Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rào cản môi trường trong thương mại của mỹ và hàm ý cho việt nam...

Tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của mỹ và hàm ý cho việt nam

.PDF
123
698
162

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------------LỜI CAM ĐOAN Tôi xinNGUYỄN cam đoan đâyTHỊ là công trình nghiên THU HIỀNcứu độc lập của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ quan tâm và hướng dẫn tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Anh Thu đã tận tình Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2012 Học viên Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ KTQT Mã số: 60 31 07 Nguyễn Thị Thu Hiền LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Thu Hà Nội - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…….......,,,...………..……………i DANH MỤC HÌNH VẼ……………………….......…………………...………...……...iii MỞ ĐẦU………………………….……………………..……………...………………...1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ…………………………………….…………………………...………10 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ………………………………………………….……………………………10 1.1.1. Khái niệm chung về rào cản trong TMQT……….………………10 1.1.1.1. Khái niệm ……………………………………...…………10 1.1.1.2. Phân loại………………………………………...………..11 1.1.1.3. Sự hình thành của rào cản trong TMQT……...……..……14 1.1.1.4. Vai trò, mục đích và xu hướng sử dụng của rào cản trong TMQT……………………………...………………………….......15 1.1.2. Khái niệm chung về rào cản môi trường………………...…………...17 1.1.2.1. Khái niệm………………………………….....……………….17 1.1.2.2. Phân loại ………………………………………………….19 1.1.2.3. Sự hình thành rào cản môi trường……..………………….24 1.1.2.4.Mục tiêu của rào cản môi trường…………..………………26 1.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ……………………..…………………………26 1.2.1. Nhân tố thúc đẩy việc tăng cường sử dụng rào cản môi trường…………………………………………………...………………...…….26 1.2.2. Tác động của rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế………………………………………………………………………………..29 Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ …………………………………...……………………...32 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA MỸ…......……32 2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu…………………………..…...……………… 32 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu…………………………………..……33 2.1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu…………………….…...………….…36 2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MỸ………………………………………………...…….38 2.2.1. Các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ………………...….38 2.2.1.1. Các quy định kỹ thuật của sản phẩm có liên quan đến môi trường……………………………………………………………...39 2.2.1.2. Các biện pháp thương mại cho mục đích môi trường….…55 2.2.1.3. Quyền hạn chế nhập khẩu theo một số luật về môi trường 55 2.2.2. Một số vụ tranh chấp thương mại liên quan đến rào cản môi trường giữa Mỹ và các nước trên thế giới …………..………………….....59 2.2.2.1. Ba tiểu bang của Mỹ cấm thuỷ sản chứa chất kháng sinh của Việt Nam ………………………………………………………….59 2.2.2.2. Vụ kiện do Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan chống lại lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ ………………………………….….64 2.2.3. Đánh giá hiệu quả áp dụng rào cản môi trường của Mỹ…….……66 2.2.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội…………………….…....66 2.2.3.2. Hiệu quả về mặt sinh thái môi trường………………….....68 2.2.3.3. Đánh giá chung từ thực tiễn áp dụng rào cản môi trường của Mỹ………………………………………………….………………69 Chương 3. MỘT SỐ GỢI Ý CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG tiªu chuÈn MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ……………………………………………………………..……………….…………..72 3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA………………………………………...………..………72 3.1.1. Chính sách, cơ chế và biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam hiện nay……………………………………………………...…………..………72 3.1.2. Thực tiễn áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua…………………………………………………...…………………….77 3.1.2.1. Cấm nhập khẩu……………………………………….…..77 3.1.2.2. Giấy phép nhập khẩu……………………………………..77 3.1.2.3. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ…………………………….78 3.1.2.4. Các quy định liên quan đến môi trường………......………79 3.1.2.5. Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm………...…80 3.1.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng sử dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam…………………….……………………….……………………….83 3.1.3.1. Những kết quả đạt được…………………………………..83 3.1.3.2. Những tồn tại……………………………………..………84 3.1.3.3. Nguyên nhân ……………………………………….…….88 3.2. MỘT SỐ GỢI Ý CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM XÂY DỰNG, ÁP DỤNG tiªu chuÈn MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM…………………………………………………………………………..….89 3.2.1. Định hướng xây dựng cơ chế và chính sách quản lý nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm tới…………………………………..…………90 3.2.2.1. Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hoá nhập khẩu………..….90 3.2.2.2.Kiên trì chính sách nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu ……………………………………...……..90 3.2.2.3. Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại…90 3.2.2.4. Đa dạng hoá các biện pháp quản lý nhập khẩu, chú trọng những biện pháp quản lý mới phù hợp với quy định của WTO…………………………………………………..……………90 3.2.2. Quan điểm về xây dựng các tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam trong TMQT……………………………………...……………………..91 3.2.3. Một số gợi ý nhằm xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập TMQT……………………...…93 3.2.3.1. Gợi ý chung với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương ………………………………………………………………….…93 3.2.3.2. Gợi ý dành cho các doanh nghiệp…………..…………....99 3.2.3.3. Gợi ý dành cho người tiêu dùng….………………..……100 3.2.3.4. Gợi ý dành cho các tổ chức xanh phi chính phủ…...……101 3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ………………………………………………………………………………102 KẾT LUẬN……………………………………………...…………….………106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….………………………..108 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AoA Agreement on Agriculture Hiệp định về Nông nghiệp APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APHIS Animal and Plant Health Inspection Service Cơ quan Giám định động và thực vật Hoa Kỳ ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATC Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định về hàng dệt may CITIES Convention International Trade in Endangered Species Công ước Quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng CPSC Consumer Product Safety Commission Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng EC European Commission Uỷ ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FDA Food and Drug Administration Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDCA Federal Food, Drug, and Cosmetic Act Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm FSIS Food Safety and Inspection Service Cục kiểm định và an toàn lương thực thuộc Bộ Nông nghiệp GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan i GMP Good Manufacturing Practices Hệ thống thực hành sản xuất tốt HACCP Hazard Analysis và Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát tới hạn ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quôc tế EPA Environmental Protection Agency Cục Bảo vệ môi trường NGO Non-gorvernmental Organization Tổ chức phi chính phủ OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SCM Agreement on Subsidies and Countervailing Measures Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SPS Sanitary and Phytosanitary Standards Hiệp định Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định Kỹ thuật trong Thương mại UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển USITC US International Trade Commission Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TMQT Thương mại quốc tế VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ……35 Bảng 2.2 Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ tháng 1 năm 2011…………………37 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012………………………………………………32 Hình 2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Mỹ năm 2011……………..…34 Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011………………………………………74 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường………………94 iii PhÇn më ®Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, một nền thương mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh hàng rào thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế đã ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ nội địa của từng quốc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau càng khiến cho các hàng rào phi thuế trở nên đa dạng. Chính các hàng rào này đã, đang và sẽ gây ra những cản trở đối với sự phát triển của thương mại quốc tế và phương hại đến ý tưởng xây dựng và hoàn thiện một nền thương mại tự do toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng. Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ của các quốc gia hiện nay là làm sao xây dựng được một chính sách thương mại vừa có khả năng hội nhập lại vừa có thể phát triển sản xuất trong nước. Để giải quyết cùng lúc hai mục đích này, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã sử dụng đến “rào cản xanh” hay nói chính xác hơn là “rào cản môi trường”. Về thực chất, đây là một hệ thống quy định liên quan đến môi trường áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu (trong đó nêu lên những tiêu chuẩn nhất định về quá trình sản xuất, sử dụng cũng như tái chế và tiêu hủy sản phẩm); do đó nêu cao ý thức bảo vệ trái đất và nhân loại. Và đây cũng chính là cơ sở vững chắc để loại hình "bảo hộ" này được các nước xây dựng và mở rộng. Hiện nay, những rào cản môi trường đã bị lạm dụng, được sử dụng quá nhiều gây khó khăn đối với hoạt động thương mại của các nước đang phát triển hay thậm chí đối với cả một số nước phát triển, đi ngược lại với tinh thần tự do hoá thương mại toàn cầu. 1 Hơn phân nửa số lượng các rào cản môi trường tương đối mới, có hiệu lực từ năm 1999, 2000. Nhiều rào cản của EU có nguồn gốc từ các biện pháp được áp dụng vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 cho dù đa số được đặt ra vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20 và năm 2000. Hiện nay, một số chính sách môi trường quan trọng được thông qua ở châu Âu sẽ tạo ra thêm các rào cản môi trường. Ở Mỹ, hầu hết các rào cản được áp dụng từ giữa đến cuối những năm 90, một số xuất hiện từ năm 2000. Còn ở Nhật, các rào cản chủ yếu tồn tại từ năm 1999 [8]. Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thương mại môi trường là do các quy định môi trường ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trước chỉ mới có các hướng dẫn (guide) thì hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ở châu Âu, các chương trình về các quy định môi trường mới được dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Nhìn chung, hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Theo số liệu thống kê năm 2003 cho thấy đã có đến hơn 40 rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế trong hơn thập kỷ qua và dự kiến sẽ có ít nhất 20 rào cản được áp dụng [15]. Hiện nay, số lượng các rào cản môi trường được áp dụng trên thế giới vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Hầu hết các rào cản này được EU đưa ra, số còn lại là từ Nhật, Mỹ và các hiệp định môi trường đa phương. Mỹ là một cường quốc kinh tế thế giới, là thị trường nhập khẩu rất phong phú cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và đặc biệt là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ trong những năm tới. Những rào cản môi trường của Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn luôn theo chiều mũi tên đi lên, song, theo cảnh báo của các chuyên gia, doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần phải thận trọng với những "chiêu bài” mà phía Mỹ sẵn sàng đưa ra để ngăn chặn hàng xuất khẩu của ta sang nước họ. Điều này có nghĩa, thị 2 trường Mỹ luôn là "miền đất hứa” đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của ta. Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến, các doanh nghiệp trong nước đã gặp nhiều khó khăn, trắc trở thế nào khi bước chân vào thị trường này. Điều đáng chú ý là Mỹ đã khai thác triệt để rất nhiều các chính sách thương mại liên quan đến môi trường và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao so với trình độ kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất các nước khác như một loại rào cản tinh vi để đạt một số mục đích nhất định. Với nguyên tắc của WTO và các Hiệp định quốc tế khác thì việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật của Mỹ là hoàn toàn hợp lý. Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn quá nhiều bất cập. Mặc dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng và ban hành thêm nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, thực tế các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam còn rất đơn giản, và chưa thể hiện được vai trò tích cực đối với thương mại cũng như chưa phát huy được khả năng bảo hộ một cách hợp lý sản xuất trong nước, trong những trường hợp cần thiết. Việc áp dụng các rào cản môi trường của Mỹ là rất linh hoạt và phát huy được vai trò bảo hộ sản xuất trong nước, phù hợp với các quy định của WTO. Với việc phân tích và đánh giá việc xây dựng cũng như áp dụng các rào cản môi trường của Mỹ, có thể đưa ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Vận dụng các kinh nghiệm đó, Việt Nam cũng cần phải sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường hiện có, xây dựng, bổ xung một số tiêu chuẩn môi trường mới nhằm bảo vệ được môi trường trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời quản lý được hàng nhập khẩu theo đúng quy định quốc tế. Vì vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu về các rào cản môi trường được sử dụng trên thế giới, cụ thể hơn ở Mỹ là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam. Công tác nghiên cứu còn có ý nghĩa hơn rất nhiều vì nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về rào cản môi trường để chủ động đối phó khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ; đồng thời thông qua một số vụ tranh chấp thương mại liên 3 quan đến rào cản môi trường giữa Mỹ và các nước trên thế giới, có thể rút ra những hàm ý trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu, làm rõ được một số nội dung cơ bản, cụ thể là: Thế nào là rào cản môi trường trong quan hệ thương mại quốc tế? Các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ hiện nay như thế nào? Doanh nghiệp cũng như nhà nước Việt Nam phải làm gì để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nói chung và trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ nói riêng? 2. Tình hình nghiên cứu Do tính thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của rào cản môi trường đối với sự phát triển thương mại quốc tế, cho nên vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Đã có nhiều hội nghị chuyên đề, hội thảo được tổ chức ở các cấp khác nhau, luận văn và các bài nghiên cứu. Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường đã được nghiên cứu một cách chuyên sâu cả ở bình diện quốc tế và đối với từng quốc gia. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, các hiệp định trong khuôn khổ GATT/WTO, thể chế hợp tác trong APEC, các định chế thương mại - môi trường của EU và Mỹ... Trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” [15] đã nêu lên được các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận 4 các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs và coi đó như là các rào cản môi trường. Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới về "Xanh hoá công nghiệp - Vai trò của Cộng đồng, thị trường và Chính phủ", xuất bản năm 2000, là một nghiên cứu mang tính phương pháp luận. Nghiên cứu đã phân tích tiến trình phát triển tại một số quốc gia, nguồn gốc và nhân tố thực tiễn để các quốc gia này đưa yếu tố môi trường vào chiến lược phát triển công nghiệp. Nghiên cứu này là cơ sở để ngân hàng thế giới xác định các chính sách hỗ trợ phát triển của tổ chức này trong giai đoạn 2000 - 2010, trong đó bắt đầu xác định môi trường như một nhân tố đuợc ưu tiên và có mối quan hệ biện chứng với chính sách phát triển. Năm 2005, trên cuốn tạp chí thương mại số 19, tác giả Bùi Hữu Đạo đã có bài viết: “Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Với mục đích chỉ rõ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đối với các mặt hàng xuất khẩu, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh, từng bước vượt qua được các rào cản môi trường. Cũng trong năm 2005, tác giả Nguyễn Hữu Khải đã xuất bản cuốn sách về “Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa”. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm. Năm 2006, tác giả Lê Hoàng Lan đã có bài viết trên tạp chí Tia sáng: “Thách thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO”, đã chỉ rõ những biện pháp được gọi là “hàng rào xanh” được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong việc kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến môi trường và bảo vệ các ngành sản xuất có liên quan trong nước. Được Công ty Ford Việt Nam tài trợ, năm 2007, Công ty Pi C&E đã biên soạn và phát hành cuốn "Sổ tay hướng dẫn về "Rào cản xanh" trong WTO, giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ thế nào là "Rào cản xanh" trong WTO. Đây là một nghiên cứu các vụ tranh chấp về thương mại gắn với môi trường, giúp chúng 5 ta bảo vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường, đồng thời kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp đó cũng giúp chúng ta ngăn chặn hợp lý hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động xấu tới môi trường. Trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 1 tháng 5 năm 2009, tác giả Ái Vân cũng đã có bài viết về cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, nêu lên những bước chuẩn bị chu đáo để doanh nghiệp bước qua rào cản xanh, hội nhập vào thị trường quốc tế. Năm 2008, tác giả Đào Thị Thu Giang đã xuất bản cuốn sách “Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Tài liệu này đã phân tích được tương đối đầy đủ những rào cản phi thuế quan, trong đó có rào cản môi trường. Tác giả đã chỉ rõ những rào cản phi thuế quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như: thuỷ sản, dệt may…. vào các thị trường nước ngoài. Cuốn Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Khoa QTKD, ĐH Ngoại thương, 2000 của tác giả Trần Sửu với tựa đề “Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ” đã nhấn mạnh rằng mặc dù tự do thương mại nhưng ở Mỹ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Mỹ là điều mà các đối thủ cạnh tranh nên biết đến. Việc tham gia vào hoạt động của các hiệp hội này có thể được xem như một trong những biện pháp thâm nhập vào thị trường Mỹ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động nên chưa có một công trình nghiên cứu nào có thể thống kê hoàn toàn đầy đủ được các rào cản môi trường trong thương mại quốc tế. Cho tới nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rào cản môi trường; các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một cách chung nhất về các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung của rào cản môi trường của Mỹ và hàm ý cho việc xây dựng và áp dụng rào cản môi trường của Việt Nam cũng như hàm ý cho quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi trường, bao gồm khái niệm, phân loại, sự hình thành rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế. - Nêu ra được hệ thống rào cản môi trường được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay. - Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ - Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý dành cho Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các rào cản môi trường đã được áp dụng ở Mỹ và hàm ý cho Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12 năm 2001) cho đến nay. - Về không gian: đề tài nghiên cứu các rào cản môi trường được áp dụng trong phạm vi của 2 nước Mỹ và Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp nổi bật được tác giả sử dụng nhằm tổng hợp một số tình huống về rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ để đưa 7 ra được bức tranh chung về rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và đồng thời chỉ rõ các quy định liên quan đến tiêu chuẩn môi trường đã và đang được áp dụng ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích: trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ, tác giả đưa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và hiệu quả về mặt sinh thái môi trường trong việc áp dụng rào cản môi trường của Mỹ. Phương pháp này cũng nhằm phân tích, đánh giá tổng quát và đưa ra những nguyên nhân tồn tại trong thực trạng sử dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ; từ đó rút ra một số hàm ý trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cho Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ nội dung, vai trò, mục đích của rào cản trong thương mại quốc tế. - Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi trường. - Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ. - Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ; từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam nhằm xây dựng và áp dụng rào cản môi trường nói chung và xây dựng quan hệ thương mại Việt - Mỹ nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, nội dung cụ thể như sau: 8 Chương 1: Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế Chương 2: Thực tiễn áp dụng rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ Chương 3: Một số gợi ý chung đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế 9 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm chung về rào cản trong TMQT 1.1.1.1. Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động TMQT phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ TMQT. Khi tham gia vào TMQT, các quốc gia sẽ phát huy được những thế mạnh của nước mình, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới. Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động TMQT, đó là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” đối với thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đó là TBT. Tuy nhiên, trong Hiệp định này khái niệm hàng rào cũng không được định danh một cách rõ ràng mà chỉ được thừa nhận như một thoả thuận là “các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của một nước, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp 10 định này”. Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế [8]. Khái niệm của rào cản chỉ có tính chất tương đối. Bởi vì thuế quan không phải là rào cản nếu như mức thuế suất là thấp tới mức không gây cản trở TMQT, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản nếu mức thuế suất cao một cách thực sự hoặc là cao hơn so với mức thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại của nước khác. Biện pháp phi thuế quan cũng như vậy, bản thân các biện pháp phi thuế quan không phải là rào cản nếu các biện pháp đó “không đặt ra quá mức cần thiết” và không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng biện pháp phi thuế quan sẽ trở thành hàng rào phi thuế quan nếu như nó gây trở ngại (cản trở) tới thương mại của quốc gia khác. Như vậy, bản thân các biện pháp thương mại không phải là các rào cản TMQT, nó chỉ trở thành các rào cản TMQT khi được các quốc gia sử dụng nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ nước khác, bảo hộ thị trường trong nước, hướng dẫn tiêu dùng, phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại… gây cản trở đối với TMQT. 1.1.1.2. Phân loại Rào cản trong TMQT rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng khác nhau ở các nước, các vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, chưa có sự thống nhất tuyệt đối về phân loại rào cản trên phạm vi toàn thế giới. Có thể tham khảo một số cách phân loại rào cản theo cách tiếp cận của WTO và báo cáo thường niên của Mỹ như sau: a. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới Trong khuôn khổ của WTO, rào cản trong TMQT có thể nhận thấy ở các Hiệp định GATT, TBT, SPS, SCM, AoA, ATC và các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường, lao động… Dựa trên hệ thống các biện pháp kiểm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng