Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái

.PDF
103
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐOÀN THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐOÀN THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trang Thị Tuyết Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu; ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn và giúp đỡ của các Thầy cô giáo trong suốt khoá học. Cho phép tôi được cảm ơn tới các giảng viên trường đại học Hùng Vương đã truyền thụ cho tôi kiến thức khoa họcquản lý nhà nước về kinh tế trong khoá học này, đặc biệt là PGS.TS. Trang Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh Yên Bái, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, Sở Công thương tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp tỉnh Yên Bái, các Công ty, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn và trân trọng sự giúp đỡ quý báu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể lớp Cao học và bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Lan Hương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trang Thị Tuyết. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Lan Hương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN ......................................................................................5 1.1.Lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ....................................................5 1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu nông sản ....................................................5 1.1.2. Các hình thức chủ yếu của xuất khẩu nông sản ................................................8 1.1.3. Đặc điểm của xuất khẩu nông sản...................................................................10 1.1.4. Vai trò của xuất khẩu nông sản.......................................................................12 1.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản: ..............................188 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản: ............................188 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với xuất khẩu nông sản............................................................................................................................188 1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản. .........................19 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ...27 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xuất khâu nông sản ...29 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng nông sản ở một số tỉnh trong nước và bài học rút ra đối với tỉnh Yên Bái ...............................322 1.3.1. Kinh nghiệm tỉnh Hưng Yên ...........................................................................32 iv 1.3.2. Kinh nghiệm tỉnh Phú Thọ ............................................................................334 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Yên Bái ...............................................345 Tiểu kết Chương 1.....................................................................................................38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI.............39 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................................................................................................39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................39 2.1.2.Tiềm năng phát triển kinh tế ............................................................................42 2.2. Tình hình xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái 2016 2018 ...........................................................................................................................42 2.2.1. Các kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt ....42 2.2.2. Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt tỉnh Yên Bái 2016 - 2018 ..........................................................................................47 2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái 2016 - 2018 .............................................................................50 2.3.1. Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch và chương trình xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt .................................................................................50 2.3.2. Thực trạng thực thi pháp luật có liên quan đến xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt ...........................................................................................................................512 2.3.3. Thực trạng xây dựng và thực thi các chính sách xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt ...........................................................................................................................523 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt ...................................................................................................................................59 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái…………………………………………..............…..60 2.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................60 2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Yên Bái đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt .......................................................................612 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................63 v Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................69 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NGÀNH TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................................................................................70 3.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến QLNN trong hoạt động xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................70 3.1.1. Bối cảnh trong nước........................................................................................70 3.1.2. Tình hình quốc tế............................................................................................71 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................72 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái: .........................................................................74 3.3.1. Giải pháp về xây dựng thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình xuất khẩu nông sản.....................................................................................................................74 3.3.2. Giải pháp về thực thi pháp luật về xuất khẩu nông sản ..................................77 3.3.3.Giải pháp về chính sách xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt ........................78 3.3.4. Giải pháp công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản. ...........85 3.3.5. Nâng cao hiệu quả khai thác thị trường cho hàng nông sản xuất khẩu...........86 Tiểu kết chương 3......................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................91 I. Kết luận..................................................................................................................91 II. Kiến nghị..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản giai đoạn 2016 – 2018………………………………………………………………………….........423 Bảng 2.2. Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Yên Bái năm 2018 ......434 Bảng 2.3. Giá gạo xuất khẩu của Yên Bái so với tỉnh lân cận ................................445 Bảng 2.4. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của tỉnh Yên Bái năm 2018 ........................467 Bảng 2.5. Cơ cấu gạo xuất khẩu của tỉnh Yên Bái năm 2018 ................................478 Bảng 2.6. Danh sách các Hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu ngành trồng trọt hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái .......................................................................545 Bảng 2.7. Các cam kết về thuế trong Hiệp định Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái………………………………………………………………………. ..............567 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ GTGT Giá trị gia tăng HNQT Hội nhập quốc tế KNXK Kim ngạch xuất khẩu KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế xã hội LTTP Lương thực thực phẩm NSXK Nông sản xuất khẩu NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLNN Quản lý Nhà nước TMQT Thương mại quốc tế TGHĐ Tỷ giá hối đoái VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XKNS Xuất khẩu nông sản XTTM Xúc tiến thương mại 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa nói chung và XKNS nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển KT-XH của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng với tốc độ cao của nền kinh tế cung với quá trình hội nhập quốc tế, xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng hóa nông sản nói riêng ngày càng phát triển và đem lại những lợi ích to lớn về mặt kinh tế với sự phát triển của hầu hết các nước. Đặc biệt, đối với nước ta, XKNS không chỉ đóng góp vào GDP của cả nước mà bên cạnh đó hoạt động XKNS đã giúp cho thu nhập bình quân của người dân tăng lên. Thông qua đó, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, nước tatăng cường tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế khu vực thông qua việc tham gia các FTA (hiệp định thương mại tự do), hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản của nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thử thách mới. Một mặt, mở ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là tại các thị trường mới thông qua cắt giảm các loại thuế như thuế nhập khẩu. Mặt khác, các hàng rào phi thuế quan có xu hướng tăng tại các thị trường này gây cản trởđối với xuất khẩu nông sản trong nước. Yên Bái, tỉnh miền núi phía Tây Bắc, tài nguyên phong phú về tài nguyên đất và khí hậu thích hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp như gạo, chè, quế, cây lấy gỗ, rừng, cây ăn quả... Từ ưu thế đó, Yên Bái đã dần quy hoạch và bước đầu hình thành vùng chuyên canh tập trung, là thị trường tiềm năng về nguyên liệu đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Xuất phát từ tỉnh có sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế đặc biệt là nông sản thuộc ngành trồng trọt, Yên Bái luôn xác định để phát triển kinh tế xã hội cân đối và cần phải tập trung vào phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó nhóm nông sản cũng được quan tâm đặc biệt để thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, trong 3 năm từ 2016-2018, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu 2 chung của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thì xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm. Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản giảm từ 13% năm 2016 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2017 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Điều đó cho thấy công tác QLNN đối với XKNS tỉnh Yên Bái còn nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này nhưng nguyên nhân cơ bản chính là do công tác quản lý đối với hoạt động XKNS trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn nhiều bất cập cần tháo gỡ. Cụ thể: “Thực thi pháp luật liên quan đến XKNS; xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xuất khẩu vẫn chủ yếu chú trọng các mục tiêu về số lượng, chưa chú trọng về chất lượng; chính sách xuất khẩu chưa hoàn thiện, còn một số quy định về điều kiện kinh doanh gây khó khăn XKNS , sự không đồng nhất giữa các chủ thể kinh doanh; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động XKNS còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định”. Vì vậy làm thế nào đổi mới công tác QLNN đối với XKNS trên địa bàn tỉnh Yên Bái là câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có giải pháp hữu hiệu, làm thế nào để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao để đáp ứng yêu cầu mới trong sự phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài “ Quản lý nhà nước đối với Xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản của chính quyền tỉnh Yên Bái. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau: -Hệ thống hóa và bổ sung để hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN của chính quyền tỉnh Yên Bái đối với hoạt động XKNS. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của chính quyền tỉnh Yên Bái đối với XKNS, chỉ rõ những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với hoạt động XKNS trên địa bàn của tỉnh. - Đề xuất phương hướng và giải pháphoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKNS trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với xuất khẩu nông sảntrên địa bàn tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: QLNN đối với hoạt động XKNS là một phạm trù phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và nội dung quản lý, trong đó: + Chủ thể quản lý: Là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đó là UBND tỉnh Yên Bái; + Đối tượng quản lý: Là hoạt động XKNS, XKNS bao gồm XKNSthuộc dịch vụ phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi, ngành trồng trọt, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ tập trung nghiên cứu XKNS thuộc ngành trồng trọt; + Nội dung của quản lý: Là công tác xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tổ chức thực thi hệ thống văn bản pháp luật; ban hành thực thi về chính sách; kiểm tra giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản thuộc ngành trồng trột. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Sử dụng dữ liệu cho thời gian 2016-2018; thời gian xác định cho các giải pháp đề xuất đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để đánh giá và đề xuất sát thực hơn; đồng thời trên cơ sở các phương pháp luậnduy vật lịch sử và duy vật biện chứng, luận văn còn sử 4 dụng các phương pháp khác như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp thống kê có so sánh đối chiếu kinh nghiệm với một địa phương và thực tiễn của Việt Nam, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch của hệ thống giải pháp đề xuất. Cụ thể là: - Phương pháp thống kê kinh tế: Được tác giả sử dụng sau khi thực hiện các khảo sát thực tế, điều tra thu thập thông tin, lấy số liệu ở các địa phương, doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa nông sản trên địa bàn của tỉnh Yên Bái. - Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu báo cáo thống kê, luận văn sử dụng phương pháp này nhằm so sánh, đánh giá thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái với các tỉnh lân cận để rút ra những nhận xét, kinh nghiệm, mô hình tốt, củng cố cho việc đề xuất các giải pháp của luận văn. - Phương pháp kế thừa, bổ sung: Tác giả sử dụng nguồn thông tin và số liệu thứ cấp sẵn có về những vấn đề liên quan để tham khảo, bổ sung cho việc QLNN đối với xuất khẩu hàng hóa nông sản trên địa bàn của tỉnh Yên Bái. Đề tài sử dụng phương pháp này để cập nhật tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO và lộ trình ký kết, thực hiện CPTPP để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hàng hóa nông sản của tỉnh Yên Báimột cách sát thực, sáng tạo và khoa học. 5. Kết cấu của luận văn “Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Nhà nướccủa chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động xuất khẩu nông sản. Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu hàng nông sản ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030.” 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 1.1. Lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu nông sản “Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại các doanh nghiệp xuất khẩu đưa các hàng hoá, dịch vụ từ trong nước đưa ra ngoài phạm vi Quốc gia đó nhằm mục tiêuthu được lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu hàng hóa phản ánh các mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các nước trong phạm vi khu vực và quốc tế. Kinh doanh hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh tế quan trọng của một nước. Là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch thương mạiquốc tế cho Quốc gia đó, tạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho một nước khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Thực chất của việc xuất khẩu hàng hóa: là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể ở các Quốc gia khác nhau. Kinh doanh xuất khẩu hàng hóa cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của các doanh nghiệp trong nước.” Theo như Giáo trình Kinh tế ngoại thương, có nhận xét “xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài”. Theo Điều 28, Luật Thương mại,năm 2006, “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Theo như Thư viện mở Việt Nam (VOER) có đưa ra luận điểm: “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài một cách có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển”. Theo như cách hiểu thì, “xuất khẩu hàng hóa không đơn thuần chỉ là việc bán hàng hóa cho nước ngoài mà còn là việc tổ chức nguồn hàng trong nước, tổ chức mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài nhằm mục tiêu bán được nhiều hàng hóa với giá cao cho nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính những chủ thể mà còn 6 mang lại lợi ích to lớn của cả đất nước. Đó là thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển KTXH, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế”. “Khác so với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thì xuất khẩu hàng hóa nông sản, hàng hóa nông sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu là những sản phẩm hữu hình, sản xuất và chế biến chủ yếu tại các các khu chế xuất; các cơ sở sản xuất nhằm phục vụ và tiêu thụ ra thị trường quốc tế. Các chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa có thể là các doanh nghiệp, Nhà nước, người dân. Đối tượng chính của hoạt động xuất khẩu là các sản phẩm hàng hóa hữu hình đã được sản xuất, chế biến tại trong nước. Từ cácnhận định và cơ sở phân tích, có thể đưa ra nhận xét, khái niệm XKNS như sau: “XKNS là một loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng nông sản cho nước ngoài nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội”. Từ đó:“XKNS ngành trồng trọt là một hình thức xuất khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt, là việc cung ứng hay bán hàng hóa nông sản ngành trồng trọt ra ngoài phạm vi của một Quốc gia nhằm mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội”. Chủ thể tham gia hoạt động XKNS là doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất và chế biến NSXK. Là các doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký kinh doanh mặt hàng nông sản theo pháp luật quy định, các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp, gián tiếp tham gia hoạt động bán hàng hóa nông sản ra thị trường quốc tế. Đối tượng hoạt động XKNS là hàng hóa nông sản ( chè, tinh dầu quế, gạo…), được sản xuất, chế biến trong nước để xuất khẩu.“Lợi ích mang lại từ hoạt động XNK đặc biệt là XKNS: Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là các mặt hàng nông sản, tham gia vào hoạt động XKNS nhằm mang lại lợi nhuận để đầu tưvà tái đầu tư sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần xuất khẩu; đối với những người tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản đặc biệt người dân nhằm mục đích nâng cao,năng suất lao động, thu nhập và cải thiện được đời sống người dân; đối với cơ quan quản lý nhà nước (chính quyền cấp tỉnh) hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản mang lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 7 giảm tỷ lệ thất nghiệp của người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.” Khác với các hoạt động thương mại trong nước, hoạt động XK đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa là các mặt hàng nông sản gắn với thị trường quốc tế có phạm vi rất rộng lớn, có rất nhiều các yếu tố tác động và ảnh hưởng tới hoạt động XKNS như nhu cầu về hàng hóa nông sản, văn hóa mỗi nước, thói quen và lối sống của mỗi Quốc gia. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đều rất quan tâm đến chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, như: Mở rộng hoạt động XKNS ra thị trường quốc tế trong khi hoạt động sản xuất sản phẩm các mặt hàng nông sản thị trường trong nước không có sự biến động mạnh; xuất khẩu sẽ mang lại nguồn ngoại tệ có thể bù đắp được khoản ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu; mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, học hỏi văn hóa tiên tiến hiện đại của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKNS và người sử dụng, tiêu dùng các mặt hàng nông sản trong nước. Cùng với việc, xuất khẩu các mặt hàng phi nông sản, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng có nhiều điểm khác. Thứ nhất, nông sản xuất khẩu là các mặt hàng nông sản với các đặc điểm chịu sự tác động mạnh mẽ bởi yếu tố của điều kiện môi trường, điều kiện tự nhiên, hàng hóa nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm, mốc, không còn giữ được phẩm chất như ban đầu. Những mặt hàng nông sản là những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, đất đai. Do vậy, xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng cần phải có sự tính toán về thời gian, thời điểm thu mua và bán hàng, về các điều kiện khác nhưthời gian bảo quản, các khâu chế biến hàng nông sản. Thứ hai, xuất khẩu các mặt hàng nông sản là ngành quan trọng, rất nhạy cảm, thường gặp các hàng rào như “bảo hộ thuế quan, phi thuế quan”. Thường các Quốc gianhập khẩu đều muốn ngành nông nghiệp của mình được bảo vệ, cũng gần như bảo vệ người nông dân, nhiều chính sách bảo vệ nông nghiệp đảm bảo có lợi cho sản xuất nông sản trong nước được ban hành, điều đó tạo ra sự khó khăn cho các nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản ngành trồng trọt. Hầu như các nước trên thế giới đều 8 xuất khẩu các mặt hàng nông sản, cũng nhập khẩu các mặt hàng nông sản do điều kiện thổ nhưỡng,khí hậu, thời tiếtở các nước là khác nhau, mỗi Quốc gia có những sản phẩm đặc trưng riêng.” 1.1.2. Các hình thức chủ yếu của xuất khẩu nông sản Căn cứ vào các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu có: XKNS ngành trồng trọt, XKNS ngành chăn nuôi, XKNS ngành dịch vụ về nông nghiệp. Luận văn tập trung nghiên cứu các hình thức chủ yếu của XKNS thuộc ngành trồng trọt. Cụ thể, căn cứ vào hình thức của hoạt động xuất khẩu, XKNS thuộc ngành trồng trọt có 2 hình thức: Trực tiếp và gián tiếp Một là,”XKNS trực tiếp: là việc các doanh nghiệp tự đầu tư, bỏ vốn ra thu mua sản phẩm nông sản từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc các doanh nghiệp tự sản xuất, chế biến sản phẩm rồi trực tiếp tiến hành các giao dịch mua – bán với đối tác nước ngoài hoặc thông qua các đại diện bán hàng hoặc các nhà phân phối các mặt hàng nông sản của mình ở những thị trường nước ngoài” [8]. XKNS trực tiếp có hai hình thức: - Hình thức XKNS chính ngạch:“Là các hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo giấy phép do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu thông hàng hóa nông sản thông qua các cửa khẩu quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phảichấp hành các thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định và thông lệ quốc tế. Hình thức xuất khẩu chính ngạch, tùy vào điều kiện và thỏa thuận giao hàng, chia ra theo nhiều hình thức: Hình thức xuất khẩu theo giá FOB, hình thức xuất khẩu theo DAF và hình thứcxuất khẩu theo giá CIF.” - Hình thức XKNS tiểu ngạch:“Là các hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của cơ quan quản lý nhà nước (như theo giấy phép của ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới). Hình thức XKNS theo con đường tiểu ngạch, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không phải thông qua nhiều các thủ tục về hành chính, hình thức này chỉ được áp dụng với điều kiện XKNS sang các nước giáp gianh và có chung đường biên giới.” Ưu điểm hình thức XKNS trực tiếp: Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể trực 9 tiếp giao dịch và thường xuyên liên hệ với khách hàng cũng như thị trường quốc tế, từ đó nắm bắt được các yêu cầu khách hàng, tình hình hoạt động bán hàng, các doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản,việc tham gia trực tiếp thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm trên thị trường quốc tế.. Hình thức xuất khẩu trực tiếpcòn làm tăng nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm được các khoản chi phí cho các đối tác trung gian. Hạn chế của hình thức XKNS trực tiếp: Các doanh nghiệp XKNS không tập trung được nguồn lực, các nguồn lực bị phân tán trên thị trường quốc tế rộng lớn và phức tạp, chấp nhận tham gia môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế với nhiều rủi ro trong kinh doanh hơn. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tập trung và có đủ mọi nguồn lực để tham gia và mở rộng hoạt động kinh doanh XNK ra thị trường nước ngoài, khả năng điều hành, quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản hiệu quả. Các doanh nghiệp, thường sử dụng các hình thức XKNS trực tiếp: Mở thêm các chi nhánh bán hàng của chính các doanh nghiệp ở thị trường quốc tế; Xuất khẩu nông sản tiến hành thông qua Hiệp hội XKNS từ các công ty liên doanh; lập đại diện, bán hàng của doanh nghiệp ở thi trưởng nước ngoài; thực hiệnthông qua Hiệp hội xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Hai là, “XKNS gián tiếp là hình thức một doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu tiến hành bán các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp mình thông qua dịch vụ của các trung gian buôn bán (hay là tổ chức độc lập) được đặt ngay tại nước xuất khẩu. Hình thức này, thường là các các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế thực hiện” [8]. Ưu điểm hình thức XKNS gián tiếp này là các tổ chức độc lâp hay chính là các trung gian buôn bán, thường nắm rõ tập quán, phong tụcvàcác quy định của các nước nhập khẩu nên có thuận lợi hơn trong hoạt động XKNS, có thể đẩy nhanh việc thực hiện mua bán hàng hóa nông sản, hạn chế được những rủi ro thị trường mang lại. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động XKNS giảm thiểu chi phí thâm nhập, tìm hiểu hoạt động của thị trường xuất khẩu, các đối thủ cạnh tranh trong XKNS thông qua các tổ chức độc lập hay chính là các trung gian buôn bán. 10 Tuy nhiên hình thức XKNS gián tiếp còn một số hạn chế nhưcác doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh XKNS không tham gia trực tiếp giao dịch với khách hàng nên chưa thể đáp ứng đúng, kịp thời nhu cầu của khách hàng cần. Hình thức này phải giao dịch phải thông qua trung gian, doanh nghiệp XKNS phải mất tỷ lệ % hoa hồng nhất định khi sử dụng hình thức giao dịch này, làm cho doanh thu của doanh nghiệp XKNS bị giảm một phần. 1.1.3. Đặc điểm của xuất khẩu nông sản “Một là, đối tượng của hoạt động XKNS là các mặt hàng nông sản. TỉnhYên Bái, hàng hóa nông sản là toàn bộ các sản phẩm từ trồng trọt như tinh dầu quế, gạo, giấy đế, chè chế biến,đũa gỗ, ván ép…. Là những sản phẩm do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra, có thể ởdạng thô chưa qua sơ chế hoặc các mặt hàng nông sản ởdạng đã qua sơ chế. NSXK là hàng hoá của hoạt động xuất khẩu, được đem bán ra thị trường quốc tế. Do đó, cần phải đáp ứng được và đầy đủ các yêu cầu, nhu cầu của các nước nhập khẩu như về các quy định, chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong kỹ thuật chế biến sản phẩm. Hàng nông sản chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ và ngặt nghèo chỉ số chất lượng, đặc biệt vệ sinhan toàn thực phẩm. Hai là, XKNS chủ thể là các doanh nghiệp tham gia kinh doanh lĩnh vực XKNS. Các lái buôn, người nông dân chính là trung gian trong hoạt động XKNS. Nếu không được tổ chức tốt tất cả các khâu trong chu trình tạo ra sản phẩm xuất khẩu dễ dẫn đến sự tranh giành trên thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh, bán phá giá các mặt hàng nông sản. Ba là, người bán hàng nông sản cùng với người mua hàng NSXK là những người sống ở các Quốc giakhác nhau, có tập quán, phong tục và những nhu cầu tiêu dung khác nhau về hàng nông sản. “Bốn là, hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản theo chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Từ khâu sản xuất tới khâu xuất khẩu, hàng hóa nông sản qua ba chu trình sản xuất chính: Sản xuất hàng hóa nông sản (thuộc phạm vi lĩnh vực sản xuất 11 trong nông nghiệp), thu - mua nông sản, sơ chế và chế biến, bảo quản hàng hóa nông sản (thuộc phạm vi lĩnh vực sản xuất trong công nghiệp và dịch vụ), cuối cùng là khâu xuất khẩu hàng hóa nông sản (nằm trongphạm vi lĩnh vực kinh doanh thương mại). Toàn bộ quá trình này đều có sự ảnh hưởng, liên quan tới nhau. Trong mỗi một khâu tham gia quá trình này có cái ( hay chính là những đặc điểm) riêng biệt. Xuất khẩu nông sản (đầu ra cho hàng hóa nông sản) là khâu hay chu trình cuối cùng trong chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản. Là chu trình mang lại nhiều doanh thu hay lợi nhuận nhất trong chuỗi cho các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị. Xuất khẩu hàng hóa nông sản tuân theo quy luật, sự điều tiết của nền kinh tế thị trường (hay thị trường) được tiến hành trên cơ sở kinh doanh tự do và bình đẳng theo giá thị trường. Vì vậy, QLNN các cấp chính quyềncần có sự điều tiết lợi ích giữa các chu trình sản xuất ( hay là các khâu), sự phối hợp các sở ban nghành trong tỉnh để nâng cao giá trị của hàng hóa nông sản.” Năm là, có nhiều chủ thể tham gia hoạt động XKNS, như các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩutham gia. Mỗi một doanh nghiệp có thể thực hiện toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị hàng hóa NSXK, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến vàxuất khẩu các mặt hàng nông sản, hoặc doanh nghiệp tùy thuộc điều kiện, tình hình tài chính và các điều kiện khác chỉ tham gia khâu chế biến còn XKNS tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp XKNS có ưu thế trong lĩnh vực XKNS không lệ thuộc, việc các doanh nghiệp đó đã có kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiều năm hay chưa. Mà quan trọng để chiếm được ưu thế cạnh tranh đối với nhiều mặt hàng nông sản phụ thuộccác yếu tố như: chất lượng nông sản, thương hiệu hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, thông tin trên thị trường về hàng hóa NSXK. Sáu là, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình XKNS phụ thuộc nhiều thị trường nước ngoài. Việt Nam thực hiện ký kết các “Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương” về cơ bản mang lại chiều hướng tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa là các mặt hàng nông sản. Ngoài ra, sự thay đổi cung cầu về lượng hàng hóa nông sản, các chính sách của cácnước nhập khẩu, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế đều tác động đến quá trình xuất khẩu hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan