Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt n...

Tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk

.PDF
137
4
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÌNH THÀNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Ngọc TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 Ðắ ắ TÓM TẮT LUẬN VĂN “Quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) của Ngân hàng thương mại(NHTM) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói chung, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk(Agribank Đắk Lắk) nói riêng tiếp tục mang tính cấp bách.” “Trả lời câu hỏi và giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý RRTD của NHTM, luận văn đã cho thấy rõ, RRTD là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến một NHTM. Vì vậy, các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để không ngừng tăng cường quản lý RRTD. Có các nguyên tắc cụ thể, đồng thời có nhiều mô hình quản lý RRTD, có các chính sách quản lý RRTD mà NHTM phải tuân thủ, hoặc lựa chọn. Có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD mà các NHTM cần hướng tới, đạt được, trên cơ sở phân tích các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý RRTD. Có những kinh nghiệm quản lý RRTD ở nhiều NHTM khác nhau trong nước cũng như quốc tế đã được luận văn đúc kết làm bài học kinh nghiệm để tham khảo cho các NHTM Việt Nam cũng như Agribank Đắk Lắk.” “Trả lời và giải quyết những vấn đề về thực tiễn, thông qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank Đắk Lắk, luận văn đã tìm ra và khẳng định một số nguyên nhân gây ra RRTD của Agribank Đắk Lắk và đã làm rõ những biện pháp mà Agribank Đắk Lắk đang triển khai giải quyết. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong quản lý RRTD tại Agribank Đắk Lắk.” “Trả lời và làm rõ những giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank Đắk Lắk, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, giám sát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, Đối với Ngân hàng Nhà nước, một số BộNgành có liên quan tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách, quy trình, quy định và một số nội dung khác có liên quan.” LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Buôn Ma Thuột, ngày 24 tháng 04 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Thành LỜI CẢM ƠN “Tôi gửi lời cám ơn đến các giảng viên, các nhà khoa học đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời“gian học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.” Đặc biệt xin cám ơn TS. Lê Thanh Ngọc, đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cám ơn Ban Giám đốc Agribank - Chi nhánh Đắk Lắk đã tạo điều kiện để tôi có thể theo học và hoàn thành khóa học. Cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học này. Buôn Ma Thuột, ngày 24 tháng 04 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Thành MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... i PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................... 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................. 2 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 6 3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 6 3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 7 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 7 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 7 5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ...................................................................... 7 5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 8 6.1 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 8 6.2 Về nguồn dữ liệu: .............................................................................................. 8 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 9 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 9 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................ 11 1.1 Rủi ro tín dụng ............................................................................................... 11 1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng ......................................................... 11 1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng ........................................................................ 12 1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. .................................. 13 1.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 13 1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng ......................................... 14 1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ................................................................... 17 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD. .................................................. 25 1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng .......................................... 28 1.3 Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM trong và ngoài nước, bài học kinh nghiệm cho Agribank. ................................................................. 31 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM Việt Nam ........................... 31 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giới. ...................... 34 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank và Agribank Đắk Lắk. ........................... 36 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................ 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK .......................................................................... 39 2.1 Giới thiệu sơ lược về Agribank Đắk Lắk. .................................................... 39 2.1.1 Tổng quan về Agribank ................................................................................ 39 2.1.2 Tổng quan về Agribank Đắk Lắk. ................................................................ 39 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2016...................................... 40 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đăk Lắk giai đoạn 2011-2016. ........ 47 2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk giai đoạn 20112016. ............................................................................................................. 50 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý RRTD .................................................................... 50 2.3.2 Thiết lập chính sách tín dụng ........................................................................ 52 2.3.3 Quy trình cấp tín dụng .................................................................................. 54 2.3.4 Kiểm tra và giám sát tín dụng ....................................................................... 65 2.3.5 Khắc phục rủi ro tín dụng. ........................................................................... 67 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk ......... 70 2.4.1 Những kết quả đạt được ................................................................................ 70 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 71 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 79 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK ........................................ 80 3.1 Bối cảnh kinh tế tại Đắk Lắk và định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk........................................................................ 80 3.1.1 Bối cảnh kinh tế tại Đắk Lắk. ........................................................................ 80 3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk ........ 80 3.2 Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk ...................................................................................... 83 3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản lý tín dụng tập trung ............................................. 84 3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng .................................................... 85 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng và tăng cường công tác giám sát khoản vay ................................................................................................ 87 3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. ......................... 89 3.2.5 Nâng cao hiệu quả trong thu thập và khai thác thông tin tín dụng ................ 91 3.2.6 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro và tài trợ rủi ro ............................. 92 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................ 94 3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan ............................................................. 94 3.3.2 Kiến nghị với Agribank ................................................................................. 97 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 104 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 110 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank Đắk Lắk: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk BIDV: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam VIETCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VIETTINBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại QTRR: Quản trị rủi ro RRTD: Rủi ro tín dụng DPRRTD: Dự phòng rủi ro tín dụng CBTD: Cán bộ tín dụng TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TMCP: Thương mại cổ phần UBND: Ủy ban nhân dân VAMC: Công ty mua bán nợ Việt Nam TCTD: Tổ chức tín dụng TLDP: Trích lập dự phòng XLRR: Xử lý rủi ro DN: Doanh nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh 2011-2016 .......... 40 Bảng 2.2 - Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2011-2016 ......................... 42 Bảng 2.3 - Hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2016 ............................................. 43 Bảng 2.4 - Cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH giai đoạn 2011-2016 ........................ 45 Bảng 2.5 - Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2016........................................... 46 Bảng 2.6 - Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2011 - 2016 ........................................ 48 Bảng 2.7 - Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011 - 2016 .............................................. 49 Bảng 2.8 - Tình hình nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ giai đoạn 2011 - 2016......... 67 Bảng 2.9 - Kết quả TLDP và thu nợ XLRR giai đoạn 2011 - 2016 ........................ 69 Bảng 2.10 - Tỷ lệ nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng và ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2016 ................................................................................ 72 DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2011-2016 ...................... 42 Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2011-2016 .............................. 44 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong “những năm qua,“kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Cùng với đó, thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể cả về lượng và chất.”” Các ngân hàng thương mại(NHTM) với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam,”khi ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp.”Một“ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại.”Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp sẽ càng lớn. Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM.“Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm chứa nhiều rủi ro, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.”Hiện nay“chất lượng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam đang ở mức thấp, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cao trong giai đoạn vừa qua.”Theo báo cáo giải trình của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII thì tính đến 30/9/2012 nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 8,86% tổng dư nợ tín dụng (tăng hơn so với số liệu 8,6% công bố vào tháng 7 năm 2012). “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) tại các NHTM.”Trước“yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống NHTM, vấn đề nhận diện được RRTD cũng như tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD trở nên hết sức cần thiết.” Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) là một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thị phần chiếm gần 20% trên tổng dư nợ cho vay trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tập trung 2 chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.“Những năm gần đây, công tác quản lý RRTD tại Agribank nói chung và Agribank Đắk Lắk nói riêng đang dần được đổi mới và hoàn thiện.”Việc“nhận diện, đánh giá và kiểm soát RRTD là một trong những hoạt động mà chi nhánh luôn luôn quan tâm và đạt kết quả nhất định, góp phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển ổn định, bền vững.”Tuy nhiên, Agribank Đắk Lắk vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tín dụng, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu, cụ thể: năm 2011 là 2,33%; năm 2012 là 2,47%; năm 2013 là 2,25%; năm 2014 là 3,11%; năm 2015 là 2,75%, và năm 2016 là 2,46%. Nợ xấu cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là khó khăn về tài chính.“Điều này chứng tỏ công tác quản lý RRTD tại Agribank Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế nhất định. Đây là vấn đề mà Agribank Đắk Lắk luôn hết sức quan tâm và tìm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.” Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk” để nghiên cứu làm luận văn là cấp thiết, phù hợp với mã ngành, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong thời gian qua đã có các bài viết, các luận án tiến sỹ, thạc sỹ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể kể đến như: Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản trị RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Nguyễn Tuấn Anh (2012). “Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị RRTD nói chung và đánh giá quản trị RRTD tại Agribank, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD tại Agribank.” Số liệu tập trung là giai đoạn 2005-2009. Một số bảng số liệu và nguồn tài liệu lấy rộng hơn cả một số năm trước năm 2005 để so sánh, nghiên cứu làm rõ xu hướng diễn biến của thực trạng. Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ năm 2009 trở về trước. “Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 3 hiện nay: 2010-2016 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Agribank và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Nguyễn Đức Tú (2012). “Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về RRTD và quản lý RRTD trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đặc biệt, luận án đã đưa ra các mô hình mới về quản lý rủi ro có thể áp dụng trong quản lý RRTD của NHTM.” Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương, luận án chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi và hướng sửa đổi cụ thể trong quản lý RRTD của ngân hàng này. “Biện pháp thích hợp mà ngân hàng cần áp dụng để kiểm tra, giám sát các khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn của mình. Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ 2008-2011 và không gian nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.” Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 20122016 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Ngân hàng thương mại cổ phần công thương và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đà Nẵng”, Trần Thị Thanh Thảo (2010). Luận văn đã nêu lên sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro. “Nội dung quản trị rủi ro, luận văn đã làm rõ những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đặc tính và những chỉ tiêu xác định mức độ rủi ro tín dụng ngân hàng. Giải pháp hạn chế rủi ro gồm : Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro, giám sát và kiểm soát rủi ro, giải pháp tài trợ rủi ro, giải pháp về nhân sự, Một trong những giải pháp nổi bật là tác giả nêu lên giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, đây là một thực trạng cần cải thiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ trước năm 2010 và không gian nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đà Nẵng. Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính 4 cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2010-2016 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” Luận văn thạc sỹ kinh tế, “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”, Nguyễn Hải Đăng (2011). Đề tài làm rõ lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong ngân hàng và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu.“ Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài đưa ra được 8 giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, trong đó tác giả đã nêu lên 2 giải pháp mới mà các ngân hàng cần quan tâm đó là: hạn chế rủi ro đạo đức và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng, đây là một thực trạng cần cải thiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.”Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ năm 2009 đến tháng 06/2011, và không gian nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu. “Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2012-2016 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Agribank và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần(TMCP) Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định”, Võ Văn Long (2012). Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng. “Trong phần giải pháp có điểm nổi bật là tác giả nêu lên giải pháp hạn chế việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn nữa việc sử dụng công cụ bảo hiểm, đây là một thực trạng cần cải thiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về không gian nghiên cứu là Ngân hàng thương mại cổ phần(TMCP) công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định và thời gian trước năm 2012. Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2012-2016 5 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh”, Nguyễn Mạnh Thắng (2014). “Đề tài đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Hà Tĩnh. Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”Đề tài đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại Agribank – Chi nhánh Hà Tĩnh. “Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ năm 2010-2013 và không gian nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh. Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2014-2016 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Agribank và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Trần Thị Bích Thuần (2014). Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. “Đề tài đã đưa ra 8 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, như việc hoàn thiện chính sách tín dụng; Xây dựng mô hình tổ chức tín dụng hiện đại; giải pháp phân tán rủi ro,...” Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ năm 2010-2013 và không gian nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. “Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2014 - 2016 với những 6 diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Agribank và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.” “Trong các “luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nêu trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về quản lý, quản trị RRTD tại các NHTM; làm rõ vai trò và sự cần thiết của nó trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM trong hoạt động quản lý RRTD. Một số giải pháp đã và đang triển khai trong thực tiễn hoạt động tại các NHTM, trong đó có Agribank.” “Một số công trình nghiên cứu phân tích rủi ro vẫn mang tính chất định tính, chưa chỉ ra được mô hình quản lý rủi ro, đo lường rủi ro, tổn thất ngân hàng phải gánh chịu khi RRTD xảy ra, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chưa chỉ ra được mục tiêu của chất lượng tín dụng và cách thức để xây dựng hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng.” Nhìn chung tất cả các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong đó có những nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của một số chi nhánh trong hệ thống của Agribank. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể về quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk, có tính cập nhật đến thời điểm hiện tại. Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk” là một đề tài tuy không mới, nhưng không có sự trùng lặp về mặt không gian và thời gian. Đặc biệt đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng, các hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. 7 3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk trong thời gian đến. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau: 1./ Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk từ năm 2011 đến 2016 như thế nào? 2./ Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk và mức độ hưởng của nó? 3./ Làm thế nào để tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tập trung chủ yếu trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk và tại hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank Đắk Lắk. - Về thời gian: Thực trạng quản lý RRTD nghiên cứu trong luận văn được tập trung ở giai đoạn 2011-2016. 8 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên các số liệu báo cáo tại Agribank Đắk Lắk, các số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng, các văn bản có tính chất pháp lý, các tài liệu trên các phương tiện truyền thông như báo chí, tạp chí, internet… để phân tích tình hình rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk diễn ra như thế nào. - Phương pháp phân tích, diễn dịch nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận quản lý rủi ro tín dụng; kế thừa kinh nghiệm một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn tại Agribank Đắk Lắk, giải thích những mặt tồn tại và những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. - Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên các số liệu thu thập được và từ các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả minh họa và biểu diễn các số liệu theo bảng biểu, biểu đồ, đồ thị nhằm phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. - Phương pháp nghiên cứu ứng dụng, tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. 6.2 Về nguồn dữ liệu: Số liệu hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016: - Bảng cân đối kế toán thường niên. - Số liệu hoạt động tín dụng thường niên. - Số liệu nợ xấu phân theo các tiêu chí như: thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh, theo địa phương, theo thời gian… - Số liệu phân loại nợ xấu theo nhóm nợ. 9 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đề tài tập trung phân tích thực trạng tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2011-2016. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đưa ra kết luận và khuyến nghị về việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có những đóng góp sau: “Một là, luận văn hệ thống hóa mang tính lý luận về RRTD và quản lý rủi ro tín dụng đối với NHTM. Đồng thời luận văn cũng thu thập kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý RRTD cho Agribank nói chung và Agribank Đắk Lắk nói riêng.” “Hai là, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của Agribank Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý RRTD tại chi nhánh.” “Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị mang tín khả thi đối với Chính Phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và Agribank nhằm nâng cao năng lực quản lý RRTD của Agribank Đắk Lắk.” “Bốn là, luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác quản lý RRTD của Agribank Đắk Lắk để quản lý hoạt động tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, sớm nhận dạng được những rủi ro để từ đó có những giải pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian đến.”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất