Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình...

Tài liệu Phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình

.PDF
130
1508
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  DIỆP THỊ KIM NGÂN PHÉP SO SÁNH TU TỪ TRONG CA DAO TRỮ TÌNH Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp Cần Thơ, năm 2011 1 1. Lý do chọn đề tài Trong Cổ học tinh hoa có chép câu chuyện Huệ Tử khi nói cứ hay ví dụ. Một lần, trong cuộc đối thoại giữa vua Lương và Huệ Tử, vua đã phải nói rằng: -“Tiên sinh nói gì xin cứ nói thẳng, đừng ví dụ nữa.” -“ Có một người không biết cái nỏ hỏi tôi hình dáng của cái nỏ như thế nào. Nếu tôi nói nó giống cái nỏ thì người ấy có hiểu không?” -“ Hiểu sao được” -“Thế nếu tôi bảo nó giống cái cung có cán, có lẫy thì người ấy có biết được không?” -“Biết được” -“ Khi nói với ai phải lấy cái người ta đã biết làm ví dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết. Nhà vua bảo tôi đừng ví dụ nữa thì tôi không sao nói được”[14] Câu chuyện trên đã phản ánh vai trò quan trọng của so sánh đối với việc tri nhận sự tình được đề cập của con người. So sánh là một trong những cánh cổng mở ra lối đến ngắn nhất để nắm bắt thông tin được diễn đạt. Có lẽ thế mà ngay từ những câu hát ca dao dân tộc đầu tiên đều được dân gian gọi là câu ví và những câu ví này chứa đựng những giá trị vô tận. Chính điều này đã thúc đẩy mong muốn chúng tôi tìm hiểu về giá trị của so sánh tư từ trong thể loại ca dao trữ tình. Bên cạnh, chúng tôi luôn có mối quan tâm đặc biệt đến tiếng mẹ đẻ của mình, đến văn chương dân tộc. Đây là cơ hội cho chúng tôi tiếp xúc nhiều hơn với nền văn chương ấy, qua đó, giúp chúng tôi thấu hiểu thêm về những giá trị đáng trân trọng mà dân gian đã kết tạo nên. Nhờ sự thấu hiểu đó, chúng tôi mới thật sự thấy yêu thương nhiều hơn, thúc đẩy mong muốn gìn giữ văn hóa dân tộc của mình. Từ hai nguyên nhân đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp là “ phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình” 2. Lịch sử vấn đề 2 Có thể nói, đề tài nghiên cứu các biện pháp tu từ được sử dụng sáng tác ca dao trữ tình, trong đó có phép so sánh tu từ là một đề tài khá hấp dẫn đối với không ít các nhà nghiên cứu Việt ngữ và văn học. Trong công trình nghiên cứu Lịch sử văn học Việt Nam- văn học dân gian (tập hai) của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, các tác giả này đã đề cập đến các biện pháp nghệ thuật của ca dao như : thể hứng, so sánh, ẩn dụ và nhân hóa. Tuy nhiên, các tác giả này chỉ mới dừng lại ở việc nêu mà chưa có mô tả cụ thể. Tương tự, tác giả Bùi Văn Nguyên cùng nhiều tác giả khác với công trình “ Lịch sử văn học Việt Nam” (tập I, phần II) cũng chỉ đề cập so sánh như một biện pháp nghệ thuật của ca dao, chưa có sự phân tích sâu về biện pháp tu từ này trong ca dao. Năm 1999, một công trình nghiên cứu khác về ca dao của tác giả Nguyễn Xuân Kính hoàn thành với tên gọi “ Thi pháp ca dao”. Qua công trình này, tác giả công trình đã mang đến nhiều hiểu biết về nghệ thuật ca dao. Song, phép so sánh cũng chưa phải là mối quan tâm hàng đầu trong công trình này. Năm 2005, nhóm tác giả Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung và Trần Thị An đã cho ra đời quyển sách Ca dao trữ tình chọn lọc. Trong công trình này, các tác giả đề cập ca dao chi tiết hơn các công trình kể trên. Các tác giả nêu lên sự khác nhau giữa so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp. Theo nhóm tác này, so sánh trực tiếp, hay còn gọi là tỉ dụ, bằng các từ như như, như thể…để so sánh vật này với vật kia, nghe tự nhiên, thân mật. Trong khi đó, so sánh gián tiếp là ẩn dụ. Nhưng ở công trình này, so sánh cũng chỉ được giới thiệu sơ lượt. Song để có thể gọi là đề cập đầy đủ thì phải kể đến công trình của tác giả Lê Đức Luận “ Cấu trúc so sánh trong ca dao”. Trong công trình này tác giả Lê Đức Luận gộp tất cả các phương thức chuyển nghĩa có cùng kiểu so sánh như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng vào một phương thức chung cùng quan hệ liên tưởng. Như vậy, trong công trình này, so sánh được xem xét như đề tài chính nghiên cứu trong ca dao. Nhưng, tác giả khái quát rộng hơn về so sánh nói chung, chưa tác bạch ra so sánh và ẩn dụ cũng như chưa đi đến những giá trị tu từ của từng loại so sánh trong ca dao. 3 Một bước tiến hơn trong nghiên cứu so sánh trong ca dao phải kể đến công trình “ Tương quan ngữ nghĩa giữa thể được so sánh và thể dùng để so sánh trong các câu ca dao về tình yêu đôi lứa có chứa sự tình quan hệ so sánh ” của tác giả Lê Thị Lan Anh. Như tên gọi, tác giả công trình tập trung vào việc tìm hiểu quan hệ giữa thể được so sánh và thể dùng so sánh, để thông qua đó thấy được “ thể được so sánh bao giờ cũng trừu tượng hơn, khó hình dung, khó nắm bắt hơn còn thể dùng so sánh bao giờ cũng cụ thể hơn”.[1;253] Tác giả Hoàng Kim Ngọc trong công trình so sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình ( dưới góc nhìn ngôn ngữ- văn hóa học) cũng đã có những khám phá mới và thú vị về phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình. Theo ông, các dạng thức so sánh thương gặp trong ca dao là : so sánh thường, so sánh đơn, so sánh kép, và so sánh bổ sung. Riêng công trình của mình, ông đi vào phân tích vế A, vế được so sánh, từ so sánh và vế B, vế so sánh. Một tác giả khác, Lê Đức Mậu cũng có mối quan tâm về phép so sánh trong ca dao nói chung. Theo ông, cấu trúc so sánh trong ca dao bao gồm : So sánh trực tiếp, so sánh có từ so sánh; so sánh nữa trực tiếp, so sánh không có từ so sánh; so sánh gián tiếp, kiểu so sánh hàm ẩn; so sánh vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Như vậy , mỗi công trình nghiên cứu đề cập về so sánh nghệ thuật trong ca dao trữ tình ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau. Điểm gặp nhau giữa các công trình này chính là họ đều nhận ra vai trò của so sánh nói riêng và các biện pháp tu từ nói chung trong ca dao trữ tình:“Nhờ các biện pháp tu từ, sự diễn đạt vừa mang tính cụ thể, hình ảnh do nghĩa đen gợi ra, vừa mang tính khái quát, hàm súc do nghĩa bóng chứa đựng”[24] Cùng chung mối quan tâm đó, đề tài “phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình” được tiến hành trên cơ sở kế thừa các kết quả mà các công trình đi trước tích tụ. 3. Mục đích nghiên cứu Ca dao là nơi thể hiện tập trung, sâu sắc nhất trí tuệ, tâm hồn Việt. Nó cũng là nơi biểu hiện rõ nhất tài năng sáng tạo ngôn ngữ của dân tộc ta từ những ngày xa xưa. Trong đó, các biện pháp tu từ như so sánh vừa phản ánh tài năng sáng tạo nghệ thuật vừa truyền tải quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh của dân gian. So sánh góp phần tạo nên cái đẹp ở ca dao cũng như ẩn chứa qua đó là cái tài của những người tay lắm chân bùn. Nay, chúng tôi muốn tự đi tìm và giải mã cái đẹp trong ca dao qua lối 4 so sánh tu từ. Hay nói đúng hơn, chúng tôi thực hiện đề tài “ phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình” nhằm tìm câu trả lời cho thắc mắc : Phép so sánh tu từ có vai trò ý nghĩa như thế nào trong ca dao trữ tình? Cụ thể, trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về so sánh tu từ , chúng tôi sẽ khảo cứu các kiểu cấu trúc của so sánh, các hình ảnh so sánh được sử dụng trong ca dao trữ tình. Chúng tôi tìm hiểu các mô hình so sánh nào được sử dụng phổ biến nhất trong so sánh ở ca dao trữ tình, ý nghĩa của các mô hình này cũng như khám phá ra những đặc điểm hình ảnh so sánh. Chúng tôi nghĩ rằng, hình ảnh so sánh đóng vai trò quan trọng đối với mô hình so sánh. Chính vì vậy, chúng tôi kết hợp tìm hiểu mô hình và hình ảnh so sánh, xem xét mối quan hệ giữ hình ảnh so sánh tương ứng với đối tượng được so sánh: hình ảnh so sánh có ý nghĩa như thế nào với nội dung biểu đạt ở đối tượng được so sánh. Ngoài ra, qua việc tìm hiểu lối so sánh nghệ thuật, chúng tôi hi vọng sẽ khám phá được thêm những giá trị văn hóa dân tộc được tìm ẩn dưới những biểu tượng thẩm mĩ, kết quả của lối so sánh nghệ thuật. 4. Phạm vi giới hạn đề tài. Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu văn học dân gian, chúng tôi nhận thấy Ca dao trữ tình Việt Nam của nhóm tác giả Vũ Thúy Anh- Vũ Quang Hào là sưu tầm chọn lọc những câu ca dao phản ánh được những tâm tư tình cảm cũng như những khát vọng của dân gian. Qua đó, công trình này cũng phản ánh rõ những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của thể loại thơ dân gian này. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu một số tài liệu về phong cách học, có thể thấy nhiều công trình nghiên bao gộp cả so sánh tu từ và so sánh logic. Kết hợp tham khảo một số nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong đó có so sánh ở các thể loại văn học dân gian như ca dao, chúng tôi hướng đến tìm hiểu so sánh tu từ, mà không bao gộp cả so sánh logic. Hơn nữa, đề tài của chúng tôi là phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình. Do đó, chúng tôi áp dụng kiến thức so sánh tu từ để hoàn thành đề tài luận văn. Với lí do đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát phép so sánh tu từ được vận dùng trong quyển “ Ca dao trữ tình Việt Nam” trên. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “ phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình” chúng tôi dùng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê - Phương pháp khái quát hóa 6 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ VÀ CA DAO TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về phép so sánh tu từ 1.1.1 Các quan niệm về phép so sánh tu từ So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến vì vậy nó đã được mô tả rộng rãi trong các sách nghiên cứu văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt sau này.Có không ít các nhà Việt ngữ học đã đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm so sánh tu từ. Tác giả Hồng Dân quan niệm: “Nếu liên tưởng đến nét giống nhau giữa hai đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có phép so sánh”. [3;3] Như vậy, so sánh trước hết có thể hiểu là biện pháp tu từ được hình thành trên cơ sở liên tưởng tương đồng của ít nhất hai đối tượng và được nêu một cách công khai Trong khi đó tác giả Nguyễn Thế Lịch có một cách diễn đạt khác.Ông viết: “ So sánh là đưa một vật ra xem xét sự giống nhau, khác nhau, sự hơn kém về một phương diện với một vật khác được xem là chuẩn, có thể không phải là một mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh”[14;62]. Định nghĩa này của tác giả Nguyễn Thế Lịch cho thấy điều kiện cần của một phép so sánh là phải có từ hai đối tượng, trong đó có một đối tượng được so sánh và đối tượng làm chuẩn để thực hiện so sánh đối tượng cần được so sánh, diễn đạt. Giống như Nguyễn Thế Lịch, tác giả Bùi Đức Thao trong bài viết về phép so sánh trong tiếng Việt đã đưa ra nhận định về so sánh nghệ thuật như sau: “ So sánh là đưa một sự vật ra để xem xét, đối chiếu sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau về một phương diện nào đó với một sự vật khác được coi là chuẩn. Đích của so 7 sánh là các giá trị nhận thức, miêu tả, hình tượng và biểu cảm”[30; 229] Khái niệm này chưa làm rõ được cơ sở so sánh của hai sự vật trong một phép so sánh. Cùng có một mối quan tâm đến phong cách học tiếng việt nói chung và phép so sánh nói riêng, tác giả Nguyễn Thái Hòa ( trong quyển sách viết chung với Đinh Trọng Lạc) đã đưa khái niệm về so sánh : “ So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc , người nghe”[11;189] Rõ ràng, ở định nghĩa này, ông đã mang đến cách hiểu khá toàn diện hơn về phép so sánh. Có sự gặp gở tình cờ giữa hai quan niệm về phép so sánh của hai tác giả Nguyễn Thái Hòa và Hồng Dân. Cả hai đều cho rằng so sánh là sự đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng. Song, tác giả Nguyễn Thái Hòa có bước phát triển hơn khi ông đề cập thêm về giá trị biểu đạt của phép so sánh tu từ tiếng Việt: gợi hình ảnh, tính cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tác giả Đinh Trọng Lạc cũng cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Thái Hòa: “ So sánh( còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn đạt bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.[10;262] Tác giả Bùi Tất Tươm cũng cho rằng: “ So sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại , giống nhau một thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một cách hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng” [26;233]. Khái niệm này mở rộng hơn về đối tượng trong phép so sánh : hai hay nhiều đối tượng khác loại. Còn theo tác giả Cù Đình Tú thì : “So sánh tu từ là một cách công khái đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy ( nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [27;175]. 8 Quan điểm này là sự tập hợp của các quan điểm đã nêu ở trên, trong đó có sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng của các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa hay Bùi Tất Tươm, và sự đối chiếu công khai mà tác giả Hồng Dân đề cập trong quan niệm về so sánh của ông. Vì vậy quan niệm so sánh của tác giả Cù Đình Tú mang tầm khái quát hơn. Trong khi đó, theo tác giả Hữu Đạt, so sánh tu từ “ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác” [5;295]. Quan điểm này cung cấp cho người tiếp nhận những thông tin chung chung về so sánh mà chưa có được cách hiểu cụ thể như các quan niệm trên bởi tác giả Hữu Đạt chỉ giới thiệu về so sánh như sự giải thích thuộc tính, tình trạng của sự vật hay hiện tượng từ sự vật hiện tượng khác. Điều này không phải là khuyết điểm nhưng nếu để được đầy đủ hơn thì phải đến quan niệm của tác giả Đào Thản. Theo tác giả Đào Thản,“So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong. Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến.” [29;123] Nếu làm phép cộng lại đối với hai quan niệm so sánh tu từ của hai tác giả Cù Đình Tú và Đào Thản thì ta sẽ có được quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở. Ông nhận định rằng :“ So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhân thức của người đọc, người nghe”.[18;57] Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa thế nào là phép so sánh tu từ. Nhưng tụ chung lại, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các quan điểm về phép so sánh của các nhà Việt ngữ học. Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng một phép so sánh tu từ phải hội đủ ít nhất hai điều kiện: Thứ nhất : Phải có từ hai đối tượng khác loại trở lên, đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh; hai đối tượng này được đối chiếu công khai với nhau. 9 Thứ hai : Hai hay nhiều đối tượng khác loại này đều phải có một hay nhiều nét tương đồng ( về bản chất bên trong hay hình thức bên ngoài) bởi so sánh tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật được dựa trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng : liên tưởng tương đồng và liên tưởng logic khách quan. So sánh tu từ được hình thành từ mối quan hệ liên tưởng tương đồng. Về điều kiện thứ nhất, có ý kiến cho rằng trong một phép so sánh tu từ, hai đối tượng khác loại phải cùng có hiện diện, nghĩa là cả đối tượng được so sánh và đối tượng làm chuẩn so sánh không thể vắng mặt. Cũng theo nhóm ý kiến trên, đây chính là điểm khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ. Tuy nhiên, thực tế đã kiểm chứng sự thiếu sót trong những ý kiến này. Theo tác giả Đậu Thành Vinh ( ĐHKHXH & NV TPHCM ), trong một phép so sánh tu từ của một phát ngôn không phải luôn luôn có sự xuất hiện của đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh. “Khi xưa phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hay “Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay” (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Trong hai ví dụ trên, người tiếp nhận dễ nhận ra đối tượng được so sánh không được xuất hiện, chỉ có sự có mặt của đối tượng so sánh nhưng người tiếp nhận hoàn toàn có thể nhận ra đối tượng được so sánh: ở hai câu thơ thứ nhất là nàng Kiều và hai câu thơ thứ hai chính là tác giả Hoàng Cầm. Sự thiếu vắng đối tượng được so sánh thường tồn tại trong thơ bởi vì đối tượng được so sánh đã được gắn liền với đối tượng trữ tình, hay nhân vật trữ tình. Và như vậy thì lúc này đối tượng được so sánh có thể được người sản sinh và người tiếp nhận luận giải dễ dàng, được coi như là hiển nhiên (không cần phải nói ra). Ở ví dụ trích từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đối tượng được so sánh tuy không được nêu ra trên văn bản, nhưng người tiếp nhận văn bản hoàn toàn có thể nhận ra 10 đối đượng được so sánh ở đây chính là Thúy Kiều. Bởi vì đây là đoạn độc thoại nội tâm của nàng. Tương tự, ở ví dụ được trích từ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm thì đối tượng được so sánh chính là tác giả- nhân vật trữ tình. “ Ở đây sự vắng mặt cái được so sánh ( hay đối tượng được so sánh) trong biện pháp so sánh khác hoàn toàn về bản chất so với sự vắng mặt của cái được so sánh trong biện pháp ẩn dụ- ở đó để xác định được cái được so sánh người tiếp nhận phải huy động rất nhiều kiến thức ngoài ngôn ngữ. Một dấu hiệu khác để xác định so sánh dạng này là bao giờ cũng có sự xuất hiện của cơ sơ so sánh.”[33;33] Đem điều này áp dụng vào hai ví dụ trên, chúng ta thấy cơ sở so sánh lần lượt là “ tan tác” , “xót xa”, không vắng mặt trong cấu trúc so sánh của phát ngôn. Như thế, nhận định trên đã được xác thực cụ thể. Song, khi tác giả Đậu Thành Vinh cho rằng trong kiểu cấu trúc so sánh vắng đối tượng được so sánh thì bao giờ cũng có sự xuất hiện của cơ sở so sánh, chúng tôi nghĩ có vài điều cần bàn thêm. Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch, trong các kiểu cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh có cả cấu trúc so sánh thiếu mất đối tượng được so sánh và cả cơ sở so sánh. Tác giả nêu lên dẫn chứng sau: Như nước vỡ bờ Như đấm bị bông Trong hai ví dụ trên, đối tượng được so sánh và cơ sở so sánh đều vắng mặt, chỉ còn lại đối tượng so sánh. Người đọc phải dựa vào ngữ cảnh để đoán biết được đối tượng được nói đến. Tương tự, điều này cũng tìm thấy trong những câu thơ sau Như đất nước vừa đi qua thời lửa đạn Lại ngỡ ngàng: chim nhỏ, tháng giêng xuân ( Những con đường tháng giêng – Xuân Quỳnh) Để hiểu được đối tượng được so sánh vắng mặt ở hai câu thơ trên thì người tiếp nhận phải căn cứ vào ngôn cảnh, nghĩa là căn cứ vào những câu thơ đứng trước và sau đó. 11 Bởi kiểu cấu trúc so sánh được vận dụng trong hai câu thơ trên đều chỉ có mặt đối tượng so sánh. Dựa vào những câu thơ trước và sau đó, chúng tôi có thể hiểu đối tượng cần được làm rõ, tức đối tượng được so sánh có thể là tình yêu, đề tài mà nhà thơ Xuân Quỳnh muốn đề cập. Tất nhiên, đối tượng được so sánh không chỉ bó hẹp mà tùy vào mỗi người tiếp nhận giải mã. Kiểu cấu trúc chưa hoàn chỉnh này thường ít được dùng như các kiểu cấu trúc so sánh khác. Chúng có khả năng xuất hiện với tần số cao ở thành ngữ hơn so với các thể loại văn học nghệ thuật khác, theo ý kiến của chúng tôi. Đúc kết từ những gì đã được trình bày, có thể thấy để có sự ra đời của một phép so sánh tu từ thì phải có ít nhất hai đối tượng khác loại. Trong hai đối tượng này, đối tượng được so sánh có thể có mặt hoặc đôi khi vắng mặt. Nói cách khác, đối tượng được so sánh có thể được hiểu ngầm trong sự hiện diện của đối tượng so sánh. Sự vắng mặt của đối tượng này cũng có thể kéo theo sự vắng mặt của cơ sở so sánh mà chỉ còn lại đối tượng so sánh. Người tiếp nhận đoán biết được đối tượng so sánh bị khuyết dựa vào văn cảnh và ngôn cảnh. Về điều kiện thứ hai: Hai đối tượng khác loại trong một phép so sánh phải có ít nhất một nét tương đồng( về bản chất bên trong hay hình thức bên ngoài). Thật vậy, khi hai đối tượng được đem so sánh( dù là so sánh logic hay so sánh tu từ), nghĩa là hai đối tượng này phải được xét trên cùng một phạm trù có nghĩa lâm thời. Ở so sánh nghệ thuật hai từ phạm trù được hiểu theo nghĩa biểu trưng. Hai đối tượng xuất hiện trong một phép so sánh nghệ thuật bao giờ cũng là hai thực thể thuộc hai phạm trù khác nhau. Cái kéo chúng lại gần nhau để thực hiện lối so sánh, đối chiếu chính là nét nghĩa biểu trưng của đối tượng so sánh. Nét nghĩa biểu trưng này sẽ phải có nét tương đồng với nét nghĩa cần biểu đạt của đối tượng cần được so sánh. Ngay từ hai câu thơ trên của Hoàng Cầm : Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Hình ảnh so sánh giữa nỗi đau của chính tác giả trước cảnh quê hương mình bị tàn phá với nỗi đau của một phần cơ thể , cánh tay đều đi ra từ ít nhất một điểm tương đồng. Đó là quê hương như một phần cơ thể của ông .Qua bao năm gắn bó, quê hương không còn là mảnh đất “chỉ là nơi đất ở” mà đã từ lâu “đất đã hóa tâm 12 hồn”.Chính vì vậy nên khi phải chứng kiến sự mất đi quê hương, tâm hồn, một phần cơ thể ấy thì nỗi đau xót xa ấy khác nào nỗi đau xót xa như rụng bàn tay. Mất đi quê hương là nỗi đau khó tả, trừu tượng nên tác giả đã mượn nỗi đau của việc mất đi bàn tay,có thể nắm bắt , cụ thể và không khác chi nỗi đau không thốt nên lời ấy . Cả hai đều là những thân thương không thể mất đi và khi phải gánh chịu mất mát đều gây tổn thương khôn xiết cho con người. Nếu tác giả không tìm thấy sự gần nhau của tình yêu quê hương như yêu một bộ phận trên chính con người, không tìm thấy sự tương đồng cái xót xa trong đau đơn của việc phải mất đi bộ phận cơ thể và cái xót xa đau đớn khi quê hương bị hủy hoại thì biện pháp so sánh tu từ không thể được diễn ra. Hay nói khác đi, tác giả đang vận dụng lối so sánh lấy trạng thái cảm giác thân thể để biểu thị cảm xúc, tình cảm của tác giả. Tóm lại, phép so sánh tu từ là biện pháp tu từ được hình thành trên cơ sở liên tưởng tương đồng của ít nhất hai đối tượng có chung một hay nhiều nét tương đồng về tính chất bên trong hay hình thức bên ngoài. Hai đối tượng này ( trong đó có đối tượng được so sánh và đối tượng làm chuẩn) được đem ra đối chiếu công khai nhằm gợi ra nhận thức cụ thể, giàu hình ảnh lẫn biểu cảm về đối tượng cần biểu đạt, tức đối tượng được so sánh. 1.1.2. Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lý So sánh tu từ và so sánh luận lý là hai kiểu so sánh đã được các nhà phong cách học bàn đến khá nhiều. Điểm xuất phát hai so sánh đều là sự đối chiếu ít nhất hai đối tượng. So sánh tu từ ít nhiều cũng chịu sự tác động của so sánh logic đến quá trình ra đời của mình. So sánh tu từ xét cho cùng cũng được hình thành trên nền tảng lí thuyết của so sánh logic : so sánh trên nét tương đồng hay so sánh giữa hai đối tượng có cùng một nét giống nhau. Mọi so sánh nghệ thuật đều dựa trên cái nền của so sánh logic, nói khác đi, khơi nguồn của mọi so sánh nghệ thuật cũng là từ các so sánh logic Tuy nhiên, đi sâu vào từng loại so sánh, chúng ta có thể thấy điểm khác biệt không nhỏ giữa hai kiểu so sánh này. 13 Dựa vào các phương So sánh luận lý So sánh tu từ tiện so sánh Đối tượng so sánh Khác loại Cùng loại ví dụ : ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Con hơn cha nhà có phúc Phất phơ trước gió biết vào tay ai Năm nay, con gái cao Đôi ta như cá ở đìa bằng mẹ rồi nhỉ Ngày ăn tản lạc, tối dìa ở chung Mục đích so sánh Nhằm diễn tả một cách hình Xác lập sự tương đương ảnh đặc điểm của một đối giữa hai đối tượng so tượng, biểu đạt bằng hình ảnh, sánh, nhấn mạnh tính có tính biểu cảm, thẩm mỹ tương đương về mặt giá trong nhận thức người tiếp trị nhận. Phương thức so sánh Dựa vào nét cá biệt giống nhau giữa các đối tượng Dựa vào tính đồng chất đồng loại giữa các đối tượng Yêu cầu so sánh Cần phải có sự chọn lọc về Đơn giản, không cần yêu hình ảnh so sánh, phải chọn cầu cao về cách dung từ những hình ảnh sinh động và cũng như cách diễn đạt, khó thể thay thế được hình ảnh không cần có sự tuyển đã chọn bằng hình ảnh khác vì chọn về hình ảnh so sánh vậy nó mang tính nghệ thuật cao. Mang đậm dấu ấn cá nhân của 14 Mang tính khách quan người sử dụng Như vậy có sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lý về mặt đối tượng so sánh và mục đích so sánh. 1.2. Hình thức của phép so sánh tu từ Đối với việc tìm hiểu về cấu tạo hình thức của so sánh tu từ,có không ít những quan niệm khác nhau. Một số tác giả như Hữu Đạt, Bùi Tất Tươm đưa ra mô hình phép so sánh tu từ khái quát gồm hai vế : Trong đó : A - X- B A : Là cái chưa biết được đem ra so sánh B : Là cái đã biết đem ra để so sánh X :Là phương tiện so sánh được biểu hiện bằng các từ : như, giống như, là , như là... Tác giả Hữu Đạt nêu lên các dạng so sánh bao gồm: - So sánh không có từ so sánh : A – B - So sánh có từ so sánh : - So sánh ngang bằng : có các từ so sánh như, bao nhiêu…bấy nhiêu, là. - So sánh bậc hơn- kém : có các từ so sánh cao hơn, hơn, kém - So sánh bậc cao nhất ( bậc tuyệt đối) AxB Theo ý kiến của chúng tôi, mô hình khái quát của phép so sánh mà tác giả trên đưa ra chưa giúp người tiếp nhận nhìn ra được cơ sở so sánh của vế A và B. Cũng theo như tác giả Nguyễn Thế Lịch, các quan niệm như trên đều không tách ra một thành phần của cấu trúc so sánh là yếu tố cơ sở so sánh, đều cho thuộc tính được nói đến hay ngầm ẩn thuộc vế được so sánh hay bộ phận A. Phân tích cấu trúc so sánh để chỉ ra được đâu là thuộc tính trở thành thuộc tính chung giữa các sự vật, trạng thái nào trở thành trạng thái chung giữa các hành động được đem ra so sánh. Cùng với đó, như chúng tôi đã giới thiệu, tác giả Hữu Đạt chia so sánh ra thành năm dạng : so sánh không có từ so sánh, so sánh có từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn – kém, so sánh bậc cao nhất. Nhưng riêng hai so sánh sau, so sánh bậc hơn – kém và so sánh bậc cao nhất, tác giả đưa ra những ví dụ mà việc so sánh 15 không thể hiện được mục đích diễn đạt một cách hình ảnh và biểu cảm của một phép so sánh tu từ. Tác giả Hữu Đạt lấy ví dụ minh họa : Thủy Hử cũng hay nhưng kém Tam Quốc và Đông Chu Liệt Quốc. (Đôi Mắt – Nam Cao). Ví dụ này không thích hợp để được xem là so sánh nghệ thuật mà nó nghiêng về so sánh luận lý bởi mụch đích so sánh hai đối tượng so sánh nhằm nhấn mạnh đến mặt giá trị hay dở của tác phẩm Tam Quốc và Đông Chu Liệt Quốc so với tác phẩm Thủy Hử. Như vậy, khi phân chia so sánh thành 5 dạng mà chưa có sự phân tích chi tiết, vô tình tác giả đã gộp chung cả so sánh tu từ và so sánh luận lý. Qua tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về phép so sánh tu từ, chúng tôi nhận thấy mỗi tác giả đều có sự nhìn nhận khác nhau về cấu trúc so sánh tu từ. Nhưng trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu có tính phổ biến trong giới tu từ học. 1.2.1 Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú Khảo sát cấu tạo so sánh tu từ, Cù Đình Tú căn cứ về hai mặt : khảo sát cả về mặt hình thức (cấu tạo bên ngoài) và về mặt nội dung (cấu tạo bên trong) Trước hết về mặt hình thức, tác giả nhận định : so sánh tu từ bao giờ cũng công khai phô bày hai vế: Vế được so sánh và vế so sánh. Hai vế này gắn với nhau lập thành các hình thức so sánh theo công thức sau : - A như (tựa như, giống như…) B Đôi ta làm bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng (Ca dao) Đêm qua trăng sang Cổ Ngự Trăng in mặt ngọc, trăng như mặt người (Ba bài thơ trăng (III)- Tố Hữu) Ai về ai ở mặc ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh 16 (Ca dao) - A bao nhiêu B bấy nhiêu: Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao) Cây đa rụng lá ngoài đình Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu (Ca dao) Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu (Bầm ơi- Tố Hữu) - A là B Trong dạng này tác giả lưu ý : Thứ nhất, cần phân biệt dạng so sánh tu từ này với phán đoán logic khẳng định có công thức là “S là P”.Ở phán đoán logic khẳng định, nếu thay hệ từ logic “là” bằng “như là” thì nội dung cơ bản của phán đoán lập tức bị thay đổi, giá trị khẳng định logic cũng không còn. Hãy xét ví dụ sau: Em là con gái Bắc Giang (khẳng định logic) Em như là con gái Bắc Giang (không khẳng định) Ngược lại, so sánh tu từ ,nếu thay là bằng như là thì nội dung cơ bản không thay đổi ,chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa ,từ sắc thái khẳng định chuyển sang sắc thái giả định Chúng chị là hòn đá tảng trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay (Ca dao) Có thể thay từ là bằng như là: Chúng chị như là hòn đá tảng trên trời thì sắc thái ý nghĩa khẳng định chuyển sang sắc thái giả định nhưng không làm thay đổi nội dung của phát ngôn trên. Thứ hai, dạng so sánh này , từ là có ý nghĩa và có giá trị tương đương từ so sánh như nhưng có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Như có sắc thái ý nghĩa giả định , trong khi là có sắc thái ý nghĩa khẳng định: 17 Lũ đế quốc như là bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định) Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng (sắc thái khẳng định) Tác giả Cù Đình Tú cũng nói thêm rằng trong cấu tạo so sánh, đôi khi do yêu cầu của vần luật nên trong thơ ca người ta không dùng từ so sánh mà để khuyết. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Trong hai câu thơ này , tác giả Viễn Phương đã vận dụng cấu trúc so sánh khuyết mất từ so sánh. Tác giả đã so sánh hình ảnh từng dòng người đi vào viếng lắng Bác như đang kết lại thành tràng hoa để dâng lên Bác. Thông qua biện pháp so sánh tu từ ở dạng lượt bỏ từ so sánh này tác giả Viễn Phương vừa bảo đảm về vần luật của thơ vừa biểu thị được tấm lòng kính yêu Bác của tác giả và mọi người Việt. Dòng người vào viếng Bác từng ngày cứ nối tiếp nhau tạo nên cảm giác: dòng người này như những bông hoa đang kết đan lại thành một tràng hoa thành kính dâng Bác. Dòng người đổ về lăng Bác như những đứa con về thăm lại vị Cha vĩ đại của dân tộc. Họ kết thành tràng hoa để dâng lên Bác chính bằng tấm lòng thơm thảo. Hình ảnh tràng hoa từ dòng người này gợi nên ảo tượng trong tâm linh ta rằng Bác vẫn hiện hữu giữa cuộc sống hôm nay. Sau nữa là về mặt nội dung (cấu tạo bên trong), tác giả dựa trên tiêu chí sự có mặt của cơ sở so sánh mà chia thành so sánh tu từ nổi và so sánh tu từ chìm - So sánh tu từ nổi: khi nét giống nhau có thể biểu hiện ra bằng các từ ngữ cụ thể hay cơ sở so sánh có mặt trong cấu trúc so sánh tu từ Ví dụ : Ngôi nhà dài như một tiếng chiêng ngân. Trong ví dụ này , cơ sở so sánh tu từ là : dài là thuộc tính của ngôi nhà và cũng là của tiếng chiêng ngân. Hay Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Nét giống nhau của hình ảnh so sánh này là sự vững lòng trước lời dèm pha cũng giống như sự vững chắc như kiềng ba chân. 18 - So sánh tu từ chìm : Nét giống nhau giữa hai vế không được phô bày ra bằng các từ ngữ cụ thể mà lẩn vào bên trong hai vế của phép so sánh để người tiếp nhận phải tự tìm ra. Đôi mắt của em Như hai giếng nước (Văn Cao) Đôi mắt của em có một số thuộc tính; giếng nước cũng có một số thuộc tính nên người tiếp nhận phải “rà” tìm ra thuộc tính chung của hai hình ảnh trên. Có thể đó là trong veo, long lanh, long lanh, long lánh, sâu thẳm… Chính vì vậy mà so sánh tu từ chìm tạo sự liên tưởng rộng rãi hơn so sánh tu từ nổi. Một cách khái quát,qua những sự trình bày trên, tác giả Cù Đình Tú đã phân cấu tạo so sánh tu từ gồm cả mặt nội dung lẫn hình thức. Về mặt nội dung, tác giả Cù Đình Tú chia so sánh tu từ thành so sánh tu từ nổi và so sánh tu từ chìm Về mặt hình thức, tác giả khảo sát chủ yếu trên bốn dạng theo cấu tạo bên ngoài của so sánh tu từ tiếng Việt ( ba dạng so sánh cụ thể có từ so sánh và một dạng so sánh không có từ so sánh, xuất hiện trong thể loại thơ) và trong mỗi dạng đều có sự có mặt của hai vế (vế được so sánh và vế so sánh). 1.2.2 Quan niệm của Nguyễn Thế Lịch và Đinh Trọng Lạc Có thể nói khi đề cập đến cấu trúc so sánh tu từ, thì mô hình cấu trúc so sánh tu từ của tác giả Nguyễn Thế Lịch được xem là hoàn chỉnh hơn và khơi nguồn tìm kiếm các biến thể của phép so sánh tu từ. Tác giả Nguyễn Thế Lịch phác thảo mô hình cấu trúc so sánh gồm bốn yếu tố như sau : Yếu tố 1 : Yếu tố Yếu tố 2 : Yếu tố Yếu tố 3 : Yếu tố Yếu tố 4 : Yếu tố bị / được so sánh cơ sở so sánh quan hệ chuẩn Sự vật A Thuộc tính chung Từ so sánh 19 Sự vật B – thuộc tính của B đỏ Lá phong như mối tình đượm lửa Trong mô hình cấu tạo hoàn chỉnh của so sánh tu từ trên tác giả chú trọng đến vai trò của yếu tố thứ hai : yếu tố cơ sở so sánh. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của tác giả Nguyễn Thế Lịch : trong một phép so sánh tu từ, đã so sánh thì phải dựa trên một cơ sở nhất định. Trong các mô hình cấu trúc so sánh, yếu tố cơ sở so sánh là yếu tố bắt buộc phải có, hoặc hiện ra thành lời, hoặc ngầm ẩn. Tán thành quan niệm của tác giả Nguyễn Thế Lịch về mô hình cấu trúc so sánh nghệ thuật này, tác giả Đinh Trọng Lạc đã tiếp thu thông tin của tác giả Nguyễn Thế Lịch vào những nghiên cứu của mình sau này. Trong Phong cách học tiếng Việt năm 1998 [dt(21);92] Đinh Trọng Lạc đã phân loại phép so sánh thành sáu dạng cấu trúc so sánh a) A + t + tss + B : Đây là dạng thức đầy đủ nhất gồm bốn yếu tố : A : Đối tượng được so sánh t : Tính chất, trạng thái của A được so sánh tss: Từ dùng để biểu thị quan hệ so sánh B : Đối tượng làm chuẩn so sánh Lòng dạt dà như sóng A t tss B b) A + tss + B: ( vắng yếu tố 2) Mây A thua nước tss tóc, tuyết B nhường màu da A tss c) Như B Như cá nằm trên thớt Tss B d) A + t + B (vắng yếu tố 3) Người ngồi đó lớn mênh mông 20 B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng