Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú t...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ

.PDF
129
1
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH TÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH TÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng. Các số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Phú Thọ, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ MINH TÂM ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện tốt luận văn này. Em vô cùng biết ơn các Thầy cô trường Đại học Hùng Vương đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, phòng đào tạo trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới quý sở Công Thương Phú Thọ; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công thương Phú Thọ, các cơ quan ban ngành có liên quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, chia sẻ và không ngừng động viên em trong suốt thời gian qua. Phú Thọ, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ MINH TÂM iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................. 3 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 5 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 6 PHẦN II: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ..................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ ................................................ 10 1. Một số lý luận về phát triển công nghiệp nông thôn................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ......................................................... 10 1.1.2. Khái niệm về quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn ................. 23 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn ............................................................................ 30 1.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển CNTT ............ 33 1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn .................................................................................... 36 iv 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Vĩnh Phúc ............... 36 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình ................ 39 1.2.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ................................................. 40 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ....................... 42 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................... 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ ........................................................... 42 2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội tỉnh Phú Thọ ................................................... 46 2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn ..................... 53 2.2. Thực trạng về phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ............... 54 2.2.1. Tình hình về số lượng và các loại hình sản xuất kinh doanh ................ 54 2.2.2. Về giá trị sản xuất của công nghiệp nông thôn và cơ cấu theo ngành công nghiệp .............................................................................................................. 55 2.2.3. Thực trạng về các nguồn lực của công nghiệp nông thôn .................... 58 2.2.4. Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề TTCN ...... 64 2.2.5. Tình hình thị trường .............................................................................. 66 2.2.6. Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn ....................................... 69 2.2.7. Vấn đề môi trường trong phát triển công nghiệp nông thôn ................. 70 2.3. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 71 2.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 71 2.3.2. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn và ban hành quy tắc, quy chế, cơ chế để phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh....................................................................................... 73 2.3.3. Thực trạng bộ máy, phát triển cán bộ để quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................. 75 v 2.3.4. Thực trạng thanh tra việc thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn và hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................... 77 2.4. Đánh giá chung về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 78 2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 78 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 80 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế ..................................................... 81 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025 ................................................. 83 3.1. Phương hướng và mục tiêu về phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 .................................................................................... 83 3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ ....................... 83 3.1.2. Phương hướng cơ bản nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ đến 2025 ................................................................................................... 84 3.1.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................. 86 3.1.4. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với phát triển CNNT .......................... 87 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 88 3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................. 88 3.2.2. Đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ............................. 91 3.2.3. Tăng cường các nguồn lực để phát triển công nghiệp nông thôn ......... 92 3.2.4. Hoàn thiện công tác QLNN đối với phát triển CNNT tỉnh Phú Thọ .. 100 3.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường .......................................................... 111 vi 3.2.6. Tăng cường cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương của chính quyền tỉnh ........................................................................ 112 3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của chính quyền tỉnh Phú Thọ ......................................................................................................... 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 115 1. Kết luận ..................................................................................................... 115 2. Kiến nghị ................................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 117 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ năm 2018............................. 45 Bảng 2.2: Tổng hợp một số loại khoáng sản của tỉnh Phú Thọ ..................... 46 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu dân số và lao động năm 2019 ................................ 52 Bảng 2.4: Số lượng, tỷ lệ tăng trưởng của các cơ sở công nghiệpnông thôn giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................. 54 Bảng 2.5: Số lượng cơ sở CNNT theo nhóm ngành nghề .............................. 55 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệpnông thôn tỉnh Phú Thọ 2017 – 2019 56 Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành công nghiệp nông thôntỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 –2019(Giá so sánh 2010) ................................................ 57 Bảng 2.8: Số lao động công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2017 2019 ................................................................................................................. 59 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ .................. 60 Bảng 2.10: Quy mô vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ 62 Bảng 2.11 Cơ cấu thị trường công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ ............... 67 viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ ..................................................... 42 Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ............. 58 SƠ ĐỒ Sơ đồ1.1: Khung phân tích tác động công nghiệp nông thôn ......................... 20 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQL Ban quản lý CNNT Công nghiệp nông thôn CCN Cụm công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp DN Doanh nghiệp GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp NGTK Niên Giám thống kê HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế xã hội KCN Khu công nghiệp MTQG Mục tiêu quốc gia SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCP Thủ tướng chính phủ Tp Thành phố Tx Thị xã QLNN Quản lý Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp nông thôn là một thành phần của công nghiệp nói chung, được phân bố tại các vùng nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm các CSSX trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Công nghiệp nông thôn hiện nay có vai trò ngày càng to lớn, “đang thu hút 60% trong tổng số lao động và đã tạo ra được 40% giá trị của tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp trên cả nước” (Chính phủ). Việc phát triển công nghiệp đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương. Bởi phát triển công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn, phát triển các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, giải quyết được việc làm, tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đại bộ phận người dân tại khu vực nông thôn. Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu " vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông hồng và Tây Bắc; đặc biệt tỉnh còn là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Đồng thời, là tỉnh có nhiều tiềm năng " phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến chè…, trong những năm gần đây các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Phát triển công nghiệp nông thôn đã thu hút được một lượng vốn khá lớn từ trong dân cư vào đầu tư sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, hạn chế việc di dân ra đô thị, giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế, về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực, bền vững. Tuy nhiên, quy mô của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đặc biệt là khu vực tư nhân nhìn chung còn nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa hình thành được sản phẩm chất lượng cao, chưa có thương hiệu để xuất khẩu. Đội 2 ngũ lao động có trình độ tay nghề còn thấp, khả năng liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phẩm để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có còn hạn chế. Tỷ trọng và đóng góp của công nghiệp nông thôn trong phát triển kinh tế chưa xứng với lợi thế của tỉnh. Để phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn, giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới thì việc tìm ra các giải pháp, cơ chế tạo ra những đột phá mới trong công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển nền kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung là vô cùng cấp thiết. Từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn đối với phát triển công nghiệp nông thôn, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn để nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, đồng thời hy vọng góp phần nhìn nhận mới trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 2017 - 2019. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các hoạt động và tác động tới phát triển kinh tế - xã hội. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ trong giời gian tới. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về vấn đề quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. - Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. - Đối tượng khảo sát là các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/4/2012 của Chính phủ gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng nông, lâm sản… được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật đang tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019. + Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2017 - 2019). + Số liệu sơ cấp (điều tra hộ cá thể, doanh nghiệp) năm 2019. + Đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.2.2. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3.2.3. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Luận văn tuân thủ các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế xã hội. - Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh phú Thọ. 4 4.2. Phương pháp tiếp cận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách về kinh tế của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của địa phương về phát triển công nghiệp nông thôn. - Phương pháp tiếp cận theo hệ thống: Đối với phát triển công nghiệp nông thôn là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động như xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn đến khâu tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đó. - Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Là việc làm sáng tỏ các vấn đề bằng lý thuyết có liên quan và phân tích những vấn đề thực tiễn nhằm chỉ rõ bản chất của QLNN đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ. - Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng: Phát triển công nghiệp nông thôn có liên quan đến nhiều ngành sản xuất nên khi tiếp cận vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn theo quan điểm liên ngành và việc quy hoạch công nghiệp nông thôn phải phù hợp với từng vùng cụ thể. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để hoàn thiện việc nghiên cứu luận văn đã sử dụng các tài liệu có liên quan đến luận văn là các báo cáo, văn bản pháp lý gồm kế hoạch, các báo cáo, cơ cấu tổ chức, các quy định của ngành, cũng như kết quả thực hiện của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ... đồng thời có sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận theo thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu thực tiễn của các hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Từ các số liệu thống kê, có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được nhưng nhận xét và kết luận đúng đắn. " - Phương pháp tiếp cận theo so sánh: Dùng để so sánh các yếu tố định lượng " hoặc định tính. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mực độ biến động của các chỉ tiêu. " 5 - Phương pháp chuyên gia: Với mục đích đánh giá, định hướng đường lối phát triển công nghiệp nông thôn. - Phương pháp dự báo: Với mục đích dự báo hướng phát triển sắp tới của việc phát triển công nghiệp nông thôn để xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh. - Phương pháp phân tích và đánh giá chính sách: Với mục đích phân tích lợi hại hiện trạng thực tế của việc phát triển công nghiệp nông thôn. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Góp phần để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Thực trạng của việc phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. Những vấn đề cốt lõi trong việc quản lý của Nhà nước về phát triển công nghiệp tại vùng nông thôn. Những kinh nghiệm quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp nông thôn ở một số địa phương lân cận có giá trị tham khảo cho tỉnh Phú Thọ. 5.2. Về mặt thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất những giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương, cụ thể sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú thọ đến năm 2025. 6 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7.1. Khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận văn Nội dung công nghiệp nông thôn là nội dung được các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn đặc biệt quan tâm. Tiêu biểu là các nhóm công trình nghiên cứu sau: * Các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp. Các tác giả Phạm Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006), “Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí định hướng cho công nghiệp phát triển theo hướng bền vững Việt Nam, gồm: Tăng trưởng bền vững; tạo vị thế trong phân công quốc tế; tiêu dùng bền vững công nghiệp; doanh nghiệp bền vững; chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh. Tác giả Nguyễn Văn Tuyên (2010), “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa các quan điểm, chính sách về phát triển bền vững công nghiệp của Việt nam và Nghệ An. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Nghệ An theo hướng bền vững, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Tuy nhiên, trong quá trình luận giải, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp ở Nghệ An luận văn mới chỉ đánh giá thực trạng phát triển của công nghiệp tỉnh Nghệ An chứ chưa đi sâu đánh giá sự phát triển theo tiêu chí phát triển công nghiệp bền vững. Tác giả Tô Hiến Thà (2014), “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế Hoc viện chính trị - Bộ Quốc phòng. Trong công trình này, tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra và phân tích các tiêu chí phát triển công nghiệp theo hướng bền vững gồm: Bền vững về kinh tế; bền vững về môi trường; bền vững về xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, bao gồm cả những thành tựu và hạn chế, 7 luận án đã đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam theo hướng bền vững. * Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế tại các vùng nông thôn. Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và xác định hệ thống các tiêu chí đánh giá, đồng thời đề ra những biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Đỗ Quang Dũng (2006),“Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển làng nghề từ đó đề ra một số quan điểm, giải pháp trong phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây trong thời gian tới. Nguyễn Phương Thảo (2013), “Tiểu, thủ công nghiệp các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề cập một cách tương đối khái quát và có phần sâu sắc về đặc điểm, nội dung, tính quy luật vận động và phát triển của CNNT trong quá trình đổi mới, các mô hình kinh tế trong mở cửa hội nhập gắn với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và phát triển CNNT nói riêng. * Các công trình nghiên cứu về CNNT và phát triển CNNT Nguyễn Văn Phúc (2004), “Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển”, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội: Nghiên cứu những nhận thức về bản chất CNNT ở nước ta, kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này ở một số nước, trình bày thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, những vấn đề được đặt ra, xu hướng và giải pháp… để thúc đẩy phát triển CNNT ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Phạm Đức Nhuấn và Nguyễn Quang Minh (2008), “Tác động của phát triển công nghiệp nông thôn đến đảm bảo nguồn vật lực cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành 8 phố) ở đồng bằng Sông Hồng”, Nxb Quân đội nhân dân - Hà Nội. Nhóm tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như những phương hướng và giải pháp cơ bản gắn phát triển CNNT với bảo đảm nguồn vật lực cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ở Đồng bằng sông Hồng, qua đó tăng cường sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Viên Thị An (2008), “Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình”, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình. Bài viết thể hiện khái quát quá trình phát triển công nghiệp ở nông thôn về vị trí, tầm quan trọng trong phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với một số làng nghề và làng nghề truyền thống ở tỉnh Thái Bình, đồng thời đề ra một số giải pháp phát triển CNNT của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Trần Thị Minh An (2009), “Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn khái quát vai trò của công nghiệp nông thôn; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNNT, quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước, đề xuất phương hướng và các giải pháp để phát triển CNNT ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến việc phát triển CNNT đăng trên các tạp chí khoa học như: - Tác giả Hà Văn Ánh với đề tài “Phát triển CNNT ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2004. Đề tài đã đề cập đến CNNT là một bộ phận của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với các hình thức tổ chức hoạt động SXKD với nhiều trình độ kỹ thuật và quản lý khác nhau, phải do chính quyền địa bàn đã quản lý về mặt Nhà nước cấp huyện xã, đồng thời đưa ra những phương thức để thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ tạo thêm việc làm mới, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thúc đẩy nông thôn phát triển mà chưa đưa ra được mô hình cần thiết cho sự phát triển của CNNT. Nguyễn Đình Phan (2004), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (số 11/2004). 9 TS Vũ Thị Thoa, “Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước - Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10/2005). Đỗ Hữu Hòa, “Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 02/2005). Nguyễn Quang Minh, “Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội nhập”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 28+29/2007). Mặc dù có sự đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau ở những bài viết trên nhưng đều hướng tới các vấn đề sau: Một là, Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm chứng minh vị trí và sự cần thiết phải phát triển CNNT ở nước ta hiện nay. Hai là, Đánh giá thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra qua quá trình sản xuất hàng hóa phát triển CNNT theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập quốc tế. Ba là, Đưa ra kiến nghị có liên quan đến các chính sách và tổ chức quản lý của Nhà nước, đề xuất giải pháp nhằm phát triển CNNT nước ta trong những năm tiếp theo. 7.2. Những nhận định chủ yếu rút ra cho việc nghiên cứu của luận văn - Các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập được chủ yếu đề cập đến việc phát triển công nghiệp tại các vùng nông thôn, quản lý Nhà nước và các chủ trương, chính sách phát triển CNNT trong cả nước. - Các bài viết có sự kế thừa cho việc nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có tác giả hay công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về phát triển CNNT tại tỉnh Phú Thọ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan