Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
143
80
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIỀU OANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIỀU OANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS.TẠ THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kiều Oanh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Thị Thanh Huyền Người đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các phòng ban, cán bộ, công chức, viên chức Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ và các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày …. tháng…. năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kiều Oanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................... ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................ 3 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 4 Chương 1 .............................................................................................................. 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................ 5 ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các KCN ................................ 5 1.1.1. KCN, đặc điểm, vai trò của KCN ............................................................... 5 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với các KCN........................................................ 14 1.1.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với KCN ........................................ 21 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với KCN ................... 27 1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các KCN tại Việt Nam ...................... 30 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với KCN, KCX của một số tỉnh trong nước........................................................................................................... 30 1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với KCN ở Phú Thọ 34 Chương 2 ............................................................................................................ 37 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 37 2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin .................................................. 40 iv 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 41 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 41 2.3.1. Tỷ lệ lấp đầy .............................................................................................. 41 2.3.2. Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp .............................. 42 2.3.3. Tỷ lệ % đóng góp GRDP .......................................................................... 42 2.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp. ............ 43 2.3.5. Giá trị sản xuất bình quân của công nhân ............................................. 43 Chương 3 ............................................................................................................ 44 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KCN .................. 44 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ................................................................. 44 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý nhà nước đối với các KCN ....................................................................................... 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 44 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................... 45 3.1.3. Đặc điểm địa bàn tác động đến quản lý nhà nước đối với các KCN ..... 50 3.2. Thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ ......... 51 3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN..................................................................................................................... 51 3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN ............................................ 62 3.2.3. Xây dựng hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ và thông qua các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư vào KCN ................... 71 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của KCN và giải quyết các vấn đề phát sinh .................................................................................................. 80 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 82 3.3.1. Cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp tại tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 82 3.3.2.Trình độ năng lực của chính quyền cấp tỉnh Phú Thọ........................... 86 3.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................... 90 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................ 94 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. ............................................. 96 Chương 4 ............................................................................................................ 98 v GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ....... 98 4.1. Bối cảnh mới tác động đến quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................... 98 4.1.1. Thuận lợi .................................................................................................. 98 4.1.2. Khó khăn................................................................................................... 98 4.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ..................................................... 100 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................................................... 101 4.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN .............................................................................. 101 4.3.2. Đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các KCN .................... 104 4.3.3. Xây dựng hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ và thông qua các cơ chế chính sách đối với hoạt động của KCN ...................... 106 4.3.4.Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN và giải quyết các vấn đề phát sinh ........................................................................ 111 4.4. Kiến nghị, đề xuất..................................................................................... 113 4.4.1. Kiến nghị đối với Trung ương ............................................................... 113 4.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh ................................................................ 114 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 117 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 119 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 BQL Ban quản lý 2 CCN Cụm công nghiệp 3 CNĐT Chứng nhận đầu tư 4 CNH Công nghiệp hóa 5 DN Doanh nghiệp 6 HĐH Hiện đại hóa 7 KCN Khu công nghiệp 8 KCNC Khu công nghệ cao 9 KCX Khu chế xuất 10 KH - KT Khoa học - Kỹ thuật 11 KT-XH Kinh tế - Xã hội 12 NSLĐ Năng suất lao động 13 NSNN Ngân sách nhà nước 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 UBND Uỷ ban nhân dân 16 TTHC Thủ tục hành chính 17 GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 18 NXB Nhà xuất bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Biến động về diện tích đất đai của Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017 ...................................................................................... 46 Bảng 3.2. Dân số và lao động tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017 .......... 48 Bảng 3.3: Chi tiết công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017 ..................................................................... 53 Bảng 3.4: Đánh giá tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......... 60 Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................... 60 Bảng 3.6: Đánh giá tỷ lệ % đóng góp GRDP của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................... 61 Bảng 3.7: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................. 61 Bảng 3.8: Đánh giá giá trị sản xuất bình quân/công nhân của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 62 Bảng 3.9: Bảng chi tiết bố trí cán bộ QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 69 Bảng 3.10. Công tác xúc tiến đầu tư, tiếp xúc DN từ năm 2015 đến năm 2017 ........ 72 Bảng 3.11. Công tác phối hợp tập huấn các vấn đề phát sinh cho các DN KCN từ năm 2015 đến năm 2017 ....................................................... 77 Bảng 3.12. Công tác phối hợp của các DN để giải quyết các vấn đề phát sinh cho các DN trong các KCN từ năm 2015 đến năm 2017 ................... 78 Bảng 3.13. Kết quả tư vấn hỗ trợ DN tuyển lao động từ năm 2015 đến năm 2017.................................................................................... 79 Bảng 3.14. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các KCN từ năm 2015 đến năm 2017 ............................................................................................. 81 Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của chủ đầu tư về môi trường, chính sách quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................... 83 viii Bảng 3.16: Kết quả đánh giá của chủ đầu tư vềchất lượng tổng thể của các dịch vụ cơ sở hạ tầng do các cơ quan của tỉnh cung cấp .................... 84 Bảng 3.17. Kết quả đánh giá của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với các KCN về môi trường, chính sách quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............................. 85 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá của chủ đầu tư về năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 87 Bảng 3.19. Kết quả đánh giá của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với các KCN về năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......... 87 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá của chủ đầu tư về chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................... 89 ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017......................... 49 Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch các KCN Tỉnh Phú Thọ......................................... 54 Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch KCN Thụy Vân ..................................................... 56 Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch KCN Trung Hà ...................................................... 57 Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch KCN Phú Hà ......................................................... 59 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cán bộ BQL các KCN tỉnh Phú Thọ ............... 63 Sơ đồ 3.2.Quy trình ra Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp GCNĐKĐT) .................................... 75 Sơ đồ 3.3. Quy trình Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT ............. 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Với hiệu quả của mô hình phát triển công nghiệp theo các khu công nghiệp tập trung, tính đến ngày 20/12/2017, cả nước có 2.591 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2016. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân với 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Có thể khẳng định việc phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là nguồn chủ lực cho việc thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển trong thời gian qua, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất- kinh doanh, bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, công tác Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, công tác quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mang tính chất dàn trải và tràn lan; Về quản lý và phát triển hạ tầng ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất hiện vẫn chưa có sự đồng bộ về hạ tầng, giữa trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Hạ tầng ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất được quy hoạch nhằm phục vụ dân sinh trên địa bàn và do nhiều cơ quan quản lý riêng, nên rất khó khăn đáp ứng nhu cầu của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Về công tác thanh tra, kiểm tra khu công nghiệp còn nhiều khó khăn do Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế không có bộ phận thanh tra… Trong quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Tỉnh Phú Thọ, việc Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc như chất lượng quy hoạch khu công nghiệp chưa 2 cao, quy hoạch các khu công nghiệp còn dàn trải và tràn lan, một số khu công nghiệp quy hoạch chưa đúng tiềm năng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa gắn với quy hoạch phát triển Kinh tế- xã hội của từng vùng trong tỉnh. Hệ thống kỹ thuật trong và ngoài các khu công nghiệp chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Tình trạng thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đất trong các khu công nghiệp, vấn đề môi trường… còn nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu để đổi mới hơn nữa. Xuất phát từ những thực tế nêu trên tôi nhận thấy cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn vai trò của công tác Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có thể đưa ra giải pháp phát huy tối đa năng lực điều hành, quản lý; đồng thời có những giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN góp phần phát triển các KCN ở Phú Thọ trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác QLNN đối với các KCN. - Phân tích thực trạng công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017. - Đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý của các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ (UBND Tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan) đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Phạm vi thời gian: nghiên cứu tài liệu, số liệu từ năm 2015 đến 2017 - Phạm vi về nội dung: trong phạm vi của luận văn này, tác giả phân tích thực trạng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN, xây dựng hành lang pháp lý và thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ cho hoạt động của KCN; công tác QLNN đối với các KCN; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của KCN. Từ đó, đề xuất giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của QLNN đối với các KCN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và đưa ra kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với các KCN nói chung và các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. - Ngoài ra, có thể làm tài liệu tham khảo cho BQL các KCN tỉnh Phú Thọ để có thêm kinh nghiệm trong QLNN đối với KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ quy định và có hiệu quả cao. 4 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các KCN 1.1.1. KCN, đặc điểm, vai trò của KCN 1.1.1.1. Khái niệm về KCN KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Ở nước ta, KCN được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên, miền Nam khi Mỹ ngụy xây dựng KCN Biên Hòa. Nhưng chỉ đến khi có luật đầu tư nước ngoài (1986), khái niệm về KCN mới được chính thức nêu ra tại khoản 14 và 15, điều 2. Theo văn bản này, “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp”. Trong quy chế KCN, KCX, khu công nghiệp cao (KCNC) ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, khái niệm KCN được nêu tại khoản 2 và 3, điều 2 như sau: KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chỉnh phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có DN chế xuất. Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định 6 về KCN, KCX và khu kinh tế quy định về KCN, KCX và KKT như sau “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về KCN, nhưng khái quát lại, có thể hiểu KCN theo 2 cách: Thứ nhất, KCN là một lãnh thổ xác định được xây dựng cơ sở hạ tầng và pháp lý phù hợp với sản xuất CN. Trong KCN có thể xây dựng thêm các DN dịch vụ, nhất là dịch vụ sản xuất CN, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ người lao động, khu thương mại, văn phòng, nhà ở cho công nhân….Về thực chất, đây là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN ở các nước Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất ở Việt Nam. Thứ 2, KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các DN sản xuất CN, DN dịch vụ sản xuất CN, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Dù theo hình thức nào, KCN đều là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có những điều kiện tương xứng với phát triển CN về tự nhiên, cơ sở hạ tầng, QLNN, tập trung các DN sản xuất CN, các DN dịch vụ có liên quan đến hoạt động CN. 1.1.1.2. Đặc điểm của KCN + Về đặc điểm tự nhiên: KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần các đường giao thông, thuận tiện trong giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng biển, sân bay... Ngoài ra, các KCN còn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các công trình CN, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng thích hợp . Do các đặc điểm này, nên quỹ đất xây dựng KCN Việt Nam thường lấn chiếm quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất đô thị. Khi các KCN được xây 7 dựng nhiều sẽ gây sức ép, thậm chí xung đột với nhu cầu đất của dân cư. Chính vì vậy, xây dựng các KCN phải theo quy hoạch cân đối, hài hòa hợp lý các khu đất giành cho sinh hoạt, cho nông, lâm nghiệp, thủy sản và cho các KCN tập trung. + Về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật: KCN thường tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm CN khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và thải ra lượng chất thải khổng lồ. Do tính tập trung sản xuất CN ở mật độ cao như vậy nên các vấn đề kinh tế- kỹ thuật của KCN trở nên rất khác biệt. + Về thành lập: KCN không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Để phát triển các KCN, nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các KCN, thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng, thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách toàn diện, đồng bộ. + Về đầu tư cho sản xuất: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN, có khu vực hoặc DN chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là KCX, DN chế xuất). Phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trong phạm vi KCN có thể thành lập khu vực riêng bao gồm: Các DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ hoặc cũng có thể chỉ thành lập DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (DN chế xuất). Tóm lại, một mặt, KCN là một thực thể độc lập cả về lãnh thổ lẫn các điều kiện sản xuất kinh doanh gắn với cơ bản của nó là sản xuất CN tập trung ở mật độ cao. Mặt khác, KCN không tồn tại độc lập mà nó có mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt với các phần lãnh thổ khác về đầu vào, đầu ra và ảnh 8 hưởng ngoại sinh. Vấn đề là làm sao để cả trong, ngoài KCN các quá trình kinh tế, xã hội, tự nhiên đều diễn ra tốt đẹp. Giải quyết yêu cầu đó là nhiệm vụ của cơ quan QLNN. 1.1.1.3. Vai trò của các KCN Các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc phát triển các KCN đã tạo ra được cơ hội phát triển CN và thực hiện CNH rút ngắn bởi có thể học tập được những thành tựu mới nhất về KH-KT, về tổ chức và quản lý DN, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài; hơn nữa việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tranh thủ ưu đãi thuế quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. Do vậy, KCN giúp cho việc tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển KT-XH, là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của đồng vốn trong nước. 9 - Việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào KCN bằng nhiều hình thức, đa dạng sẽ thu hút được một nguồn vốn lớn trong nước tham gia đầu tư vào các KCN. Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong xã hội chưa được khai thác và sử dụng hữu ích. Nguồn vốn đầu tư của các DN trong nước tham gia xây dựng hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất trong KCN sẽ tạo sự tin tưởng và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN. Thực tế trong thời gian vừa qua, các KCN đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển KT-XH của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực Xây dựng và phát triển KCN thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền CN hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các DN KCN với nhà trường. Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia là hạt nhân thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các địa phương, cụ thể:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan