Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng khu v...

Tài liệu Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng khu vực hồ chí minh

.PDF
121
45
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- LÊ DANH HUY QUẢN TRỊ NỢ XẤU KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG KHU VỰC HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- LÊ DANH HUY QUẢN TRỊ NỢ XẤU KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG KHU VỰC HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Trương Quang Dũng (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 11 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT 1 2 3 4 5 Họ và tên PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ TS. Lại Tiến Dĩnh TS. Lê Quang Hùng TS. Lê Tấn Phước TS. Phan Thị Minh Châu Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Danh Huy Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 26/01/1988 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1240820040 I- Tên đề tài: Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng quản trị nợ xấu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. III- Ngày giao nhiệm vụ: 10/04/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/10/2014 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến Sĩ Trương Quang Dũng đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank và chị Phạm Thị Mộng Ái đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Lê Danh Huy iii TÓM TẮT Nợ xấu hiện nay đang là vấn đề nổi bật trong toàn hệ thống ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là không những phải giải quyết nhanh, dứt điểm các khoản nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước để lại mà còn phải có những biện pháp để quản trị tốt rủi ro, ngăn chặn nợ xấu gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đặc biệt là tầm quan trọng của công tác quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh”, làm luận văn. Để giải quyết vấn đề nợ xấu, đề tài luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận về nợ xấu. Cụ thể là hoạch định chính sách quản trị nợ xấu, tổ chức thực hiện chính sách quản trị nợ xấu và kiểm soát việc tổ chức thực hiện quản trị nợ xấu. Sau đó, luận văn dựa trên cơ sở lý luận về quản trị nợ xấu để đánh giá thực trạng công tác quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh. Sau khi đánh giá thực trạng, luận văn đã rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu của công tác quản trị nợ xấu tại VPBank. Trên cơ sở các điểm yếu, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm soát quản trị nợ xấu nhằm khắc phục, hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank khu vực Hồ Chí Minh. iv ABSTRACT Nowadays, bad debt is a prominent issue in the Banking System, including the Vietnam Prosperity Bank (VPBank). The current work for VPBank now is not only resolving quickly and thoroughly the bad debts from previous years but also controlling well the risk, preventing bad debt increase in business activity in order to improve the financial capability and competitiveness. Stemming from that fact, associate with importance of bad debt managing at VPBank, the author has chosen the thesis named: "Manage Bad Debt of Personal Customer in Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank, Ho Chi Minh City". To solve bad debt problems, this thesis has rearranged the theoretical basis, specifically in building, performing and controlling the performance of bad debt management policies. After that, this thesis presents an assessment for the current management of bad debt of personal customer situation at VPBank Ho Chi Minh city. For the next, this thesis has shown the advantages and disadvantages of bad debt management at VPBank and provided some solutions and recommendations for building, performing and controlling the performance of bad debt management policies in order to overcome and optimize the management of bad debt of personal customer in VPBank Ho Chi Minh city. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii TÓM TẮT......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ....................................................................................x MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 6. Kết quả nghiên cứu......................................................................................................2 7. Kết cấu luận văn..........................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................................................................3 1.1 Những vấn đề về quản trị....................................................................................3 1.1.1 Khái niệm quản trị..................................................................................................3 1.1.2 Chức năng của quản trị...........................................................................................3 1.2 Những vấn đề cơ bản về nợ xấu NHTM............................................................5 1.2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại.....................................................................5 1.2.2. Tổng quan lý luận về nợ xấu của ngân hàng thương mại......................................7 1.2.3 Tác động của nợ xấu đối với NHTM và nền kinh tế............................................13 vi 1.3. Quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại....................................................15 1.3.1. Hoạch định chính sách quản trị nợ xấu...............................................................15 1.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách quản trị nợ xấu....................................................18 1.3.3. Kiểm soát tổ chức thực hiện quản trị nợ xấu.......................................................20 1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản trị nợ xấu của NHTM..........................23 1.4.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về quản trị nợ xấu..................................23 1.4.2 Bài học rút ra cho NHTM Việt Nam....................................................................27 1.5 Một số tổng quan nghiên cứu nợ xấu ngân hàng.....................................................28 1.5.1 Nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành........................................................28 1.5.2 Nghiên cứu của Tiến sĩ Võ Trí Thành..................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK KHU VỰC HỒ CHÍ MINH..............................................................32 2.1 Tổng quan về NHTM Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng................................32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank......................................................32 2.1.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức........................................................................................33 2.2 Thực trạng quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank Hồ Chí Minh..35 2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank Hồ Chí Minh...............................35 2.2.2 Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 2013...............................................................................................................................40 2.2.3 Thực trạng công tác hoạch định chính sách quản trị nợ xấu tại VPBank.........................................................................................................................46 2.2.4 Thực hiện và kiểm soát quản trị nợ xấu đã được áp dụng tại VPBank Hồ Chí Minh..............................................................................................................................53 2.3 Đánh giá công tác quản trị nợ xấu tại VPBank...............................................61 2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................................60 vii 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................................63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK KHU VỰC HỒ CHÍ MINH.............74 3.1 Định hướng phát triển của VPBank.................................................................74 3.1.1 Định hướng chung................................................................................................74 3.1.2 Một số chỉ tiêu cụ thể...........................................................................................76 3.1.3 Yêu cầu và quan điểm về quản trị nợ xấu tại VPBank Hồ Chí Minh..................76 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nợ xấu tại VPBank Hồ Chí Minh......................................................................................................................77 3.2.1 Các giải pháp về hoạch định chính sách quản trị nợ xấu.....................................77 3.2.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện và kiểm soát quản trị nợ xấu........................82 3.3 Kết luận - Kiến nghị............................................................................................94 3.3.1 Kết luận................................................................................................................94 3.3.2 Kiến nghị..............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................101 viii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 TCTD Tổ chức tín dụng 5 VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 6 CIC Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng 7 TSĐB Tài sản đảm bảo 8 DPRR Dự phòng rủi ro ix DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn............................................36 2 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động bảo lãnh...................................39 3 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân....41 4 Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ..................................43 5 Bảng 2.5 Nợ xấu khách hàng cá nhân..................................44 6 Bảng 2.6 Công tác đào tạo nghiệp vụ..................................50 7 Bảng 2.7 Tình hình đôn đốc nợ...........................................54 8 Bảng 2.8 Tái cơ cấu nợ........................................................55 9 Bảng 2.9 Thanh lý tài sản bảo đảm......................................57 10 Bảng 2.10 Bán nợ cho công ty quản lý tài sản VPBank........58 11 Bảng 2.11 Các khách hàng khởi kiện....................................60 12 Bảng 2.12 Trích lập dự phòng...............................................61 13 Bảng 2.13 Kết quả xử lý nợ...................................................62 14 Bảng 3.1 Xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu....................77 15 Bảng 3.2 Thông tin nợ xấu..................................................78 16 Bảng 3.3 Quy trình xử lý nợ xấu.........................................79 17 Bảng 3.4 Chính sách tuyển dụng.........................................80 18 Bảng 3.5 Chính sách đào tạo và đào tạo lại.........................82 19 Bảng 3.6 Chấm điểm khách hàng cá nhân kinh doanh........83 20 Bảng 3.7 Phân loại rủi ro theo xếp hạng tín dụng................86 21 Bảng 3.8 Mức thưởng phạt trong quản lý điều hành...........88 x 22 Bảng 3.9 Phân loại nợ........................................................ ..89 23 Bảng 3.10 Công tác kiểm tra..................................................92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Số biểu đồ, sơ đồ Nội dung 1 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức..............................................34 2 Hình 2.2 Huy động vốn phân theo đối tượng.......................37 3 Hình 2.3 Huy động vốn phân theo thời gian........................37 4 Hình 2.4 Huy động vốn phân theo loại tiền..........................38 5 Hình 2.5 Kết quả hoạt động bảo lãnh...................................39 6 Hình 2.6 Kết quả hoạt động cho vay....................................42 7 Hình 2.7 Cơ cấu dư nợ.........................................................43 8 Hình 2.8 Nợ xấu..................................................................45 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới nền kinh tế. Là một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn trên cả nước, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã trở thành một kênh huy động lớn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đáng khích lệ thì hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói chung và bản thân VPBank nói riêng vẫn còn bộc lộ những yếu kém trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay với mức nợ xấu khá cao, tình hình tài chính không lành mạnh của các NHTM Việt Nam được xem là vấn đề trọng tâm trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam. Chính vì vậy việc quản trị nợ xấu làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính của các NHTM Việt Nam là vấn đề cần quan tâm, bởi sự yếu kém của hệ thống NHTM có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. 2. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng, phát triển nóng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Ý thức được điều này, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã coi quản trị nợ xấu là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu, nghiêm túc đưa ra những giải pháp quản trị nợ xấu, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng . Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 2 3. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank khu vực Hồ Chí Minh, luận văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân VPBank - Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt nghiên cứu hoạt động quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng khu vực Hồ Chí Minh trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế thích hợp để tiến hành điều tra, thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu một cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối quan hệ và tìm giải pháp cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu thực trạng quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank khu vực Hồ Chí Minh, luận văn đã chỉ ra được những mặt còn hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp để tăng cường quản trị nợ xấu, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững trong hoạt động cho vay của VPBank Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank khu vực Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nợ xấu khách hàng cá nhân tại VPBank khu vực Hồ Chí Minh 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ 1.1.1 Khái niệm quản trị: Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau: Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình. Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Tuy nhiên một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Vậy quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm có thể đạt được một hiệu suất cao nhất nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. 1.1.2. Chức năng của quản trị Quản trị bao gồm 4 chức năng: + Hoạch định Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các 4 kế hoạch để phối hợp các hoạt động.Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém. + Tổ chức Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dù hoạch định tốt. + Điều khiển Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. + Kiểm soát Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra. Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thành quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm tổ chức đang trên đường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu. Những chức năng trên đây là phổ biến đối với mọi nhà quản trị, tuy nhiên không có nghĩa là đồng nhất. Vì mỗi tổ chức đều có những đặc điểm về môi trường, xã hội, ngành nghề, quy trình công nghệ riêng v.v. nên các hoạt động quản trị cũng có những hoạt động khác nhau. Nhưng những cái khác nhau đó chỉ là khác nhau về mức độ phức 5 tạp, phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NHTM 1.2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và động lực đối với sự phát triển của NHTM, đồng thời NHTM phát triển tạo điều kiện ngược lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách..., trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại được xem là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung ứng vốn đến nơi có nhu cầu vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Nếu xét trên phương diện ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Như vậy, có thể nói NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Ngoài ra, NHTM còn là một định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vào 6 hệ thống này mà các khoản nguồn tiền nhàn rỗi vốn nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động và tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội và ngược lại. 1.2.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại: + Hoạt động huy động vốn Ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn đó cho vay và đầu tư để hưởng doanh lợi. Cho vay là hình thức thông dụng nhất ở các định chế tài chính nói chung và NHTM nói riêng ở khắp các nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính mang lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng và có ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng. Cho vay là nghiệp vu trong đó một thể nhân hoặc một pháp nhân gọi là người cho vay để cho một người khác gọi là người đi vay sử dụng một số tiền với cam kết hoàn trả kèm theo lãi. Số tiền Ngân hàng sử dụng để cho vay xuất phát từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Lợi nhuận thu được của ngân hàng phụ thuộc vào khoản chênh lệch giữa chi phí huy động nguồn và lãi suất ngân hàng cho vay. Qua các lý luận về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nói trên của ngân hàng, có thể thấy ngân hàng thực hiện chức năng là người trung gian đứng ra dàn xếp giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng kiểm soát khối lượng tiền lưu thông, tăng vòng quay vốn của nền kinh tế, làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế không ngừng vận động và sinh lời. + Hoạt đông tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chính cho NHTM, là hoạt động không thể thiếu làm nền tảng nhằm thu hút các dịch vụ khác cho NHTM, nhưng ngược lại đó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động tín dụng không tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của NHTM. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng