơn giản: sau khi hướng dẫn học sinh tự soạn bài bằng phiếu học tập, đến giờ học, GV gọi HS đọc văn bản trong sách giáo khoa, sau đó lần lượt gọi HS trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng của phiếu học tập. (Xem phục lục 2,3) Ngoài việc cho HS thuyết trình, trong giờ học, GV cũng linh hoạt sử dụng phối hợp các phương pháp phát vấn, thảo luận nhóm, đóng vai, sân khấu hóa,… Tác dụng: Rèn cho HS tính tự chủ cao trong học tập, rèn năng lực nói, viết, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ và sáng tạo … HS sẽ hiểu bài và khắc sâu kiến thức. (3) Rèn luyện khả năng tự học môn Ngữ văn qua việc ra bài luyện tập thực hành, mở rộng sau giờ học và qua kiểm tra đánh giá ❖ Cách tiến hành - Sau mỗi bài học, GV ra đề luyện tập cho học sinh, có thể thực hành trên lớp hoặc về nhà. Ví dụ; viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Mỵ Châu, nhân vật An Dương Vương, nhân vật Tử Văn,… viết đoạn văn cảm nhận một bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”,…GV sẽ kiểm tra các bài tập này trong tiết học kế tiếp. Các bài thực hành tạo lập văn bản này giúp HS rèn kỹ năng diễn đạt, phần nào khắc phục được trình trạng HS thường gặp là “hiểu nhưng không diễn đạt được”. Thêm vào đó, cách làm này cũng giúp HS dễ dàng chuyển kiến thức trong bài đọc hiểu sang bài làm văn phù hợp với yêu cầu đề kiểm tra. Học sinh cũng sẽ khắc sâu kiến thức và khi được yêu cầu, HS sẽ tái hiện kiến thức dễ dàng, và diễn đạt theo cách của mình, không phụ thuộc vào văn mẫu. - Để phát triển tốt năng lực ngôn ngữ, bên cạnh việc bồi dưỡng cho người học một vốn ngôn ngữ cần thiết để sử dụng, cần đặc biệt chú ý khâu thực hành bởi chỉ qua thực hành thì năng lực mới phát triển được. Vì vậy, khi ra đề kiểm tra 15 phút, hoặc đề bài viết, GV có yêu cầu đọc hiểu và viết đoạn văn làm rõ luận điểm, viết bài văn theo phương thức biểu đạt cụ thể. Để tạo lập được các văn bản này, học sinh phải biết tạo lập ý, sắp xếp ý thành dàn bài, và viết thành bài văn hoàn chỉnh . Khi trả bài kiểm tra cho HS, GV nhâ ̣n xét ưu điểm, hạn chế của các bài làm, đưa ra đáp án đúng, chọn đọc mô ̣t số bài có phần viết đoạn đạt tốt, phân tích cái hay các đặc sắc của bài đó . GV cũng tổ chức cho HS trao đổi bài, đánh giá bài viết lẫn nhau. - Ra đề các bài làm văn theo hướng “tự chọn”: Ví dụ: Bài viết số 1 (Văn biểu cảm): Em hãy chia sẻ những suy ngh̃ và cảm xúc của bản thân về mô ̣t đồ vâ ̣t hoă ̣c mô ̣t sự vâ ̣t gắn bó với quãng đời tuổi thơ (hoă ̣c hiê ̣n tại của em) bằng mô ̣t bài văn biểu cảm . Bài viết số 2 (Văn tự sự) Viết mô ̣t bài văn tự sự kể lại mô ̣t câu chuyê ̣n xúc đô ̣ng về tình người mà em chứng kiến (hoă ̣c nghe kể lại) và chia sẻ những suy ngh̃ của em về câu chuyê ̣n đó. Bài viết số 3 (Văn nghị luâ ̣n) Viết mô ̣t bài văn nghị luâ ̣n ngắn trình bày suy ngh̃ của em về mô ̣t truyền thống tốt đẹp của người Viê ̣t Nam. (hoặc về mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i mà em quan tâm) Bài viết số 5 (Văn thuyết minh) Viết bài văn thuyết minh về mô ̣t loài cây ăn quả (hoặc món ăn) đă ̣c sản của Bến Tre. (Xem phục lục 7,8) Qua kiểm tra, HS có thể làm chủ được ngôn ngữ, sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ và mục đích cuối cùng là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. ❖ Tác dụng : - Các bài luyện tập sẽ rèn cho HS năng lực tìm tòi, tự học, sáng tạo trong cách suy ngh̃, cách tư duy, nhưng trọng tâm là rèn năng lực tạo lập văn bản viết. - Khi ra đề dạng mở, HS cảm thấy được tự chủ, tự tin hơn khi được lựa chọn đối tượng viết. Các em cũng hứng thú hơn, đầu tư nhiều hơn khi viết, từ đó chất lượng bài viết cũng được nâng lên. Ngoài ra cũng rèn cho HS tính tự chủ, tính kiên định, không thay đổi trước những vấn đề mình chọn. HS sẽ có cơ hô ̣i bô ̣c lô ̣, phát huy sở trường, hiểu biết của mình. GV chấm bài không bị nhàm chán khi đọc những bài tương tự nhau về mô ̣t đối tượng, mô ̣t chủ đề, GV sẽ hứng thú và lôi cuốn trước những đối tượng khác nhau mà các HS lựa chọn. Thông qua bài viết, GV cũng sẽ phần nào hiểu được tâm tư tình cảm, suy ngh̃ của HS, từ đó có định hướng giáo dục tốt hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi nhận thấy rằng các giải pháp này có thể áp dụng để dạy Ngữ văn ở tất cả các khối (10,11,12) và cũng có thể áp dụng ở một số bộ môn. Trong bài viết này, người viết chỉ trình bày khái quát hiệu quả và tác dụng của của giải pháp trong giảng dạy Ngữ văn lớp 10. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: -Trước hết, kỹ thuật dạy học K-W-L kết hợp với SĐTD tăng khả năng sáng tạo, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức và chủ động trong cách ghi chép kiến thức học được. Hơn nữa, nó tạo không khí giờ học nhẹ nhàng nhưng sôi động, mỗi tiết học các em có thể tự do sáng tạo, phát biểu trao đổi và thật sự giữ vai trò chủ động. GV tránh được lối truyền thụ: phát vấn- giảng bình-ghi chép theo tuyến tính từng phần như trước đây. HS cũng định lượng được khối kiến thức của mình, sau mỗi bài học HS thấy rõ kiến thức của mình tăng lên như thế nào (qua việc so sánh kiến thức ở cột K và L). HS cũng tự định hướng được các em muốn học điều gì (qua cột W), tránh lối truyền thụ áp đặt hay thầy cô dạy gì trò cứ học nấy. - Các phương pháp tổ chức dạy học từ khâu soạn bài, lên lớp, sau khi lên lớp và kiểm tra như trên có tính thực tiễn sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS. HS được tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu bài mới, vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. -Vai trò của GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vai trò trung tâm của HS trong giờ học được phát huy tối đa. - Rèn luyện cho HS năng lực tự học và tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo và thẩm mỹ, năng lực tiếp nhận văn bản (đọc hiểu), năng lực tạo lập văn bản nói, viết. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Các hình ảnh chụp bài soạn của HS, hình ảnh HS trình bày SĐTD và thuyết trình trên lớp, một số phiếu học tập hướng dẫn đọc thêm và bài kiểm tra. PHỤ LỤC (1)Một bài soạn của học sinh theo mô hình K-W-L kết hợp với sơ đồ tư duy (2) Phiếu học tập học sinh soạn và thuyết trình bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. (3) Phiếu học tập học sinh soạn và thuyết trình bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (4) Phiếu học tập học sinh soạn bài đọc thêm Hoàng Hạc lâu (5, 6 ) Học sinh trình bày Sơ đồ tư duy và thuyết trình trong giờ học (7, 8) Bài kiểm tra 15 phút và bài viết số 2 của học sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan