Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tphcm...

Tài liệu Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tphcm

.PDF
95
1138
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHẠM TRINH HIẾU QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHẠM TRINH HIẾU QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : : QUẢN TRỊ KINH DOANH 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ QUANG HUÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích và kết quả nêu trong luận văn là thành quả nghiên cứu khoa học của bản thân. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả này. Người làm luận văn Phạm Trinh Hiếu MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Các phương pháp thực hiện đề tài 2 6. Bố cục luận văn 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Vốn lưu động 4 4 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động 4 1.1.2. Phân loại vốn lưu động 4 1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6 1.1.4. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 8 1.2. Quản trị vốn lưu động 10 1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động 10 1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động 10 1.2.3. Các nguyên tắc quản trị vốn lưu động 11 1.2.4. Phân loại quản trị vốn lưu động 12 1.3. Quản trị tiền mặt 12 1.3.1. Khái niệm tiền mặt và quản trị tiền mặt 12 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt 12 1.3.3. Tầm quan trọng quản trị tiền mặt 13 1.3.4. Quản trị vốn đầu tư vào tiền mặt và chứng khoán 13 1.3.5. Quản trị số dư tồn quỹ tiền mặt 14 1.3.6. Dự báo tiền mặt 16 1.4. Quản trị khoản phải thu 18 1.4.1. Khái niệm khoản phải thu và quản trị khoản phải thu 18 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị khoản phải thu 18 1.4.3. Tầm quan trọng quản trị khoản phải thu 19 1.4.4. Quản trị chính sách tín dụng 19 1.4.5. Quản trị số dư khoản phải thu 23 1.5. Quản trị hàng tồn kho 23 1.5.1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho 23 1.5.2. Tầm quan trọng quản trị hàng tồn kho 24 1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị hàng tồn kho 25 1.5.4. Quản trị chi phí hàng tồn kho 25 1.5.5. Quản trị số dư hàng tồn kho 27 1.6. Quản trị khoản phải trả 28 1.6.1. Khái niệm khoản phải trả và quản trị khoản phải trả 28 1.6.2. Tầm quan trọng quản trị khoản phải trả 28 1.6.3. Quản trị thanh toán khoản phải trả 28 1.6.4. Quản trị số dư khoản phải trả 30 1.7. Mô hình quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp Châu Âu 30 1.7.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động hiện đại 31 1.7.2. Vai trò quản trị vốn lưu động hiện đại 32 1.7.3. Phương pháp quản trị vốn lưu động hiện đại 33 1.8. Tổng quan doanh nghiệp nhỏ và vừa 34 1.8.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 34 1.8.2. Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 35 1.8.3. Vai trò DNNVV đối với nền kinh tế 37 1.8.4. Định hướng phát triển DNNVV 39 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TPHCM 42 2.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại các DNNVV tại TPHCM 2.1.1. Phương pháp khảo sát 42 42 2.1.2. Quản trị tiền mặt 43 2.1.3. Quản trị khoản phải thu 44 2.1.4. Quản trị hàng tồn kho 45 2.1.5. Quản trị khoản phải trả 47 2.1.6. Quản trị vốn lưu động hiện đại 48 2.1.7. Lợi ích quản trị vốn lưu động 48 2.1.8. Nguyên nhân ảnh hưởng quản trị vốn lưu động 49 2.1.9. Kết luận kết quả khảo sát 49 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DNNVV 50 2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 50 2.2.2. Phân tích môi trường bên trong 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TPHCM 57 3.1. Giải pháp quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa 57 3.1.1. Giải pháp quản trị tiền mặt 57 3.1.2. Giải pháp quản trị khoản phải thu 58 3.1.3. Giải pháp quản trị hàng tồn kho 59 3.1.4. Giải pháp quản trị khoản phải trả 60 3.1.5. Giải pháp quản trị vốn lưu động hiện đại 61 3.1.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 63 3.2. Kiến nghị quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa 64 3.2.1. Đối với Nhà Nứơc 64 3.2.2. Đối với các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các tổ chức khoa học và giáo dục đào tạo khác 65 3.2.3. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp 3.2.4. Đối với các doanh nghiệp 66 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 68 PHẦN KẾT LUẬN 69 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT C2C (Customer to Cash) : Bán hàng thu tiền DIH (Days Inventory Held) : Kỳ luân chuyển hàng tồn kho DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DPO (Days Payables Outstanding) : Kỳ thanh toán nợ phải trả DSO (Days Sales Outstanding) : Kỳ thu hồi tiền bán hàng DWC (Days Working Capital) : Chu kỳ vốn lưu động EOQ (Economic order quantity) : Mô hình lượng đặt hàng tối ưu F2F (Forecast to Fulfil) : Lập kế hoạch thực hiện GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội JIT (Just In Time) : Mô hình sản xuất hiện đại P2P (Purchase to Pay) : Mua hàng thanh toán DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 1. Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP, thời kỳ 2004 - 2008 (%) 51 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang 1. Hình 1.1 : Chu kỳ vốn lưu động đơn giản 7 2. Hình 1.2: Trình tự ra quyết định bán chịu 21 3. Hình 1.3 : Ba quy trình chính trong hoạt động kinh doanh 32 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC : Kết quả khảo sát ứng dụng quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1. Bảng 1 : Kết quả thống kê đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cuộc khảo sát về ứng dụng quản trị vốn lưu động. 2. Bảng 2 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các lợi ích mong đợi từ quản trị vốn lưu động. 3. Bảng 3 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các phương pháp quản trị tiền mặt đang được ứng dụng tại doanh nghiệp 4. Bảng 4 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các phương pháp quản trị khoản phải thu đang được ứng dụng tại doanh nghiệp 5. Bảng 5 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các phương pháp quản trị hàng tồn kho đang được ứng dụng tại doanh nghiệp 6. Bảng 6 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các phương pháp quản trị khoản phải trả đang được ứng dụng tại doanh nghiệp. 7. Bảng 7 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá các phương pháp quản trị vốn lưu động hiện đại đang được ứng dụng tại doanh nghiệp. 8. Bảng 8 : Kết quả thống kê ý kiến đánh giá nguyên nhân doanh nghiệp chưa áp dụng đủ các phương pháp quản trị vốn lưu động. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn phải đối mặt trước những nguy cơ phá sản như giảm doanh thu do nhu cầu tiêu dùng giảm, nguồn vốn vay bị thu hẹp, lãi suất vay tăng cao, thu hồi nợ khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Mặc dù, Nhà Nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách kích thích kinh tế như hỗ trợ lãi suất vay, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài việc quản lý vốn chặt chẽ nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay, còn biết cách sử dụng vốn hiệu quả từ những gói chính sách kích thích kinh tế của Nhà Nước. Quản trị vốn lưu động là một trong những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Chỉ cần những cải thiện nhỏ trong quản lý tiền mặt, nợ phải thu, hàng tồn kho, nợ phải trả sẽ làm tăng nội lực vốn doanh nghiệp và giảm nhu cầu tài chính bên ngoài. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần ứng dụng quản trị vốn lưu động hiện đại phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro thiếu hụt vốn lưu động trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. b) Phạm vi của đề tài Luận văn được thực hiện dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực tiễn về tình hình quản trị vốn lưu động trong phạm vi giới hạn tại 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. 5. Các phương pháp thực hiện đề tài Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp định tính với các yếu tố sau : - Phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp hoặc trưởng phòng tài chính kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa để lấy thông tin điền vào các bảng câu hỏi điều tra. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ khác nhau. - Phương pháp phân tích dữ liệu: các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 qua phương pháp thống kê mô tả. Các kết quả qua xử lý sẽ được phân tích và tổng hợp để nêu lên thực trạng quản trị vốn lưu động và đề ra các giải pháp phù hợp. 3 6. Bố cục luận văn Kết cấu của luận văn gồm có ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận vốn lưu động và quản trị vốn lưu động. - Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở khoản tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Vốn lưu động ròng được thể hiện qua công thức sau: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Mức chênh lệch giữa các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn gọi là vốn lưu động ròng, nhưng các nhà quản trị tài chính thường gọi nó một cách đơn giản là vốn lưu động. Nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản nợ phải trả về hàng mua hoặc nợ vay vốn lưu động phải trả trong ngắn hạn. Khi doanh nghiệp đang sử dụng hàng mua mà chưa phải thanh toán ngay có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng được thêm một nguồn vốn lưu động của nhà cung cấp. Do đó, nợ ngắn hạn mà chủ yếu là khoản phải trả cũng có ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động a. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia thành : 5 - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm : giá trị của thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. b. Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo cách này, người ta chia vốn lưu động ra làm ba loại : - Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn. - Vốn vật tư hàng hóa bao gồm giá trị vật tư, vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn trong thanh toán là nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn. c. Phân loại theo nguồn hình thành Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn : vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết. Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Mỗi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng vốn riêng. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn. 6 1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động a. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn). Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính toán như sau : L = M VLĐ (1.1) Trong đó : L là số lần luân chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ M là tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ (doanh thu thuần) VLĐ là vốn lưu động bình quân trong kỳ Số vòng quay vốn càng nhiều chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. - Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau : K= 360 L (1.2) Trong đó : K là kỳ luân chuyển vốn lưu động. b. Chu kỳ vốn lưu động Chu kỳ vốn lưu động là khoảng thời gian tính từ khi doanh nghiệp thanh toán khoản phải trả về hàng mua phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Qua quá trình sản xuất, vốn lưu động được kết tinh trong hàng tồn kho từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm rồi thành phẩm. Vốn lưu động chỉ được thu hồi khi thu được các khoản phải thu nhờ bán thành phẩm (Hình 1.1). 7 Bán thành phẩm Nguyên vật liệu Thành phẩm Khoản phải trả Khoản phải thu Tiền Hình 1.1: Chu kỳ vốn lưu động đơn giản Chu kỳ vốn lưu động được tính bằng tổng của kỳ thu hồi tiền bán hàng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho trừ đi kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Chu kỳ vốn lưu động giúp các nhà quản lý có những biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại từng khâu riêng biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công thức xác định như sau : DWC = DSO + DIH – DPO (1.3) Trong đó : DWC là chu kỳ vốn lưu động DSO là kỳ thu hồi tiền bán hàng DIH là kỳ luân chuyển hàng tồn kho DPO là kỳ thanh toán nợ phải trả - Kỳ thu hồi tiền bán hàng DSO (Days Sales Outstanding) được tính như sau: Kỳ thu hồi tiền bán hàng = Số dư trung bình khoản phải thu x 365 ngày Tổng doanh thu trả chậm (1.4) Thời gian thu hồi tiền bán hàng đo lường hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. DSO cho biết số ngày trung bình mà công ty 8 cần để thu hồi lại tiền bán hàng. DSO cao nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều thời gian để thu hồi số tiền đã bán hàng và ngược lại DSO thấp cho thấy năng lực thu hồi công nợ của doanh nghiệp tốt. - Kỳ luân chuyển hàng tồn kho DIH (Days Inventory Held) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số dư trung bình hàng tồn kho x 365 ngày Giá vốn hàng bán (1.5) Tỷ lệ này cho ta biết số ngày trung bình tồn kho của doanh nghiệp. Số ngày trung bình càng thấp có nghĩa năng lực giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt - Kỳ thanh toán nợ phải trả DPO (Days Payables Outstanding) Kỳ thanh toán nợ phải trả = Nợ mua hàng phải trả x 365 ngày Giá vốn hàng bán (1.6) Kỳ thanh toán nợ phải trả cho ta biết số ngày trung bình phải thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp. DPO càng cao có nghĩa doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh khác làm lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Nguồn : Quản trị tài chính ngắn hạn, Nguyễn Tấn Bình năm 2007”[1] 1.1.4. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Có hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng