Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Qh vùng lãnh thổ (kiều oanh - k57 hoàn chỉnh)...

Tài liệu Qh vùng lãnh thổ (kiều oanh - k57 hoàn chỉnh)

.DOC
18
303
129

Mô tả:

nghiên cứu về mối liên hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố các cơ sở hạ tầng
I.Sự cần thiết phải quy hoạch vùng lãnh thổ: Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế xã hội, không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất. Chính vì vậy sử dụng đất hiệu quả góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển bền vững của đất nước và giúp bảo vệ, cân bằng hệ sinh thái. Do sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, tài nguyên đất đang đứng trước nguy cơ giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay việc sử dụng đất đai hợp lý hiệu quả tiết kiệm và bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Đứng trước thực trạng trên, việt nam cũng như các bước trong khu vực và trên thế giới đã và đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Trong đó việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ là một trong những công việc hàng đầu và giữ vai trò quan trọng. Quy hoạch vùng lãnh thổ mang tính chiến lược nó không chỉ cho trước mắt mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc phát triển lâu dài của một quốc gia. Như chúng ta đã biết thì đất nước việt nam trải dài, mỗi khu vực mỗi vùng miền đều có vị trí, điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội khác nhau. Do vậy để nâng cao và phát huy hết hiệu quả thì đòi hỏi phải có quy hoạch cho từng vùng từng địa phương cụ thể là khác nhau sao cho phù hợp với khu vực đó, nhưng đồng thời cũng phải nằm trong tổng thể của quy hoạch quốc gia. => Quy hoạch vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng và đặc biệt cần thiết đối. Nó xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế , kỹ thuật nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động,tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống của mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Trong quá trình quy hoạch vùng chúng ta cần quan tâm và chú ý đến mối liên hệ của chúng với các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của nó em đẫ quyết định tìm hiểu và nghiên cứu “mối liên hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố các cơ sở hạ tầng” để hiểu và nắm rõ hơn về nó. 1 II.Các khái niệm và vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ: * Khái niệm Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, các công trình kinh tế văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế xã hội. Là cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. * Căn cứ của quy hoạch vùng lãnh thổ - Nhu cầu sản xuất hàng hóa trong đời sống xã hội và mức độ sản xuất hàng hóa. - Đất đai và tài nguyên thiên nhiên, lao động và tổ chức lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở sản xuất, quy trình công nghệ. - Phân phối và sử dụng hàng hóa trong đời sống xã hội. - Hướng dẫn và hỗ trợ nhà nước về phát triển kinh tế xã hội. - Cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. * Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ: - Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn sản xuất chuyên môn hóa hàng hóa và phát triển tổng hợp. - Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế. - Xây dựng hệ thống điểm dân cư và các công trình văn hóa phục vụ sản xuất và đời sống. - Xây dựng cơ sở hạ tầng: thủy lợi, giao thông, điện, cơ khí, dịch vụ sản xuất. - Tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích của xã hội. - Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường. * Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch vùng lãnh thổ - Xây dựng nền kinh tế hàng hóa phù hợp với nhu cầu của xã hội và cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. - Khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên, lao động có hiệu quả tạo ra cơ cấu kinh tế đúng đắn, giải phóng và phát triển sức sản xuất. 2 - Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của mọi người. - Tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống của mọi người. - Thực hiện các quy trình công nghệ tiến bộ, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất xã hội. - Giải quyết hợp lý mối quan hệ đúng đắn khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. * Những quan điểm cơ bản trong quy hoạch vùng lãnh thổ - Phát triển đa ngành đa mục tiêu. - Sử dụng tối đa các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực). - Đa dạng hóa sản xuất và ngành nghề. - Phát triển bền vững. - Bảo vệ môi trường và phù hợp với xã hội.  Trong đó quan trọng nhất là phát triển bền vững  Về kinh tế: (bảo tồn tài nguyên) nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, tái sử dụng phế phẩm, dùng vật liệu và nguyên liệu thay thế.  Về xã hội: (thay đổi giá trị đời sống xã hội) cân bằng với các thế hệ, mức sống đầy đủ hạnh phúc, duy trì nền văn hóa đa dạng.  Sinh thái môi trường (bảo tồn chức năng của từng vùng) đảm bảo cân bằng sinh thái, gìn giữ tài nguyên, sử dụng tài nguyên tái tạo. *Mục tiêu QHVLT:  Mục tiêu tổng quát: Xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác nguồn lực địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng với yêu cầu phát triển của mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.  Mục tiêu cụ thể: - Tạo lập sự cân bằng trong mối quan hệ của đời sống, ngăn chặn sự phân hóa giàu nghèo. 3 - Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng đất. - Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả gắn liền với bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và giữa các láng giềng. * Vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là một trong những vùng căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng. Quy hoạch vùng lãnh thổ là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, quy hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai: + Định hướng sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý. + Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phất triển của các cấp các ngành. + Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững. III VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 1. Hệ thống thủy lợi * Đảm bảo lương thực cho đất nước cho con người. Ở đồng bằng song Cửu Long do cải tạo các vùng bị ngập lũ, chua phèn và xâm nhập mặn bằng các hệ thống kênh trục, kênh ngang, cống, đập, bờ bao… nên tạo ra khả năng để chuyển vụ lúa mùa nổi năng suất thấp sang 2 vụ lúa đông xuân, hè thu có năng suất cao. Ở miền Bắc tiếp tục nâng cấp và làm mới các công trình tưới, tiêu úng và nâng cấp hệ thống đê điều, làm tăng năng suất, sản lượng trong sản xuất lương thực và hoa màu. => đảm bảo an ninh lương thực của vùng, dư thừa đem ra trao đổi với vùng khác, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Thành quả chung của công tác thủy lợi đã đưa lại cho đất nước là rất to lớn và đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, 4 và cải tạo môi trường. * Cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa. Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính toán năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử dụng 46,9 tỷ m3chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m3 Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm.Thành quả trên góp phần tăng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn năm 1986 lên 19,2 triệu tấn 1990; 24,9 triệu tấn năm 1995; 32,5 triệu tấn năm 2000 và 38,7 triệu tấn năm 2008, để đến năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt 5,8 triệu tấn. Cùng với lúa, sản xuất ngô, các loại hoa mầu cây công nghiệp cũng phát triển nhanh chóng góp phần phát triển chăn nuôi gia súc và tạo vành đai thực phẩm ổn định cho nhân dân. * Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Để chống bão lụt ngăn nước biển dâng ta đã đắp đê, làm kè, hệ thống đê sông luôn được củng cố. Cùng với các giải pháp điều tiết hồ chứa khi có mùa lũ và chỉ đạo phòng chống lụt bão kịp thời, đã góp phần bảo vệ dân cư, mùa màng, hạn chế được nhiều thiệt hại bởi thiên tai. Những nơi thường xuyên bị ngập về mùa lũ và bị xâm nhập mặn nhờ đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ sớm, hạn chế xâm nhập mặn và nhiều công trình thoát lũ, hệ thống đê biển. Nhờ vậy đã bảo vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè thu ở vùng lũ và lúa đông xuân ở vùng trũng không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập. * Phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước sạch nông thôn. 5 Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản. Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ lợi đi qua. Những công trình thuỷ lợi đã tạo nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân nông thôn nhất là trong mùa khô. * Đóng góp cho xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. * Các hồ chứa nước thủy lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi. * Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện. =>Tóm lại thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ. Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng. Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang 6 đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá. Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch ... Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất . 2. Hệ thống giao thông Xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Tạo ra những mạch máu giao thông quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam đối với thế giới và sự tăng trưởng của nền kinh tế trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Mạng lưới đường giao thông nông thôn tới vùng sâu, vùng xa cũng cơ bản được hình thành và đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động. Nhờ hệ thống giao thông mà nâng cao hiệu quả sản xuất tiết kiệm chi phí thời gian trong quá trình vận chuyển. Giao thông ngày càng đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế ở một đơn vị lãnh thổ. Nếu một địa phương, một vùng hay một quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại sẽ giúp góp phần giải quyết tốt một phần nhất định vấn đề lưu thông trong 7 nền kinh tế dưới góc độ vận chuyển, chuyên chở con người, hàng hóa, thông tin hay các vật thể có liên quan phục vụ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó giao thông còn có những tác động đến vấn đề môi trường. Nếu một lãnh thổ có được một hệ thống giao thông hiệu quả thì lãnh thổ đó sẽ có nhiều cơ hội phát triển như mở rộng thị trường, thu hút nhiều đầu tư. Nhìn chung tác động của giao thông đến phát triển theo hai cách: + Tác động trực tiếp: giao thông trực tiếp giúp mở rộng thị trường; giảm thiểu các chi phí và đem lại nhiều cơ hội hợp tác từ bên ngoài cho phát triển. + Tác động gián tiếp: một nền kinh tế trong một lãnh thổ sẽ được phát triển mạnh mẽ trên toàn lãnh thổ đó khi được hỗ trợ của giao thông. Hệ thống giao thông hiệu quả sẽ giúp phân phối hàng hóa kịp thời tới người dân với giá cạnh tranh hơn. Do dó người dân có nhiều sự lựa chọn hơn vì sự đa dạng mặt hàng -> phúc lợi sẽ tăng. Nhìn nhận ở tầm vi mô, vĩ mô thì giao thông tác động tới phát triển kinh tế như sau: + Ở tầm vĩ mô: giao thông vận tải liên quan tới mức sản lượng, thất nghiệp và thu nhập của một nền kinh tế. Giao thông vận tải chiếm khoảng 6-12% tổng thu nhập quốc nội GDP. + Ở tầm kinh tế vi mô: giao thông vận tải có mối quan hệ với người sản xuất, tiêu dùng và chi phí sản xuất. chi phí cho hoạt động giao thông vận tải trung bình chiếm 10-15% chi tiêu hộ gia đình và chiếm khoảng 4% trong tổng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ. - Việc cải thiện hệ thống giao thông sẽ giúp tiếp cận sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, tiếp cận nguồn lao động sẵn có của địa phương làm giảm chi phí trong sản xuất. - Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất chuyên môn hóa theo khu vực địa lý: sản xuất hàng hóa mà khu vực mình có lợi thế nhất. Do có hệ thống giao thông nên dễ dàng trao đổi thương mại. - Đóng góp vào sự phát triển kinh tế thông qua tạo việc làm cho các hoạt động kinh tế cơ sở từ nó: nhà vận chuyển , quản lý, bốc xếp, bảo hiểm, ngân hàng,du lịch… - Ngành GTVT với vai trò cung cấp dịch vụ chuyển khách du lịch là hoạt động mang tính xã hội và kinh tế nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch từ nơi này tới nơi khác. GTVT được coi như là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hoạt động du lịch, là động mạch lớn nối liền giữa đích tới du lịch và nơi nguồn khách. GTVT đã 8 giải quyết được mâu thuẫn không gian và thời gian để con người có thể đi ra ngoài, khiến hoạt động lữ hành trở nên dễ dàng hơn. -Khi xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp , họ sẽ đầu tư xây dựng các công ty xí nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế. - Khi có hệ thống giao thông thuận tiên cho việc đi lại người dân sẽ xây dựng nhà ở, khu dân cư dần được hình thành, sẽ có các công trình văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội mọc lên và một loạt các loại dịch vụ khác được hình thành, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa làm cho hàng hóa được đa dạng. 3. Hệ thống thông tin liên lạc - Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu thông tin cho cả xã hội và hệ thống sản xuất. - Nhờ có thông tin liên lạc mà khoảng cách về địa lý giữa con ngươi với con người dường như ngắn lại. Ví dụ nhờ có điện thoại mà một người con xa quê có thể dễ dàng gọi điện hỏi thăm gia đình và biết được tình hình của bố mẹ dù khoảng cách địa lý là rất lớn. - Nhờ có hệ thống thông tin liên lạc mà mọi người dễ dàng trao đổi công việc, học tập ….với nhau dễ dàng qua mail, internet, thư từ. - Nhờ thông tin liên lạc rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí trong sản xuất. - Hệ thống thông tin liên lạc còn giúp đời sống tinh thần con người được nâng cao: có thể dễ dàng thư giãn nghe nhac; dựa vào thông tin dễ dàng tìm kiếm địa chỉ các thông tin cần thiết để đi du lịch nghỉ dưỡng….. - Nhờ hệ thống thông tin liên lạc các thông tin chính trị văn hóa xã hội, các chủ trương chính sách của đảng nhà nước được phổ biến rộng rãi tới nhân dân. - Hệ thống thông tin giúp nâng cao trình độ dân trí: người dân đễ dàng tìm được sách báo, thông tin cần thiết đời sống phục vụ tốt cho công tác học tập, lao động… 4. Điện khí - Cung cấp năng lượng cho máy móc vận hành, cung cấp nhiên liệu cho phát triển kinh tế và đời sống. - Gia tăng sức sản xuất, nâng cao chất lượng của cuộc sống con người - Thắp sáng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, học tâp. - Giảm thiểu sử dụng sức lao động của con người. 9 - Giúp vận chuyển và cung cấp thông tin tới mọi người: thông qua việc sử dụng tivi, máy tính, mạng internet…… - Giúp áp dụng được các khoa học công nghệ vào đời sống nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện cuộc sống: chạy vận hành các loại máy thay thế cho việc sản xuất thủ công trước đây của con người, áp dụng các phát minh khoa học phục vụ đời song: máy giặt, nồi cơm điện, tủ lạnh…… - Điện giúp con người liên lạc thông tin được với nhau dễ dàng nhanh chóng thông qua việc cho máy tính hoạt động…. - Điều tiết hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bằng việc sử dụng điện để cho hoạt động hệ thống thủy lợi. - Là cơ sở cho các hạ tầng cơ bản khác. Có điện sẽ dễ dàng trong việc xây dựng các hạ tầng kỹ thuật khác. - Đẩy mạnh công bằng xã hội: điện giúp thắp sáng cho người dân làm cho người dân vùng núi cũng như đồng bằng được hưởng những lợi ích như nhau, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giũa các vùng, thu hút người dân di cư từ đồng bằng lên miền núi sinh sống => giúp phân bố dân cư hợp lý khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. 10 5. Các dịch vụ Dịch vụ sản xuất cung cấp các vật tư, nguyên nhiên liệu và trang thiết bị cho các ngành sản xuất cả nông nhiệp và phi nông nghiệp. Nó giúp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm các loại cây trồng vật nuôi: đảm bảo đời sống vật chất cho con người. Nhờ có các vật tư như phân bón, thuốc diệt trừ sâu bệnh, các nông cụ máy cày, máy bừa, máy phun thuốc, các loại thức ăn công nghiệp -> các loại cây trồng vật nuôi được đảm bảo sinh trưởng trong điều kiện tốt đủ chất dinh dưỡng -> con người được sử dụng đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết. Các vật tư để xây dựng các công trình, nhà ở đảm bảo đồi sống ổn định cho nhân dân. “an cư lập nghiệp” ổn định chỗ ở cư trú thì sẽ chú tâm vào sản xuất nên tạo ra được nhiều hàng hóa. Xây dựng được các công trình: an ninh quốc phòng, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa… để phục vụ thảo mãn đáp ứng được nhiều nhu cầu của con người: đảm bảo an ninh, học hỏi tiếp thu tri thức, kiểm tra sức khỏe khám chữa bệnh tật, hoạt động nghỉ dưỡng vui chơi giải trí… Đặc biệt là việc xây dựng các khu công nghiệp: góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống trình độ của người lao động. việc hình thành các khu công nghiệp kéo theo thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp: ngân hàng, bưu chính viễn thông, các dịch vụ cung cấp nhà ở… IV.Mối liên hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng.  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giúp phát triển kinh tế tăng thu nhập, giúp khai thác tốt điều kiện tự nhiên, tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng - Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho nhu cầu đời sống của con người trong các khu dân cư, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cho công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. + Hệ thống kênh mương, rạch… phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp của vùng, làm cho nông dân giảm chi phí công sức cũng như thời gian trong quá trình sản xuất. 11 + Các giếng khoan, đào hay hệ thống nước máy khai thác từ nguồn nước mạch, nước ngầm, hệ thống sông lớn đáp ứng tố nhu cầu nước dùng sinh hoạt của dân. + Hệ thống đê điều giúp ngăn ngừa ngập lụt úng vào mùa mưa, giũ nước vào mùa khô, vì vậy đảm bảo nước cho sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực vùng, giảm và chống thiên tai lũ lụt cho người dân. + Đặc biệt là đồng bào miền núi thay vì trước đây sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nước trời, nay có hệ thống thủy lợi chủ động đuộc nguồn nước và dễ dàng trong việc điều tiết nước. Góp phần làm tăng năng suất cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho vùng. + Hệ thống các hồ thủy lợi đẹp còn có tiềm năng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. - Hệ thống giao thông đảm bảo giải quyết nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu vận chuyển vật tư và lưu thông hàng hóa, nhu cầu văn hóa xã hội. + Đối với khu vực đồng ruộng, hệ thống bờ vùng, bờ thửa, bờ các mương máng là hệ thống giao thông phục vụ sản xuất. + Hệ thống đường làng ngõ xóm phục vụ cho sản xuất, đi lại của người dân trong khu vực: đi lai, vận chuyển hàng hóa từ đồng, nương rẫy về hộ gia đình. + Hệ thống giao thông trục chính nối các xã, huyện, tỉnh với nhau thuận lợi cho di chuyển giữa các vùng. + Hệ thống giao thông giúp vận chuyển giao thương hàng hóa giữa các vùng với nhau, khiến người dân được sử dụng nhiều mặt hàng với các chủng loại khác nhau cho dù vùng đó không sản xuất được. - Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu thông tin trong cả xã hội và hệ thống sản xuất. + Phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay: đọc báo, tin tức, đọc sách, giải trí… + Giúp trao đổi thông tin nhanh chóng thông qua internet mà không cần mất thời gian di chuyển. + Giúp liên lạc kết nối nhanh chóng thông qua mạng dây điện thoại. rút ngắn khoảng cách về địa lý giữa đồng bằng với vùng núi, biên giới hải đảo với đất liền. + Nắm bắt được các thông tin pháp luật chủ trương chính sách của nhà nước, khiến cho người dân chấp hành tốt pháp luật, đồng thời vùng không bị tụt hậu. 12 - Cơ khí bao gồm các phương tiện vận chuyển cho nhu cầu đời sống và tổ chức sản xuất, cơ khí sửa chữa, trang bị cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. + Sản xuất các loại máy móc phục vụ tốt cho sản xuất: máy cày, bừa, cấy lúa, xịt cỏ... làm giảm thiểu sức lực hao tổn của con người, góp phần tăng năng suất. + Sản xuất phương tiện: xe đạp, xe máy, xe ô tô phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa hay di chuyển. + Xuất hiện các cửa hàng cơ khí sửa chữa máy móc, phương tiện, tạo công ăn việc làm cho lao động trong vùng. - Điện khí bao gồm cung cấp điện cho nhu cầu của con người, và cho mọi ngành sản xuất, hoạt động kinh tế. + Mạng lưới điện đảm bảo cho việc chiếu sáng sáng sinh hoạt, chiếu sáng đô thị, sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp. + Đặc biệt đối với vùng cao nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trước hết nó giải quyết nhu cầu của sinh hoạt thường người dân, sau đó nó là tiền đề cho việc nâng cao đời sống, phát triển bởi ngành điện cung cấp năng lượng cho nhiều ngành khác. - Dịch vụ sản xuất cung cấp các vật tư, nguyên nhiên liệu và trang thiết bị cho các ngành sản xuất cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.  Ngược lại quy hoạch vùng giúp cho việc xây dựng khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch vùng lãnh thổ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xã hội mới trên cơ sở phát triển và phân bố hợp lý cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện….). -Hệ thống thủy lợi được xây dựng căn cứ vào các khu dân cư, vào hệ thống nông nghiệp, vào hệ thống công nghiệp và hoạt động dịch vụ kinh tế, song đồng thời các hệ thống phải được xây dựng từ việc khai thác hữu hiệu nhất các nguồn nước ở trong vùng. + Hệ thống cấp nước được xây dựng dựa trên nhu cầu cấp nước của toàn khu vực, tùy vào trữ lượng nguồn nước của vùng, diện tích cần tưới tiêu,và sự phân bố diện tích cần tưới tiêu, hay nhu cấu sử dụng nước sinh hoạt của từng khu vực mà bố trí khối lượng kênh,mương, hệ thống cấp nước sao cho phù hợp. 13 + Từ nhu cầu sử dụng nước của dân cư xây dựng hệ thống đường ống, các thiết bị cấp thoát nước sinh hoạt, nước công nghiệp, cứu hỏa. + Tùy vào nguồn nước của vùng ta bố trí và khai thác sao cho có hiệu quả: nông thôn khai thác nước giếng khoan giếng đào, khu đô thị có sử dụng thêm nước máy. + Những vùng có tiềm năng về thủy điện đặc biệt là những vùng cao: đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thủy điện để khai thác tốt nguồn lợi, đồng thời góp phần phát triền kinh tế vùng. + Ở những vùng đông dân cư, khu công nghiệp có nhiều nước thải, chú trọng đầu tư tiến hành xây dựng các hệ thống thoát nước bẩn, xử lý chất thải…đảm bảo môi trường sống trong sạch cho khu vực. - Hệ thống giao thông được xây dựng căn cứ vào hệ thống khu dân cư, vào các điểm chuyển hàng hóa, vào hệ thống sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế và văn hóa xã hội trên cơ sở mối liên hệ giao thông cả trong và ngoài vùng. + Trên cơ sở các mạng lưới giao thông hiện có xây dựng thêm các hệ thống giao thông nối liền tạo tiền đề cho phát triền các vùng còn khó khăn. + Xây dựng hệ thống giao thông kết hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi và phát triển khu dân cư, đảm bảo đi lại thuận tiện nhanh chóng cho người dân. + Đối với khu vực sản xuất trên vùng đồi rừng chỉ xây dựng các tuyến đường vừa phải không quá rộng. + Chú ý khai thác hệ thống giao thông đường thủy để vận dụng chở hàng hóa và hành khách bởi không phải vùng nào cũng có thể di chuyển bằng đường bộ. + Đối với vùng ven biển: quy hoạch xây dựng hệ thống cảng biển, thuận tiện cho việc giao thương giữa các vùng, trong cũng như ngoài nước. Góp phần phát triển dịch vụ vận tải biển. + Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tuyến lớn cho các vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa, như vậy thúc đẩy thu hút đầu tư cho vùng, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. + Việc bố trí các mạng lưới giao thông dựa trên cơ sở: đảm bảo giao lưu giữa các điểm dân cư, các trung tâm hành chính kinh tế văn hóa xã hội trong vùng, tiểu vùng cũng như các đơn vị sản xuất, xí nghiệp. Sử dụng ở mức cao nhất hệ thống đường và công trình (cầu, cống…) sẵn có: đảm bảo sự lưu thông giữa đường nội bộ các đơn vị 14 sản xuất, các xí nghiệp với quốc lộ,tỉnh lộ và đường liên xã, vốn đầu tư cơ bản cho việc xây dựng công trình và đường là ít nhất, bảo vệ đất nông nghiệp có giá trị, đồng thời đảm bảo quy định kỹ thuật đường, bảo vệ đất chống xói mòn, ngập nước và các hậu quả khác do bố trí giao thông gây ra. - Tổ chức bố trí các hệ thống điện nhằm giải quyết xác định các nhu cầu điện, nguồn điện, lưới điện. + Ở các vùng nông thôn hầu hết các mạng lưới điện chưa có quy hoạch thiết kế hoàn chỉnh, nhiều thôn điện sinh hoạt phải dùng chung với điện sản xuất, khoảng cách tải điện quá xa gây thất thoát điện năng, thiếu an toàn, giá thành điện cao. Do vậy nhiệm vụ trước mắt của quy hoạch vùng là phải quy hoạch cải tạo nâng cấp mạng lưới hiện có. + Đối với các khu vực mạng lưới tự tạo chắp vá, hay đặc biệt đối với các vùng chưa có khi quy hoạch phải tiến hành xây dựng mới hoàn chỉnh, để đảm bảo công bằng về nhu cầu giữa các vùng. + Đối với các khu công nghiệp, các khu sản xuất có công suất lớn bố trí các dòng điện ba pha để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng máy móc. + Quy hoạch tuyến điện phải kết hợp với quy hoạch giao thông, kiến trúc. => xuất phát từ một nước nghèo và kém phát triển, tăng cường cơ sở hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng của đồ án quy hoạch vùng lãnh thổ, song đồng thời phải phân bổ hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất của các công trình.  Hạ tầng kinh tế giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân như: hệ thống tín dụng ngân hàng, cung ứng vật tư, phân bón, vật dụng kỹ thuật… quy hoạch vùng thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế. + Khi các hệ thống cơ sở hạ tầng đã được hình thành chúng kéo theo một loạt các hạ tầng kĩ thuật khác phát triển như: hệ thống ngân hàng, tín dụng, cung ứng vật tư, phân bón, vật dụng kỹ thuật… phục vụ cho công tác sản xuất và nhu cầu của người dân. + Hệ thống tín dụng phục vụ tốt nhu cầu vay vốn đầu tư kinh doanh sản xuất. + Hệ thống ngân hàng: đảm bảo cung ứng tiền cho nhà đầu tư, là nơi tin cậy cho người dân gửi tiết kiệm, nơi người dân vay vốn để mua nhà… + Hệ thống cung ứng vật tư, phân bón, vật dụng kỹ thuật ngay gần nơi sản xuất thuận tiện cho việc cung cấp nguồn đầu vào cho sản xuất, nhất là đối với nông nghiệp. 15 + Ngược lại việc quy hoạch thúc đẩy phát triển các hạ tầng kinh tế. Khi quy hoạch tập trung khu dân cư, xí nghiệp nhà máy, các công trình công cộng, chắc chắn nhu cầu về tín dụng, ngân hàng, phân bón vật tư hay vật dụng kỹ thuật sẽ lớn. Do vậy điều xuất hiện và hình thành chúng là điều tất yếu. Từ đây ta có thể thấy rõ quy hoạch vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng. Tổng hòa các hệ thống cơ sở hạ tầng có mối qua hệ qua lại với nhau do vậy khi thực hiện quy hoạch vùng ta cần chú ý tới việc phân bổ và bố trí sao cho hiệu quả là tối ưu nhất. Đặc biệt là chú trọng tới việc làm sao cho phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm sự phân hóa và chênh lệch giàu nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. V.KẾT LUẬN: Như vậy chúng ta có thể thấy rõ vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế. Mỗi bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng đều có vai trò riêng và tác động lớn đến đời sống của nhân dân. Hệ thống thủy lợi góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Nó giúp giải quết một số vấn đề lớn như: Đảm bảo lương thực cho đất nước cho con người; Cung cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp; Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước sạch nông thôn; Đóng góp cho xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; Các hồ chứa nước thủy lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi; Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện. Hệ thống giao thông cũng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế ở một đơn vị lãnh thổ. Nếu một địa phương, một vùng hay một quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại sẽ giúp góp phần giải quyết tốt một phần nhất định vấn đề lưu thông trong nền kinh tế dưới góc độ vận chuyển, chuyên chở con người, hàng hóa, thông tin hay các vật thể có liên quan phục vụ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó hệ thống GTVT được coi như là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hoạt động du lịch, là động mạch lớn nối liền giữa đích tới du lịch và nơi nguồn khách.Khi 16 có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại người dân sẽ xây dựng nhà ở, khu dân cư dần được hình thành, sẽ có các công trình văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội mọc lên và một loạt các loại dịch vụ khác được hình thành, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa làm cho hàng hóa được đa dạng, đời sống con người được nâng cao. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu thông tin cho cả xã hội và hệ thống sản xuất và cũng có những tác động tích cực cho xã hội. Hệ thống điện: cung cấp năng lượng cho máy móc vận hành, cung cấp nhiên liệu cho phát triển kinh tế và đời sống. Dịch vụ sản xuất cung cấp các vật tư, nguyên nhiên liệu và trang thiết bị cho các ngành sản xuất cả nông nhiệp và phi nông nghiệp. => Tất cả các yếu tố này đều có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của con người, nó gần như là yếu tố quyết định. Do vậy khi thực hiện quy hoạch vùng lãnh thổ ta cần chú ý tới việc phân bố các nguồn lực cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng cụ thể. Đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Giải quyết được một số vấn đề quan trọng của đất nước: giảm chênh lệch giàu nghèo giữa đồng bằng và đồi núi, giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa cân đối giữa các thành phần kinh tế trong vùng. Đồng thời phát huy hết tiềm năng của vùng, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật. Đặc biệt ta có thể thấy rõ mối quan hệ của quy hoạch cùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố cở sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giúp phát triển kinh tế tăng thu nhập, giúp khai thác tốt điều kiện tự nhiên, tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Ngược lại quy hoạch vùng giúp cho việc xây dựng khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng kinh tế giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân như: hệ thống tín dụng ngân hàng, cung ứng vật tư, phân bón, vật dụng kỹ thuật… quy hoạch vùng thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế. 17 Mục lục Trang I. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng lãnh thổ..............................................................1 II. Các khái niệm và vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ..........................................2 III. Vai trò của các yếu tố cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế xã hội....................4 1. Hệ thống thủy lợi.........................................................................................4 2. Hệ thống giao thông.....................................................................................7 3. Hệ thống thông tin liên lạc...........................................................................9 4. Điện khí.......................................................................................................10 5. Các dịch vụ..................................................................................................11 IV. Mối liên hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng............................................................................................................................. 11 V. Kết luận.................................................................................................................. 16 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan