Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

.PDF
105
1
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRƯƠNG TẤT BẨY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRƯƠNG TẤT BẨY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn: Tiến sĩ: Trần Văn Đức Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng Tác giả năm 2020 ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể: Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo UBND huyện Tân Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường; Hạt Kiểm Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu, ý kiến đóng góp chuyên môn… giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................3 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ...........................4 5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................7 6. Kết cấu luận văn .................................................................................................7 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan ....................................................7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ..................... 10 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG ..................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ............................................10 1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài.....................................................10 1.1.2. Phân loại rừng và vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ...................14 1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng .....................20 1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ...........................................22 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ................31 1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới và một số địa phương ..................................................................................................................34 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới .................34 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở số địa phương ..........36 1.2.3. Các bài học rút ra quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn .38 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 .................................. 40 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Sơn có liên quan tới vấn đề QLNN về rừng của huyện .....................................................................................40 iv 2.1.1.Lịch sử hình thành ...................................................................................40 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................40 2.1.3. Tình hình kinh tế-xã hội .........................................................................42 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn thời gian qua ...............................................................................................................................43 2.2.1.Khái quát về rừng ở huyện Tân Sơn........................................................43 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn ............48 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở Tân Sơn .......................65 2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................65 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................66 2.3.3. Các nguyên nhân của hạn chế ................................................................67 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ.... 74 3.1 Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn thời gian tới .74 3. 1.1. Quan điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ........................................74 3. 1.2. Định hướng tăng cường sự QLNN về rừng ở Tân Sơn .........................74 3.1.3 Một số hướng cụ thể cho việc tăng cường QLNN về rừng ở Tân Sơn. ..75 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, Phú Thọ ........................................................................................................76 3.2.1 Hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý ........................................................76 3.2.2 Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch .........................................79 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch.................................81 3.2.4 Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát................................84 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 86 1. Kết luận .............................................................................................................86 2. Kiến nghị...........................................................................................................87 2.1 Kiến nghị với Nhà nước .............................................................................87 2.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ ............................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 90 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội huyện Tân sơn từ 2015 - 2019 42 Bảng 2.2: Phân loại đất rừng của huyện Tân Sơn từ 2015 – 2019 ........................... 45 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về các văn bản pháp quy đã ban hành và thực thi các văn bản liên quan tới bảo vệ rừng .................................................................................... 50 Bảng 2.4: Kết quả công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng của huyện Tân Sơn ......... 52 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ rừng ........................ 56 Bảng 2.6: Diện tích phân bổ đất rừng theo kế hoạch sử dụng đất ............................ 58 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng ............................ 58 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về triển khai kế hoạch quản lý bảo vệ rừng .................. 60 Bảng 2.9: Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn ................. 60 Bảng 2.10: Tình hình khai thác lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn ................. 61 Bảng 2.11: Tình hình cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã................................... 62 Bảng 2.12: Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Tân Sơn .......................................................................................................... 63 Bảng 2.13: Tình trạng vi phạm về bảo vệ rừng......................................................... 64 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thanh tra, giám sát trong quản lý bảo vệ rừng ....... 64 Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn .. 70 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát CBQL về công tác QLNN đối với bảo vệ rừng của huyện Tân Sơn ..................................................................................................................... 71 Bảng 2.17: Tình hình cán bộ của Hạt Kiểm lâm Tân Sơn của huyện Tân Sơn ........ 72 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khung nghiên cứu của luận văn ..................................................................... 5 Hình 1. 1. Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc –Thừa Thiên Huế....... 37 Hình 1.2. Cấu trúc quản lý rừng của nhóm hộ cấp thôn tại huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................ 37 Hình 2.1: Diện tích đất rừng của huyện Tân sơn từ 2015 - 2019 ............................. 44 Hình 2.2: Mật độ rừng của huyện Tân Sơn, Phú Thọ từ 2015 - 2019 ...................... 46 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của Hạt Kiểm lâm Tân Sơn ................................................ 54 Hình 2.4: Tình hình trồng mới rừng của huyện Tân sơn .......................................... 59 Hình 2.5: Giá trị sản xuất và thu NSNN của huyện Tân Sơn từ 2015 – 2019 .......... 68 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BVR : Bảo vệ rừng ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐTB : Điểm trung bình HĐND : Hội đồng nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn KT-XH : Kinh tế - xã hội KHCN : Khoa học công nghệ KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên PCCC : Phòng cháy chữa cháy QL : Quản lý QLNN : Quản lý nhà nước TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Uỷ ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rừng được xem là "lá phổi" và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Bởi “ vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. “ ” Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, …) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. ” Hiện nay, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên rừng bừa bãi đang diễn ra tràn lan dẫn tới rừng bị xâm hại, ảnh hưởng tới cân bằng hệ sinh thái. Đặc biệt, nhân dân các vùng sâu, vùng xa, cuộc sống khó khăn nên chủ yếu trông chờ vào khai thác tài nguyên rừng dẫn tới càng khó quản lý về bảo vệ rừng. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực bảo vệ rừng (BVR). Luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành lần đầu tiên năm 1991 đến năm 2004 được sửa đổi, bổ sung; và hiện nay là Luật Lâm nghiệp được ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. vấn đề BVR là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tân Sơn là huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75 km, cách thủ đô Hà Nội 117 km, với tổng diện tích rừng và đất Lâm nghiệp là rất lớn, chiếm 88,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, với tiềm năng lợi thế của huyện chủ yếu dựa vào kinh tế Lâm nghiệp trong khi điều kiện kinh tế xã hội còn 2 gặp nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống gần rừng và phụ thuộc nhiều vào kinh tế đồi rừng, năng lực quản lý và canh tác lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, sự tác động của người dân vào rừng là rất lớn dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Tân Sơn là huyện có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Những năm qua, công tác QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tân Sơn đã đạt được những thành công nhất định. UBND huyện Tân Sơn đều ban hành văn bản để thành lập, kiện toàn bộ máy và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Chi cục Kiểm lâm hằng năm đều tiến hành hoạt động tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng,…. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tân Sơn vẫn còn những hạn chế. Đánh giá về tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa cao. Quá trình triển khai phát triển rừng của UBND huyện vẫn còn một số hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý, phát triển rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,.... Trong các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú thọ, Đảng bộ huyện Tân sơn đều xác định rõ việc quản lý bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn TNR sẽ góp phần to lớn vào phát triển KT -XH, bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu “ về thực trạng hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR trên địa bàn huyện Tân Sơn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá những mặt đã đạt được cũng như chỉ ra những nguyên nhân của sự tồn tại, yếu kém, đồng thời tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR tại địa phương. ” Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng triên địa bàn huyện Tân sơn hiện nay là cần thiết vì: - Rừng có vai trò quan trọng không những trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn đảm bảo môi trường sống, an ninh, quốc phòng trên địa bàn. - Tân Sơn là huyện có nhiều rừng, có các tiềm năng và lợi thế để phát triển rừng. Rừng Tân Sơn vừa mang những giá trị sinh thái, nhân văn, vừa có cơ hội để 3 phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Rừng Tân Sơn nếu quản lý và phát triển tốt sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân địa phương, cũng như đẩy mạnh kinh tế cho huyện và vùng. - Để bảo vệ rừng là công việc khó khăn và phức tạp, có phạm vi rộng lớn nên cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo đúng nguyên tắc, mục tiêu, hiệu quả quản lý. Vì vậy, đề tài “Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu “ Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về hoạt động QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng (BVR), đánh giá thực trạng hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN ” trong lĩnh vực BVR tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng để xác định những điểm lý luận có thể kế thừa cho luận văn và những điểm luận văn cần đi sâu nghiên cứu làm rõ. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng. - Đánh giá thực trạng QLNN về Bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, từ đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực về BVR tại huyện Tân Sơn trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận thực tiễn QLNN về bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu QLNN về BVR - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại huyện Tân Sơn -Phú Thọ. 4 - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2017–2019; đưa ra giải pháp từ năm 2020 - 2025. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4.1 Quan điểm nghiên cứu Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa mác – Lênin Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước Việt Nam về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 4.2. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp hệ thống là cách thức quản lý “ mọi bộ phận, mọi hoạt động của tổ chức sao cho toàn bộ tổ chức cùng hướng về một mục tiêu chung. Theo đó, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng bao gồm hệ thống các ” hoạt động, biện pháp, công cụ tác động theo hệ thống quy trình quản lý từ khâu xây dựng và cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy thực hiện, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, triển khai kế hoạch thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá. - Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tới thực tế: tác giả xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng sau đó vận dụng vào đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1 Khung nghiên cứu 5 Nội dung quản lý nhà nước Nhân tố ảnh hưởng về bảo vệ rừng: quản lý nhà nước Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng - Ban hành văn bản về bảo vệ rừng - Tổ chức bộ máy quản lý - Nhân tố khách - Lập kế hoạch quan - Triền khai thực hiện kế - Nhân tố chủ quan hoạch Thanh tra, kiểm tra Hình 1: Khung nghiên cứu của luận văn Nguồn: Tác giả mô hình hóa 4.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích rừng và đất Lâm nghiệp là rất lớn, chiếm 88,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, với tiềm năng lợi thế của huyện chủ yếu dựa vào kinh tế Lâm nghiệp. Mặc dù vậy điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống gần rừng và phụ thuộc nhiều vào rừng; sự tác động của người dân vào rừng rất lớn; trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng chưa cao dẫn đến công tác BVR gặp nhiều khó khăn.Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội chưa nhịp nhàng, gắn kết, bên cạnh đó Công tác QLNN về BVR trên địa bàn huyện những năm qua còn một số bất cập: Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là chính quyền cấp xã một số nơi chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức đầy đủ vai trò QLNN về BVR. 4.3.3. Phương pháp thu thập thông tin (i) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các tài liệu, số liệu, báo cáo đã công bố của các cơ quan quản lý ở địa phương như: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Sơn, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng các năm, thống kê phát triển rừng các năm, quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tân Sơn… 6 (ii) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Nội dung điều tra nhằm đánh giá về các nội dung công tác quản lý Nhà nước về BVR trên địa bàn huyện Tân Sơn. - Phiếu điều tra được tác giả thiết kế sẵn bao gồm các câu hỏi đánh giá về công tác quản lý Nhà nước về BVR trên địa bàn huyện Tân Sơn theo các tiêu chí. Để lượng hóa các tiêu chí phản ánh công tác quản lý Nhà nước về BVR trên địa bàn huyện, tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo này bao gồm các mức điểm theo quy ước như sau: 1. Rất không đồng ý (rất không tốt); 2: Không đồng ý (không tót), 3: Bình thường (trung bình), 4. Đồng ý (Tốt), 5. Rất đồng ý (rất tốt) - Đối tượng điều tra được lựa chọn là các CBQL nhà nước về bảo vệ rừng, bao gồm CBQL của Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Huyện, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn, Chỉ tịch UBND các xã có diện tích rừng lớn là xã Thu Cúc, Xuân Đài, Minh Đài, cán bộ của Hạt kiểm lâm Tân Sơn. Tổng số lượng cán bộ được khảo sát là 35 người. - Thời gian phát phiếu điều tra từ ngày 1.12.2019 đến ngày 15.12.2019. Hình thức phát phiếu điều tra theo hình thức trực tiếp và gửi phiếu qua hòm thư điện tử - gọi điện trực tiếp cho người được khảo sát nếu cần thiết để đảm bảo tỷ lệ phản hồi cao nhất. Số phiếu phát ra là 35, số phiếu thu về là 35, trong đó 100% là phiếu hợp lệ. 4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Tài liệu thu thập được thực hiện kiểm tra và chỉnh lý để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng phương pháp tổng hợp, xử lý tài liệu thống nhất như phân tổ thống kê…Thực hiện xử lý toàn bộ tài liệu điều tra trên máy tính bằng chương trình EXCELL. Các tài liệu xử lý được trình bày một cách hợp lý qua bảng, đồ thị thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu của từng nội dung nghiên cứu. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn được đảm bảo với độ tin cậy khá cao. Các tài liệu của luận văn được dùng phân tích, đánh giá và rút ra các quy luật, xu hướng phát triển của từng vấn đề, từng hiện tượng nghiên cứu, đảm bảo có cơ sở khoa học. 7 Các phương pháp Phân tích được sử dụng trong xử lý số liệu và dữ liệu bao gồm: - Thống kê mô tả: Thống kê mô tả: dùng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về BVR huyện Tân Sơn qua đó đưa ra các định hướng và giải pháp. - Phương pháp so sánh: Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các “ chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…từ đó thấy được thực trạng của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian nhằm đánh giá so sánh; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động công tác QLNN về BVR tại huyện Tân Sơn. ” 5. Đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận: luận văn làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng, đặc biệt là các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với bảo vệ rừng. Về mặt thực tiễn: luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về công tác QLNN về BVR tại huyện Tân Sơn, đặc biệt là những thành công, hạn chế trong công tác này. Luận văn cũng kiến nghị một số giải pháp tăng cường hiệu lực QLNN về BVR ở huyện Tân Sơn trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn giai đoạn 2015 - 2019 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về quản lý đối với sự phát triển rừng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Điều này chứng tỏ công tác quản lý đối với sự phát triển rừng ngày càng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Nhóm tác giả Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh và Vũ Thu Hạnh (2008) 8 trong nghiên cứu “Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng Nghiên cứu điểm ở Việt Nam” đã: khái quát sự phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam; phân tích đánh giá Luật pháp và quản trị rừng dựa trên cách tiếp cận quyền (quyền hưởng dụng và sở hữu đất; quyền sử dụng; quyền tiếp cận, quyền kiểm soát, ra quyết định…). Nghiên cứu cũng đánh giá khá sâu về luật tục và tiến hành so sánh giữa quản trị rừng theo pháp luật hiện tại và theo luật tục truyền thống… Từ kết quả nghiên cứu các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh vào việc: hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân, sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan đến chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan… Tác giả Ma Quang Trung (2010) đã nghiên cứu và công bố kết quả về “Quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Lào Cai và các Giải pháp”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng dân cư, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cũng quan tâm đên vấn đề này, tác giả Nguyễn Bá Ngãi (2009) đã nghiên cứu “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng vấn đề và giải pháp” (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, chính sách và thực tiễn, dự án FGLG). Ở một góc nhìn khác, Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh, Hoàng Huy Tuấn (2009) trong công trình nghiên cứu về “Lâm Nghiệp cộng đồng trong tiến trình phát triển: bài học từ dự án học hỏi quản trị rừng Việt Nam. Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”. Trong công trình nghiên cứu này, những vấn đề chính sách tạo điều kiện cho lâm nghiệp cộng đồng được xem xét, phân tích một cách kỹ lượng và toàn diện hơn. Các Tác giả cho rằng muốn lâm nghiệp công đồng phát triển, Việt Nam cần phải nhanh chóng, sửa đổi bổ sung và ban hành hệ thống chính đủ mạnh trong thời gian tới. Cũng đề cập đến quản lý, Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi trường Thừa Thiên Huế đã thực hiện nghiên cứu về “Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của con người”, với cách tiếp cận dựa trên quyền, công trình này đã phân tích xem xét việc quản lý rừng tự nhiên, từ đó phát hiện ra nhiều vấn đề, khoảng trống chính sách, cũng như hạn chế bất cập từ thực tiễn, trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan