Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại kcn thụy vân tp việt trì tỉnh phú thọ

.PDF
106
1
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI KCN THỤY VÂN - TP. VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI KCN THỤY VÂN - TP. VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Phú Thọ, ngày 08 tháng 6 năm 2020 Tác giả ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể: Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo UBND Tỉnh Phọ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, BQL các KCN của tỉnh Phú Thọ,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu, ý kiến đóng góp chuyên môn,… giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .......................................................... x Phần MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 7 6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 7 7. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ của các DNNVV..................................................................................... 11 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................................... 11 1.1.1 Một số khái niệm chung ................................................................................... 11 1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................................. 18 1.1.3 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................... 21 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................... 22 1.2 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 23 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................... 23 iv 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra .............................................................................. 24 Chương 2: thực trạng quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ ..... 27 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 27 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Phú Thọ .............................................................. 27 2.1.2 Giới thiệu về khu công nghiệp Thụy Vân ........................................................ 28 2.1.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu công nghiệp Thụy Vân............................... 29 2.2. Điều tra, phân tích, đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu công nghiệp Thụy Vân: .......................................................................... 30 2.2.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thụy Vân .................................................................................................... 30 2.2.2. Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thụy Vân ......................................................................................................... 31 2.2.3. Thang điểm đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thụy Vân ......................................................................................................... 32 2.2.4. Quy trình điều tra, đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thụy Vân ............................................................................................. 32 2.2.5. Phạm vi, quy mô điều tra, khảo sát ................................................................. 33 2.3. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ. ............ 34 2.3.1. Thực trạng trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thụy Vân ............................................................................................................................ 34 2.3.2. Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 39 2.3.3. Phân loại doanh nghiệp theo trình độ công nghệ ........................................... 49 2.3.4. Các yếu tố gây khó khăn trở ngại cho việc nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 51 2.4. Thực trạng nội dung quản lý Nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 52 v 2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân....................................................................... 52 2.4.2 Thực trạng tổ chức đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân ...................................................................... 55 2.4.3 Công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát về đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân ....................... 61 2.5. Kết quả quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ ........................................... 63 2.5.1 Kết quả đạt được: ............................................................................................. 63 2.5.2. Những hạn chế: ............................................................................................... 64 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các dNNVV trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..................................................................................................... 67 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ tới năm 2025 ............................................................................................... 67 3.1.1 Phương hướng phát triển phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ tới năm 2025 ................................................................................................................... 67 3.1.2 Mục tiêu phát triển phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ tới năm 2025 ........................................................................................................................... 68 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ ............. 68 3.2.1. Lập kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân ....................................................................................... 68 3.2.2. Thực hiện tổ chức triển khai kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân ............................................... 70 3.2.3 Hoàn thiện công tác báo cáo đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân ........................................................... 72 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 76 1. Kết luận ................................................................................................................. 76 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 76 vi 2.1. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 76 2.2. Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý các KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................................ 77 2.3. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong KCN Thụy Vân .................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................... 6 Bảng 2.1. Tiêu chí cơ bản đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân ......... 30 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân ............... 32 Bảng 2.3: Danh sách doanh nghiệp được điều tra đánh giá TĐCN .......................... 33 Bảng 2.4:Thông tin trình độ thiết bị và hạ tầng công nghệ ....................................... 34 Bảng 2.5: Thông tin trình độ hỗ trợ công nghệ ......................................................... 35 Bảng 2.6: Thông tin trình độ vận hành công nghệ .................................................... 37 Bảng 2.7: Thông tin trình độ sáng tạo công nghệ ..................................................... 38 Bảng 2.8: Đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân ..................... 39 Bảng 2.9: Phân loại doanh nghiệp theo trọng số về TĐCN ...................................... 49 Bảng 2.10: Các yếu tố bên trong gây khó khăn trở ngại cho nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân ............................................................................... 51 Bảng 2.11 Những yếu tố bên ngoài gây khó khăn trở ngại cho nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân ............................................................................... 52 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về lập kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân ......................................................................................................... 53 Bảng 2.13: Tình hình truyền thông về các dự án nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân ................................................................................................ 56 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tổ chức triển khai kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV .................................................................................................................... 58 Bảng 2.15: Tình hình đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN ....................... 59 của Phú Thọ............................................................................................................... 59 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về tổ đánh giá TĐCN các DNNVV ............................ 59 Bảng 2.17: Số văn bản chỉ đạo chính sách hỗ trợ nâng cao TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân ......................................................................................................... 60 Bảng 2.18: Kết quả triển khai đánh giá các dự án nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân ................................................................................................ 61 Bảng 2.19: Tình hình thanh tra, kiểm tra trong nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân ......................................................................................................... 62 Bảng 2.20: Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra .................................. 63 viii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Thang điểm đánh giá của Công ty CP PVC xanh ............................... 40 Biểu đồ 2.2: Thang điểm đánh giá của Công ty CP nanotech Việt Nam ................. 41 Biểu đồ 2.3: Thang điểm đánh giá của Công ty CP Quartz Việt Nam ................... 41 Biểu đồ 2.4: Thang điểm đánh giá của Công ty CP đầu tư Việt Nhật ...................... 42 Biểu đồ 2.5: Thang điểm đánh giá của Công ty CP Famous Phú Thọ ................... 42 Biểu đồ 2.6: Thang điểm đánh giá của Công ty Cổ phần bia Rượu Hùng Vương ... 43 Biểu đồ 2.7: Thang điểm đánh giá của Công ty CP tinh bột ngô Phú Thọ ............... 44 Biểu đồ 2.8: Thang điểm đánh giá của Công ty TNHH Phú Đạt Việt Nam ............. 44 Biểu đồ 2.9: Thang điểm đánh giá của Công ty CP canxit Hữu Nghị ...................... 45 Biểu đồ 2.10: Thang điểm đánh giá của Công ty TNHH Tiến Thọ .......................... 46 Biểu đồ 2.11: Thang điểm đánh giá của Công ty CP Hoàng Hà .............................. 46 Biểu đồ 2.12: Thang điểm đánh giá của Công ty CP XM Hữu Nghị ....................... 47 Biểu đồ 2.13: Thang điểm đánh giá của Công ty dệt Phú Thọ ................................. 48 Biểu đồ 2.14: Thang điểm đánh giá của Công ty CP HTD ....................................... 48 Biểu đồ 2.15: Thang điểm đánh giá của Công ty CP đúc Việt Nam ....................... 49 Biểu đồ 2.16: Trọng số về TĐCN của các doanh nghiệp ở KCN Thụy Vân ............ 50 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 15 Hình 2.1: Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp Thụy Vân ..................................... 29 Hình 2.2: Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở KCN Thụy Vân ............................ 30 Hình 2.3. Quy trình điều tra, đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân ..... 32 Hình 2.4: Bộ máy quản lý về KH&CN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân .... 57 Hình 3.1: Tổ chức bộ máy QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân ................................................................................................................... 70 x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu TT Nguyên nghĩa 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 2 DN Doanh nghiệp 3 KCN Khu công nghiệp 4 KH&CN Khoa học công nghệ 5 TĐCN Trình độ công nghệ 6 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 KT-XH Kinh tế-xã hội 8 QLNN Quản lý nhà nước 9 CGCN Chuyển giao công nghệ 10 ĐMCN Đổi mới công nghệ 11 CNTT Công nghệ thông tin 12 QPPL Quy phạm pháp luật 13 HĐND Hội đồng nhân dân 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 CN Công nghệ 16 QLCN Quản lý công nghệ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong môi trường quốc tế có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, công nghệ (CN) phải được xem là yếu tố chiến lược đóng góp cho sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ lâu, sự đóng góp quan trọng của CN trong sự phát triển đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, việc coi CN là một yếu tố cấu thành quan trọng trong nỗ lực phát triển đòi hỏi cần có một cơ sở dữ liệu đầy đủ hỗ trợ cho việc xây dựng ra các quyết định thực tiễn để trả lời các câu hỏi mang tính chất như: thực trạng trình độ công nghệ (TĐCN), những nhu cầu đổi mới công nghệ (ĐMCN), lĩnh vực cần sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên, môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã và đang xây dựng có hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) làm căn cứ để việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước, vấn đề quan trọng là xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về TĐCN. Trong phạm vi quy mô nhỏ hơn một địa phương, thì việc định hướng phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH mang tính đặc thù của địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển nền công nghiệp của cả nước, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và chuỗi sản xuất sản phẩm công nghiệp. Trong công tác quản lý công nghệ (QLCN) còn nhiều vấn đề tồn đọng cả về phía các doanh nghiệp lẫn phía các cơ quan quản lý làm chậm quá trình đổi mới và phát triển trình độ công ngêh. Từ phía các doanh nghiệp: Quan niệm sai lầm cho rằng việc ĐMCN là mua sắm máy móc, thiết bị tiên tiến mà không quan tâm đến các yếu tố đào tạo về con người, cải tiến bộ máy tổ chức, tổ chức và sử dụng thông tin. Dẫn đến mua về những CN có TĐCN không phù hợp đặc điểm, điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gây lãng phí. 2 Không chú trọng và có mức đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Không có các chế độ rõ ràng và thích đáng nhằm khuyến khích người lao động tìm tòi sáng tạo, ĐMCN. Chỉ quan tâm đến những kết quả và lợi ích trước mắt và ít quan tâm đến những lợi thế cạnh tranh lâu dài do CN mang lại. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước(QLNN): Xuất phát từ nhận thức chưa thật đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của ĐMCN, đánh giá TĐCN mà việc ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới, đánh giá TĐCN và chuyển giao công nghệ (CGCN) còn chậm. Sự bảo hộ quá mức đối với nền sản xuất trong nước, ngăn chặn sự cạnh tranh của nước ngoài, không tạo thuận lợi cho môi trường cạnh tranh trong nước. Tạo tâm lý ỷ lại, không đầu tư đánh giá TĐCN, đầu tư ĐMCN từ phía các doanh nghiệp. Cơ chế đăng kí nhãn hiệu hàng hóa và cấp bằng sáng chế còn chưa thích hợp. Đấu tranh ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền còn chưa hiệu quả. Các đơn vị nghiên cứu, các phòng thí nghiệm KH&CN hoạt động kém hiệu quả. Thiếu khung pháp lý để hình thành và đưa vào hoạt động thị trường KH&CN. Trong những năm qua, mặc dù Bộ Khoa học và Công nghệ đã bàn hành Thông tư hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất, giúp thống nhất phương pháp, nội dung đánh giá trong cả nước. Song, sau khi ban hành thông tư, việc triển khai thực hiện lại gặp một số khó khăn như: kinh phí thực hiện lớn, quá trình điều tra, khảo sát thu thập thông tin gặp khó khăn, quá trình xử lý số liệu, đánh giá, quản trị cơ sở dữ liệu gặp khó khăn, chính vì vậy, rất ít địa phương thực hiện được hoạt động đánh giá trình độ công nghệ.Do vậy, cơ sở dữ liệu về đánh giá TĐCN trong cả nước là không nhiều. Hoạt động đánh giá TĐCN chưa được quan tâm, rất ít các công trình, nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu về nội dung đánh giá TĐCN, có chẳng chỉ là những nhiệm vụ có nội dung tổng hợp trong đó có nội dung nhỏ về đánh giá TĐCN. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về đánh giá TĐCN của các doanh nghiệp, của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Do 3 vậy, cơ sở dữ liệu về TĐCN của các doanh nghiệp, của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh là rất thiếu. Việc thiếu cơ sở dữ liệu về TĐCN gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạch định chính sách của các cơ quan QLNN về KH&CN, ảnh hưởng rất rất tới kế hoạch nâng cao TĐCN của doanh nghiệp, ngành lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, ̣ tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại KCN Thuỵ Vân-TP.Việt Trì - tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV, tác giả đặt mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao TĐCN cho các DNNVV trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về: Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, công cụ và nội dung của QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. Tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân giai đoạn 2014-2018 và thực trạng QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân giai đoạn 2014-2018, trong đó nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, điểm yếu,... ảnh hưởng tới QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân. Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân từ nay đến năm 2025. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân (bao gồm: Công tác lập kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân; Công tác tổ chức triển khai kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân; Công tác báo cáo đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân). Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2014-2018. Định hướng nghiên cứu giải pháp đến năm 2025. Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân (tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trong nước). 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm: - Quan điểm về duy vật biện chứng: Đề tài sử dụng quan điểm, gồm: 2 nguyên lý; 3 quy luật; 6 cặp phạm trù. - Quan điểm về thực tiễn: tính ứng dụng của đề tài. - Quan điểm về hệ thống: Xem xét vấn đề nghiên cứu trong chỉnh thể. - Quan điểm về lịch sử: Xem xét vấn đề nghiên cứu trong những hoàn cảnh cụ thể. - Quan điểm về tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về QLNN về đánh giá TĐCN tại các DNNVV. 4.2. Phương pháp tiếp cận: - Phương pháp từ trên xuống: Nghiên cứu các văn bản liên quan tới nội dung nghiên cứu: Từ các cơ quan Trung ương, Chính phủ, các bộ ngành, UBND tỉnh Phú Thọ, các sở ban ngành của tỉnh Phú Thọ tác động tới trình độ công nghệ của doanh nghiệp. 5 - Phương pháp từ dưới lên: Nghiên cứu việc triển khai thực hiện từ các văn bản từ doanh nghiệp, địa phương, Trung ương về lĩnh vực đánh giá TĐCN. - Phương pháp tiếp cận trực tiếp: Tiếp cận trực tiếp với lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước liên quan, tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận gián tiếp: Thông qua báo cáo, thông qua hội nghị, hội thảo,..về lĩnh vực liên quan để thu thập thông tin, phục vụ nghiên cứu luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp luận: Luận văn áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiếp cận và phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ các DNNVV. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp này trong quá trình điều tra, khảo sát cán bộ QLNN, doanh nghiệp để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để xem xét lại những kết quả trong thực tiễn, trong quá khứ để rút ra kết luận phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực QLCN để xem xét nhận định bản chất của đối tượng nghiên cứu, và đưa ra một số giải pháp tối ưu. * Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng trong quá trình thu thập thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), tài liệu chuyên ngành đã có và bằng sự tư duy logic để đưa ra những kết luận khoa học cần thiết, gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:.. * Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ với các yếu tố ảnh hưởng và các vấn đề khác như xã hội, môi trường.. - Phương pháp thu thập thông tin: Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn 6 nên Tác giả chọn ra 15 doanh nghiệp (chiếm 30% tổng số lượng DNNVV đang hoạt động tại KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đồng thời tác giả lựa chọn các DNVVN của Việt Nam để khảo sát, đánh giá TĐCN) để tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV; một số lãnh đạo thuộc Ban quản lý KCN Thụy Vân, cán bộ quản lý của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Nội dung khảo sát được thực hiện nhằm đánh giá những chủ trương, đường lối, giải pháp, biện pháp hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ và năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp tại KCN Thụy Vân nói chung, các DNNVV tại KCN Thụy Vân nói riêng. Số lượng được khảo sát cụ thể như bảng 1 dưới đây: Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát Đối tượng TT Số lượng 1 UBND tỉnh Phú Thọ 2 2 Cán bộ Sở khoa học công nghệ Phú Thọ 5 3 Cán bộ Ban Quản lý các KCN tỉnh 3 4 DNNVV trong KCN Thụy vân 15 Trong đó: - DN ngành công nghiệp 13 - DN chế biến, ngành nông nghiệp 2 - DN ngành dịch vụ 0 Tổng 25 Nguồn: Đề xuất của tác giả Với cơ quan QLNN: Tác giả thiết kế mẫu khảo sát ( Phụ lục 1 kèm theo) và theo các câu hỏi lựa chọn mức độ đánh giá của thang đo Likert 5 mức độ tương ứng như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý Tác giả tiến hành phát phiếu trực tiếp cho các đối tượng khảo sát (phát phiếu vào tháng 10/2019- thu phiếu vào tháng 1/2020). Sau khi phát ra 10 phiếu, tác giả thu về 10 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ phản hổi 100%. Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và so sánh thống kê, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel. 7 Với doanh nghiệp: Tác giả thiết kế mẫu Phiếu điều tra (có Phụ lục 2 đính kèm). Tác giả tiến hành phát phiếu trực tiếp cho các doanh nghiệp (phát phiếu vào tháng 10/2019- thu phiếu vào tháng 1/2020). Phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Sau khi phát ra 15 phiếu, tác giả thu về 15 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ phản hổi 100%. Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và so sánh thống kê, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1. Về mặt lý luận và học thuật: Đề tài là tài liệu tham khảo giúp người học, nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận về QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. 5.2. Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp cho sở, ban, ngành, các cơ quan QLNN, các tổ chức cá nhân có liên quan thấy được thực trạng QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2018. Từ đó, đề tài cung cấp, tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ. Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan có các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo luận văn sẽ được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2018. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ nay đến năm 2025. 8 7. Tổng quan nghiên cứu QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là một đề tài còn mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu cả trong nước lẫn trên thế giới, do vậy việc tham khảo cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng trong việc nghiên cứu, xây dựng luận văn gặp nhiều khó khắn. Trong thời gian qua chỉ có một số ít những công trình nghiên cứu dưới đây: * Nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài Zhang Deping (2001), Establish City Technology Innovation System and Promote the Development of Regional Economy, Qingdao City Materials General Company, Qingdao, Shandong. Tác giả đã làm rõ các điều kiện cần thiết để thiết lập hệ thống ĐMCN thành phố là khả năng đổi mới và môi trường khu vực tốt, có khung cơ bản bao gồm: hệ thống điều chỉnh và kiểm soát, hệ thống ĐMCN doanh nghiệp và hệ thống hỗ trợ và dịch vụ xã hội. Để hiện thực hóa sự phát triển bền vững của khu vực, các thành phố của Trung quốc phải dựa vào sự phát triển của KH&CN. * Nhóm công trình nghiên cứu ở trong nước - Lê Xuân Minh (2012), QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ được những vấn đề chung của QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh: khái niệm, đặc điểm,nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh. Làm rõ được các nội dung pháp lý của QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh; đánh giá được tình hình thực hiện pháp luật về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những yếu kém, tồn tại vànguyên nhân. Đề xuất được giải pháp nhằm tăng cường QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong các nội dung của QLNN về KH&CN được đề cập tới, đánh giá trình độ và năng lực KHCN của các doanh nghiệp cũng được nhắc tới. Đề tài của tác giả kế thừa các vấn đề lý luận về nội dung, phương pháp đánh giá trình độ và năng lực KHCN của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung này trong nghiên cứu của Lê Xuân Minh còn chưa sâu rộng nên luận văn của tác giả sẽ tập trung nghiên cứu cụ thể hơn về công tác QLNN đối với đánh giá năng lực KHCN của DN.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan