Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tnhh mtv anz luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tnhh mtv anz luận văn thạc sĩ

.PDF
76
66
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG *** DƢƠNG THỊ THẢO LY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đồng Nai, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG *** DƢƠNG THỊ THẢO LY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ Đồng Nai, Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã luôn động viên, khích lệ và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy/Cô trƣờng Đại Học Lạc Hồng đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức quý báu trong suốt quá trình theo học và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GVHD - PGS.TS Đoàn Thanh Hà, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả củng xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lạc Hồng, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học đã tạo mọi điều kiện, cũng nhƣ hỗ trợ tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả xin gửi lời chúc Ban lãnh đạo nhà trƣờng, Ban lãnh đạo khoa Sau đại học,Quý Ngân hàng, Quý Thầy cô và các bạn học viên thật nhiều sức khỏe, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công việc và sự nghiệp giáo dục. Trân trọng cảm ơn. Đồng Nai, ngày tháng năm 2015 Học viên DƢƠNG THỊ THẢO LY LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV ANZ VIỆT NAM“ là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, đƣợc xuất phát từ tình hình thực tiễn với sự hƣớng dẫn, hỗ trợ từ GVHD- PGS.TS Đoàn Thanh Hà. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn. Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đồng Nai, ngày tháng năm 2015 Học viên DƢƠNG THỊ THẢO LY TÓM TẮT LUẬN VĂN Thực tế cho thấy, rủi ro ngân hàng rất đa dạng bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó đã làm cơ sở để tác giả quyết định chọn chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam” với hi vọng sẽ đóng góp đƣợc một phần hữu ích trong công tác quản trị RRTD của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam nói riêng. Để phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu của đề tài, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm: Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.Ngoài ra, hệ thống dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài đánh giá và phân tích một cách khách quan và chính xác nhất. Luận văn tập trung nghiên cứu với các nội dung cụ thể là: - Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, từ đó thấy đƣợc những nguyên nhân, hạn chế tồn tại mà ngân hàng gặp phải khi quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua.. - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong thời gian sắp tới. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua các năm Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay phân theo thời gian Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu qua các năm tại Ngân hàng Bảng 2.6: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua các năm Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn Biểu đồ 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay phân theo thời gian Biểu đồ 2.4: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng Sơ đồ 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tại Ngân hàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CN : Chi nhánh DN : Doanh nghiệp MTV : Một thành viên NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thƣơng mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TS : Tài sản TSĐB : Tài sản đảm bảo. VN : Việt Nam MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Tóm tắt luận văn Danh mục bảng biểu Danh mục biểu đồ Danh mục viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 1 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................... 2 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................... 2 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................. 5 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM ................................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm và phân loại .......................................................................................5 1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ........................................................................5 1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................5 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .................................................................6 1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan .............................................................................6 1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................8 1.1.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội..............................................................................................................11 1.1.2.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..............................11 1.1.2.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội .............................................................12 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM ........................................................ 12 1.2.1 Khái niệm và vai trò của QTRRTD trong hoạt động của NHTM ....................12 1.2.1.1 Khái niệm QTRRTD ...................................................................................12 1.2.1.2 Vai trò của QTRRTD trong hoạt động của NHTM ....................................13 1.2.2 Nội dung của QTRRTD ....................................................................................14 1.2.2.1 Chính sách tín dụng ...................................................................................14 1.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro ............................................................................15 1.2.2.3 Phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng ..............................18 1.2.2.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro .................................................19 1.2.2.5 Cơ cấu tổ chức QTRRTD ...........................................................................19 1.2.2.6 Xử lý rủi ro tín dụng ...................................................................................20 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NHTM .......... 20 1.3.1 Kinh nghiệm của một số NHTM ......................................................................20 1.3.1.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VP Bank ...................................20 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank ..................................21 1.3.1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank ................................ 21 1.3.1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB ...........................................22 1.3.2 Bài học cho ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ......................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM ........................................................................................... 25 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM ......... 25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................25 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua ........................................27 2.2 THỰC TRẠNG VỀ QTRRTD TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM ....................................................................................................................................... 28 2.2.1 Thực trạng tín dụng và RRTD tại ngân hàng TNHH MTV ANZ VN ...........28 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn ..............................................................................28 2.2.1.2 Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian. ...........................................30 2.2.1.3 Chất lượng và rủi ro tín dụng ....................................................................33 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ....................................................................................................................................37 2.2.2.1 Chính sách tín dụng ...................................................................................37 2.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro ............................................................................40 2.2.2.3 Phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng ..............................41 2.2.2.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro .................................................42 2.2.2.5 Cơ cấu tổ chức QTRRTD ...........................................................................43 2.2.2.6 Xử lý rủi ro tín dụng ...................................................................................43 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM .............................................................................. 44 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ...............................................................................................44 2.3.2 Các hạn chế .......................................................................................................44 2.3.3 Nguyên nhân .....................................................................................................45 2.3.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan .....................................................................45 2.3.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan .................................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................................... 50 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM ................................................................ 51 3.1 ĐỊNH HƢỚNG QTRRTD TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM . 51 3.1.1 Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ...........51 3.1.2 Quan điểm về QTRRTD tại ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ..........52 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV ANZ VIỆT NAM ........................................................ 52 3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng .................................................53 3.2.2 Nâng cao chất lƣợng quy trình cho vay .........................................................54 3.2.3 Hoàn thiện quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ..........................55 3.2.4 Quản lý hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm .....................................55 3.2.5 Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng .....................56 3.2.6 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức.........................................................................58 3.2.7 Tăng cƣờng các biện pháp tài trợ để phòng ngừa RRTD .................................59 3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNNVN ............................................................................... 59 3.3.1 Nâng cao chất lƣợng quản lý, điều hành...........................................................59 3.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).............61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................................... 62 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội. Việc các ngân hàng liên tục mở rộng mạng lƣới, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm mới cũng nhƣ việc áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi một chiến lƣợc quản trị rủi ro hoạt động đồng bộ nhằm quản lý và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình hoạt động. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác nhƣ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý…Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó đã làm cơ sở để tác giả quyết định chọn chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam” với hi vọng sẽ đóng góp đƣợc một phần hữu ích cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, từ đó thấy đƣợc những nguyên nhân, hạn chế tồn tại mà ngân hàng gặp phải khi quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua.. - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong thời gian sắp tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 2 - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012- 2014. - Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trên cơ sở: - Sử dụng phƣơng pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, tìm hiểu chi tiết, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn từ phía khách hàng và đƣa ra một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. - Ngoài ra, hệ thống dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài đánh giá và phân tích một cách khách quan và chính xác nhất, cụ thể là thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành và các website của cơ quan nhà nƣớc, ngân hàng,… cũng đƣợc sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng (hay tín dụng ngân hàng) luôn chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng luôn đƣợc Chính phủ của các quốc gia, các nhà khoa học, các nhà kinh tế,…quan tâm. Thực tế, Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những đề tài đƣợc nghiên cứu khá nhiều trong các kỳ nghiên cứu khoa học trƣớc đây nhằm đề xuất các giải pháp, phƣơng hƣớng để giảm thiểu rủi ro xảy ra. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:  Nguyễn Thị Bích Liên (2007), luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế”, Đại học Ngoại thƣơng.  Đào Hồng Hạnh (2005), báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NN&PT NT Hà Nội”. 3  Lê Văn Chi, báo cáo nghiên cứu khoa học (2006), “Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng CT, Thanh Hóa”, lớp TC 44B.  Nguyễn Diệp Linh (2005), báo cáo nghiên cứu khoa học: “Rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thƣơng chi nhánh Cần Thơ – thực trạng và giải pháp”.  Bùi Thị Quỳnh Anh (2008), báo cáo nghiên cứu khoa học: “Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng VN”, lớp ĐH 21A8.  Nguyễn Phƣớc Linh (2012), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại Thƣơng Chi Nhánh Đồng Nai”  Đông Thị Thanh Phƣơng (2012), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trảng Bom”  Đoàn Thị Hồng Nga (2010), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, CN 7, TP HCM”.  Nguyễn Thị Mộng Liên (2011), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý rủi ro trong tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KCN Biên Hòa”  Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại Thƣơng Đồng Nai”.  Lƣu Thị Việt Hoa (2014), Khóa luận tốt nghiệp: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam”, ĐH Ngoại thƣơng. 6. Tính mới của đề tài Trên thực tế, hầu hết những bài nghiên cứu đều nêu lên đƣợc tính cấp thiết của đề tài, làm rõ những lý luận về hoạt động tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng tại ngân hàng nghiên thực tập, đề ra những giải pháp hay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Nhƣng nếu x t về trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể một số giải pháp ấy thƣờng mang tính chung chung, việc áp dụng vào thực tế cho đơn vị thực tập vì thế mà thiếu tính khả thi. 4 Tuy nhiên, mỗi một tác giả với đề tài của mình điều có những phong cách riêng về nội dung, hình thức thể hiện cũng nhƣ định hƣớng đề tài hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, đối tƣợng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu…Vì thế, mặc dù đề tài khá phổ biến, nhƣng trong bài viết này, ngƣời viết thực hiện đề tài nghiên cứu với định hƣớng riêng cụ thể nhƣ sau: Dựa trên những biến động về tình hình kinh tế đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ngƣời viết khi thực hiện đề tài sẽ chú trọng xem x t, đánh giá ảnh hƣởng của sự biến động này đến hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng, tìm ra những nguyên nhân tác động đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro xảy ra tại Ngân hàng. Mục tiêu của ngƣời viết khi xây dựng giải pháp là không tập trung vào việc xây dựng những giải pháp mang tính vĩ mô, những kiến nghị mang tính chất bao quát vì sẽ rất khó cho Ngân hàng nếu muốn ứng dụng vào thực tế. Tác giả chú trọng đến những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi cao và phù hợp với chi phí và khả năng của chi nhánh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Chƣơng 2: Thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm và phân loại 1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH. Nhƣ vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó NH là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của Ngân hàng. 1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta phân loại rủi ro tín dụng bao gồm các loại nhƣ sau: Rủi ro tín dụng Rủ i ro giao dị ch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủ i ro danh mụ c Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng đƣợc chia thành rủi ro giao dịch (Transaction) và rủi ro danh mục (Portfolio): 6 - Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và x t duyệt cho vay, đánh giá khách hàng, bao bồm: + Rủi ro lựa chọn: là rủi 6oc ó liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi Ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, đƣợc phân thành hai loại: rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk). + Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh doanh, từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan có thể ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, gây ra các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng là những rủi ro bất khả kháng xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con ngƣời. Nguyên nhân khách quan có rất nhiều và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và có tính chất rất khác nhau, khó có thể dự đoán trƣớc. * Thiên tai, dịch bệnh phá hoại sản xuất kinh doanh 7 Đây là những rủi ro bất khả kháng của ngân hàng và khách hàng khi thực hiện một hợp đồng vay, là những biến cố khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc, nó có tác động trực tiếp và ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Thiên tai và dịch bệnh không loại trừ ai, nó ảnh hƣởng tới khả năng thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ vay của ngƣời đi vay. Nếu rủi ro xảy ra lớn đòi hỏi phải có thời gian ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh mới có khả năng trả nợ thậm chí khắc phục đƣợc. * Hoàn cảnh kinh tế xã h i trong nƣớc và thế giới Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnh hƣởng tác động trực tiếp của môi trƣờng kinh tế xã hội. Trong một nền kinh tế tăng trƣởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện tốt để phát triển. Nhƣng trong một nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tƣ giảm sút, thu nhập của mọi thành viên trong xã hội đều giảm thì khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là rất k m, ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tác động xấu đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của Ngân hàng. Trong thời đại có xu thế quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, cũng nhƣ các ngành khác, hoạt động kinh doanh Ngân hàng cũng phải cải tiến và hoà nhập thích ứng với xu thế chung đó. Vấn đề quốc gia đã đƣợc hệ thống Ngân hàng đƣa vào các sách lƣợc kinh doanh của mình. Khi Ngân hàng đầu tƣ tín dụng sang một nƣớc khác hoặc đầu tƣ cho doanh nghiệp nƣớc ngoài hiện đang hoạt động taị Việt Nam, hoặc cho vay bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với nƣớc ngoài để tiếp nhận vốn, máy móc thiết bị, công nghệ hay đầu tƣ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hoá với thị trƣờng ngoài nƣớc thì Ngân hàng phải quan tâm đến mức độ rủi ro tại từng quốc gia khác nhau. Nếu ở các nƣớc đó có suy thoái kinh tế, có Ngân hàng bị phá sản, có sự biến động giá cả hàng hoá, lãi suất, có biến động về chính trị, về chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan, đầu tƣ… thì sẽ gây trở ngại cho công việc “làm ăn” của các khách hàng, khiến Ngân hàng bị ảnh hƣởng gián tiếp bởi các biến động đó. * Nhân tố môi trƣờng 8 Thế giới kêu gọi cách mạng xanh bảo vệ môi trƣờng và Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực ủng hộ điều này. Thực tế cho thấy từ vụ Vedan ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngoảnh mặt với tất cả các sản phẩm của Vedan,… Hoạt động SXKD của Vedan gặp nhiều khó khăn, đình trệ và có khả năng bồi thƣờng một khoản tiền lớn. Đối với các ngân hàng cho Vedan vay vốn sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi thu hồi vốn trong giai đoạn này.Vì vậy có thể nói nhân tố môi trƣờng là nhân tố quan trọng khi xem x t cho vay đối với một doanh nghiệp. * Sự thay đổi chính sách của Nhà nƣớc Trong trƣờng hợp có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nƣớc hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phƣơng, sự sát nhập hay tách ra của các Bộ, ngành trong nền kinh tế. Những thay đổi và điều chỉnh đó là rất cần thiết trong quá trình phát triển của đất nƣớc, nhƣng tuỳ nơi, tuỳ lúc sẽ tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng hoàn trả tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng. Do tính chất hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có liên quan đến rất nhiều bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, mỗi thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc cũng đều có thể tác động tới kết quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng – một hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. * Môi trƣờng pháp lý Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dƣới luật chƣa đƣợc đầy đủ và đồng bộ, không đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các hợp đồng kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. 1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan  Từ phía khách hàng Đây chính là một trong những nguyên nhân chính và cổ điển nhất gây ra rủi ro tín dụng. Ngƣời vay có thể do vô ý hay cố ý không thực hiện trả nợ vay cho Ngân hàng đúng hạn. Nhìn chung nguyên nhân này có thể nắm bắt và đối phó đƣợc nếu NH thực 9 hiện tốt việc giám sát, kiểm tra và quản lý khách hàng trƣớc, trong và sau khi phát tiền vay cho KH. Nguyên nhân này có thể đƣợc xem x t trên các khía cạnh sau: * Thực trạng hoạt đ ng kinh doanh của ngƣời đi vay Hoạt động kinh doanh của ngƣời đi vay bao gồm cả các hoạt động có sử dụng và không sử dụng vốn vay Ngân hàng. Do vậy rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngƣời đi vay mà có sử dụng vốn vay Ngân hàng là nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không xây dựng đƣợc chính xác các chỉ tiêu quan trọng nhƣ: định mức tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu giá thành, chất lƣợng sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu… Nhƣ vậy, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, Ngân hàng sẽ có thể nhận định đƣợc khả năng đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn của khách hàng cho Ngân hàng. * Năng lực tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh, khả năng thanh toán chung giảm sút, yếu kém Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản biểu hiện tình hình “sức khoẻ” của một doanh nghiệp. Đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính lành mạnh về khả năng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó xác định đƣợc khả năng trả nợ cho ngân hàng. Kế hoạch trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng nếu doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi nhất thời quá lớn nhƣ thanh toán nợ thuế, tiền lƣơng của CBCNV, nợ ngƣời bán, nợ các ngân hàng khác… Cơ cấu vốn đầu tƣ của doanh nghiệp không hợp lý nhƣ: tăng quy mô đầu tƣ TSCĐ quá mức cần thiết gây lãng phí, hay chỉ tập trung vốn đầu tƣ dài hạn mà không dự phòng hợp lý nguồn vốn lƣu động… Tất cả các biểu hiện về tài chính nói trên đều gây nên khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với Ngân hàng, tạo ra các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. * Do ý muốn chủ quan của ngƣời đi vay cố tình không trả nợ cho NH Đây là một trƣờng hợp tồi tệ trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nợ quá hạn của Ngân hàng. Nó đƣợc hiểu nhƣ là những một hành động có chủ định của ngƣời vay,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng