Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyê...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyên

.PDF
197
245
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH   HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH  TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP VÙNG TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH   HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH  TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP VÙNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Mã số: 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS NGUYỄN HỮU KHIỂN HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Đà Lạt, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Tác giả luận án Trương Đình Chiến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) DVC: Dịch vụ công EFA: Giáo dục cho mọi người (Education For All) EU: Cộng đồng châu Âu (Liên minh châu Âu - European Union) GATS: Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services) GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo NCL: Ngoài công lập OECD: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) PPP: Công – tư phối hợp (Public Private Partnership) K–12: Giáo dục phổ thông (Mầm non và từ lớp 1 đến lớp 12; Kindergarten – the 12th grade) QLCM: Quản lý công mới QLNN: Quản lý nhà nước THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UNESCO: Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank) WTO: Tổ chức Thương Organization) XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHH: Xã hội hóa XHHGD: Xã hội hóa giáo dục mại Thế giới (World Trade DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG – BIỂU, HÌNH ẢNH NỘI DUNG STT KÝ HIỆU 1 Sơ đồ 1.1 Trang Cơ sở giáo dục phổ thông trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 2 Hình 1.1 Hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính, tổng hợp ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng 3 Sơ đồ 1.2 27 63 Sơ đồ biểu thị các thành tố cơ bản trong môi trường hoạt động của trường phổ thông NCL theo “Mô hình Ánh sáng trắng” 64 82 4 Bản đồ 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TÂY NGUYÊN 5 Bảng 2.1 SỐ LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG NCL BẬC 91 TRUNG HỌC CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 2000 – 2010 6 Bảng 2.2 MÔ HÌNH TRƯỜNG PHỔ THÔNG BÁN CÔNG TẠI CÁC 94 TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 7 Bảng 2.3 TỔNG HỢP Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH, LẬP KẾ 101 HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG NCL 8 Bảng 2.4 TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT VIỆC THỰC 105 THI CHÍNH SÁCH CỦA CÁC CƠ QUAN QLNN CẤP TỈNH TẠI TÂY NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PT NCL 9 Bảng 2.5 TỔNG HỢP Ý KIẾN NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ 107 CHỨC, NHÂN SỰ CỦA CÁC CƠ QUAN QLNN CẤP TỈNH 10 Bảng 2.6 TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CHẾ VÀ PHƯƠNG 109 THỨC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN QLNN CẤP TỈNH 11 Bảng 2.7 TỔNG HỢP Ý KIẾN VỀ LOẠI HÌNH TRƯỜNG PHỔ THÔNG 111 BÁN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 12 Biểu đồ 2.1 BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN HỌC SINH PHỔ THÔNG NGOÀI 122 CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 2000 - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trang ............................................................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học của luận án ................................................................................................................... 5 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ......................................................................... 7 7. Kết cấu nội dung của luận án ........................................................................................................................... 8 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1. Khái quát tình hình nghiên cứu ...................................................................................................................... 9 2. Phân tích – đánh giá một số công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết với đề tài, những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết .................................. 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 26 1.1 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 26 1.1.1 Một số cách tiếp cận về trường phổ thông NCL ..................................................................... 26 1.1.2 Đặc điểm, khái niệm trường phổ thông NCL 30 ........................................................................... 1.1.3 Quá trình hình thành cơ sở giáo dục phổ thông NCL qua các giai đoạn lịch sử phát triển giáo dục, vai trò trường phổ thông NCL trong phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay .............................................................................................................................................................. 33 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 39 1.2.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước .................................................................................. 39 1.2.2 QLNN về giáo dục – đào tạo ..................................................................................................................... 43 1.2.3 QLNN đối với hệ thống các trường phổ thông NCL ......................................................... 46 1.3 CÁC THÀNH TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP, ĐỀ XUẤT “MÔ HÌNH ÁNH SÁNG TRẮNG” 60 I 1.3.1 Các thành tố cơ bản tạo lập môi trường vận hành của hệ thống trường phổ thông NCL và có nhiều tác động đến hiệu quả QLNN .................................................................. 60 1.3.2 Giới thiệu – đề xuất “Mô hình Ánh sáng trắng” trong QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL 62 ................................................................................................................................................. 1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 66 1.4.1 Kinh nghiệm về phát triển trường NCL ......................................................................................... 66 1.4.2 Một số kinh nghiệm về QLNN đối với hệ thống trường NCL ................................. 68 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, một số vấn đề đặt ra về lý luận QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 73 .......................................................................................................................................... 78 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 79 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 79 2.1.1 Các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động tới quá trình phát triển giáo dục phổ thông các tỉnh vùng Tây Nguyên ........................................................................................................................ 79 2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục phổ thông vùng Tây Nguyên ........................................ 84 2.1.3 Sự phát triển hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây nguyên ....... 87 2.2 THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TÂY NGUYÊN 99 2.2.1 QLNN theo các nội dung và yêu cầu quản lý chủ yếu đối với hệ thống trường phổ thông NCL .................................................................................................................................................................... 99 2.2.2 QLNN theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ – địa phương đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh Tây Nguyên ......... 117 2.2.3 Đánh giá chung, những vấn đề rút ra từ thực tiễn QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 ..................... 119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................... II 129 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 130 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 130 3.1.1 Quan điểm, yêu cầu chủ yếu; những dự báo làm căn cứ cho định hướng phát triển hệ thống trường phổ thông NCL vùng Tây Nguyên ........................................................... 130 3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống trường phổ thông NLC tại các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 ............................................................................................................................. 139 3.1.3 Cơ hội, thách thức; những yêu cầu về QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên ............................................................................................................. 142 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 ......................................................................................................................................... 148 3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch, xây dựng kế hoạch; đổi mới chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trường phổ thông NCL ............................................................................................... 148 3.2.2 Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy QLNN đối với hệ thống các trường phổ thông NCL; cải cách thủ tục cấp phép ...................... 157 3.2.3 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế và phương thức QLNN của các tỉnh vùng Tây Nguyên đối với hệ thống trường phổ thông NCL ................................................................... 161 3.2.4 Nhóm giải pháp thực hiện chuyển đổi loại hình trường theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................... 168 3.2.5 Nhóm giải pháp về đảm bảo hiệu lực QLNN trong lĩnh vực kiểm tra – kiểm soát, kiểm định chất lượng đối với hệ trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên ............................................................................................................................................................................. 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 VÀ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 177 KẾT LUẬN 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 PHẦN PHỤ LỤC 189 III MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cung ứng dịch vụ công (DVC) là một trong những chức năng cơ bản, là sứ mệnh của Nhà nước đối với nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH). Nếu việc thực hiện chức năng quản lý là lĩnh vực hầu như độc quyền của Nhà nước, thì với chức năng phục vụ, theo quan niệm hành chính công mới, xã hội hóa (XHH) là xu hướng ngày càng được quan tâm để mở rộng khả năng, chia sẻ cơ hội và trách nhiệm với các lực lượng trong xã hội cùng tham gia cung ứng và nâng cao chất lượng DVC. Giáo dục – đào tạo (GD – ĐT) là một lĩnh vực DVC rất quan trọng. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định: giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu; là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân, hướng tới mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Để tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp GD – ĐT phù hợp với yêu cầu mới, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) – đa dạng hóa loại hình trường lớp là chủ trương quan trọng và là xu thế tất yếu. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hệ thống trường ngoài công lập (NCL) cũng phải được ngày càng đổi mới và thích nghi trong điều kiện Việt Nam đang trong quá trình tiếp cận cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực đổi mới quan điểm, chủ trương và chính sách XHHGD; từng bước thể chế hóa và đề ra yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp QLNN đối với hệ thống trường NCL. Tuy nhiên, QLNN đối với các cơ sở giáo dục NCL, nhất là đối với hệ thống trường phổ thông NCL nhìn chung vẫn còn không ít khó khăn, bất cập về cả thể chế, chính sách, cơ chế cũng như hiệu quả quản lý; chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn. Đối với các cơ quan thẩm quyền chức năng QLNN cấp tỉnh, quản lý giáo dục phổ thông vẫn là lĩnh vực còn nhiều lúng túng và chậm đổi mới. 1 QLNN đối với hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông NCL cần được tăng cường nghiên cứu lý luận, đổi mới tư duy để trên cơ sở đó hoàn thiện khoa học QLNN về xã hội, đồng thời góp phần thực hiện yêu cầu: “Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề về sở hữu, về tính chất hoạt động lợi nhuận và hoạt động phi lợi nhuận, về trách nhiệm xã hội và các tổ chức, về các hình thức xã hội hóa trong mỗi lĩnh vực, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách.”. [46] Xét về mặt thực tiễn, Tây Nguyên có vị trí chiến lược khá quan trọng, có đông đồng bào dân tộc; có những nét đặc thù về KT – XH và đang tiềm ẩn một số yếu tố khá nhạy cảm về chính trị – xã hội; trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng – miền. Trước tình hình dân số các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng cơ học khá nhanh, các lợi thế và tiềm năng của vùng đang trong quá trình được khai thác, nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững vùng Tây Nguyên đang tăng cao; việc phát triển quy mô, mạng lưới trường học và tăng cường hiệu quả QLNN đối với giáo dục phổ thông đang trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng. Hệ thống trường phổ thông NCL tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đã được hình thành, phát triển từ những năm đầu thập niên 1990 đến nay và đã góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận đáng kể số học sinh được học lên bậc trung học. Các cấp QLNN địa phương cũng đã có những cố gắng nhất định để thích ứng với yêu cầu mới. Tuy nhiên, QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên những năm qua còn không ít hạn chế và nảy sinh một số vấn đề có phần bức xúc. Một số cấp QLNN, nhất là ở cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về tính chất, yêu cầu XHHGD. Để phát triển giáo dục phổ thông gắn với thực hiện công bằng xã hội, chăm lo việc học hành của học sinh các dân tộc ít người, thực hiện phổ cập giáo dục vùng Tây Nguyên là những vấn đề rất cần được quan tâm xử lý hài hòa. Thực tiễn đang đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL để nâng cao hiệu quả phát triển giáo dục tại các tỉnh vùng Tây Nguyên. 2 Xuất phát từ yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông gắn với với điều kiện KT – XH các vùng – miền, giải pháp phù hợp cho phát triển và QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 cần được chú ý nghiên cứu để chỉ đạo – thực hiện theo các yêu cầu Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết 05/2005/NQ–CP ngày 18/4/2005 “Về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”. Từ những lý do chủ yếu nêu trên, việc nghiên cứu lý luận QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL, phân tích – đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL vùng Tây Nguyên là một yêu cầu khá cấp thiết. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh xin được chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về QLNN, phân tích – đánh giá thực trạng QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên, nghiên cứu sinh thiết lập luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng, hoàn thiện nội dung, phương thức QLNN đối với hệ thống các trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết về QLNN đối với giáo dục NCL nói chung và QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL theo nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ – địa phương; - Khảo sát tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống trường phổ thông NCL, nhận định – đánh giá tác động của nó đến sự phát triển giáo dục phổ thông vùng Tây Nguyên. Phân tích, đánh giá những ưu 3 điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động QLNN đến sự phát triển hệ thống giáo dục phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2000 – 2010; - Nghiên cứu – đề xuất định hướng phát triển và các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên để các cơ quan QLNN có thể tham khảo, vận dụng trong giai đoạn 2011 – 2020 và những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống các trường phổ thông NCL, QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên. Cụ thể là nghiên cứu hoạt động QLNN, cơ sở pháp lý QLNN và những yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trong điều kiện thực tiễn KT – XH và yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông các tỉnh vùng Tây Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Giáo dục phổ thông bao gồm 2 bậc học: bậc tiểu học và bậc trung học (cấp THCS, cấp THPT). Do số trường và số học sinh NCL bậc tiểu học còn rất ít, vùng Tây Nguyên chỉ có 3 trường NCL ở bậc học này, luận án chỉ xem xét chủ yếu tình hình phát triển và QLNN đối với hệ thống các trường THCS, THPT NCL; - Phạm vi về không gian lãnh thổ: chỉ tập trung ở vùng Tây Nguyên; - Phạm vi về thời gian: thực trạng QLNN đối với hệ thống các trường THCS, THPT NCL được xem xét trong giai đoạn 2000 – 2010 (khi có Luật Giáo dục sửa đổi). Các nhóm giải pháp QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên sẽ được đề xuất cho giai đoạn 2011 – 2020 là chủ yếu. 4 4. Giả thuyết khoa học của luận án QLNN gắn với đổi mới cung ứng và quản lý DVC có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển, hiệu quả hoạt động của hệ thống trường phổ thông NCL. Nếu hoàn thiện thể chế; đổi mới chính sách, cơ chế, phương thức QLNN phù hợp với yêu cầu XHHGD và điều kiện đặc thù về KT – XH các địa phương thì sẽ tạo điều kiện tốt hơn để thu hút đầu tư phát triển hệ thống trường phổ thông NCL, phát huy được hiệu quả các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển giáo dục phổ thông góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển bền vững KT – XH vùng Tây Nguyên. 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu một số công trình nghiên cứu đi trước để phân tích và tổng hợp lý thuyết, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian qua. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được tiến hành trên cơ sở sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu cụ thể có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cung ứng và quản lý DVC, về XHHGD và nhất là về QLNN đối với giáo dục phổ thông NCL để tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước về những vấn đề có liên quan đến đề tài. 5 + Phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết; liên kết các mặt, các nguồn thông tin thu thập được nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài, từ đó có được cái nhìn toàn diện, khách quan về chủ đề nghiên cứu; xác định rõ một số phạm trù, xây dựng – đề xuất một số khái niệm về “Trường phổ thông NCL”, “QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL”; + Vận dụng phương pháp mô hình, sơ đồ hóa nhằm tăng tính trực quan trong việc nghiên cứu và đề xuất khái niệm “Mô hình Ánh sáng trắng” để góp phần làm rõ các thành tố cơ bản trong môi trường hoạt động của trường phổ thông NCL, các yếu tố tác động và vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Thu thập, hệ thống hóa và phân tích số liệu để góp phần phát hiện những vấn đề về phát triển và hoạt động của hệ thống trường phổ thông NCL; khảo sát thực tiễn QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên. + Phỏng vấn không chuẩn bị trước thông qua trao đổi trực tiếp (phương pháp bổ trợ) để tham khảo ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm về quản lý giáo dục, QLNN đối với hệ thống trường NCL. + Trưng cầu ý kiến thông qua phiếu hỏi: việc khảo sát ý kiến được thực hiện đối với 154 nhà quản lý, công chức ở UBND tỉnh và một số Sở – ngành chức năng; hiệu trưởng, hiệu phó và một số cá nhân đầu tư thành lập trường phổ thông NCL tại các tỉnh được chọn mẫu để khảo sát: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai (là 3 tỉnh lớn trong 5 tỉnh của vùng Tây Nguyên). Xử lý thông tin và số liệu từ khảo sát kết hợp với phân tích, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để góp phần đánh giá thực trạng QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh Tây Nguyên; từ đó xem xét – đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 6.1 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, đưa ra được các cách tiếp cận để làm rõ đặc trưng của loại hình trường phổ thông NCL; đề xuất một số khái niệm, xác định những nội dung QLNN mang tính đặc trưng riêng đối với hệ thống trường phổ thông NCL; phân tích những cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL; đúc rút bài học kinh nghiệm của một số nước về QLNN đối với giáo dục NCL. . . làm cơ sở xây dựng luận cứ khoa học và góp phần làm phong phú lý luận QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL; Thứ hai, nghiên cứu và đề xuất – giới thiệu “Mô hình Ánh sáng trắng” để xác định các thành tố cơ bản tạo lập môi trường hoạt động phù hợp cho hệ thống trường phổ thông NCL, từ đó xác định vai trò Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và điều kiện thực tiễn địa phương; Thứ ba, chọn lọc, hệ thống hóa và phân tích số liệu để chỉ ra những bất hợp lý trong phát triển giáo dục NCL; nhận định – đánh giá những măt được, chưa được; phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập về QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh Tây Nguyên những năm qua. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, xác định yêu cầu, dự báo nhu cầu và đóng góp những ý tưởng định hướng tổng thể cho việc phát triển hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên những năm sắp tới; Thứ hai, thông qua đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, luận án đi sâu nghiên cứu – đề xuất các nhóm giải pháp QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL có tính chất cơ bản, đồng bộ và có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông NCL và điều kiện KT – XH các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020; 7 Thứ ba, các cấp QLNN, các cơ quan thẩm quyền chức năng, các nhà quản lý giáo dục và các trường phổ thông NCL có thể xem xét – vận dụng trong thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu quả QLNN, tạo điều kiện phát huy vai trò của hệ thống trường phổ thông NCL trong phát triển giáo dục tại các tỉnh vùng Tây Nguyên hoặc một số địa bàn có điều kiện KT – XH tương tự. Mặt khác, nghiên cứu sinh mong đợi kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý xem xét – tham khảo trong quá trình nghiên cứu khoa học, phân tích – đánh giá chính sách, bổ sung – hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 7. Kết cấu nội dung của luận án Nội dung luận án gồm có phần Mở đầu, Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập các tỉnh vùng Tây Nguyên Chương 3: Định hướng phát triển, giải pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập các tỉnh vùng Tây Nguyên KẾT LUẬN - DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - CÁC PHỤ LỤC 8 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan về quản lý đối với giáo dục NCL từ thực tiễn một số nước phương Tây, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Trên thực tế, XHH các lĩnh vực KT – XH nói chung và phát triển hệ thống trường NCL ở các nước phương Tây cũng như nhiều nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được tiến hành từ rất lâu. Các nước trên thế giới đã có không ít công trình nghiên cứu chính sách, cơ chế – phương thức quản lý và cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu, giới thiệu – khuyến nghị về phát triển và quản lý các cơ sở NCL trong lĩnh vực giáo dục với các đề tài như: - Ngân hàng Thế giới (WB): “Nhà nước trong một Thế giới đang chuyển đổi”; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” (Tài liệu dịch), trong đó, có phần viết của S. Chiavo-Campo và P.S.A. Sundaram: “Sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao kết quả hoạt động của trường học phổ thông”; - Tooley, James (1999): “Công nghiệp giáo dục toàn cầu, những bài học từ giáo dục tư thục ở các nước đang phát triển” (The Global Education Industry, Lessons from Private Education in Developing Countries), Institute of Economic Affairs, London; - Le Grand, J. & Barlett, W (1993): “Chuẩn thị trường và chính sách xã hội” (Quasi–markets and Social Policy), Macmillan, London. Công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng sự tồn tại của thị trường giáo dục đã là một thực tế được chấp nhận trong giáo dục. Tuy nhiên, đây là một thị trường đặc biệt, về bản chất, khác với thị trường hàng hóa hoặc thị trường trong các lĩnh vực dịch 9 vụ khác. Điểm khác biệt cơ bản là ở chỗ trong thị trường giáo dục, bên cạnh cơ chế cạnh tranh và các nhà cung ứng giáo dục tư nhân, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng giáo dục, quản lý chất lượng, bảo vệ quyền lợi người học nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Một thị trường như vậy không phải là thị trường theo nghĩa truyền thống, thị trường giáo dục chỉ gần đúng là một thị trường. Các tác giả Le Grand và Barlett gọi đó là “chuẩn thị trường” (quasi–market). - Đã có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về tác động của quản lý công mới (QLCM) đối với việc đổi mới quản lý giáo dục. Mackie và Williamson (2007) chỉ ra những tương quan giữa QLCM với những thay đổi về quản lý suốt 15 năm trong giáo dục tiếp tục ở Xcotlan. Tolofari (2005) nghiên cứu những thay đổi về cơ chế quản trị và tổ chức nhà trường dưới tác động của QLCM. Nhìn một cách tổng quát, các công trình trên đây đã đi vào nghiên cứu những vấn đề vĩ mô về đổi mới QLNN, QLCM và có phần liên quan đến QLNN đối với giáo dục NCL, đặc biệt là các vấn đề về tạo điều kiện – quan tâm lợi ích của mối quan hệ đối tác, thị trường dịch vụ giáo dục, xã hội công dân và QLNN; thể chế hóa sự tham gia của nhân dân và của các tổ chức cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trường phổ thông nói chung, hệ thống trường phổ thông NCL nói riêng. Các nhà khoa học, học giả trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu – tổng kết kinh nghiệm của nước ngoài về nhận thức, quan điểm, phát triển và quản lý hệ thống trường NCL. . . để từ đó phân tích chính sách, khảo sát thực tiễn, khuyến nghị những giải pháp về phát triển và quản lý hệ thống trường NCL của Việt Nam như: - Nguyễn Như Ất: “Từ tình hình phát triển các trường ngoài công lập Liên Bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam: thử tìm giải pháp có tính đột phá về lĩnh vực này”; 10 - Nguyễn Hữu Châu: “Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XXI của một số nước trên thế giới”; - GS. TSKH Vũ Đình Cự (chủ biên): “Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI”; - GS. VS Phạm Minh Hạc, PGS. TS Trần Kiều, PGS. TS Đặng Bá Lãm, PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI”; - Nguyễn Cảnh Chất biên dịch: “Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ”. - Nguyễn Quang Kính biên dịch: “Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI – Bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa”. 1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước về cải cách DVC, đổi mới quản lý giáo dục NCL và QLNN đối với hệ thống trường NCL Việt Nam có những nét đặc thù riêng về thể chế, là nước đang phát triển – tiếp cận nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ chủ trương đổi mới, qua quá trình XHHGD và phát triển hệ thống trường NCL cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường dịch vụ giáo dục; mô hình, hoạt động của trường phổ thông NCL; chính sách và một số lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN có liên quan: - Đề tài “Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập quốc tế” do PGS. TS Trần Quốc Toản (2010) làm chủ nhiệm. Đây là công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã đi vào nghiên cứu tương đối toàn diện những vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa giáo dục và thị trường trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Giáo dục tạo ra được những sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc biệt với nhiều cấp độ và tính chất khác nhau, do đó, tồn tại một thị trường dịch vụ giáo dục. Quá trình phát triển thị trường giáo dục được gọi là thị trường hóa trong giáo dục; bản chất của quá trình này là sử dụng các giải pháp, công cụ của thị trường, cơ chế thị trường để phát triển giáo dục. 11 - Các bài viết của TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: “Quản lý công mới và tác động của nó lên giáo dục Việt Nam” (Tạp chí Quản lý Giáo dục, Số 9, tháng 2/2010), “Quản lý công mới trong bối cảnh hình thành thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam” (Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 65, tháng 2/2011) thể hiện sự tiếp cận về đổi mới quản lý giáo dục theo hướng chỉ ra những đặc trưng nổi bật của thực tiễn giáo dục nước ta trong giai đoạn mới, hội nhập và phát triển, là sự hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ giáo dục. Trong tiến trình vận động của giáo dục, đặc biệt khi bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sau khi gia nhập WTO, đã xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, nhưng còn ít được nghiên cứu, đó là thị trường giáo dục. Sự xuất hiện của nhân tố này buộc quản lý giáo dục phải có những thay đổi căn bản. Điều này cũng đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Có một định hướng khá rõ ràng, đó là việc thay thế mô hình quản lý công truyền thống bằng mô hình QLCM vào trong QLNN cũng như trong tổ chức và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực QLNN đối với giáo dục nói chung, quản lý đối với hệ thống trường NCL nói riêng cũng đã có những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: - GS. Phạm Phụ: “Cơ sở giáo dục trong bối cảnh nền kinh tế thị trường”, “Những chủ đề cần cải cách và 9 kiến nghị về xã hội hóa nguồn lực trong giáo dục”; - PGS. TS Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí: “Về cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam”; - GS. TSKH Vũ Ngọc Hải: “Dịch vụ giáo dục”, “Nhận diện thách thức, cơ hội và yêu cầu đối với giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, gia nhập WTO và toàn cầu hóa”; - Công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học – nghiên cứu về phát triển giáo dục – đào tạo do bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan