Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc công ty truyể...

Tài liệu Quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc công ty truyển tải điện 1

.PDF
118
129
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM QUANG HÒA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ TẠI TRẠM BIẾN ÁP THUỘC CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội – 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM QUANG HÒA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ TẠI TRẠM BIẾN ÁP THUỘC CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ TIẾN LONG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đỗ Tiến Long Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy - những ngƣời đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc những chỉ bảo và góp ý quý báu của các thầy, cô trong và ngoài trƣờng, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn những chỉ bảo và góp ý quý báu đó của quý thầy, cô. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo trong Trƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Công ty Truyền tải Điện 1, cũng nhƣ bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2017 Tác giả 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Quang Hòa 4 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ 7 Danh mục các bảng ............................................................................................ 8 Danh mục các hình vẽ ........................................................................................ 9 Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... 10 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ....................................................................... 15 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 15 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro .................................................................. 19 1.2.1. Rủi ro ....................................................................................................... 20 1.2.2. Quản trị rủi ro............................................................................................................ 24 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp ..................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 36 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 37 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ TẠI TRẠM BIẾN ÁP THUỘC CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 GIAI ĐOẠN 2010-2015 ............................................. 40 3.1. Khái quát về Công ty Truyền tải điện 1 ..................................................... 40 3.1.1. Quá trình hình thành và đặc điểm sản xuất kinh doanh ......................... 40 3.1.2. Quy mô các trạm biến áp ....................................................................... 41 3.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1 giai đoạn 2010-2015 ..................................... 46 3.2.1. Thực trạng hoạt động nhận diện, kiểm soát rủi ro ................................. 46 3.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá, khắc phục rủi ro .................................. 54 5 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1 ........................................................... 56 3.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1 ........................................................... 61 3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân................................................ 61 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 67 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ TẠI TRẠM BIẾN ÁP THUỘC CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 .................................................... 74 4.1. Mục tiêu của Công ty Truyền tải điện 1 trong giai đoạn 2016-2020 ......... 74 4.1.1. Dự báo tình hình ..................................................................................... 74 4.1.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể................................................................ 74 4.2. Giải pháp để tăng cƣờng QTRR ở Công ty Truyền tải điện 1 ................... 78 4.2.1. Giải pháp về vấn đề nhân sự ................................................................... 78 4.2.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 81 4.2.3. Nhóm giải pháp về vận hành, đầu tư, xây dựng ..................................... 83 4.2.4. Các giải pháp dự báo, đề phòng rủi ro ................................................... 85 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 94 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa 1 EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2 EVNNPT : Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia 3 MBA : Máy biến áp 4 PTC1 : Công ty Truyền tải điện 1 5 QTRR : Quản trị rủi ro 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT 1 Bảng Nội dung Bảng 3.1 Số lƣợng các trạm biến áp do Công ty Truyền Trang 41 tải điện 1 quản lý trong giai đoạn 2010-2015 2 Bảng 3.2 Số lƣợng các Truyền tải điện thuộc PTC1 tính 42 đến năm 2015 3 Bảng 3.3 Số lƣợng các MBA và máy kháng điện do 43 PTC1 quản lý trong giai đoạn 2010-2015 4 Bảng 3.4 Các sự cố trong vận hành các thiết bị tại trạm 61 biến áp thuộc PTC1 giai đoạn 2010-2015 5 Bảng 3.5 Thời gian bình quân xử lý sự cố trong vận 63 hành các thiết bị tại các trạm biến áp thuộc PTC1 6 Bảng 3.6 Các nguyên nhân gây ra sự cố trong vận hành 70 các thiết bị tại các trạm biến áp thuộc PTC1 giai đoạn 2010-2015 7 Bảng 3.7 Tình hình quá tải MBA tại các trạm biến áp 71 thuộc PTC1 trong các năm 2011, 2013, 2015 8 Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu về nâng cao hiệu quả vận 75 hành hệ thống điện của PTC1 giai đoạn 20162020 9 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về tổn thất điện năng truyền tải của PTC1 trong giai đoạn 2016-2020 8 76 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình để liên kết các giai đoạn khác 31 nhau trong QTRR 2 Hình 1.2 Quy trình QTRR 31 3 Hình 2.1 Các bƣớc nghiên cứu 36 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Tăng trƣởng dung lƣợng MBA do PTC1 45 quản lý trong giai đoạn 2010-2015 2 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu lao động phân theo trình độ của 57 PTC1 năm 2015 3 Biểu đồ 3.3 Điện năng truyền tải đƣợc giao và điện 64 năng truyền tải thực hiện của PTC1 giai đoạn 2010-2015 4 Biểu đồ 3.4 Tổn thất lƣới 220 trong quá trình truyền tải điện của PTC1 trong giai đoạn 20102015 10 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế hiện nay, doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, rủi ro đƣợc coi nhƣ một bộ phận tất yếu, không thể tách rời của các hoạt động kinh doanh nên rất cần phải tiến hành QTRR. QTRR là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp; nó có vai trò hạn chế, xử lý các tổn thất (hậu quả) để nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, QTRR sẽ giảm thiểu, triệt tiêu nguyên nhân gây rủi ro, tạo dựng môi trƣờng an toàn cho doanh nghiệp để tạo nguồn lực cho các chƣơng trình giảm thiểu rủi ro và thiệt hại. Do đó, QTRR trở thành nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực truyền tải điện, khi yêu cầu đảm bảo cung cấp điện liên tục, yêu cầu về chất lƣợng điện năng ngày càng cao và lƣới điện ngày càng phức tạp thì yêu cầu về đảm bảo vận hành an toàn và liên tục cho các thiết bị trong đó càng cao. Lĩnh vực truyền tải điện thuộc PTC1 là một lĩnh vực thƣờng xuyên phải đối phó với sự cố, hƣ hỏng các các thiết bị, đặc biệt là sự cố làm gián đoạn cung cấp điện, do vậy QTRR trong vận hành các thiết bị tại các trạm biến áp đóng vai trò rất quan trọng đối với PTC1. Nếu nhận dạng đúng, kịp thời rủi ro sẽ đo lƣờng, đánh giá và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả. Vì vậy, QTRR trong lĩnh vực truyền tải điện là một yêu cầu thiết yếu của Công ty. Mặc dù từ trƣớc đến nay PTC1 đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro nhƣng hàng năm vẫn xảy ra các sự cố hƣ hỏng các thiết bị ngoài khả năng kiểm soát gây ảnh hƣởng đến cung cấp điện cho các phụ tải và ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Chính vì thế, để đối phó 11 với các rủi ro có thể xảy ra, hạn chế, xử lý các tổn thất (hậu quả) để nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và tạo dựng môi trƣờng an toàn cho doanh nghiệp để tạo nguồn lực cho các chƣơng trình giảm thiểu rủi ro và thiệt hại là yêu cầu cấp bách của PTC1. Từ yêu cầu bức thiết trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn đi sâu vào trả lời hai câu hỏi lớn: - Câu hỏi thứ nhất: Công tác Quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 thực hiện nhƣ thế nào? - Câu hỏi thứ hai: Cần có những giải pháp gì để công tác QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 hiệu quả hơn? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đƣợc những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 từ nay tới 2020. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về QTRR. - Phân tích, đánh giá thực trạng QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 trong giai đoạn 2010 - 2015, đồng thời chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ làm rõ nguyên nhân của những ƣu điểm và hạn chế đó. 12 - Đƣa ra những kiến nghị và đề xuất những giải pháp để nâng cao hoạt động QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 đƣợc hiệu quả hơn trong thời gian từ nay tới 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các công tác QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác QTRR trong vận hành các thiết bị tại PTC1 từ năm 2010 đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp QTRR từ nay đến 2020. - Phạm vi không gian: nghiên cứu công tác QTRR trong vận hành các thiết bị tại tất cả các trạm biến áp thuộc PTC1 quản lý. - Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là công tác QTRR trong vận hành MBA và máy kháng điện. 4. Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về QTRR, nhất là QTRR trong vận hành các thiết bị tại các trạm biến áp. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hơn phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu về QTRR ở một doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Việc phân tích thực trạng hoạt động QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1 một cách khách quan là căn cứ tin cậy để đƣa ra các giải pháp giúp hoạt động QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty đƣợc hiệu quả hơn trong tƣơng lai; và những giải pháp này đƣợc sắp xếp một cách logic và có tính hệ thống là tƣ liệu quan 13 trọng để ngƣời quản lý khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động QTRR của doanh nghiệp và đƣa ra các chính sách phù hợp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn có 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro. Chương 2: Phương pháp và quy trình nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1 giai đoạn 2010-2015. Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc Công ty Truyền tải điện 1. 14 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu * Trên thế giới Mặc dù khái niệm về rủi ro đã đƣợc đề cập đến từ rất lâu, nhƣng theo Terje Aven (2016) đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro là một lĩnh vực khoa học trẻ, đƣợc phát triển mạnh mẽ trong khoảng 30-40 năm trở lại đây. Đến nay, QTRR đã trở thành một lĩnh vực đƣợc các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm với sự xuất hiện nhiều phƣơng pháp phân tích mới tinh vi và hiệu quả hơn; đồng thời vấn đề này cũng đƣợc sử dụng rộng rãi hơn trong việc xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trƣờng ở Mỹ, Châu Âu cũng nhƣ các quốc gia Châu Á khác [25]. Có thể chia các nghiên cứu về QTRR thành 2 hƣớng nhƣ sau: - Hƣớng thứ nhất là nghiên cứu lý thuyết về QTRR: các tác giả đi sâu vào những vấn đề lí luận chung về QTRR, về khái niệm, các khuôn khổ, các nguyên tắc, phƣơng pháp phân tích và đánh giá rủi ro,… Các nghiên cứu của T. Aven (2013), K.M. Thompson và nnk (2005), ISO (2009a), đi sâu vào phân tích khái niệm rủi ro và các vấn đề liên quan,…[27, 28, 29]. Đặc biệt là Hiệp hội phân tích rủi ro (viết tắc là SRA) đã đƣa ra một thuật ngữ mới về QTRR. Có thể có các quan điểm khác nhau về QTRR dƣới nhiều góc độ nghiên cứu nhƣng đều bao hàm các khái niệm xác suất, dễ bị tổn thƣơng, mạnh mẽ và khả năng và phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản nhƣ là hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác,…[29]. Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào các nguyên tắc và chiến lƣợc quản lý rủi ro. Một công trình tiên phong đƣợc thực hiện bởi Klinke và Renn (2002), đã cung cấp một phân loại mới của các loại 15 rủi ro và chiến lƣợc quản lý [30]. Sau đó, Renn (2008) và SRA (2015b) đã nghiên cứu về ba chiến lƣợc chính thƣờng đƣợc sử dụng để quản lý rủi ro: chiến lƣợc cảnh báo, chiến lực phòng ngừa và chiến lƣợc suy luận. Các tác giả cho rằng chiến lƣợc cảnh báo nhấn mạnh các tính năng nhƣ ngăn chặn, phát triển các sản phẩm thay thế, yếu tố an toàn, khả năng dự phòng trong việc thiết kế các thiết bị an toàn, cũng nhƣ tăng cƣờng hệ thống miễn dịch, đa dạng hóa các phƣơng tiện để tiếp cận mục đích giống hệt hoặc tƣơng tự, thiết kế hệ thống với phản ứng linh hoạt lựa chọn và cải thiện điều kiện cho việc quản lý tình trạng khẩn cấp và thích ứng với hệ thống [26, 31]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Hollnagel (2004) và Leveson (2004, 2011) quan tâm đến phƣơng pháp đánh giá rủi ro nhƣ đánh giá rủi ro truyền thống dựa trên chuỗi nhân quả và phân tích sự kiện, báo cáo thất bại và đánh giá rủi ro, tính toán xác suất dựa trên dữ liệu lịch sử [32, 33]. - Hƣớng thứ 2 là nghiên cứu QTRR ứng dụng vào các hoạt động cụ thể: các công trình nghiên cứu QTRR ứng dụng ngày càng phong phú về số lƣợng và đa dạng về lĩnh vực nghiên cứu, tập trung vào QTRR cụ thể cho từng khu vực, từng quốc gia, từng ngành kinh tế,…. Renn (2008) khẳng định việc nghiên cứu QTRR là việc làm cần thiết để đối phó với sự bất ổn và phức tạp của thế giới hiện nay [26]. Chính vì thế, các công trình nghiên cứu về QTRR trong các lĩnh vực cụ thể rất phát triển ở Mỹ, Châu Âu và ngay cả các quốc gia châu Á. Đáng chú ý có nghiên cứu của Kil-Young Jung, Myung-Sub Roh (2016) về QTRR của việc triển khai công nghệ mới trong các nhà máy điện hạt nhân đang nhận đƣợc sự quan tâm. Với mục đích nâng cấp và thay thế các hệ thống hiện tại của nhà máy điện hạt nhân (NPP) với công nghệ mới và hiệu suất cao hơn do các vấn đề lỗi thời [24],… Như vậy, số lƣợng các nghiên cứu về QTRR xuất hiện ngày càng nhiều, cho thấy QTRR luôn là một hƣớng quan trọng của trong quá trình phát triển 16 kinh tế, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay ở tất cả các quốc gia hiện nay. Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro đƣợc thành lập nhƣ là một lĩnh vực khoa học và có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định trong thực tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: để QTRR trở thành cơ sở tin cậy trong việc đƣa ra các giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần thiết phải đi sâu vào phân tích thực trạng kiểm soát cũng nhƣ đánh giá, dự phòng rủi ro. Luận điểm này đƣợc vận dụng vào luận văn khi nghiên cứu QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1. * Tại Việt Nam Ở nƣớc ta, QTRR cũng đã đƣợc đặt ra khoảng 20 năm nay, tuy nhiên số lƣợng các công trình nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn rất phong phú. - Về các nghiên cứu mang tính lý luận phải đề cập đến công trình của Ngô Quang Huân, Nguyễn Thị Quy và nnk (2008), Đặng Đức Thành (2016), Nguyễn Quang Thu (2008), Đỗ Hoàng Toàn 2010),…[9, 14, 15, 19, 20]. Những nghiên cứu này đã cung cấp các kiến thức cơ bản nhƣ rủi ro, QTRR khái niệm, chức năng, nguyên tắc, các phƣơng pháp và công cụ quản lý rủi ro trong doanh nghiệp một cách có hệ thống. Đây chính là nguồn tƣ liệu quý giá để giúp tác giả định hƣớng khung nội dung của luận văn. - Các nghiên cứu về QTRR đƣợc thực hiện ở các lĩnh vực, các ngành cụ thể đƣợc đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2012), Lƣơng Thị Phƣơng Thảo (2013),… quan tâm đến QTRR trong lĩnh vực ngân hàng [13, 16, 22]; Nghiên cứu của Nguyễn Liên Hƣơng (2004) đề cập đến vấn đề rủi ro và các biện pháp QTRR trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng [10]; Kiều Văn Minh (2011) đi sâu vào phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng truyền tải điện tại PTC1 [11], 17 Võ Sỹ Nam (2015) chú trọng đến QTRR dự án đƣờng dây 500KV tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia,… [12]. Các nghiên cứu này đi từ việc phân tích làm rõ các khái niệm liên quan, phân tích thực trạng QTRR của doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp giải quyết hợp lý. Tác giả cũng vận dụng hƣớng nghiên cứu này vào luận văn của mình. Nhận xét: Qua việc tổng luận các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài cho thấy: Ở nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác giả đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro, QTRR. Trong luận văn của mình, tác giả đã kế thừa và vận dụng các quan niệm này khi nghiên cứu QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1. Các nghiên cứu QTRR ứng dụng hiện nay đang chú trọng nhiều đến các vấn đề thực tiễn ở từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể (ví dụ nhƣ nghiên cứu QTRR trong hoạt động của các ngân hàng, trong hoạt động ngoại thƣơng,…) để đƣa ra giải pháp phát triển phù hợp. Nhiều nghiên cứu ngày càng đi sâu vào phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng, xây dựng để nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đề tài luận văn đã vận dụng những luận điểm này vào việc phân tích thực trạng và xây dựng giải pháp để QTRR hiệu quả trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1. Tóm lại, các công trình liên quan đến hƣớng nghiên cứu là những tài liệu tham khảo chính của luận văn, việc tổng quan giúp định hƣớng cách tiếp cận và phƣơng pháp luận nghiên cứu phù hợp với các nội dung cần nghiên cứu trong luận văn. * Tại công ty truyền tải Điện 1 Các nghiên cứu về PTC1 chủ yếu tập trung vào nguồn nhân lực nhƣ: Hƣớng nghiên cứu về đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực có công trình của Trần Mạnh Duy (2008), Nguyễn Sỹ Thắng (2013) đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong PTC1 [8, 17]; Nghiên cứu của Hồ 18 Ngọc Toản (2013) chú trọng đến việc đánh giá sự hài lòng đối với công việc của ngƣời lao động tại PTC1 [21]; Hay nghiên cứu của Kiều Văn Minh (2011) lại quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng truyền tải điện tại PTC1 [11]. Riêng đối với nghiên cứu của tác giả Võ Sỹ Nam về QTRR tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, tuy nhiên đối tƣợng nghiên cứu ở đây là QTRR dự án đƣờng dây 500kV chứ không đề cập đến QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp [12]. Do vậy, đây cũng sẽ là một tƣ liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu của mình. Tóm lại: Qua phân tích những tài liệu đã nghiên cứu về PTC1 trên nhiều khía cạnh liên quan, có thể rút ra nhận xét sau: Những nghiên cứu về PTC1 rất có giá trị về thực tiễn, chính là hệ thống tƣ liệu rất quan trọng để tác giả hình thành hƣớng tiếp cận phù hợp cho đề tài. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực nhân lực, quản lý dự án, nâng cao chất lƣợng truyền tải điện… mà chưa có công trình nào nghiên cứu QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp thuộc PTC1, để làm cơ sở tin cậy để đƣa ra các giải pháp QTRR hiệu quả. Chính vì vậy, đối với PTC1 rất cần những công trình nghiên cứu về QTRR trong vận hành các thiết bị tại trạm biến áp để đƣa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cần thiết cho định hƣớng tổ chức quản lý hợp lý, hiệu quả tại Công ty Truyền tải điện 1. 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro 1.2.1. Rủi ro 1.2.1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro - Quan niệm: Trong cuô ̣c số ng hàng ngày , trong lao đô ̣ng s ản xuất kinh doanh có nh ững sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trƣớc đƣơ ̣c 19 với một cá nhân hoặc tổ chức, những tinh huố ng bất ngờ nhƣ vậy go ̣i là rủi ro. ̀ Khi nói đ ến rủi ro ngƣời ta thƣờng nghi ̃ đ ến điều không tố t lành ho ặc mô ̣t thiê ̣t ha ̣i, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nhƣ vậy, rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con ngƣời, đem lại những hậu quả mà ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc. Mỗi ngƣời, mỗi tổ chức, mỗi tình huống rủi ro bất chợt xảy đến khác nhau thì ngƣời ta đặt rủi ro trong các sự kiê ̣n khác nhau, chính điều này ta ̣o nên s ự đa da ̣ng và cách hi ểu rất khác nhau về rủi ro. Cũng chính sự khác nhau từ trong tƣ duy và quan niê ̣m nên cách đ ể đề phòng và dự phòng trƣớc rủi ro cũng rất khác nhau. Tuy khó tim đƣơ ̣c mô ̣t đ ịnh nghia rủi ro hoàn h ảo song có th ể biết đƣơ ̣c ̃ ̀ rằng rủi ro thƣờng có hai đ ặc tinh sau: Thứ nhất là biên đô ̣ r ủi ro, là sự thiê ̣t ́ hại từ rủi ro gây ra ở mức nào. Thứ hai là tần suất xuất hiê ̣n của rủi ro là nhiều hay it. ́ Rủi ro là các trạng thái bất thƣờng gây ra tổn thất cho ngƣời bị rủi ro và những ngƣời có liên quan. Nhƣ vậy, rủi ro trong doanh nghiệp là các trạng thái bất thường gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, và những cá nhân, tổ chức có liên quan. Khi phải đối mặt với nhiều loại rủi ro nhƣ vậy trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp nên nhận thức rủi ro là thách thức chứ không phải là vật cản, doanh nghiệp nhờ chấp nhận rủi ro có thể tự kiểm soát tƣơng lai của mình vững chắc hơn. Đồng thời, rủi ro phải đƣợc coi nhƣ một bộ phận tất nhiên và không thể tách rời của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. An toàn không phải là tình trạng hoàn toàn yên tâm mà phải giảm bớt rủi ro đến mức doanh nghiệp chấp nhận đƣợc [20]. Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau. Phân loại theo nguyên nhân gây ra tác động có rủi ro nội tại và rủi ro môi trƣờng; theo kết quả thu nhận 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan