Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT...

Tài liệu Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT

.DOC
69
101
90

Mô tả:

Chuyên đề thực tập 0 Học Viện Ngân Hàng Danh mục bảng biểu Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý công ty TNHH Vinh Phát Sơ đồ 2: Các giai đoạn sản xuất sản phẩm Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý nguyên vật liệu Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý kho tàng Sơ đồ 5: Mô phỏng cách sắp xếp nguyên vật liệu trong kho Sơ đồ 6: Qui trình nhập kho phế liệu Sơ đồ 7: Mô hình kho được thiết kế mới Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2011 Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2008 – 2011 Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2011 Bảng 2: Danh mục cơ sở vật chất của công ty Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 1 số năm gần đây Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Bảng 5: Cơ cấu nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất 1 số mã hàng áo jacket Bảng 6: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho Bảng 7: Mục tiêu cụ thể của công ty năm 2012 Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 1 Học Viện Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Một trong những quy luật tất yếu của cơ chế thị trường đó là quy luật cạnh tranh: Làm sao để doanh nghiệp nâng cao được vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường? Làm thế nào để doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng?... Đây là những câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế mà ở đó, tất cả các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng các phương án sản xuất ngay từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đến khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chung đề ra với toàn doanh nghiệp như thu hồi nhanh vốn và tăng tốc độ chu chuyển vốn, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các mục tiêu trên đặt ra yêu cầu: Để thực hiện một cách có hiệu quả kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tiến hành quản lý tốt mọi yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là quản lý tốt công tác cung ứng, dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu sao cho phù hợp góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Qua quá trình trau dồi, tích lũy kiến thức kết hợp với khảo sát thực tế tại Công ty TNHH VINH PHÁT được tiếp xúc trực tiếp với công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty, em nhận thấy công tác dự trữ cũng như bảo quản nguyên vật liệu tại kho của công ty còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, em xin được đi sâu nghiên cứu đề tài: “Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT” nhằm tìm ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế trong công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ. Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục để hoàn thiện sao cho có hiệu quả góp phần tăng năng suất và hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nội dung chuyên đề bao gồm: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH VINH PHÁT Chương II: Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 2 Học Viện Ngân Hàng Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT Trong suốt quá trình thực tập, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các cô chú tại công ty để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân phục vụ quá trình làm việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa và tập thể các cán bộ, nhân viên tại quý công ty TNHH VINH PHÁT đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 3 Học Viện Ngân Hàng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINH PHÁT 1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 1.1.1.Thông tin chung Công ty TNHH VINH PHÁT được thành lập từ ngày 04/ 09/ 1993 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép số: 044953 với tên giao dịch là: VINHPHAT COMPANY LIMITED 1.1.2. Hình thức pháp lý Công ty thành lập với hình thức công ty TNHH có 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ ban đầu là: 2 098 000 000 đồng 1.1.3. Địa chỉ giao dịch - Trụ sở chính: Số 237, đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 043 827 1484 hoặc 043 827 3367 - Fax: 043 827 3367 - Email: [email protected] - Mã số thuế: 010 059 7453 1.2. Lĩnh vực kinh doanh - Công ty được thành lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu về may mặc công nghiệp xuất khẩu ở trong nước và ở nước ngoài - Những sản phẩm chính : áo, quần áo thể thao, áo véc, áo khoác dạ, quần dài, Knit sets ... - Loại chất liệu chính/ loại vải: Woven( vải dệt), Len , Denim(vải bông chéo), Tiwll ... - Thị trường chính: Mĩ, Châu Âu, Nhật, Hà Lan... - Cung cấp cho các nhãn hiệu : Disney, Xoxo, Miken, Rampage, Puma, Kamart, Cru ... Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 4 Học Viện Ngân Hàng 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của công ty TNHH VINH PHÁT - Chức năng:  Chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, dệt thêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  Nhập khẩu vật liệu, thiết bị máy móc ngành may phục vụ cho nhu cầu sản xuất.  Nhận ủy thác nhập khẩu của các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.  Liên doanh liên kết hợp tác sản xuất mở đại lý, văn phòng đại diện, bán và giới thiệu sản phẩm của công ty và của các đơn vị trong và - ngoài nước. Nhiệm vụ:  Sản xuất kinh doanh hàng may mặc và trên cơ sở đó phải luôn luôn nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.  Độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động.  Có trách nhiệm khai thác bảo đảm và phát triển nguồn vốn mà nhà - nước giao phó. Vai trò:  Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền là đơn vị có thành tích xuất khẩu xuất sắc được nhận bằng khen.  Công ty cũng là một đơn vị kinh tế tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào thi đua do Đảng ủy, chính quyền địa phương tổ chức 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty Dựa theo mô hình kiểu trực tuyến- chức năng bộ máy quản lý của công ty hoạt động với nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định rõ ràng cho các chức danh trong bộ máy quản lý. Tất cả các phòng ban, phân xưởng hoạt động theo sự điều hành trực tiếp của Ban Giám Đốc công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý công ty TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 5 Học Viện Ngân Hàng BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG CẮT Ghi chú PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÂN XƯỞNG MAY PHÒNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG HOÀN THÀNH Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Nhìn vào sơ đồ ta thấy mặc dù các phòng ban, các phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng hoạt động không hề độc lập, dời dạc mà luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ. Tất cả thông tin trong và ngoài công ty đều được thông báo và trao đổi thường xuyên giữa các nhân viên và giữa cán bộ với nhân viên giúp cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nắm rõ được công việc của mình. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 6 Học Viện Ngân Hàng  Ban giám đốc (BGĐ): Là đại diện pháp luật của công ty, điều hành công việc kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư, kho bãi, lao động, quan hệ với các cơ quan hữu quan, giải quyết các vướng mắc của khách hàng. Ban giám đốc gồm có:  Tổng giám đốc: Hiện nay giữ chức vụ là ông Phan Khắc Hòa , với trình độ và kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành.  Phó tổng giám đốc: Giữ chức vụ hiện nay là bà Nguyễn Minh Châu.  Các phòng ban chức năng: Hiện nay, công ty có 5 phòng ban và 3 phân xưởng bao gồm: - Phòng Tổ chức hành chính (gồm 3 cán bộ công nhân viên): Làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật và các hoạt động văn hóa xã hội. Xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hằng năm của công ty và các nội quy, quy chế, quy định liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty. - Phòng kế hoạch vật tư (gồm 4 cán bộ công nhân viên): Có chức năng và nhiệm vụ lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, xem xét các hợp đồng kinh tế của công ty và dự toán chi phí vật tư, xây dựng kế hoạch mua sắm, cấp phát vật tư, nguyên vật liệu tới các phân xưởng sản xuất kịp thời, đúng thời điểm cho các phân xưởng thực hiện sản xuất. Đồng thời theo dõi hoạt động sản xuất để cung ứng kịp thời khi thiếu hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Phòng kế toán tài vụ(gồm 4 công nhân viên): Là phòng quản lý tổng hợp của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đề trong lĩnh vực tài chính- kế toán. Có nhiệm vụ: + Hạch toán các khoản thu, chi trong quá trình sản xuất và cung ứng vật tư trong ngày. + Lập các loại báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm và trình lên ban giám đốc. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 7 Học Viện Ngân Hàng + Đề xuất các kiến nghị, tư vấn cho giám đốc các phương án để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. + Thực hiện các công việc khác nếu có yêu cầu của giám đốc. - Phòng kĩ thuật (gồm 2 cán bộ công nhân viên): Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, xây dựng các phương án xử lý khi máy móc hay sản phẩm bị hỏng. Trợ giúp và cố vấn kĩ thuật cho các phòng ban và phân xưởng sản xuất để họ hiểu biết hơn về các trang thiết bị, máy móc tại phân xưởng họ. Tổ chức giám sát quy trình công nghệ, giám sát kỹ thuật các bán sản phẩm. - Phòng cơ điện (gồm 2 cán bộ công nhân viên): Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và bảo dưỡng máy móc thiết bị, hệ thống điện lưới trong các phân xưởng cũng như phòng ban để giảm tối thiểu những sự cố có thể xảy ra trong lúc vận hành máy. - Phân xưởng cắt (gồm 17 cán bộ công nhân viên): Phân xưởng cắt làm các công việc: nhận mẫu mã của khách hàng từ bộ phận kế hoạch chuyển xuống. Sau đó trải vải, sử dụng máy cắt vòng, máy cắt bàn để tạo ra sản phẩm theo tiêu chuẩn định sẵn. - Phân xưởng may (gồm 30 cán bộ công nhân viên): Đây là phân xưởng có vai trò quyết định đến chất lượng trong toàn bộ quy trình sản xuất. Khi nhận được bán thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển xuống. Phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp, may, là và tạo thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty đã đầu tư máy móc hiện đại công nghệ cao cho phân xưởng may để rút ngắn được thời gian may và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. - Phân xưởng hoàn thành (gồm 42 cán bộ công nhân viên): Đây là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ thực hiện các công việc của khâu sau cắt và may. Phân xưởng này có nhiệm vụ là, hút ẩm, dán mác và đóng gói sản phẩm. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 8 Học Viện Ngân Hàng 1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực a)Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2011 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng, công ty đang nắm giữ một đội ngũ lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 48%, có sức khỏe, hăng say nhiệt tình trong công việc, sáng tạo, ham tìm tòi những công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại. Tuy vậy, bề dày kinh nghiệm chưa có hoặc ít do thâm niên thấp. Bên cạnh đó, chiếm 32,4% là lực lượng lao động trên 40 tuổi. Họ là những người có thâm niên cao, thành thạo trong công việc cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, làm việc có chất lượng hơn lao động trẻ do đã tích lũy kinh nghiệm nhất định trong quá trình làm việc. Một phần trong số đó là đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty, họ nắm giữ những trọng trách cao trong công ty. b)Cơ cấu lao động theo giới tính: Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 9 Học Viện Ngân Hàng Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty từ năm 2008 – 2011 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhìn một cách tổng quát, mặc dù tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của toàn công ty nhưng có xu hướng giảm dần từ 66,2% năm 2008 xuống 62,7% trong năm 2011. Sở dĩ lao động nữ gần như gấp đôi lao động nam là do trong phân đoạn hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ. Trong khi đó, tỷ lệ nam giới tăng từ 33,8% lên 37,3% trong tổng số lao động toàn công ty. Nguyên nhân là do công ty nhập thêm một số máy móc thiết bị mới, yêu cầu lao động phải có sức khỏe và sự hiểu biết nhất định nên tỷ lệ nam được tuyển dụng vào công ty ngày một nhiều hơn và đến năm 2011 thì tỷ lệ đó là 37.3% trong tổng lao động của Công ty. c) Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2011 Trình độ Cấp 3 Trung cấp Cao đẳng Đại học Nguyễn Thị Thoa Số nhân sự 67 12 15 10 Tỷ lệ % 64,42% 11,54% 14,42% 9,61% QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập Tổng 10 104 Học Viện Ngân Hàng 100% Nhìn vào bảng 3 ta thấy: lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 64,42%) do tính chất ngành nghề gồm nhiều giai đoạn làm việc liên quan đến công việc chân tay. Vì vậy công ty cần chú trọng vào việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề, trình độ và đặc biệt chú ý đến đội ngũ lao động có năng lực trong sản xuất cũng như trong quản lý. 1.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Hiện nay, công ty đã thay mới hầu hết máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới hiện đại hơn. Đặc biệt, công ty đã đầu tư mua máy may của hãng BrotherNhật bản là loại máy may hiện đại hiện nay giúp tạo sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và giải quyết 1 số vấn đề xảy ra của các máy may thời kỳ trước. Bảng 2: Danh mục cơ sở vật chất của Công ty STT Tên tài sản Năm đưa vào sử dụng Chất lượng I MÁY MÓC THIẾT BỊ 1 Máy may brother 2007 Tốt 2 Máy cắt vòng 6/2008 Tốt Máy cắt đứng 7/2008 Tốt 12/2008 Tốt 5/2008 Tốt 3 5 4 5 Máy ép keo, ép nhãn hasaka Bàn ủi hơi Naomoto 6 Máy cắt nhiệt 2002 Tốt 7 Máy cắt đầu cây 2006 Tốt 2006 Tốt 2007 Tốt 8 Bộ xả thun máy may 9 Nguyễn Thị Thoa Máy 1 kim QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 10 Máy đính bọ Máy khuy băng 11 12 2007 Máy 2 kim 13 14 11 Máy đính nút Bàn hút chân không oshima Học Viện Ngân Hàng 2007 Tốt Tốt 2007 Tốt 5/2008 Tốt 2002 Tốt II CƠ SỞ VẬT CHẤT 1 Nhà văn phòng 2 tầng 1993 tốt 2 Nhà mái bằng 1995 tốt 3 Nhà khung thép mái tôn 2002 tốt 2004 tốt 5 Phòng bảo vệ 2002 tốt 6 Nhà để xe 2008 tốt 4 Nhà III PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 1 Xe ôtô Deawoo 2004 tốt 2 Xe đẩy nâng 2004 tốt 3 Xe ôtô con Toyota 2005 tốt 4 Xe Huyndai 5 tấn 2006 tốt IV THIẾT BỊ DỤNG CỤ QUẢN LÝ 1 Bàn hội trường 2001 tốt 2 Bàn ghế Xuân Hòa 2001 tốt Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 12 Học Viện Ngân Hàng 3 Máy tính để bàn HP 2005 tốt 4 Máy fax Panasonic 2005 tốt 5 Máy photo Canon 2005 tốt 6 Tivi Sony 25 inch 2002 tốt 7 Quạt treo tường Philip 2002 tốt 8 Tủ lạnh Hitachi 2004 tốt 9 Điều hòa LG + ổn áp Lioa 2004 tốt (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường của mình, công ty đã chủ trương đưa tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất bằng cách nhập khẩu nhiều loại máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ và những quốc gia có tiềm lực về khoa học công nghệ mạnh để đưa vào sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng đã lâu, từ năm 1993 nên điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty chưa thực sự tốt. Trong khi đó, diện tích nhà xưởng hẹp, lại bố trí khuất sau văn phòng nên thiếu ánh sáng tự nhiên. Mặt khác, khu văn phòng được xây dựng ngay trên nhà xưởng chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn nên hiệu quả làm việc của nhân viên chưa cao. Cùng với việc tiết kiệm diện tích nhà xưởng, các sản phẩm sau khi hoàn thành được để dọc hai bên lối đi làm mất mỹ quan của công ty cũng như chất lượng sản phẩm không được đảm bảo do ẩm thấp, mối mọt... Do đó, công ty cần tìm ra giải pháp thích hợp để bố trí hoạt động sản xuất cho hiệu quả hơn. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 13 Học Viện Ngân Hàng 1.7. Kết quả kinh doanh: Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 – 2011 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán 2007 2008 2009 2010 2011 hàng và cung cấp 6.487.971.992 11.142.548.152 10.903.552.346 12.999.242.504 14.586.952.174 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần 6.487.971.992 11.142.548.152 10.903.552.346 12.999.242.504 14.586.952.174 4. Giá vốn hàng bán 5.570.266.758 9.943.707.930 9.667.095.388 12.851.238.091 917.705.234 1.198.840.222 1.236.456.958 11.701.571.307 1.297.671.197 11.927.414 5.061.834 8.394.259 8.723.099 7.580.624 7. Chi phí tài chính 28.831.997 86.509.520 246.426.167 239.914.461 247.153.862 8. Chi phí bán hang 9. Chi phí quản lý 0 0 728.430.634 0 0 0 831.037.177 934.353.174 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 596.853.347 627.131.880 1.735.714.083 303.947.304 388.961.902 371.293.170 235.442.658 561.787.671 11. Thu nhập khác 126.811.914 4.002 0 13.188.889 0 12. Chi phí khác 109.005.394 65.634 756.048 700 600.000 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận 17.806.520 (61.632) (756.048) 13.188.189 (600.000) 321.753.824 388.900.270 370.537.122 248.630.847 561.187.671 48.082.466 21.755.199 140.446.918 322.454.656 226.875.648 420.740.753 doanh trước thuế 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.888.995 319.864.829 388.900.270 ( Nguồn: phòng kế toán tài vụ) Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên ta thấy: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động qua các năm. Điển hình là tổng doanh Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 14 Học Viện Ngân Hàng thu có sự thay đổi đáng kể: Năm 2008 doanh thu tăng 71,7% so với năm 2007. Tuy vậy, năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến tình hình các nước trên toàn thế giới. Nước ta cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó và các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với tình thế khó khăn. Nhưng ngay sau khi nền kinh tế phục hồi, tình hình sản xuất của công ty cũng có tín hiệu khả quan, doanh thu của công ty đạt tới gần 13 tỷ đồng năm 2010 và năm 2011 là hơn 14 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn tăng lên đáng kể: từ hơn 0,9 tỷ đồng năm 2007 lên 1,7 tỷ đồng năm 2011 Theo như ban lãnh đạo công ty cho biết thì do công ty đã tạo được uy tín và các mối quan hệ làm ăn của mình với những đối tác lớn. Hơn nữa, việc quản lý doanh nghiệp cũng được thực hiện tốt hơn, chính vì vậy lợi nhuận sau thuế từ khi cuộc khủng hoảng phục hồi đã tăng lên đáng kể, năm 2011 tăng 30,5% so với năm 2009. Điều đó cho thấy công ty đang đi đúng hướng và các kế hoạch, chiến lược kinh doanh dần phát huy hiệu quả. Hiện nay, lương của các nhân viên trong công ty được trả theo trình độ, cấp bậc của từng người. Hệ số lương của mỗi người dựa trên số năm làm việc trong công ty, trình độ thâm niên của mỗi người và kinh nghiệm thực tế. Mức lương trung bình của nhân viên trong công ty hiện giờ là 2,1 triệu/người. Dự đoán trong tương lai công ty sẽ đi vào ổn định hơn, với khả năng của mình công ty có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn nữa. Do dó doanh thu và lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng mạnh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 15 Học Viện Ngân Hàng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng việc thực hiện quản trị nguyên vật liệu dự trữ 2.1.1. Các nhân tố bên ngoài  Môi trường kinh doanh quốc tế Hiện nay, trên thị trường thế giới, giá cả các mặt hàng đang không ngừng tăng lên, đặc biệt một số mặt hàng là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất trong đó có nguyên vật liệu may mặc, đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập may. Do thiếu vốn kinh doanh nên khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng, công ty không thể mua vật liệu như mong muốn để tăng hiệu quả kinh doanh mà phải phụ thuộc vào phía khách hàng nhiều hơn trong việc cung ứng nguyên vật liệu. Viêc các nước phát triển đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật và môi trường bắt buộc các sản phẩm nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện về nguồn gốc nguyên vật liệu, chất lượng nguyên vật liệu... cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu của công ty. Công ty phải mua sắm, nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng nước ngoài với giá cao, cước phí vận chuyển lớn, thời gian vận chuyển dài. Khi thanh quyết toán nguyên vật liệu lại gặp nhiều khó khăn về mặt thủ tục và làm tăng chi phí phát sinh.  Môi trường kinh doanh trong nước Hiện nay, Việt Nam vẫn bị mất cân đối trong ngành dệt may. Nguồn cung nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và chất lượng nguyên vật liệu cũng không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu cho sản xuất. Điều này lại khiến cho các doanh nghiệp có tư tưởng nhập khẩu nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, bởi vì nếu xảy ra thiếu hụt thì sẽ phải tốn chi phí rất lớn để nhập thêm số nguyên vật liệu còn thiếu hoặc sẽ phải sử dụng nguyên vật liệu trong nước với chất lượng thấp hơn. Hậu quả là có nhiều loại nguyên vật liệu thừa sau quá trình sản xuất và doanh nghiệp lại phải mất chi phí để xử lý hoặc thanh quyết toán với khách hàng. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 16 Học Viện Ngân Hàng Sự liên kết trong các hoạt động: sản xuất kinh doanh, mua sắm nguyên vật liệu... của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dường như chỉ thích hợp “ đơn thân độc lực” trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tham gia hiệp hội dệt may Việt Nam VITAS mới chỉ dừng lại ở mục đích xin cấp hạn ngạch được thuận lợi hơn. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt, tạo cơ hội cho phía đối tác có được những lợi thế trong đàm phán về giá cả, nguyên vật liệu, thời gian giao hàng, các khách hàng lớn thường tìm tới nhiều nước khác trong khu vực do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể đáp ứng tốt những yêu cầu của một đơn hàng lớn... Quan hệ giữa công ty TNHH VINH PHÁT và các doanh nghiệp cung ứng gia công khác mới chỉ dừng lại ở quan hệ nhà cung cấp – khách hàng mà chưa phải là sự hợp tác, gắn bó chặt chẽ cùng chịu khó khăn và chia sẻ lợi nhuận... Do đó việc mua sắm nguyên vật liệu do công ty tự mình đảm trách dễ bị ép cấm( chất lượng nguyên vật liệu), ép giá dẫn tới khó khăn về vốn.  Các chính sách quản lý của Nhà nước Các chính sách của Nhà nước là yếu tố then chốt thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Ở nước ta, các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp : Chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách phẩn bổ ngạch hàng dệt may, những quy định về thủ tục hải quan... Các chính sách của Nhà nước về quy hoạch phát triển tổng thể ngành may vẫn chưa thành hiện thực, một số thủ tục, quy định không khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguyên vật liệu.  Đối thủ cạnh tranh Dệt may là ngành kinh tế ra đời từ rất sớm, vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao. Ngay tại trong nước, công ty cũng đã phải cạnh tranh rất gay gắt với những doanh nghiệp trong ngành có nhận gia công và sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Sự cạnh tranh gay gắt cùng với lượng cung ứng nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao làm giảm hiệu quả mua sắm nguyên vật liệu của công ty. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 17 Học Viện Ngân Hàng Tham gia thị trường thế giới, công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may tại nhiều nước trên thế giới trong đó phải kể đến các doanh nghiệp dệt may tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia... nơi có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, trình độ tay nghề công nhân cao, nguồn nguyên vật liệu phong phú. Nguyên vật liệu mà công ty mua tại các nước trên có thể bị ép giá do áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh đối với nhà cung cấp, làm giảm hiệu quả mua sắm của công ty. 2.1.2 Nhân tố bên trong  Phương thức hoạt động kinh doanh: Công ty TNHH VINH PHÁT hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức gia công quốc tế với các hình thức thường áp dụng: Hình thức thứ nhất còn gọi là hình thức “tạm nhập – tái xuất”. Đây là hình thức mà bên đặt gia công giao vật liệu cho bên nhận gia công. Sau một thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Theo hình thức này, công ty hoàn toàn không phải nghiên cứu thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra mà chỉ thực hiện hoạt động tác nghiệp và nhận phí gia công. Tất cả các loại vật liệu để gia công hàng may mặc, các tài liệu kỹ thuật về mẫu, thậm chí cả những máy móc chuyên dùng cần thiết để đảm bảo cung ứng đạt yêu cầu chất lượng của sản phẩm đều do phía khách hàng cung cấp. Vì vậy, ở hình thức này có một số ưu điểm nhưng vẫn có nhiều hạn chế, đặc biệt là hiệu quả thấp và chỉ thích hợp trong một giai đoạn nhất định nên công ty đã chuyển sang thực hiện gia công theo hình thức thứ hai. Hình thức thứ hai còn gọi là hình thức”mua đứt – bán đoạn” hay “mua vật liệu – bán thành phẩm” (FOB). Đây là hình thức mà bên nhận gia công ( công ty) mua toàn bộ vật liệu phục vụ cho sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng với mẫu mã do khách hàng cung cấp, có sự đồng ý của khách hàng về chất lượng, chủng loại, màu sắc, kích cỡ của nguyên vật liệu. Sau thời gian chế tạo, khách hàng sẽ mua sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả hình thức này, công ty phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thị trường đặc biệt là thị trường đầu vào, lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác... Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 18 Học Viện Ngân Hàng Hình thức gia công xuất khẩu FOB có nhiều lợi thế và mang lại hiệu quả tương đối cao nhưng cũng đòi hỏi một số vốn lưu động rất lớn, do đó bên cạnh hai hình thức trên công ty còn thực hiện gia công theo hình thức thứ ba. Hình thức thứ ba: Đây là hình thức kết hợp hai hình thức trên. Bên cạnh gia công, chỉ giao nguyên vật liệu chính và một số loại nguyên vật liệu phụ mà trong nước không có hoặc không đáp ứng được về yêu cầu chất lượng. Các nguyên vật liệu phụ còn lại sẽ do công ty tổ chức mua sắm và phải có sự đồng ý của khách hàng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã... Theo hình thức này, giá trị đơn hàng gia công đã cao hơn so với hình thức thứ nhất nhưng lại thấp hơn so với hình thức thứ hai do giá trị nguyên vật liệu phụ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu giá thành của sản phẩm. Ở hình thức này, công ty cũng phải nghiên cứu thị trường- tìm hiểu các nhà cung ứng vật liệu phục vụ ngành may để lựa chọn bạn hàng cung ứng các phụ liệu đầu vào trong quá trình sản xuất. Hiện nay, cả ba hình thức trên đang cùng được thực hiện do mỗi hình thức có một số lợi thế riêng mà công ty có thể tận dụng khai thác để phát huy tối đa khả năng, nguồn lực hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm may mặc đã có từ rất lâu đời và ngày càng trở nên quan trọng đối với con người khi nó không chỉ được dùng để che thân mà còn để làm đẹp và hơn thế nữa...Hiện nay sản phẩm may mặc đã trở nên rất phong phú, đa dạng và luôn luôn thay đổi theo mùa vụ, theo khu vực địa lý, theo phong tục tập quán... đáp ứng vô vàn các nhu cầu khác nhau của con người. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc- một ngành công nghiệp già cỗi, đặc biệt lại là một công ty chuyên về sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế, nên các sản phẩm của công ty vừa mang những đặc điểm chung của ngành, lại vừa có những đặc điểm rất riêng. Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2011: Danh mục sản Số Nguyễn Thị Thoa Tỷ lệ(%) Giá Tỷ lệ(%) QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 19 phẩm lượng( Chi Áo jacket ếc) 534067 Áo pullover Áo sơ mi Quần Váy Vest Tổng số Học Viện Ngân Hàng trị(1000USD) 65.33 79.7 8930.2 1732 0.22 12.56 0.11 10989 1.34 67.42 0.6 187792 22.97 1735.19 15.48 12784 1.56 104.26 0.93 70160 8.58 355.53 3.17 817524 100 11205.16 100 (Nguồn: Báo cáo năm hoạt động xuất khẩu hàng hóa năm 2011) Qua biểu trên ta có thể thấy rằng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty năm 2011 là áo Jacket và Quần chiếm 95.18% trong đó đặc biệt là áo Jacket chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 79.7% về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng chính là mặt hàng thế mạnh của công ty trong nhiều năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng cũng như về giá trị kim ngạch xuất khẩu( năm 2008 chiếm 47.3% về số lượng, năm 2009 là 45.5% và năm 2010 là 73.1%). Đạt được kết quả trên là do công ty đã đầu tư vào máy mọc thiết bị hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân trong sản xuất mặt hàng này cũng khá cao với nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm. Chính vì vậy, uy tín trong sản xuất mặt hàng này của công ty ngày càng tăng, được nhiều đối tác tại các quốc gia trên thế giới tín nhiệm. Do đó, các đơn hàng sản xuất áo Jacket ngày càng tăng cả về số lượng và về giá trị. Mặt hàng chiếm tỷ trọng thứ 2 trong năm qua là quần chiếm 22.97% về số lượng và 15.48% về giá trị. Mặt hàng này cũng đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây( năm 2009 chiếm 17.2% về giá trị, con số này năm 2010 là 14.3%). Đây là mặt hàng có triển vọng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Các mặt hàng còn lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ và luôn biến động do lượng đặt hàng ít hoặc là đơn hàng đầu tiên của những khách hàng mới, mang tính chất thử nghiệm, đặt quan hệ. Ở những đơn hàng này, khách hàng thường coi trọng tính chính xác về thời gian giao hàng. Vì vậy, công ty cần thực hiện tốt trong tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất, đặc biệt là giai đoạn tiếp nhận, bảo quản, cấp phát Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất