Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiếng Anh Sang kien kinh nghiem "Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiến...

Tài liệu Sang kien kinh nghiem "Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh"

.DOC
23
494
133

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó là chiếc vé thông hành để bước vào cánh cửa tri thức của nhân loại, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, là phương tiện thực hiện sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng nhất, được sử dụng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới và được dùng trong nhiều lĩnh vực bao gồm Y học, Kỹ thuật và Giáo dục… vì thế,việc học Tiếng anh ngày càng được chú trọng. Sử dụng tốt Tiếng anh trong giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học tiếng anh. Vì đa phần những người học ngoại ngữ đều chủ yếu mong muốn học nói được ngôn ngữ đó và có thể giao tiếp thành thạo ngôn ngữ đó trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Do đó, kỹ năng nói thường được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết). 2. Lý do chọn đề tài: Xác định được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong tiến trình hội nhập, ngành giáo dục Việt Nam rất chú trọng việc dạy Tiếng Anh ở tất cả các bậc học từ tiểu học,THCS, THPT, ĐH...Trong những năm qua, cũng như các bộ môn khác, bộ môn Tiếng anh đang trên đường đổi mới phương pháp giảng dạy chuyển đổi từ dạy ngữ pháp và từ vựng thuần túy sang dạy học sinh các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), đặc biệt chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, có một thực tế là đa phần học sinh không biết vận dụng kiến thức để sử dụng trong tình huống cụ thể. Hầu hết khả năng nói Tiếng Anh của các em rất hạn chế. Mặc dù các em đã được học Tiếng Anh trong suốt 7 năm liền nhưng các em học sinh lại không thể nói được Tiếng Anh dù là những câu đơn giản.Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy bô môn tiếng anh trong những năm qua tôi luôn băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Tôi nghĩ bản thân là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở trường THPT, tôi nên làm gì đó để giúp các em vượt qua khó khăn, có hứng thú hơn với môn học này và nhất là cải thiện phần nào khả năng nói Tiếng Anh của học sinh, để các em có thể tư tin hơn trên bước đường lập nghiệp sau này nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh” trong 2 năm giảng dạy vừa qua làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, với hi vọng khả năng nói của học sinh sẽ có những bước khởi sắc mới, cũng như góp phần cải thiện chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh của các em. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 10A1, 10A2 và 11A1 của trường THPT Quốc Thái. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng anh Phạm vi về thời gian: Từ tháng 08/2015 đến tháng 02/2016 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đề tài tóm lược lý thuyết về sử dụng các hoạt động phổ biến trong tiết dạy nói, tăng cường các thủ thuật Tiếng anh theo hướng giao tiếp. Đề tài đưa ra một số hoạt động giúp học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm vào trong giao tiếp thông thường. Từ đó, các học sinh sẽ không còn rụt rè, ngại nói và tiết speaking sẽ không còn lạ lẫm, buồn tẻ, nhàm chán với các học sinh.
Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó là chiếc vé thông hành để bước vào cánh cửa tri thức của nhân loại, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, là phương tiện thực hiện sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng nhất, được sử dụng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới và được dùng trong nhiều lĩnh vực bao gồm Y học, Kỹ thuật và Giáo dục… vì thế,việc học Tiếng anh ngày càng được chú trọng. Sử dụng tốt Tiếng anh trong giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học tiếng anh. Vì đa phần những người học ngoại ngữ đều chủ yếu mong muốn học nói được ngôn ngữ đó và có thể giao tiếp thành thạo ngôn ngữ đó trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Do đó, kỹ năng nói thường được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết). 2. Lý do chọn đề tài: Xác định được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong tiến trình hội nhập, ngành giáo dục Việt Nam rất chú trọng việc dạy Tiếng Anh ở tất cả các bậc học từ tiểu học,THCS, THPT, ĐH...Trong những năm qua, cũng như các bộ môn khác, bộ môn Tiếng anh đang trên đường đổi mới phương pháp giảng dạy chuyển đổi từ dạy ngữ pháp và từ vựng thuần túy sang dạy học sinh các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), đặc biệt chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, có một thực tế là đa phần học sinh không biết vận dụng kiến thức để sử dụng trong tình huống cụ thể. Hầu hết khả năng nói Tiếng Anh của các em rất hạn chế. Mặc dù các em đã được học Tiếng Anh trong suốt 7 năm liền nhưng các em học sinh lại không thể nói được Tiếng Anh dù là những câu đơn giản.Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy bô môn tiếng anh trong những năm qua tôi luôn băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Tôi nghĩ bản thân là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở trường THPT, tôi nên làm gì đó để giúp các em vượt qua khó khăn, Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh có hứng thú hơn với môn học này và nhất là cải thiện phần nào khả năng nói Tiếng Anh của học sinh, để các em có thể tư tin hơn trên bước đường lập nghiệp sau này nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh” trong 2 năm giảng dạy vừa qua làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, với hi vọng khả năng nói của học sinh sẽ có những bước khởi sắc mới, cũng như góp phần cải thiện chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh của các em. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 10A1, 10A2 và 11A1 của trường THPT Quốc Thái. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng anh Phạm vi về thời gian: Từ tháng 08/2015 đến tháng 02/2016 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đề tài tóm lược lý thuyết về sử dụng các hoạt động phổ biến trong tiết dạy nói, tăng cường các thủ thuật Tiếng anh theo hướng giao tiếp. Đề tài đưa ra một số hoạt động giúp học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm vào trong giao tiếp thông thường. Từ đó, các học sinh sẽ không còn rụt rè, ngại nói và tiết speaking sẽ không còn lạ lẫm, buồn tẻ, nhàm chán với các học sinh. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: a.Về khái niệm hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống hằng ngày. Chỉ có giao tiếp thì ngôn ngữ mới phát triển từ đó phát triển tư duy, nó có thể cải thiện trí nhớ và sự hiểu biết. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động giúp cải thiện kỹ năng học tập và thái độ của học sinh đối với môn học, và chỉ cho học sinh việc học có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào không chỉ trong trường học.  Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là : - Nhân vật giao tiếp : Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai ? - Hoàn cảnh giao tiếp : Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào ? - Nội dung giao tiếp : Nói, viết cái gì, về cái gì ? - Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì ? - Phương tiện và cách thức giao tiếp : Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì ? Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Từ đó có thể khẳng định thiếu kỹ năng này, giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Từ lý thuyết trên, ta thấy có mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giao tiếp. Ngôn ngữ giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, giao tiếp nhiều giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn. Do đó, học ngoại ngữ là học cách nói ngôn ngữ đó, biến nó trở thành ngôn ngữ sống, sử dụng nó một cách tự nhiên (native) và tự động (automatic). 2. Thực trạng của vấn đề: Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh Phần lớn học sinh thì thường chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng anh. Đa phần các em học tiếng anh nhằm mục đích đối phó với việc thi cử hoặc để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia. Hơn thế nữa, việc học và dạy Tiếng anh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa đối với học sinh ở vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Vì cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với người bản địa rất ít. Việc phát âm của học sinh còn bị anh hưởng của tiếng địa phương. Việc sử dụng các thiết bị và phương tiện hộ trợ cho việc học và dạy Tiếng anh còn hạn chế. Học sinh chỉ chú trọng học các môn tự nhiên hơn là học tiếng anh. Bên cạnh đó, hạn chế về khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh có một số nguyên nhân sau: + Môi trường sống, môi trường học tập không tạo ra động lực phải giao tiếp bằng Anh ngữ. + Cơ hội để tiếp xúc và sử dụng Tiếng Anh với người nước ngoài ít hoặc thậm chí không có dẫn tới sự mai một về kiến thức giao tiếp. + Ngữ pháp yếu, không hệ thống, từ vựng không đủ để diễn đạt ý kiến. + Thiếu kiến thức về giao tiếp Tiếng Anh thông dụng do nhiều chủ điểm nói trong nhiều đơn vị bài học chưa gần gũi với giao tiếp hàng ngày. + Chưa mạnh dạn, còn rụt rè trong sử dụng Tiếng Anh ngay cả khi thực hành trên lớp với giáo viên và các bạn. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Như đã trình bày ở trên, thực trạng về việc sử dụng tiếng Anh trong các tiết học kỹ năng nói riêng và trong giao tiếp nói chung còn nhiều tồn tại ở tất cả các bậc học. Để cải thiện tình trạng này tôi xin trình bài một số biện pháp cải thiện kỹ năng nói của học sinh như sau: 3.1Tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp học: Ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên nên tạo không khí lớp học thân thiện vui nhộn, Giáo viên luôn phải là người khơi được hứng thú muốn học, muốn giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh. Giáo vien nên cố gắng sử dụng tiếng anh càng nhiều càng tốt trong các giờ dạy khi đưa ra yêu cầu, nhận xét bài của học sinh và Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh khen ngợi học sinh, tất cả nên được sử dụng bằng tiếng anh. Nếu lần đầu nói, học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể kết hợp song ngữ Anh- Việt, lặp lại điều này trong lần thứ 2, thứ 3 nhưng phải rèn cho học sinh ý thức nghe và nhớ vì cách học tốt nhất cho bất kỳ một ngoại ngữ nào là thông qua truyền miệng. Hãy hình thành cho học sinh thói quen sử dụng một số ngôn ngữ trong lớp học (classroom language) Things the teacher might say to Ss - Open you book at page 20. - Listen to me, please. - Answer my questions. -Copy this into your notebooks. - The homework is exercise 1, page 8 - Good!/ Very good! Well done! - Write the answers. - Work individually/in pairs/in groups. - Listen and repeat - The homework is exercise 1, page 8 ... Things Ss might say to their teacher - May I come in?/ May I go out? - I’m sorry, I don’t understand. - Pardon? - What does ”chair” mean? - How do you say ”ghế ” in English? - How do you spell that/ this word? - How do you pronounce this word? - It this correct? - What is the past of ”go”? - What do we have to do? Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh - Thank you/Thank so much.... Có một số nguyên tắc nên tuân theo trong dạy kỹ năng nói: - Đừng căng thẳng, gò ép các em phải nói đúng như ý đồ giáo viên thiết kế. Hãy để các em diễn đạt theo ý của mình, sau đó giáo viên nhận xét, góp ý. - Không ngắt lời khi học sinh đang trình bày một vấn đề, điều này làm cho các em giảm độ hứng thú và tập trung trong quá trình nói. - Hãy thường xuyên động viên học sinh bằng những từ khen ngợi ngắn gọn (Good! Excellent ! ....). 3.2 Dạy từ vựng kết hợp với dạy cách phát âm chuẩn xác Trong quá trình dạy từ mới ngoài cách giới thiệu nghĩa, nhất thiết GV nên hướng dẫn học sinh cách phát âm từ vựng đó.Lưu ý một số trường hợp phát âm khác từ sẽ có nghĩa khác đi (ví dụ: desert /'dezət/ - sa mạc và desert /di: zət/món tráng miệng ....) Một số trò trơi giúp củng cố, mở rộng từ vựng cũng như giới thiệu cách phát âm của từng âm. Kim tự tháp (Pyramid) mà học sinh lớp 10A1 đã “xây” được như sau: Trò chơi này giúp học sinh xây dựng và củng cố từ vựng. Bên cạnh đó, giáo viên có thể giới thiệu cho các em cách phát âm của một số nguyên âm như / α /, / α: /, /ə / , /æ/ a an and aunt actor apples ai r port anci ent al phabet Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh arch i tect Trò chơi “A spelling stair” B E AR E E FOOT O U C HEEL E A R N EAR Tôi đã áp dụng bậc thang này khi giới thiệu cách phát âm “ea” và chỉ ra cho học sinh ba cách phát âm thường thấy của âm này là /beə/ trong từ bear; /lə:n/ trong từ learn và /niə/với từ near. trò chơi “Add consonants”. Trò chơi này thực hiện theo nhóm hoặc cả lớp đều có tác dụng rất tốt trong việc tạo hứng thú, khơi dạy vốn từ và khắc sâu cách phát âm của một số nguyên âm đôi. Giáo viên đưa 2 chữ cái (là nguyên âm) yêu cầu học sinh bổ sung những chữ cái phụ âm cần thiết để tạo nên từ mới. Ai viết được nhiều từ hơn sẽ thắng. ai oo tail good pail goose pain foot 3.3. Chú ý dạy trọng âm từ, trọng âm câu, và ngữ điệu của câu. Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh Ngữ điệu và trọng âm chính xác là chìa khoá để nói tiếng Anh trôi chảy với phát âm tốt. Trọng âm từ: Mỗi từ đều được cấu tạo từ các âm tiết. Âm tiết là một đơn vị phát âm, gồm có một âm nguyên âm (/ʌ/, /æ/, / ɑː/, /ɔɪ/, / ʊə/...)và các phụ âm (p, k, t, m, n...) bao quanh hoặc không có phụ âm bao quanh. Từ có thể có một, hai, ba hoặc nhiều hơn ba âm tiết. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trọng cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Ví dụ: happy / ˈhæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Một số quy tắc đánh trọng âm cơ bản Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất : BLACKbird, GREENhouse Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai: bad-TEMpered, old-FASHioned Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai: to underSTAND, to overFLOW Lưu ý:  Lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ.  Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.  Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental) Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine  Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility). Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh Khi nói tiếng Anh, vị trí và cách nhấn của bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Ví dụ:  I 'love you. (Tôi yêu em - chứ không phải là thích)  'I love you. (Tôi - chứ không phải ai khác - yêu em)  I love 'you. (Người tôi yêu là em - chứ không phải ai khác) Ngữ điệu (Intonation): được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. + Thông thường ngữ điệu xuống hay gặp trong các câu trần thuật, câu phủ định, thức mệnh lệnh và các Wh- questions. + Ngữ điệu lên thường dùng trong các câu hỏi dạng Yes/ No questions. Kết hợp ngữ điệu lên - xuống (rising - falling tune) luôn thấy trong các câu có sự lựa chọn (OR) và câu liệt kê (AND) Ví dụ 1: Would you like some TEA or COFFEE ? Ví dụ 2: I’d like some butter, cheese, apples AND milk. 3.4 Một số hoạt động thường được sử dụng trong tiết speaking  “Role- playing (đóng vai): Hoạt động đóng vai là một hoạt động mang tính giao tiếp và tính thực tiễn cao. Bài áp dụng: ( unit 9, lesson3:speaking, tiếng anh 11) Make a dialogue between a clerk at the post office and a customer, following this situation: “You want to subscribe to the Lao Dong Daily for a year and have the newspaper delivered to your home every morning before 6.30. Your address is 67 Ngoc Ha Street, Hanoi.” Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh Sample dialogues: A: Good morning. What can I do for you, sir? B: I would like to subscribe to Lao Dong daily newspaper. A: Yes. How long would you like to subscribe to it? B: For a year, please. A: Where would you like to get the newspaper? B: At home, please. A: What is your address? B: I live at 67 Ngoc Ha Street, Hanoi. A: Ok. 67 Ngoc Ha Street. What time do you want to get the newspaper every morning? B: Before 6.30 every morning. Is that ok? A: All right. Can you fill in this form please?  Interviewing (phỏng vấn): Một học sinh sẽ lên phía trước để đóng vai một bác sĩ, một người một người nổi tiếng, một cầu thủ… và những học sinh khác đưa ra các câu hỏi. Bài áp dụng: ( unit 3,lesson3:speaking, tiếng anh 10) Imagine you are a journalist. Use the cues below to interview a classmate about his/her background. Order 1 2 Item (Interviewer’s questions) Greeting: Information ( interviewee's answers ) - Good morning ! - Good morning ! - Could I have an interview - Yes, of course / certainly with you ? Date of birth: - When were you born ? Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh 3 4 5 Place of birth: - Where were you born ? Home: -Where do you live ? Parents: -Can you tell me about you family ? Brothers / sisters: 6 - How many brothers / sisters have you got ? Schools: 7 - What's the name of your ……… school? Schoolwork: - Have you ever been a leader 8 of your class ? - Were you a member of ……….. club ? Favourite subjects: 9 10 11 - What subjects do you like best ? Experience: How do work at school ? Thanking: Never mind / don't mention Thank you very much it/You’re welcomed  Báo cáo- tường thuật (Reporting a presentation): Tôi thường sử dụng hoạt động này sau hoạt đông phỏng vấn hoặc hoạt động thảo luận để yêu cầu học sinh báo cáo lại những gì chúng đã phỏng vấn,thảo luận. Bài áp dụng: ( unit 3, lesson3:speaking, tiếng anh 10) Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh - After s interview or disscus, T asks some Ss to present their interview or disscusion Sample: REPORT I’m going to tell you about the person whom I have just interviewed, Her/ His name is …………………….. He/ She was born in ............. He/ She lives ................... There are ....... members in his/ her family. Trong quá trình các em trình bày, báo cáo, tôi cố gắng ghi chú lại những từ các em phát âm sai. Khi các em đã trình bày xong, tôi sẽ hướng dẫn cả lớp phát âm từ đó lại.Tôi không làm gián đoạn quá trình trình bày của học trò để sửa liền vì điều này làm học trò mất đi tính mạch lạc khi trình bày hoăc gây ra sự thiếu tự tin và e ngại của học sinh. Find someone who(Tìm người…): Học sinh đưa ra thông tin hoặc hỏi thông tin từ bạn bè và sau đó báo cáo trước lớp. Sau đó giáo viên (có thể là học sinh) sẽ hỏi ai vậy?(who?) và các học sinh khác sẽ trả lời đó là ai. Hoạt động này rất thú vị vì nó giúp học sinh phát triển phản xạ và rèn luyện kỹ năng. Bài áp dụng: ( unit 6, lesson3:speaking, tiếng anh 10) Step 1 : Students will take turns to choose their seat and give the reason why ? Step 2 : The teacher says : Find someone who sits in seat 9. Find someone who doesn’t want to get sun burnt ? ……………………………………………………………… The students will find who the student is. Bài áp dụng: ( unit 13, lesson3:speaking, tiếng anh 11) Find someone who… Find someone whose hobby is … 1. collecting stamps 2. listening to music 3. playing football 4. dancing Giáo Viên: Trần Thị Tuyền 5. singing Name Reason Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh Providing a dialogue (Cung cấp hội thoại mẫu): Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự mình tạo các đoạn hội thoại và sau đó luyện tập, luyện tập thay thế. Hoạt động này khác dễ và quen thuộc nên học sinh sẽ hứng thú khi học. Bài áp dụng: ( unit 2, lesson2:speaking, tiếng anh 10) In this period of speaking, it’s very difficult to use variety of activities. The best and the most effective techniques is improving a dialogue ( Pairwork ) after giving students some suggestions. Step 1: Introduces to students some expressions used in starting a conversation and closing a conversation. Step 2: Provides them some topics for practice ( the weekend, the weather, the holiday, last night’s T.V program, plans for next week … ) Example : A. Starting: Good morning! / Hi. It has been nice to meet you. How is everything at school ? How are you ? ………………………………… B. Closing: Nice talking to you but I have to go. Catch you later. See you again / See you soon. Goodbye. ( Notes: Students only use some of the above expressions in their speaking.)  Discussion (Thảo luận ): Hoc sinh sẽ thảo luận và cho ý kiến về một đề tài được đưa ra dựa trên kiến thức chúng vừa mới học. Bài áp dụng: ( unit 2, lesson2:speaking, tiếng anh 10) Discussion:Talk about the problems you have experienced at school.  sample Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh 1. What problems have you got at school? - having difficulties in 2. What are the reasons? 3. What have you done to solve them? - having no good plan for - getting teacher’s learning study advice - having bad marks - having a lot of - making a suitable homework/being lazy to time table - being late for school study ………. - far from school - getting up early …………. …………. Brainstorming (Phát triển ý tưởng): Trong hoat động này, học sinh sẽ cho từ ngữ, ý tưởng về đề tài được đưa ra bởi giáo viên, ý tưởng được phát triển một cách tự do. Bài áp dụng: ( unit 12,lesson2:speaking, tiếng anh 11) fencing wushu bodybuilding Name some sports in Asian Games billiards shooting rugby squash karatedo 3.4 Các giải pháp thực hiện: *Đối với giáo viên: - Cố gắng chuẩn bị giáo án thật chu đáo, sử dụng tranh ảnh, hand-out, cung cấp cho các em nhiều ngữ liệu, từ vựng,cấu trúc ngữ pháp, - Cho nhiều dạng bài tập đi từ dễ đến khó để giúp những em học sinh yếu cũng có thể làm đươc. Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh - Luôn xác định dạy học sinh giao tiếp bằng tiếng Anh là đích của dạy ngoại ngữ. -Thường xuyên động viên khuyến khích, tạo môi trường và không khí học ngoại ngữ cho học sinh. -Thiết kế các chủ đề nói gần gũi với học sinh. - Khi đặt câu hỏi tôi,bài tập, các hoạt động nên thiết kế từ dễ đến khó, câu dễ thì gọi HS yếu, vừa vừa thì gọi HS trung bình, câu hỏi khó thì gọi HS khá giỏi. Như thế tất cả các em đều có cơ hội tham gia và khi nói được các em rất thích đóng góp xây dựng bài. *Đối với học sinh: Để cải thiện kỹ năng nên: - Tích cực học từ vựng về các chủ đề thông dụng cũng như phải nắm rõ cách phát của từ vựng đó. Không chỉ biết nghĩa của từ mới mà con phải đọc được từ vựng đó một cách chuẩn xác nhất. - Thương xem các tin tức xã hội để tránh trường hợp thiếu ý hooặc không có ý khi nói. - Tích cực, chủ đông tham gia vào hoạt động nói phải xác đinh rõ mình là người quyết đinh việc học nói của mình - Gạt đi cảm giác sợ hải, nhút nhát, mắc cỡ khi nói càng nhiều thì minh sẽ trở nên thông thảo hơn.Hãy nói với bản thân luyện tập, luyện tập và luyện tập (practise, practise and practise!) - Tự nâng cao năng lực giao tiếp và mở rộng vốn từ bằng cách xem phim, xem các clip bằng tiếng Anh hoặc có phụ đề Tiếng Anh. Ngoài ra, việc nghe các chương trình bằng tiếng Anh theo chủ đề bạn thích hoặc nghe các bài học tiếng Anh trên đài hoặc vô tuyến cũng rất hữu ích. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: *Trước khi áp dụng: (Trước giữa HK I - Năm học: 2015 – 2016) Học kỳ I tôi được phân công dạy lớp 10A1, 10A2 khi bước vào tiết nói hầu hết các em rất rụt rè, nhút nhát, ngại nói Tiếng anh. Khi yêu cầu thực hành nói theo Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cặp, theo nhóm chỉ một số ít tham gia, số còn lại chỉ ngồi chơi hoặc nói tiếng Việt., có em thậm chí còn không thể đọc được tiếng Anh và phát âm sai rất nhiều.Nhận ra những khó khăn cũng như những vấn đề học sinh đang đối mặt tôi bắt đầu áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu trên vào tiết dạy “Speaking”. Đầu tiên tôi chỉ yêu cầu các em nghe và lặp lại những từ và những câu hoặc những bài nói có sẳn chủ yếu là dành cho các học sinh thụ đông, ít chịu nói tiếng anh trong giờ học, nhằm mục đích giúp các em quen với các hoạt động đọc, nói, giúp đỡ các em trở nên mạnh dạn tự tin hơn. Và tôi thường khen khi các em đọc đúng và lưu loát, thậm chí tôi cho điểm cộng khi các em tham gia và làm tốt, còn nếu chưa tốt thì tôi động viên để lần sau. Thống kê điểm kiểm tra 15phút của học sinh về kỹ năng speaking của học sinh học kỳ I năm học 2015-2016 0 <5 5 10 SL TL% SL TL% áp dụng: 10A1 36 23 63,9 13 36,1 10A2 33 19 57,6 14 42,4 11A1 33 12 36,4 21 66,6 điểm Tổng 102 54 52,9 48 47,1 thi nói của học sinh về kỹ năng speaking của học sinh học kỳ LỚP SỐ HS *Sau khi Thống kê kiểm tra I năm học 2015-2016 (quy đổi từ thang 2 về thang 10) LỚP Giáo Viên: Trần Thị Tuyền 0 <5 5 10 Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh SỐ HS 10A1 36 10A2 33 11A1 33 Tổng cộng 102 SL 6 2 4 12 TL% 16,7 6,1 12,1 11,8 SL 30 31 29 90 TL% 83,3 93,9 87,9 88,2 Kết quả trên cho thấy số lượng học sinh đạt điểm từ 5 trở lên tăng lên rõ rệt (từ 47,1%  88,2%). Qua đó, bước đầu tôi nhận thấy học sinh tự tin hơn trong quá trình nói, nói lưu loát hơn trước. Những em yếu kém không còn tự ti, nhút nhát và cũng đã tham gia nhiệt tình hơn, không khí lớp học thoải mái và tiết học rất sinh động. Tuy lớp có hơi ồn nhưng đây là “tiếng ồn cần thiết và hiệu quả” của giờ học nói tiếng Anh.Hơn thế nữa, học sinh có hứng thú nhiều hơn trong việc học tập bộ môn. Kết quả học tập bộ môn cũng được nâng cao. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. III. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Những bài học kinh nghiệm: Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm ra những phương pháp giảng dạy mới sao cho lớp học sinh động, học sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn .Trong quá trình thực hiện đề tài và áp dụng trong thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau: - Để cải thiện kỹ năng nói của học sinh là cả một quá trình nổ lực của cả thầy và trò. - Bản thân giáo viên phải đầu tư thời gian soạn giáo án chu đáo, đầy đủ, hợp lý vừa sức với học sinh của từng lớp. - Hãy kiên nhẫn với học sinh và thường xuyên động viên, khen ngợi để tạo động lực học tập cho các em. Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh - Giáo viên phải thường xuyên nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ, trau dồi vốn từ, kiến thức ngữ pháp và ngữ âm thông qua các hoạt động cụ thể như trao đổi, thảo luận cùng đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ để học tập, rút kinh nghiệm. - Giáo viên phải tạo cho không khí lớp học thật thoải mái, nhẹ nhàng không áp lực. Điều này giúp học sinh tham gia vào các hoạt đông nhiều hơn, hứng thú hơn trong học tập. 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra một số biện phát nhằm cải thiện kỹ nâng nói tiếng anh của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giao tiếp, đồng thời tạo môi trường học ngoại ngữ thân thiện, gây hứng thú học tập cho học sinh. Bện cạnh đó, Sáng kiến cũng đưa ra những hoạt động nhằm tăng cường việc sử dụng tiếng anh trong trong tiết speaking trên cơ sở thiết kế những hoạt động nhỏ tập cho học sinh thói quen sử dụng tiếng Anh từ đó từng bước góp phần nâng cao chất lượng sử dụng từ của học sinh nói riêng và chất lượng học môn Tiếng Anh nói chung. 3. Khả năng ứng dụng và triển khai của đề tài: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong việc dạy ngoại ngữ (Tiếng Anh), cụ thể là dạy speaking đối với học sinh cả ở cấp THCS và THPT Tôi áp dụng các hoạt đông trong Sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy trên lớp của mình .Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, nên tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng ở ba lớp tôi giảng dạy. 4. Những kiến nghị đề xuất: Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài của mình, tôi có một số kiến nghị như sau: Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh * Đối với tổ chuyên môn: Để giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh , Việc tổ chức buổi báo cáo chuyên đề hoặc buổi chia sẽ kinh nghiệm liên quan đến về nội dung này là rất cần thiết và thiết thực. Thông qua báo cáo chuyên đề hoặc buổi chia sẽ kinh nghiệm, giáo viên có cơ hội để thực hành, tự đánh giá khả năng giao tiếp của bản thân, các đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ. *Đối với nhà trường: Cần tạo nhiều điều kiện, hộ trợ hơn nữa cho giáo viên trong việc giảng dạy, học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm với giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp thuộc các trường khác nhiều hơn. Trên đây chỉ là những biện pháp tôi đã áp dụng trong các tiết dạy “Speaking” nhằm cải thiện kỹ năng nói của học sinh. Do thời gian tìm tòi, kiểm chứng còn ít vì thế những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và mang tính chủ quan. Chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý,chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp để tiết dạy ngày càng hiệu quả hơn và chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao. Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang Một số biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbara, G.D. (1999). Tools for Teaching 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THPT – Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam 3. Nguyen, H.D. (1998). Phuong Phap Day Tieng Anh Trong Truong Pho Thong, Nha Xuat Ban Giao Duc. 4. Oxford Advanced Learner’s Dictionary- Oxford University Press 5. Speaking 1- Nguyen Thuy Nga - Division of English Language Acquisition (Hanoi National University of Education Faculty of English) 6. How to teach English, Jeremy Harmer, Longman. 7. English Language proficiency level benchmarks – Thai Nguyen university 8. http://www.soanbai.com/2013/05/huong-dan-soan-bai-hoat-dong-giao-tiep 9. SGK tiêng Anh 10, (Chương trình chuẩn) do Hoàng Văn Vân làm tổng chủ biên,NXBGD. 10. SGK tiêng Anh 10, (Chương trình chuẩn) do Hoàng Văn Vân làm tổng chủ biên,NXBGD. Giáo Viên: Trần Thị Tuyền Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan