Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đị...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
120
1
114

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG LÊ THÚY NGA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG LÊ THÚY NGA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Tuấn Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Ngọc Tuấn. Các số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thúy Nga ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Ngọc Tuấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện tốt luận văn này. Em vô cùng biết ơn các Thầy cô trường Đại học Hùng Vương đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, phòng đào tạo trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, chia sẻ và không ngừng động viên em trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thúy Nga iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... x Phần I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................. 6 6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 10 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................................... 11 1.1. Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...... 11 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.......... 14 1.1.3. Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .......... 15 1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................................................ 17 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................. 17 iv 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................................. 20 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh ........................................... 26 1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài ....................................... 26 1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên trong ........................................ 28 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước ........................................ 29 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 29 1.4.2. Một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn tỉnh Phú Thọ ................ 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .................................................................................. 35 2.1. Khái quát về đặc điểm của tỉnh Phú Thọ ................................................. 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 35 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 38 2.2. Thực trạng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 41 2.2.1. Khái quát hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................................... 41 2.2.2. Thực trạng về hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 42 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 45 2.3.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ........................... 45 2.3.2. Lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp FDI ........................................... 48 2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp FDI .................... 52 2.3.4. Kiểm soát việc phát triển doanh nghiệp FDI ........................................ 64 v 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ ............................................................. 69 2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 69 2.4.2. Điểm yếu trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................................ 72 2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 75 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ............................................................. 78 3.1. Quan điểm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................... 78 3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Phú Thọ ........................................... 80 3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ......................................... 80 3.2.2. Mục tiêu phát triển khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 81 3.2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Phú Thọ.................................... 82 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 .... 83 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................... 83 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................................ 88 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................... 92 3.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ......... 96 vi 3.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 96 3.4.1. Đối với Quốc hội ................................................................................... 96 3.4.2. Đối với Chính phủ ................................................................................. 97 3.4.3. Đối với cơ quan QLNN theo ngành và lĩnh vực ở trung ương ............. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu GRDP tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ....................... 39 Bảng 2.2: Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư tại Phú Thọ .......... 42 giai đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 42 Bảng 2.3: Tình hình điều chỉnh giấy chứng nhận đăng kí đầu tư tại Phú Thọ 43 giai đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 43 Bảng 2.4: Đánh giá mức độ về nhu cầu của DN đối với một số hoạt động.... 53 của chính quyền ............................................................................................... 53 Bảng 2.5 : Đánh giá nhu cầu của DN FDI đối với .......................................... 62 hoạt động cải cách hành chính ........................................................................ 62 Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép ........................... 63 Bảng 2.7: Kết quả thực hiện thu hút DN FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 69 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: GRDP giá hiện hành bình quân đầu người các tỉnh trung du miền núi phía Bắc năm 2018.................................................................................... 40 Biểu 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc tính đến hết năm 2018 ...................................................................... 63 HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 8 Hình 2.1: Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước đối với DN FDI ............. 45 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT BQL Bảo hiểm y tế Ban quản lý CBCC CCN DN Cán bộ công chức Cụm công nghiệp Doanh nghiệp GCNĐT KCN Giấy chứng nhận đầu tư Khu công nghiệp KCX KCNC KH&ĐT KKT NSNN QLNN Khu chế xuất Khu công nghệ cao Kế hoạch và Đầu tư Khu kinh tế Ngân sách nhà nước Quản lý nhà nước TTHC UBND Thủ tục hành chính Ủy ban nhân dân XT&HTĐT Xúc tiến và hợp tác đầu tư x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Diễn giải BOT, BT, BTO Các hình thức của Đầu tư theo hình thức đối tác công tư FDI GDP Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm GRDP Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế IMF OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ODA Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức Provincial Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Public Private Partnership – Đối tác công tư Đô la Mỹ PCI PPP USD 1 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đến nay, loại hình doanh nghiệp này luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và góp phần hoàn thành cơ bản mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Từ năm 1987, song hành cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài đã được ban hành, đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới và tiếp đó Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng để hoàn thiện từng bước thể chế, chính sách trong thu hút doanh nghiệp FDI như Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014… Với chủ trương đúng đắn đó, trải qua gần 30 năm phát triển, đến nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9-2018, Việt Nam có 26.646 dự án FDI có hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 334 tỷ USD vào 19/21 ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, với sự tham gia của khu vực đầu tư nước ngoài, nhiều ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao có bước phát triển đáng kể trong thời gian qua; các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng phát triển quan trọng trong dài hạn cho Việt Nam. Đồng thời, góp phần hình thành các không gian phát triển mới, gia tăng xuất khẩu, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam có một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ và cần phải khắc phục, đó là (i) Mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng. Tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp ở mức dưới trung bình; (ii) Thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn; (iii) Thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế; (iv) Còn hiện tượng một số doanh 2 nghiệp chuyển giá, trốn thuế hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường; hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án đầu tư nước ngoài chưa cao. Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã được nhận diện và hiện Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm khắc phục cho được các vấn đề này trong thời gian tới. Với chủ trương và xu thế chung của cả nước về việc thu hút các doanh nghiệp FDI, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 1.200 triệu USD, chủ yếu thuộc ngành công nghiệp: sản xuất, lắp ráp linh kiện, phụ kiện điện tử, may mặc, chế biến gỗ xuất khẩu, trồng và chế biến chè xuất khẩu. Để thu hút vốn FDI hiệu quả, tỉnh đã mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với nhiều nước, chủ động tiếp cận, vận động những tập đoàn, tổng công ty lớn có năng lực tài chính, công nghệ và thị trường đầu tư. Phú Thọ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt về ưu đãi, thu hút đầu tư, tập trung xúc tiến đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư. Với cách làm trên, thu hút đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây, các nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều khó khăn, như về kết nối giao thông chưa thuận tiện, hạ tầng đô thị, nhất là khu cụm công nghiệp còn yếu kém, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, quỹ đất sạch đầu tư hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, công nhân kỹ thuật lành nghề nên việc thu hút các dự án đầu tư lớn có khả năng đóng góp cho ngân sách, dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường còn hạn chế. Số lượng nhà đầu tư tìm hiểu và thực hiện đầu tư còn thấp so với tiềm năng của tỉnh, trong đó, chưa có nhiều nhà đầu tư mạnh về vốn và công nghệ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nổi trội. Đây cũng là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nắm bắt xu hướng thu hút các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới, một trong những yêu cầu đặt ra cho các Bộ, ngành và địa phương là cần chuyển đổi phương thức tiếp cận doanh nghiệp FDI với mục 3 tiêu chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao, chủ động thu hút doanh nghiệp FDI và phân cấp mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương để thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn FDI. Như vậy, Chính phủ và các Bộ, ngành nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Phú Thọ cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số để tất cả các thành phần kinh tế được hưởng lợi và các chính sách cụ thể để liên kết doanh nghiệp FDI với khối doanh nghiệp trong nước. Với những lý do như trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nhằm làm rõ cả về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế FDI, đã có nhiều công trình nghiên cứu với quan điểm khá đa dạng liên quan đến vấn đề FDI và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Văn Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2000. Luận án làm rõ cơ sở lý luận về các công cụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay. Đây là nghiên cứu bao quát chung trong phạm vi cả nước, vì vậy, sẽ tập trung ở những thực trạng chung cũng như giải pháp chung ở tầm vĩ mô, chưa đi sâu vào tình hình cụ thể ở địa phương và nghiên cứu được thực hiện trong thời gian trước khi chính 4 sách cũng như Luật đầu tư sửa đổi, vì vậy có những vấn đề không phù hợp với tình hình hiện nay. - Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Đình Thắng, Trường Đại học Đã Nẵng, năm 2016. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các nội dung: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Ban hành cơ chế, chính sách và pháp luật; Cấp, thẩm định và điều chỉnh giấy phép đầu tư; Thanh tra, kiểm tra và giám sát. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất các giải pháp gắn với các nôi dung trên. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở từng địa phương khác nhau về tình hình hoạt động, những hạn chế trong công tác quản lý và qua các giai đoạn cũng khác nhau. Từ đó tác giả cũng đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng địa phương. - Bài báo “Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp” của tác giả Phạm Thị Ngọc Anh, tạp chí điện tử www.quanlynhanuoc.vn ngày 21/6/2019 trình bày những kinh nghiệm của một số nước Indonexia, Malaysia, Thái Lan và kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung trình bày kinh nghiệm của các nước về công tác quản lý doanh nghiệp FDI, không trình bày thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại các nước và giới hạn doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp. - Nghiên cứu khoa học “Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân, Đại học Hùng Vương, năm 2015. Nghiên cứu tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua đó trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ. 5 Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong những năm qua, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này ở Việt Nam hoặc ở các địa phương tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào, nghiên cứu cụ thể nào về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018. Đây là khoảng trống nghiên cứu để luận văn đi tìm hiểu nhằm làm rõ lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn Phú Thọ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn cấp tỉnh, luận văn hướng tới mục tiêu phân tích thực trạng và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, từ đó nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực doanh nghiệp này vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ bản chất, nội dung của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh và tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI của một số địa phương trong nước. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ. - Phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 6 - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2016 đến 2018 - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài theo chu trình quản lý gồm: (i) Lập kế hoạch phát triển khu vực doanh nghiệp FDI; (ii) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển các doanh nghiệp FDI và (iii) Kiểm soát hoạt động của các DN FDI. 5. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Quan điểm duy vật biện chứng thể hiện quan điểm thống nhất hữu cơ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chính vì vậy, trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả tuân thủ quan điểm này để nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng theo một chỉnh thể thống nhất, xem xét nó trong điều kiện môi trường xung quanh như điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội… Đồng thời quan điểm này giúp tác giả có những nhận định toàn diện, chính xác tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu. 7 Mặt khác, đề tài còn tuân thủ quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin khi nghiên cứu. Quan điểm duy vật lịch sử giúp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong tiến trình phát sinh, phát triển để phát hiện những quy luật phát triển của nó. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng quan điểm nghiên cứu này để tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một giai đoạn để đề xuất được những giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. 5.1.2. Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng về đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tuyệt đối tuân thủ theo chủ trương, đường lối của Đảng về các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng được quy định trong các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước. Những quan điểm, nhận định mà tác giả đưa ra hoặc những vấn đề khác về lý luận, thực tiễn đều tuân thủ quan điểm này. 5.2. Phương pháp tiếp cận Để thực hiện được các mục tiêu của luận văn, logic của luận văn là từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp. Quy trình nghiên cứu như sau: 8 Xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với DN FDI Thu thập số liệu thứ cấp theo khung lý thuyết Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của tỉnh Phú Thọ đối với DN FDI Xử lý và phân tích số liệu Thành tựu Hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế Phương hướng và giải pháp khắc phục hạn chế Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trên cơ sở khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp FDI và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề xuất các giải pháp. Sử dụng cách tiếp cận theo quá trình quản lý để nghiên cứu các nội dung quản lý đối với doanh nghiệp FDI. Đó là các chức năng quản lý chung: hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát. 5.3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là nguồn dữ liệu khá quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả chọn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp do tác giả trực tiếp thực hiện điều tra, khảo sát. Theo báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan