Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sinh kế của lao động di cư người việt nam tại thị trấn luangnamtha tỉnh luangnam...

Tài liệu Sinh kế của lao động di cư người việt nam tại thị trấn luangnamtha tỉnh luangnamtha

.PDF
120
23
93

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Sinh kế ổn định đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao đời sống của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động cũng tìm kiếm được sinh kế phù hợp cho mình tại nơi “chôn nhau cắt rốn”. Hệ quả là di dân (migration) vì mục đích kinh tế đã trở thành một hiện tượng tất yếu trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài, hầu hết đến hai nhóm nước: các nước phát triển (tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc); và các nước trong khu vực Đông Nam Á, gần gũi nhất như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, đặc biệt là Lào. Với khoảng 2.337,459km đường biên giới chung (trong đó đường biên giới trên bộ là 2.026,667km, đường biên giới trên sông, suối là 310,792km), địa thế “núi tựa núi”, “lưng tựa lưng” đã tạo nên mối quan hệ láng giềng thân thiện lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Lào. Trong lịch sử, Lào là mảnh đất thuận lợi cho người Việt đến sinh sống. Bước sang thế kỷ XXI, người Việt Nam di cư sang Lào phần lớn là vì mục đích kinh tế. Theo Báo cáo Điều tra - Khảo sát lực lượng lao động Lào năm 2017 của Cục Thống kê Quốc gia Lào (2018), hiện có 80.000 người Việt Nam sinh sống tại Lào [33, tr.51], trong đó có khoảng 13.000 lao động di cư người Việt Nam tại Lào, phục vụ

Tài liệu liên quan