Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực tro...

Tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong học viện quân đội việt nam

.PDF
244
4
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN PHONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 HÀ NỘI, NĂM 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN PHON QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 Cán bộ hƣớng dẫn 1:PPGS. TS. Lê Đức Ngọc Cán bộ hƣớng dẫn 2: TS. TS. Trần Thị Hoài Trần Thị Hoài HÀ NỘI, NĂM 2018 HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Phạm Văn Phong i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Lê Đức Ngọc và TS. Trần Thị Hoài đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô của các Học viện quân đội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng của đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ quan công tác Học viện Phòng không-Không quân. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Phạm Văn Phong ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nghĩa của chữ viết tắt Chữ viết tắt 1 CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông 2 CSĐT Cơ sở đào tạo 3 ĐTĐH Đào tạo đại học 4 GDĐH Giáo dục đại học 5 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo 6 GV Giảng viên 7 HVQĐ Học viện quân đội 8 KHQS Khoa học quân sự 9 KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng 10 KTĐG Kiểm tra đánh giá 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 PKKQ Phòng không-Không quân 13 PPDH Phương pháp dạy học 14 QLGD Quản lý giáo dục 15 VKKT Vũ khí khí tài iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii Mục lục ...................................................................................................................... iv Danh mục các bảng, sơ đồ ...................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ, hình ....................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI ........................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.1.1. Kiểm tra đánh giá trong dạy học ...................................................................... 7 1.1.2. Kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực....................................................... 12 1.1.3. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá ............................................................. 16 1.1.4. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu .......................................... 21 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài................................................................... 21 1.2.1. Quản lý ........................................................................................................... 21 1.2.2. Hoạt động ....................................................................................................... 22 1.2.3. Kiểm tra đánh giá ........................................................................................... 22 1.2.4. Thành quả học tập .......................................................................................... 26 1.2.5. Năng lực ......................................................................................................... 26 1.2.6. Kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực....................................................... 28 1.2.7. Quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ............ 30 1.3. Năng lực đặc thù của học viên sĩ quan trình độ đại học .......................... 30 1.3.1. Căn cứ xác định năng lực của học viên sĩ quan trình độ đại học ................. 30 1.3.2. Hệ thống năng lực nghề nghiệp của học viên sĩ quan trình độ đại học ......... 35 1.3.3. Khung năng lực của học viên sĩ quan trình độ đại học trong Học viện quân đội............................................................................................................................. 38 1.4. Đặc trƣng quá trình dạy học theo tiếp cận năng lực của học viên sĩ quan trong đào tạo ........................................................................................................... 41 1.4.1. Mục tiêu dạy học ............................................................................................ 41 iv 1.4.2. Nội dung dạy học ........................................................................................... 41 1.4.3. Phương pháp dạy học ..................................................................................... 42 1.4.4. Hình thức tổ chức dạy học ............................................................................. 43 1.4.5. Kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo năng lực trong quá trình đào tạo . 48 1.5. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập trong Học viện quân đội .................................................................................................................. 55 1.5.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của học viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong Học viện quân đội trong quá trình chuyển đào tạo “tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực” ............................................................................................................ 56 1.5.2. Phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập ................. 56 1.5.3. Các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ............................................................................................................. 58 1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập trong Học viện quân đội ................................................................... 64 1.6.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 64 1.6.2. Yếu tố khách quan .......................................................................................... 66 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 67 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ............................................................................. 69 2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý đào tạo trong Học viện quân đội Việt Nam... 69 2.1.1. Hệ thống quản lý đào tạo trong Học viện quân đội Việt Nam ....................... 69 2.1.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá tại năm Học viện quân đội .... 71 2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng .................................................................. 78 2.2.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 78 2.2.2. Nội dung ......................................................................................................... 78 2.2.3. Thông tin đối tượng khảo sát ......................................................................... 79 2.3.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 81 2.3. Phân tích và bàn luận về kết quả khảo sát thực trạng ................................ 87 2.3.1. Đánh giá mức độ cần thiết năng lực học viên sĩ quan trình độ đại học trong Học viện quân đội .................................................................................................... 87 2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng v lực ............................................................................................................................. 90 2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ........................................................................................................... 102 2.3.4. Thực trạng các yếu tố tác động tới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ......................................................................... 112 2.4. Đánh giá chung .............................................................................................. 116 2.4.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 116 2.4.2. Khó khăn ...................................................................................................... 116 2.4.3. Nguyên nhân của khó khăn .......................................................................... 118 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 119 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ........................................................................... 121 3.1. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng giải pháp .................................................. 121 3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong Học viện quân đội Việt Nam ....................................... 123 3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về “Kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực” cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, học viên trong Học viện quân đội Việt Nam ......................................................................................... 123 3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực cho từng môn học ............................................................................. 129 3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp án theo tiếp cận năng lực ........................................................................................................................... 132 3.2.4. Giải pháp 4: Phát triển các kỹ năng kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực của môn học cho giảng viên bộ môn/khoa trong Học viện quân đội ........................................................................................................................... 137 3.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ..................................................................................................... 144 3.2.6. Giải pháp 6: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên................ 146 3.2.7. Giải pháp 7: Xây dựng quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá thành quả học tập vi của học viên theo tiếp cận năng lực trong Học viên quân đội ............................... 153 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi ................................................ 158 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các giải pháp .......................... 158 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các giải pháp.............................. 160 3.4. Thử nghiệm giải pháp ................................................................................... 161 3.4.1. Mục đích thử nghiệm ................................................................................... 161 3.4.2. Nội dung thử nghiệm ................................................................................... 161 3.4.3. Đối tượng thử nghiệm .................................................................................. 162 3.4.4. Thời gian và địa điểm thử nghiệm ............................................................... 162 3.4.5. Tiến hành thử nghiệm .................................................................................. 162 3.4.6. Kết luận về thử nghiệm giải pháp ................................................................ 166 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 167 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 169 1. Kết luận ............................................................................................................. 169 2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 170 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ..................................................................... 170 2.2. Đối Cục Nhà trường-Bộ Tổng Tham mưu-Bộ Quốc phòng ........................... 170 2.3. Đối với các Học viện quân đội ........................................................................ 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ....................... 172 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ .............................................. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 173 vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Khung trình độ quốc gia Việt Nam .......................................................... 32 Bảng 1.2. Quan hệ của cấu trúc năng lực của người học và năng lực của học viên sĩ quan trình độ đại học ................................................................................................ 38 Bảng 1.3. Thành tố tạo nên năng lực học viên sĩ quan trình độ đại học .................. 39 Bảng 2.1. Trình độ học vấn, chức danh công tác của cán bộ QLGD ....................... 79 Bảng 2.2. Thời gian công tác trong lĩnh vực GD-ĐT của cán bộ QLGD ................ 79 Bảng 2.3. Thống kê trình độ, chức danh công tác của GV ...................................... 80 Bảng 2.4. Thời gian công tác trong lĩnh vực GD-ĐT của GV ................................. 80 Bảng 2.5. Cơ cấu theo trình độ cán bộ QLGD, GV theo thâm niên công tác .............. 83 Bảng 2.6. Cơ cấu chức danh GV theo thâm niên công tác ...................................... 83 Bảng 2.7. Độ tin cậy của phiếu khảo sát trên mẫu cán bộ QLGD, GV, học viên .... 86 Bảng 2.8. Cán bộ QLGD, GV đánh giá mức độ cần thiết của năng lực .................. 88 Bảng 2.9. Học viên đánh giá mức độ cần thiếtcủa năng lực .................................... 89 Bảng 2.10. Cán bộ QLGD, GV đánh giá mức độ thực hiện KTĐG thành quả học tập trong quá trình giảng dạy ......................................................................................... 94 Bảng 2.11. Học viên đánh giá mức độ thực hiện KTĐG thành quả học tập trong quá trình giảng dạy.......................................................................................................... 94 Bảng 2.12. Cán bộ QLGD, GV đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả các hình thức KTĐG thành quả học tập trong quá trình dạy học ................................................... 96 Bảng 2.13. Học viên đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả các hình thức KTĐG thành quả học tập trong quá trình dạy học ......................................................................... 96 Bảng 2.14. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về mức độ KTĐG thành quả học tập ở giai đoạn kết thúc môn học............................................................................................... 98 Bảng 2.15. Học viên đánh giá về mức độ KTĐG thành quả học tập ở giai đoạn kết thúc môn học ..................................................................................................... 98 Bảng 2.16. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về mức độ quản lý KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực....................................................................................... 102 Bảng 2.17. Học viên đánh giá về quản lý KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực .................................................................................................................. 103 Bảng 2.18. Cán bộ QLGD,GV đánh giá về mức độ tác động ................................ 112 Bảng 2.19. Học viên đánh giá về mức độ tác động ............................................... 112 viii Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá cán bộ QLGD, GV trong bồi dưỡng năng lực KTĐG thành quả học tập ................................................................................................... 143 Bảng 3.2. Phân cấp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ ..................................................................................................... 157 Bảng 3.3. Kết quả thăm dò mức độ cấp thiết ......................................................... 158 Bảng 3.4. Kết quả thăm dò mức độ khả thi ............................................................ 160 Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ QLGD, GV về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về KTĐG thành quả học tập ....................................................... 162 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá của cán bộ QLGD, GV sau bồi dưỡng ...................... 165 Sơ đồ 1.1. Năng lực của người học ...........................................................................28 Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý đào tạo trong HVQĐ ......................................69 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ về giới tính, dân tộc của GV ............................................ 80 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu số lượng đối tượng khảo sát (cán bộ QLGD, GV, HV) ... 82 Biểu đồ 2.3. Phân bố số lượng đối tượng học viên khảo sát theo năm học .... 83 Biểu đồ 2.4. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong HVQĐ ....................................................................... 91 Biểu đồ 2.5. Học viên đánh giá về mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong HVQĐ .......................................................................................... 91 Biểu đồ 2.6. Cán bộ QLGD, GV đánh giá mức độ thực hiện loại hình KTĐG thành quả học tập ......................................................................................... 92 Biểu đồ 2.7. Học viên đánh giá mức độ thực hiện loại hình KTĐG thành quả học tập .......................................................................................................... 92 Biểu đồ 2.8. Cán bộ QLGD, GV đánh giá các nội dung của kế hoạch KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực .................................................... 105 Biểu đồ 2.9. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về mức độ tổ chức KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực .................................................................... 106 Biểu đồ 2.10. Học viên đánh giá về tổ chức KTĐG thành quả học tập ........ 106 Biểu đồ 2.11. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về mức độ chỉ đạo KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ............................................................... 110 Biểu đồ 2.12. Học viên đánh giá về chỉ đạo KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ................................................................................................ 110 Biểu đồ 2.13. Cán bộ QLGD, GV đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn kết thúc môn học .......................................................................... 111 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của cán bộ QLGD, GV về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về KTĐG thành quả học tập ........................................ 162 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu mẫu lựa chọn bồi dưỡng ............................................. 163 Hình 1.1. Quy trình thiết kế và đánh giá năng lực của Wilson ................................. 13 Hình 1.2. Bốn trụ cột của giáo dục............................................................................ 30 Hình 1.3. Các thành phần năng lực ........................................................................... 31 Hình 1.4. Cấu trúc năng lực đặc thù của học viên sĩ quan ........................................ 37 x Hình 1.5. Vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo ................................. 48 Hình 1.6. Các bước trong thiết kế bài tập kiểm tra ................................................... 60 Hình 1.7. Quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực ....... 64 Hình 1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KTĐG thành quả học tập trong HVQĐ ....................................................................................................................... 64 Hình 2.1. Các thành phần của đối tượng khảo sát .................................................... 82 Hình 2.2. Phân bố phiếu khảo sát cán bộ QLGD, GV .............................................. 83 xi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã và đang phấn đấu đào tạo lớp người có phẩm chất, năng lực phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế-xã hội; khoa học&công nghệ, quốc phòng&an ninh và hội nhập quốc tế... Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là thực hiện Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo” với mục tiêu là rèn luyện phẩm chất, năng lực người học. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) được coi là giải pháp đột phá, và là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện được yêu cầu đổi mới KTĐG từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực [1]. Tuy nhiên, thực tế hoạt động KTĐG ở các cơ sở đào tạo đại học (ĐTĐH) nói chung và trong học viện quân đội (HVQĐ) nói riêng chưa thực hiện được chức năng cơ bản của nó, đó là chức năng “vì sự tiến bộ của người học”, mà chỉ quan tâm tới “KTĐG kết quả học tập” hay chú trọng bằng “điểm số”. Cách làm như vậy vừa không giúp được người học tiến bộ trong suốt quá trình dạy học mà còn tạo ra áp lực thành tích với người dạy, người học, nhà quản lý và toàn xã hội. Bên cạnh đó, trong mọi nền giáo dục, KTĐG luôn là yếu tố quyết định chất lượng của mọi hoạt động dạy học nói riêng và đào tạo nói chung. Điều đó lại càng đúng trong nền giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực. Hoạt động quản lý là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của một tổ chức. Trong giáo dục, hoạt động quản lý có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường, quyết định đến chất lượng đào tạo. Cùng với đó, quản lý hoạt động KTĐG nằm trong quản lý hoạt động đào tạo của mỗi nhà trường, nó có tác động tới thành quả học tập của người học, mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi người học trong từng giai đoạn kiến tạo nên năng lực của mình. Do đó, hoạt động quản lý KTĐG là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường. Cùng với các yếu tố tác động đến sự phát triển giáo dục, hiện nay CNTT&TT đang có những ứng dụng thiết thực cho cuộc sống, giáo dục, y tế, công nghiệp, quân sự… Nó là yếu tố quyết định nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lý, mang lại cho con người phương pháp, phương tiện rút ngắn thời gian và không gian, giúp quá 1 trình hoàn thành kết quả nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, các phần mềm ứng dụng trong KTĐG kết quả học tập (trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính, đánh giá đề thi dựa trên phần mềm IATA, SPSS, Conquest…) đã hỗ trợ công tác đào tạo một cách hiệu quả, giúp cho quá trình KTĐG đảm bảo tính công bằng, chính xác và khách quan. Vì các lý do trên, tác giả luôn trăn trở với các vấn đề: Làm thế nào để diễn đạt một cách dễ hiểu về cơ sở lý luận, thuật ngữ về hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực; Làm thế nào để KTĐG thành quả học tập luôn được cán bộ quản lý giáo dục (QLGD), giảng viên (GV) quan tâm thường xuyên trong quá trình dạy học? Làm sao để cán bộ QLGD có thể giám sát và quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực một cách hệ thống, khoa học, khách quan, chính xác; là động lực phát triển GDĐH quân đội? Với lý do trên và bản thân đang làm công tác khảo thí, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong Học viện quân đội Việt Nam” để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ĐTĐH Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực kết hợp với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong Học viện quân đội Việt Nam. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động KTĐG thành quả học tập của người học theo tiếp cận năng lực. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập của học viên sĩ quan trình độ đại học theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hoạt động KTĐG trong bối cảnh nền giáo dục chuyển từ chủ yếu truyền đạt kiến thức, kỹ năng sang rèn luyện/kiến tạo phẩm chất năng lực học viên sĩ quan đang đặt ra cho quản lý trong HVQĐ những vấn đề gì? 2 2. Có thể nghiên cứu xác định khung năng lực và đặc thù của quá trình dạy học, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động KTĐG theo tiếp cận năng lực để từ đó xác định các giải pháp quản lý nhằm giải quyết những vấn đề đó không? 5. Giả thuyết khoa học Trong quá trình đổi mới giáo dục, hoạt động KTĐG đang còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa thực hiện chức năng của nó là giúp người học tiến bộ trong suốt quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực. Nếu nghiên cứu mục tiêu đào tạo, đặc thù tổ chức quá trình đào tạo, xác định năng lực nghề nghiệp của học viên sĩ quan trình độ đại học và các hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động KTĐG trong HVQĐ diễn ra tương ứng trong quá trình đào tạo, rèn luyện phẩm chất, năng lực; nhận diện những bất cập hạn chế của quá trình quản lý hiện tại để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập của học viên sĩ quan theo tiếp cận năng lực theo đúng quy luật nội tại, sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp cận năng lực. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực và quản lý hoạt động này. Trong đó, đề xuất khung năng lực của học viên sĩ quan trình độ đại học (hoặc gọi là học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học). 6.2. Điều tra khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. 6.3. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. 6.4. Luận án khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp; trong đó luận án lựa chọn, tổ chức thử nghiệm 01 giải pháp mang tính cấp thiết và khả thi cao nhất. 7. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực của 05 HVQĐ (Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện PKKQ, Học viện Biên phòng, Học viện Khoa học quân sự). Thử nghiệm 01 giải pháp, tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các giải pháp tại Học viện PKKQ. Thời gian đánh giá thực trạng KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng 3 lực giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017. 8. Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm tiếp cận - Tiếp cận biện chứng: Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy đều luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng và có mối liên hệ với nhau. Trong đó, giáo dục cũng được xem là một hiện tượng của xã hội. Do đó, thực tiễn cần nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động KTĐG với hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động KTĐG cần xem xét và nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng của quá trình hoạt động KTĐG với hoạt động quá trình dạy học quân sự hiện nay. - Tiếp cận hệ thống: Xác định KTĐG trong dạy học nói chung và KTĐG trong quá trình ĐTĐH là một bộ phận trong quá trình giáo dục có tác dụng như đòn bẩy thúc đẩy phát triển giáo dục, có mối quan hệ khăng khít với các thành tố khác trong quá trình giáo dục như mục tiêu, chuẩn đầu ra, chương trình, dạy và học, cơ sở vật chất, trang thiết bị... - Tiếp cận theo chức năng quản lý: Quản lý là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức với các chức năng “kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. Do đó, luận án xác định quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập được xác định theo tiếp cận chức năng sẽ tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu cho quá trình quản lý hoạt động này. - Tiếp cận theo năng lực: KTĐG là một thành tố của quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực ở người học. Hình thành năng lực là thành quả của quá trình học tập và hoạt động KTĐG được định hướng để xác nhận thành quả của quá trình học tập dựa trên năng lực. 8.2. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề KTĐG và quản lý hoạt động này làm cơ sở cho lý luận của luận án. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp để 4 điều tra đối với cán bộ QLGD (Ban giám đốc, trưởng (phó) phòng, đơn vị quản lý học viên), trưởng (phó) khoa/bộ môn, GV, học viên sĩ quan trình độ đại học về các vấn đề liên quan tới quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ. - Phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu vấn đề KTĐG thành quả học tập có nhiều ưu điểm như kết quả thu được bằng quan sát trung thực, khách quan và có độ tin cậy cao, sự kiện được cập nhật sống động và trung thực... Từ đó, đánh giá các mặt trong tình huống tự nhiên của hoạt động KTĐG thành quả học tập, quan sát có mục đích các hoạt động đó đang diễn ra, thu được các thông tin KTĐG cần thiết. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm của 05 Học viện, chuyên gia giáo dục, cán bộ QLGD, trưởng (phó) phòng/ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (KT&ĐBCL) GD-ĐT trong HVQĐ. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp mặt trao đổi với các chuyên gia để lấy ý kiến tư vấn, góp ý kiến về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp về quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. - Phương pháp thử nghiệm là một phương pháp thu thập thông tin được thực hiện để kiểm chứng giải pháp trong giả thiết nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp nghiên cứu về năng lực học viên sĩ quan trình độ đại học trong HVQĐ. Trên cơ sở năng lực cần thiết đó để xem xét, giải quyết cho những thực trạng các hình thức tổ chức dạy học đáp ứng chưa và bất cập cần khắc phục về quá trình KTĐG thành quả học tập tương ứng năng lực của họ. Cơ sở cho giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực. * Phương pháp xử lý số liệu Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm chuyên dụng (phần mềm SPSS 20.0, Excel 2016 để xử lý và mô tả số liệu). 9. Những luận điểm bảo vệ Luận điểm 1. Trong quá trình đào tạo theo tiếp cận năng lực, KTĐG thành quả học tập dựa trên năng lực là hoạt động quyết định chất lượng quá trình đào tạo 5 theo tiếp cận năng lực. Luận điểm 2. Cần thiết phải đề xuất được khung năng lực đặc thù của học viên sĩ quan trình độ đại học làm cơ sở xác định các hình thức tổ chức hoạt động dạy học và KTĐG thành quả học tập trong suốt quá trình đào tạo theo tiếp cận năng lực. Luận điểm 3. Các hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực là một bộ phận của hoạt động dạy học, trong các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là cơ sở đề xuất các loại hình KTĐG và cũng là cơ sở của các giải pháp quản lý hoạt động này. Luận điểm 4. Các giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ được đề xuất trong khuôn khổ luận án sẽ khả thi và thực sự mang lại kết quả mong đợi. 10. Điểm mới của kết quả nghiên cứu 10.1. Đề xuất khung năng lực đặc thù của học viên sĩ quan trình độ đại học trong HVQĐ và khung lý thuyết về hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận các năng lực. 10.2. Xác định hình thức tổ chức dạy học và các hình thức KTĐG theo tiếp cận năng lực tương ứng trong HVQĐ. 10.3. Làm rõ thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ. 10.4. Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực phù hợp với Học viện PKKQ. 11. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài đã được công bố, và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong HVQĐ Việt Nam. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Kiểm tra đánh giá trong dạy học Hiện nay, trên thế giới, trong đào tạo nói chung và trong dạy học nói riêng có nhiều đổi mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTĐG trong dạy học. Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu tập trung vào KTĐG kết quả học tập của người học, ít chú trọng đến KTĐG chẩn đoán/sơ khởi và quá trình nhưng các hình thức và phương pháp KTĐG kết quả học tập đã có nhiều cải tiến hơn. Các lý thuyết về KTĐG kết quả người học trong dạy học cũng phát triển, sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính. KTĐG kết quả học tập trong dạy học, phát triển từ xa xưa ở phương pháp và hình thức đơn giản và nó thực sự là một ngành khoa học. Ở châu Âu, và đặc biệt ở Mỹ, lĩnh vực khoa học về đánh giá trong giáo dục phát triển mạnh nửa đầu thế kỷ thứ 20. Ralph Tyler là người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá trong giáo dục. Ông đưa ra quan điểm về vai trò đánh giá trong giáo dục, góp phần cho phát triển chương trình và đánh giá, và là người tạo nền tảng cho tư duy và thực hành đánh giá lúc bấy giờ. Nhà giáo dục và tâm lí học người Mĩ này đã đưa ra: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” [dẫn theo 29, tr. 32]. Cùng với nghiên cứu đó, Ralph Tyler (1949) tiếp tục nghiên cứu về việc xem xét, phân tích và giải thích các chương trình đào tạo và chương trình giảng dạy của các cơ sở giáo dục trong “Nguyên tắc cơ bản của chương trình và giảng dạy” (Basic Principles of Curriculum and Instruction) [99, tr. 51-59]. Cuốn sách đưa ra một cấu trúc đơn giản để cung cấp và hướng dẫn đánh giá cơ sở bao gồm bốn phần: Cần mục đích giáo dục gì để nhà trường để tìm cách đạt được? (Xác định mục tiêu học tập thích hợp); Trảinghiệm học tập như thế nào có thể được lựa chọn hữu ích trong việc đạt được những mục tiêu học tập? (những trải nghiệm học tập hữu ích); Làm thế nào trải nghiệm học tập có thể được tổ chức cho giảng dạy hiệu quả? (tổ chức trải nghiệm để tối đa hóa hiệu quả của chúng); Làm thế nào hiệu quả của trải nghiệm học tập có thể được đánh giá? (đánh giá quá trình và sửa đổi các lĩnh vực mà không có hiệu quả). Trong cuốn sách này, Ralph Tyler mô tả hoạt động học là xảy ra thông qua các hoạt động của người học. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất