Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ppnckhh

.DOCX
4
380
115

Mô tả:

Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Lớp: L35_1 Nhóm:2 Đề tài: Nghiên cứu độc tố trong nguyên liệu thủy sản 1.Lý do Vấn đề nguyên liệu thủy sản bị nhiễm độc và các loại cá có chứa độc không còn xa lạ với người tiêu dùng. Nhưng để hiểu rỏ hơn về vấn đề này nên nhóm em chọn đề tài nghiên cứu độc tố trong nguyên liệu thủy sản. Nếu ăn phải những loại thủy sản độc sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người? Những loại cá nào gây độc và chủ yếu ở đâu? Cách phòng tránh nguy hiểm của độc tố thủy sản? Để giải đáp các thắc mắc và phòng chống tác hại của độc tố các công trình nghiên cứu về độc tố thủy sản ra đời. Qua nhiều năm nghiên cứu có rất nhiều thành tựu và chứng minh một số độc tố của một số loài thủy sản không hoàn toàn độc hại như độc tố cá nóc có thể làm thuốc giảm đau… Ngoài ra Việc tìm hiểu kĩ về các loại thủy sản có độc, các loại độc tố và cách thức truyền độc của chúng sẽ giúp chúng ta phòng tránh được các mối nguy hại do độc tố gây ra. Bài tiểu luận với đề tài “Nghiên cứu độc tố trong nghuyên liệu thủy sản” sẽ giúp chúng ta làm được điều này. 2. Mục tiêu của việc nghiên cứu độc tố thủy sản: - Xác định được độc tố trong cơ thể thủy sản và công thức cấu tạo của độc tố đó. - Tìm ra cách phòng tránh khi tiếp xúc với các loài thủy sản có độc tố, cách chế biến món ăn từ thủy sản giàu dinh dưỡng có độc tố. -Nghiên cứu cách điều trị khi bị nhiễm độc tố từ thủy sản đó. 1 3. Đối tượng nghiên cứu -Các loài thủy sản 4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu -Thủy sản trước và sau khi chết -Thời gian: 20 ngày 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1 .Phương pháp nghiên cứu lý luận -Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng về độc tố thủy sản. -Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 5.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn *Phương pháp quan sát Quan sát các phương thức truyền độc và các yếu tố ảnh hưởng đến độc tố thủy sản - Yếu tố khách quan: Nguồn thức ăn, môi trường sống,… Yếu tố chủ quan: tính di cư, mùa sinh sản, độc tố có sãn bên trong co thể sinh - vật. Triệu chứng khi ăn trúng thủy sản có độc Từ đó nghiên cứu sâu hơn về đặc tính và độc tố của từng loài. *Phương pháp kiểm định độc tố Xác định PSP bằng phương pháp thử hóa sinh trên chuột -PSP trong mẫu được chiết tách bằng dung dịch HCl 0,1N, 1ml dịch trích được tiêm vào chuột. Dựa vào thời gian chết của chuột tra bảng Sommer sẽ các định được giá trị đơn vị chuột. từ đó tính được nồng độ độc tố PSP trong mẫu 2 Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao( HPLC) -Mẫu được trích li bằng dung dịch HCl 0,1N sau đó được oxi hóa bằng hydro peroxide và periodic acid bởi hệ thống dẫn xuất sau hoặc trước cột thiết bị HPLC. Phương pháp ELISA -Dựa trên cơ sở sử dụng một thể tiếp hợp chứa kháng thể đặc hiệu với một kháng nguyên và được gắn với một enzyme nhất định. Enzyme liên kết trong thể tiếp hợp có tác dụng xúc tác một phản ứng hóa học sinh ra một sản phẩm màu từ cơ chất không màu 5.3.Nhóm phương pháp thống kê toán học Các phương pháp toán học dùng để thống kê các độc tố có trong thủy sản và các nguyên nhân yếu tố ảnh hưởng đến no. 6. Kế hoạch công việc Stt Công việc Người thực hiện 1 Thu thập tài liệu thông tin Hoàng Văn Khang Quan sát yếu tố khách quan và 2 Bùi Thị Thanh Huyền chủ quan Đỗ Thị Thu Thảo 3 Kiểm định độc tố Hàng Đặng Huy Hoàng Thống kê các độc tố trong thủy 4 Võ Văn Thắng sản Đỗ Thị Kim Quyên 5 Đưa ra kết luận Nguyễn Vũ Hảo Tăng Thị Ngọc Cẩm 6 Viết báo cáo Trịnh Thị Hồng My 3 Thời gian 12-14/07/2016 13-15/07/2016 16-20/07/2016 21-22/07/2016 23-24/07/2016 24-28/07/2016 7.Tài liệu tham khảo [1].Đinh Hữu Đông, Nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch,,NXB Khoa học và Kĩ Thuật(2015). [2].Bộ thủy sản, Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp(1996). 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan