Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam...

Tài liệu Quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam

.PDF
119
54
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI QUANG HƢNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI QUANG HƢNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60 34 0201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆU XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Hiệu. Các số liệu, kết luận trình bày hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Bùi Quang Hƣng LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Văn Hiệu, các thầy, cô giáo đang công tác tại Khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các ông/bà lãnh đạo, đồng nghiệp các phòng/ban nghiệp vụ tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã chia sẻ, đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Học viên Bùi Quang Hƣng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG .............................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận về vốn lưu động ...........................................................................10 1.2.1. Khái niệm, phương pháp xác định và phân loại vốn lưu động .......................10 1.2.2. Chu trình luân chuyển vốn lưu động ...............................................................13 1.2.3. Nội dung quản trị vốn lưu động ......................................................................14 1.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ......................................................................34 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................38 2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.........................................................................39 2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................40 2.3. Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh thông tin ......................................40 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả............................................................................40 2.3.2 Phương pháp phân tích, so sánh .......................................................................40 2.4 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ...................................................................41 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠICÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 ...............42 3.1. Tổng quan về cơ chế kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam ..................................42 3.1.1. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối ..........................43 3.1.2. Quản lý kinh doanh xăng dầu .........................................................................44 3.2. Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam......................................................46 3.2.1. Thông tin chung ..............................................................................................46 3.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................................47 3.2.3. Vai trò Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.........................................48 3.3. Khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ..............................................49 3.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn ..............................................................49 3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................54 3.4. Thực trạng quản trị vốn lưu động của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ......................................................................................64 3.4.1 Thực trạng vốn lưu động ..................................................................................64 3.4.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động ...................................................................65 3.4.3. Đánh giá chung về quản trị vốn lưu động của công ty ...................................81 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM ..................85 4.1. Định hướng phát triển và kế hoạch của Tập đoàn trong giai đoạn tới ...............85 4.1.1. Tầm nhìn phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới ....................85 4.1.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời gian tới .....................................87 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ................................91 4.2.1. Tăng cường quản trị tiền mặt ..........................................................................92 4.2.2. Quản trị khoản phải thu .................................................................................102 4.2.3. Quản trị hàng tồn kho ....................................................................................104 4.2.4. Quản trị khoản phải trả ..................................................................................112 4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam .........113 KẾT LUẬN ............................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117 DANH MỤC BẢNG STT 1 2 Bảng Bảng 3.1 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 5 6 7 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 10 11 12 13 14 15 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 16 Bảng 4.1 17 Bảng 4.2 18 Bảng 4.3 19 Bảng 4.4 20 Bảng 4.5 21 Bảng 4.6 Nội dung Trang Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2014 – 2018 49 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014 – 2018 50 Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của công ty giai đoạn 2014 61 – 2018 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 63 Hiệu quả vốn lưu động 64 Thống kê dòng tiền vào tháng 6 năm 2018 67 Thống kê dòng tiền ra tháng 6 năm 2018 69 Hạn mức tín dụng và mở L/C năm 2018 chuyển tiếp 72 sang 2019 Hệ số khả năng thanh toán 73 Thống kê số dư thanh khoản 74 Hệ số quản trị khoản phải thu đối với khách nước ngoài 75 Hệ số quản trị khoản phải thu đối với khác trong nước 76 Hệ số quản trị hàng tồn kho với hàng tái xuất 79 Hệ số quản trị hàng tồn kho với hàng nội địa 79 Hệ số quản trị khoản phải trả 80 Thống kê sản lượng xuất bán nội địa giai đoạn 2014 – 88 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019 Thống kê chi phí kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 và kế 90 hoạch thực hiện năm 2019 Thống kê tỉ lệ doanh thu bán lẻ toàn hệ thống và dòng tiền vào từng chu kỳ giá cơ sở giai đoạn 2017 – 2018 và 94 6 tháng đầu năm 2019 Thống kê các khoản phải thu của công ty giai đoạn 102 2014 – 2018 Tóm tắt thuế suất ưu đãi đặc biệt từ một số quốc gia ký 103 hiệp định thương mại song phương với Việt Nam Bảng tính đơn đặt hàng tối ưu - EOQ 112 i DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Hình 1 Biểu đồ 4.1 Giá dầu Brent giai đoạn 2014 – 2018 105 2 Biểu đồ 4.2 Biến động cung – cầu dầu thô giai doạn 2014 – 2017 106 Nội dung ii Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, là huyết mạch của nền kinh tế, xuất hiện trong mọi hoạt động của con người, đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất – hai hoạt động chính tác động đền đa số các ngành nghề khác trong xã hội. Bên cạnh đó, ngoài chức năng là một hàng hóa, xăng dầu còn đóng vai trò ổn định giá cả thị trường và thực hiện sứ mệnh dự trữ an ninh năng lượng, nhiệm vụ quốc phòng. Xác định vai trò quan trọng và việc cần được kiểm soát đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có những cơ chế điều hành riêng cho lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đặc thù này. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu hướng hội nhập, Chính phủ đã có những cải cách mạnh mẽ tất cả các ngành nghề phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngành nghề kinh doanh xăng dầu cũng vậy. Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã có 4 lần thay đổi cơ chế kinh doanh, đó là các năm 2003 (Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg); năm 2007 (Quyết định số 55/2007/NĐ-CP); năm 2009 (Quyết định số 84/2009/NĐ-CP) và quy định còn hiệu lực cho đến nay thay đổi vào năm 2014 (Quyết định số 83/2014/NĐ-CP). Trải qua thời gian đi vào thực tiễn, điều hành kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP thể hiện rõ nhiều điểm tích cực, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, tăng cường sự minh bạch, có lợi cho người tiêu dùng. Với mỗi quy mô hoạt động khác nhau, Chính phủ đều quy định những điều kiện ràng buộc nhất định đảm bảo tính an ninh an toàn, yêu cầu phòng cháy chữa cháy, phù hợp quy hoạch phát triển giao thông đô thị và điều tiết giá bán lẻ theo biến động theo giá dầu thế giới, tránh tình trạng đầu cơ. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cùng với 31 doanh nghiệp đầu mối khác trên thị trường phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về hệ thống nhập – xuất hàng, kho bể dự trữ, phương tiện vận tải nội bộ, hệ thống phân phối bán lẻ và đặc biệt là khống chế giá bán trên thị trường. Doanh nghiệp có quy 1 mô, mạng lưới hoạt động càng lớn thì áp lực duy trì nguồn hàng càng cao, vấn đề cân đối dòng tiền để vừa tài trợ chi phí cho kinh doanh trên vùng sâu vùng xa, vừa có nguồn tiền thanh toán cho những lô hàng và nghĩa vụ thuế phát sinh rất lớn vào nhiều thời điểm khác nhau. Vì vậy, vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn, quyết định trực tiếp đến thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói riêng. Công ty mẹ là cơ quan đầu não của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có vai trò là trung tâm điều tiết tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính trên toàn hệ thống Petrolimex. Vì vậy, áp lực điều hành vốn lưu động trên là luôn là bài toán thường trực. Hơn nữa, kinh doanh xăng dầu theo cơ chế tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP cùng với quy mô rộng khắp 62/63 tỉnh, áp lực điều hành và quản lý tài chính càng trở nên nặng nề. Làm sao để sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả là điều trăn trở của tác giả cũng như đội ngũ cán bộ người lao động làm công tác điều hành nguồn và theo dõi hệ thống tài chính kế toán của Tập đoàn. Với những kiến thức đã học tại chương trình đào tạo sau Đại học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là động lực chính để tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tình hình tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (thời gian từ khi Nghị định 83/2014/NĐ-CP được áp dụng cho đến nay), tác giả đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp đầu mối ngành xăng dầu nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp; - Tìm hiểu vai trò của vốn lưu động cơ cấu nguồn vốn; phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai 2 đoạn 2014 – 2018; nhận định những rủi ro và khó khăn trong quá trình điều hành kinh doanh áp dụng theo cơ chế của Nghị định 83/2013/NĐ-CP; - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện đúng theo cơ chế được Nhà nước quy định đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vốn lưu động và quản trị vốn lưu dộng tạiCông ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với đặc thù quyết định điều hành chính sách sản xuất kinh doanh, tài chính có tác động trực tiếp đến hiệu quả vốn lưu động của Công ty nói riêng và của Tập đoàn nói chung. 3.2.2. Phạm vi thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác điều hành, sử dụng vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng đầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 và định hướng giải pháp phát triển đến năm 2020 Tác giả lựa chọn phạm vi thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2018 là do một số các yếu tố kinh tế vĩ mô giai đoạn này đã được xác định tương đối chắc chắn như: - Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,57%/năm theo Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; - Hiệp định thương mại của Việt Nam với một số nước trong khu vực như: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc theo Nghị định số 128, 129, 130/2016/NĐ-CP về Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mặc dù, một số hiệp định có thời hạn trong giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên, từ năm 2019, mức thuế suất nhập – xuất khẩu vẫn tiếp tục được giữ nguyên. 3 - 02 nhà máy lọc dầu của Việt Nam là Dung Quất và Nghi Sơn hoạt động ổn định với chất lượng sản phẩm, công suất và sức chứa kho bể đảm bảo theo thiết kế. Đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc kinh doanh xăng dầu tại một doanh nghiệp đầu mối có phạm vi hoạt động rộng khắp như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài: “Quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”, luận văn nghiên cứu trả lời các câu hỏi sai: - Cấu trúc vốn lưu động và nội hàm của công tác quản trị vốn lưu động là gì? - Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018? - Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam? 5 . Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng tình hình vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc vận hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, sẽ có nhiều tác giả trước đây từng nghiên cứu và có những đúc kết riêng trong kết quả của họ. Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài "Quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam", tác giả đã tìm hiểu, chọn lọc và nghiên cứu các đề tài có sự liên quan và có ý nghĩa nhất định đối với bài nghiên cứu của mình để làm cơ sở phân tích và tổng hợp. Các đề tài luận văn làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu đề tài bao gồm: (1) Đề tài: Quản trị tiền mặt thực trạng và giải pháp ở Công ty Việt Hà. Tác giả: Trần Hòa Bình – Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN (năm 2000). Đề tài nêu ra tổng quan cơ sở lý luận về quản trị tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;phân tích thực trạng hoạt động quản trị tiền mặt và đánh giá hiệu quả hoạt động, qua đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tiền mặt tại Công ty Việt Hà. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Trần Hòa Bình lý giải câu hỏi: “Tại sao có những doanh nghiệp kinh doanh có lãi những vẫn bị phá sản?”. Và để trả lời cho câu hỏi này tác giả thực hiện các nội dung sau: Về phương pháp nghiên cứu: tác giả thực hiện đồng thời các phương pháp: thu thập tài liệu; phương pháp so sánh, tỷ lệ và phương pháp mô tả. Về tổng quan lý luận: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc từ các giáo trình nổi tiếng trong nước và thế giới. Từ đó, khái quát lý luận về tiền mặt và quản trị tiền mặt. Đối với lý luận về tiền mặt tác giả đề cập đến khái niệm tiền mặt, chi phí nắm giữ tiền mặt và chu trình luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nội dung quản trị tiền mặt bao gồm kiểm soát thu, chi tiền mặt; hoạch định ngân sách tiền mặt; xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt; chính sách trong quản trị tiền mặt và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt. 5 Đề cập đến thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty Việt Hà – công ty kinh doanh sản phẩm Bia và Nước tinh khiếu, tác giả phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt là môi trường đầu tư kinh doanh; biến động cung cầu và giá cả thị trường; nhu cầu của người tiêu dùng, mức độ cạnh tranh trên thị trường và ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Đồng thời, tác giả chỉ ra các đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt tại Công ty Việt Hà: chính sách đầu tư kinh doanh; đặc tính sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm; đặc điểm và tình hình tiêu thụ Kết quả nghiên cứu là giải pháp cải thiện quản trị tiền mặt đối với Công ty bao gồm: xây dựng mô hình dự báo sản lượng tiêu thụ; xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt và mô hình tồn trữ tiền mặt tối ưu; đa dạng hóa các công cụ đầu tư ngắn hạn để tận dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi. (2) Đề tài: “Nâng cao hiệu quản sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần TDC”, tác giả: Lương Thị Thu Anh – Đại học Thăng Long, năm 2014. Đề tài nêu ra tổng quan cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động;phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần TDC và nêu ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho doanh nghiệp này. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả thực hiện đồng thời các phương pháp: so sánh và phân tích. Về tổng quan lý luận: Tác giả nêu ra khái niệm, vai trò, phân loại vốn lưu động; khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần TDC: Trước khi đề cập các nội dung về vốn lưu động, tác giả tìm hiểu các thông tin doanh nghiệp và đặc thù ngành nghề; khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi thời gian thực hiện đề tài. Từ đó có cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn – tài sản của Công ty, xác định vốn lưu động và nhận xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan. Từ đó, kết 6 thúc quá trình nghiên cứu thực trạng, tác giả tổng kết những điểm còn tồn tại và tập trung đưa ra giải pháp tại phần kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đề tài: tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng thành tố trong vốn lưu động là tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả; khuyến nghị công ty xác định nhu cầu vốn lưu động từng thời kỳ và có kế hoạch tận dụng tất cả nguồn lực công ty. (3) Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH Vinh Ngân”, tác giả: Nguyễn Bích Hồng – Viện kỹ thuật – kinh tế biển, năm 2017. Đề tài nêu ra cơ sở lý luận chung về hàng tồn kho, các mô hình quản trị hàng tồn kho, thực trạng quản trị hàng tồn kho và nêu ra giải pháp hoàn thiện quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH Vinh Ngân. Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu; phân tích, thống kê, so sánh và phỏng vấn trực tiếp. Về tổng quan lý luận: đề tài đề cập đến tổng quan về hàng tồn kho bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại;lợi ích và chi phí lưu giữ hàng tồn kho; các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho; quản trị hàng tồn kho: chu trình luân chuyển hàng tồn kho, hệ thống kiểm soát hàng tồn kho; các mô hình quản trị hàng tồn kho như Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ), Mô hình mức đặt hàng theo sản xuất (POQ), Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng (BOQ), Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM); các chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho; rủi ro trong quản trị hàng tồn kho. Về thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH Vinh Ngân: tác giả thực hiện nghiên cứu đặc trưng sản phẩm chính của công ty là gạch men; đánh giá cơ sở vật chất của công ty như phương tiện vận tải, kho bãi và tính toán các trị số theo mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ). Từ đó, đánh giá điểm mạnh – điểm yếu trong công tác quản lý và kiểm soát hàng tồn kho. Về giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho: tác giả đưa ra một số kiến nghị với công ty bao gồm nâng cấp, bố trí, sắp xếp lại hàng hóa trong kho; ứng 7 dụng công nghệ thông tin (mã số, mã vạch) trong quản lý kho hàng; nâng cao kiến thức cho nhân viên về quản lý kho (4) Đề tài: “Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ VPT”, tác giả: Ngô Thị Thu Hằng – Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, năm 2017 Đề tài nêu ra cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp đồng thời nêu các phương pháp, chỉ số sử dụng khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Từ đó, áp dụng cơ sở lý luận trong việc đánh giá tình hình tài chính của CTCP đầu tư và công nghệ VPT và nêu ra các giải pháp cải thiện tình hình. Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu; phân tích, thống kê, so sánh và phỏng vấn trực tiếp. Về tổng quan lý luận: đề tài đề cập đến tổng quan về tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính như khái niệm, nhiệm vụ, vai trò, chức năng và các phương pháp phân tích (so sánh, tỷ lệ, dupont) Về thực trạng tài chính của CTCP đầu tư và công nghệ VPT: tác giả thực hiện tìm hiểu chung về công ty, tìm hiểu về đặc thù kinh doanh xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực xây dựng. Sau đó phân tích tài chính của công ty để chỉ ra một số thực trạng: tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn và khả năng thanh toán giảm; chưa kiểm soát tốt chi phí kinh doanh; cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh: ROA, ROE Về biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty: tác giả đưa ra một số kiến nghị với công ty như sau: chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp và đẩy mạnh marketinh nhằm gia tăng thị phần khách hàng; phân công lao động hợp lý để tận dụng hiệu quả lao động và quản trị tốt chi phí lương; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện tại; đảm bảo lợi nhuận, bảo vệ lợi ích và quyền lợi của cổ đông; thanh lý các tài sản không còn giá trị sử dụng, tiết kiệm nguồn vật lực và chi phí lưu kho, tạo điều kiện mua TSCĐ mới có hiệu quả cao;đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản thu khách hàng; lập biểu thời gian và chi phí phát sinh để chủ động 8 kế hoạch tài chính và tiết kiệm chi phí tài chính; phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu lao động, có kế hoạch đào tạo vận hành sản xuất kinh doanh. (5) Đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại dược phẩm Vi Bảo Ngọc”, tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, năm 2017. Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp nói chung, từ đó, phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH thương mại dược phẩm Vi Bảo Ngọc. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty này. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, hệ thống hóa; thu thập dữ liệu thứ cấp; chuyên gia; so sánh; chỉ sổ; lịch sử và diễn giải. Về tổng quan lý luận: đề tài đề cập đến: tổng quan về vốn lưu động: khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò; Tổng quan về sử dụng vốn lưu động: ước tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp; nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động; hoạch định và thực thi chính sách quản trị từng bộ phận của vốn lưu động bao gồm: vốn bằng tiền, vốn bằng khoản phải thu; vốn hàng tồn kho; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động;tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại dược phẩm Vi Bảo Ngọc, tác giả tìm hiểu thông tin chung của công ty và đánh giá các đặc điểm bên trong, bên ngoài của công ty; phân tích kết cấu chung của vốn lưu động: trong đó hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất sau đó là khoản phải thu và cuối cùng là tiền và tương đương tiền. Một số thực trạng còn tồn tại là: việc ước tính nhu cầu vốn lưu động và sử dụng vốn bằng tiền chỉ mang tính chất cảm tính, công ty chưa có biện pháp quản trị hàng tồn kho một cách khoa học, chưa lập dự toán hàng tồn kho; chưa tìm hiểu thông tin các đối tượng phải thu để có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả; việc kiểm soát hàng hóa trên thị trường còn bấp cập, hàng hóa không ổn định, thậm chí nhiều tình huống dẫn đến đứt nguồn hàng, cháy hàng. 9 Về các khuyến nghị được tác giả nêu ra bao gồm công ty cần có chiến lược phát triển, lập kế hoạch rõ ràng, từ đó có phương hướng sử dụng vốn lưu động; lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thu tiền đối với các nhà thuốc và có hệ thống đánh giá khách hàng rõ ràng; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho: áp dụng mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ); thường xuyên cập nhập đánh giá chất lượng hàng tồn kho; tìm hiểm, thăm dò, nghiên cứu kỹ thị trường để nắm bắt biến động giá cũng như thị yếu của khách hàng; nâng cao năng lực quản lý tài chính cho nhân viên thông qua việc phân công công việc rõ ràng, thường xuyên kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động; cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ chi phí và giá cả đầu vào các mặt hàng; đồng thời, triển khai mạnh mẽ công tác nghiên cứu thị trường, hỗ trợ công tác bán hàng nhằm gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; khuyến nghị chính sách với Cục quản lý dược: cần có biện pháp quản lý nguồn gốc dược phẩm trên thị trường và định kỳ hàng tháng rà soát giá bán thuốc trên thị trường để tránh tình trạng chênh lệch mức giá tại nhiều điểm bán khác nhau. Những điểm mới trong bài nghiên cứu của tác giả Trong quá trình nghiên cứu kết quả các đề tài về vấn đề quản trị vốn lưu động, tác giả nhận thấy rằng cách tiếp cận vấn đề đều xuất phát từ cơ sở lý luận, từ đó đánh giá thực tiễn hoạt động trong phạm vi nghiên cứu và đưa ra giải pháp trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cách tiếp cận này cũng được tác giả tiếp nối và áp dụng trong bài luận văn của mình. Điểm mới trong đề tài tác giả lựa chọn đó là phạm vi nghiên cứu tại một doanh nghiệp đầu mối trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, lĩnh vực này chịu sự điều tiết trực tiếp của Chính phủ, trước những hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là câu hỏi tác giả sẽ tìm câu trả lời trong đề tài của mình. 1.2. Cơ sở lý luận về vốn lƣu động 1.2.1. Khái niệm, phương pháp xác định và phân loại vốn lưu động 1.2.1.1. Khái niệm về vốn lưu động 10 Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh được bình thường, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Vốn lƣu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Trong đó: -Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. - Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, như: Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, doanh thu chưa thực hiện, dự phòng phải trả… 1.2.1.2. Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân chia vốn lưu động trong doanh nghiệp theo một số tiêu thức khác nhau như: (i) Phân loại theo vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, ta có thể phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp thành 3 loại chính: - Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của các khoản nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế. - Vốn lưu động trong quá trình sản xuất: bao gồm giá trị các khoản sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong quá trình lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý,…); các khoản đầu tư ngắn hạn 11 (cho vay ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn,…); các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán. Cách phân loại này, cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Qua đó, các nhà quản trị tài chính có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho có hiệu quả cao nhất. (ii) Phân loại theo hình thái biểu hiện Khi đó, vốn lưu động tại doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: - Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm,… - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn,... Cách phân loại này, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho, khả năng dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. (iii) Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách này, nguồn vốn lưu động được chia thành: - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn lưu động có tính chất ngắn hạn, chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính tạm thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản tín dụng ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn lưu động có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên, cần thiết. Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên, giúp xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu đông trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng