Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển tín dụng cây cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...

Tài liệu Phát triển tín dụng cây cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai

.PDF
113
4
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HÀN HÒA THỌ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HÀN HÒA THỌ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 i TÓM TẮT Trong những năm gần đây, việc phát triển cây cà phê trên địa bàn Tây Nguyên gặp nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn nhất định cần được củng cố và phát triển một cách bền vững hơn. Thứ nhất đó là, Diện tích cà phê kinh doanh đã được trồng từ những năm 1995-2000, già cỗi, năng suất giảm thấp, trình độ kỹ thuật canh tác chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; Thứ hai, Gia Lai là Tỉnh có tiềm lực rất lớn về mọi mặt (như: Diện tích, thổ nhưỡng, khí hậu…) để phát triển cây cà phê mà Chính phủ đặc biệt quan tâm, cụ thể là đã phê duyệt đề án “Phát triển tái canh cây cà phê Vùng Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020” của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cho nên nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cây cà phê rất lớn và trở nên cấp bách hơn bao giờ hết; Thứ ba, Agribank Gia Lai là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại địa phương, chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư tái canh cây cà phê, tuy nhiên trong những năm qua hoạt động cho vay phát triển cây cà phê tại đơn vị này có xu hướng giảm dần về thị phần, chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của địa phương và mạng lưới sẵn có của Agribank Gia Lai. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển tín dụng cây cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Gia Lai” để thực hiện luận văn thạc sỹ. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về Ngân hàng thương mại, tín dụng hộ sản xuất, đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê, phát triển tín dụng cây cà phê thông qua các tiêu chí đánh giá, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cây cà phê. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết, khảo sát thực tế, phân tích số liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước để đánh giá những mặt làm được, những tồn tại, hạn chế, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại Agribank Gia Lai trong những năm qua. Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị ii thiết thực cho việc phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai trong những năm tới. Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu cũng như trình độ nhận thức nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn chỉnh sửa của các Thầy Cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Mai Hương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả luận văn Hàn Hòa Thọ LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Hàn Hòa Thọ Sinh ngày: 25/04/1976 Thường trú tại: 363 Phạm Văn Đồng, Phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Hiện công tác tại: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Gia Lai Địa chỉ đơn vị: 160 Hai Bà Trưng, Phường Yên Đỗ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Hiện tôi đang là học viên cao học khóa 16, lớp CH16 Tây Nguyên của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Tôi xin cam đoan: Đề tài “Phát triển tín dụng cây cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Gia Lai” là luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫ được dẫn nguồn đày đủ trong luận văn. Tác giả luận văn Hàn Hòa Thọ LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Trường đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyến Thị Mai Hương đã hướng dẫn tôi thực hiện công trình nghiên cứu của mình; Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, đã mang lại nhiều kiến thức bổ trợ hết sức quý giá và hữu ích trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Tỉnh Gia Lai, quý khách hàng giao dịch, những người bạn, đồng nghiệp và gia đình, đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hàn Hòa Thọ i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................i 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................i 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................iii 2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................iii 2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................iii 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................iii 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................iv 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................iv 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. v 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ v 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................vi 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN............................................................................viii CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................. 1 1.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT ..................................................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm về tín dụng hộ sản xuất ................................................................. 1 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất................................................................. 2 1.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất ........................... 3 1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT............................................................................ 6 1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê và định kỳ hạn nợ ................................ 6 1.2.2. Vị trí, vai trò của việc phát triển tín dụng cà phê ............................................ 9 1.2.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê ............................................................................................................ 13 1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê ........................... 13 1.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê ...... 16 ii KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 20 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 21 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2015 2.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ NỀN KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI TỈNH GIA LAI (2011-2015) ......................... 21 2.1.1. Chính sách tín dụng ..................................................................................... 21 2.1.2. Kết quả đầu tư nền kinh tế của Hệ thống ngân hàng tại Tỉnh Gia Lai (20112015) ..................................................................................................................... 26 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI (2011-2015) ....................... 28 2.2.1. Giới thiệu chung về Agribank Gia Lai...................................................... 28 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (2011-2015) .......... 30 2.2.3. Kết quả đầu tư tín dụng cây cà phê đối với hộ sản xuất qua các năm tại Agribank Gia Lai (2011-2015) ............................................................................ 35 2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng hộ sản xuất cà phê..................... 35 2.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê ............................... 36 2.2.3.3. Thị phần dư nợ hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Tỉnh Gia Lai.................... 38 2.2.3.4. Cơ cấu nợ nhóm cần chú ý (Nhóm 2), nợ xấu (Nhóm 3-5), tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay hộ sản xuất cà phê ....................................................... 39 2.2.3.5. Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ sản xuất .................................................. 40 2.2.4. Đánh giá việc đầu tư tín dụng hộ sản xuất tại Agribank Gia Lai (20112015) ..................................................................................................................... 41 2.2.4.1. Những mặt làm được ................................................................................ 41 2.2.4.2. Những mặt tồn tại ..................................................................................... 43 2.2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại Agribank Gia Lai (2011-2015) ................................................... 44 2.2.5.1. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường ....................................................... 44 2.2.5.2. Nguyên nhân xuất phát từ phía hộ sản xuất cà phê .................................... 51 iii 2.2.5.3. Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng................................................. 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 54 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 55 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020................................................................................................. 55 3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm của Tỉnh Gia Lai (2016-2020) ... 55 3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Ngành ngân hàng Gia Lai (2016-2020).. 55 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA AGRIBANK GIA LAI (2016-2020)................................................................................................... 56 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÂY CÀ PHÊ TẠI AGRIBANK GIA LAI............................................................................................................... 58 3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách ..................................................................... 58 3.3.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ ...................................................................... 60 3.3.3. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức mạng lưới và nhân sự............................. 63 3.3.4. Nhóm giải pháp khác ................................................................................... 64 3.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ................................................................ 66 3.4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ....................................................... 66 3.4.2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ............. 67 3.4.3. Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 71 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 72 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục chữ Tiếng Việt Tiếng Anh viết tắt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Vietnam Bank for Phát triển Nông thôn Việt Nam Agriculture and Rural Development Agribank Gia Lai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh Tỉnh Gia Lai BIDV Gia Lai Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro GRDP Tổng sản phẩm Credit Information Center Gross regional domestic product HĐTV Hội đồng thành viên HSX Hộ sản xuất IPCAS Dự án hiện đại hóa hệ thống The modernization of thanh toán và kế toán khách Interbank Payment and hàng Customer Accounting System ii KHHSXCP Khách hàng hộ sản xuất cà phê KT-XH Kinh tế-xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXCP Sản xuất cà phê TD Tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng TDHSX Tín dụng hộ sản xuất TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân VAMC Công ty quản lý tài sản các tổ Vietnam Asset chức tín dụng Việt Nam Managemant Company VCB Gia Lai Ngân hàng ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai VTB Gia Lai Ngân hàng công thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai i DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Bảng 1.1 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Tên bảng Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng thương mại Những quy định chủ yếu về chính sách tín dụng của Agribank Kết quả đầu tư nền kinh tế Ngành ngân hàng Gia Lai (2011-2015) Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai (2011-2015) Thị phần huy động vốn các Tổ chức tín dụng tại Gia Lai Thị phần dư nợ cho vay các Tổ chức tín dụng tại Gia Lai Trang 14 22 26 30 32 33 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng Bảng 2.6 HSXCP tại Agribank Gia Lai và một số NHTM 35 khác trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHHSXCP, thị phần Bảng 2.7 KHHSXCP của Agribank Gia Lai và một số 37 NHTM khác trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 Nợ nhóm cần chú ý (Nhóm 2), nợ xấu (Nhóm Bảng 2.8 3-5), tỷ lệ trích lập DPRR đối với KHHSXCP tại Agribank Gia Lai (2011-2015) 39 ii Bảng 2.9 Bảng 2.10 Bảng 3.1 Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê Sự phân bố vị trí địa lý cây cà phê tại tTỉnh Gia Lai Chỉ tiêu nhiệm vụ kinh doanh của Agribank Gia Lai (2016-2020) 40 45 58 i LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia Lai là một trong năm Tỉnh trọng điểm của khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông), có độ cao trung bình 700-800m so với mặt nước biển; Phía Đông Gia Lai giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; Phía Tây giáp Cam-Pu-Chia với 90km là đường biên giới quốc gia; Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk; Phía Bắc giáp Tỉnh Kon Tum. Gia Lai được thành lập ngày 12/08/1991 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa VIII, tách Gia LaiKon Tum thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Đến nay với dân số gần 1,4 triệu dân, phân bố khắp 17 huyện, thị xã, thành phố; 222 xã, phường, thị trấn. Gia Lai là cửa ngỏ quan trọng, có vị trí chiến lược cả về an ninh chính trị vùng biên giới quốc gia lẫn kinh tế khu vực Tây Nguyên, có đặc thù kinh tế thuần nông nghiệp, trong đó cà phê là cây trồng công nghiệp chủ lực trong cơ cấu cây công nghiệp của Tỉnh (79.732 ha cà phê trên 330.200 ha cây công nghiệp). Điều đó cho thấy: Gia Lai có tiềm lực rất lớn để phát triển cây cà phê, bởi vị trí địa lý ở đây rất phù hợp về thời tiết, thổ nhưỡng để cây cà phê phát triển, mang lại nguồn thu lớn để phát triển kinh tế địa phương. Với diện tích cà phê kinh doanh là 76.523 ha, đa phần được trồng những năm 1995-2000, năng suất giảm thấp, già cỗi, trình độ kỹ thuật canh tác chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu là các hộ nông dân trồng tự phát, chất lượng hạt cà phê sau thu hoạch chưa cao, làm giảm giá trị sản phẩm khi bán cho các doanh nghiệp để xuất khẩu. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Chính phủ năm 2013, đề án phát triển ngành cà phê vùng Tây Nguyên bền vững đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014, kế hoạch trồng tái canh và ghép cảo tạo cà phê giai đoạn 2015-2020 của UBND Tỉnh Gia Lai năm 2015, nhằm mục đích đảm bảo nâng cao năng suất, ii chất lượng, sản lượng sản phẩm đạt bình quân trên 3 tấn cà phê nhân/ha. Điều đó cho thấy rõ nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cà phê là rất lớn và cấp bách hơn bao giờ hết, việc tiếp tục đầu tư theo hướng có quy hoạch tổng thể, nâng cao sản lượng, giá trị sản phẩm cà phê cao hơn,…có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai trong những năm tiếp theo. Agribank Gia Lai là một Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Tỉnh hiện nay, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trãi rộng khắp toàn tỉnh bao gồm: 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố với quy mô 23 Chi nhánh, 08 Phòng giao dịch, 01 Hội sở chính; Agribank Gia Lai là ngân hàng có đủ điều kiện thuận lợi nhất để triển khai thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong việc thực hiện “Tam nông”, “Nông thôn mới”. Với những kết quả kinh doanh đạt được trong những năm qua, Agribank Gia Lai luôn đứng đầu hệ thống ngân hàng tại Tỉnh Gia Lai, được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, luôn đứng tóp đầu trong hệ thống toàn quốc của Agribank. Tuy nhiên, nhìn chung những thành quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm lực cần phải đầu tư để phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là đầu tư phát triển tín dụng cà phê, bởi Agribank Gia Lai cũng gặp không ít khó khăn từ thực tiễn kinh doanh, đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn, địa bàn đầu tư trãi rộng khắp, cán bộ tín dụng vùng sâu vùng sâu vùng xa còn thiếu, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao,…cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, đồng bộ và khoa học để tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững thị phần là ngân hàng số một tại địa phương, mà trong đó đầu tư phát triển tín dụng cây cà phê là một tất yếu để phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống các hộ sản xuất cà phê, các tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê trong Tỉnh hoạt động có hiệu quả, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế địa phương, khu vực Tây Nguyên và đất nước một cách bền vững Xuất phát từ những lý do cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển tín dụng cây cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Gia Lai” để thực hiện. iii 2. Mục tiêu của đề tài 2.1-Mục tiêu tổng quát: Luận văn trên cơ sở phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị khả thi để đẩy mạnh mở rộng phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai trong thời gian đến. 2.2-Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát, luận văn đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: -Hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cây cà phê (Bao gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân hàng hàng thương mại, hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ sản xuất cà phê) -Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai trong những năm qua (Bao gồm những thành tựu, những tồn tại, hạn chế), từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu nào đến việc phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai. -Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng phát triển tín dụng cây cà phê tại Agribank Gia Lai một cách an toàn và hiệu quả hơn trong những năm tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả cần trả lời các câu hỏi sau: -Đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê có liên quan đến định kỳ hạn nợ của ngân hàng không? -Phát triển tín dụng cây cà phê có vị trí, vai trò như thế nào? -Thực trạng công tác cho vay phát triển tín dụng tại Agribank Gia Lai ra sao? Có những tồn tại hạn chế gì? Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế đó? -Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm sắp đến? iv 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay phát triển tín dụng cây cà phê của Agribank Gia Lai đối với hộ sản xuất cà phê. *Phạm vi nghiên cứu: -Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác cho vay cà phê được triển khai tại Agribank Gia Lai và đề xuất hoàn thiện các giải pháp để phát triển tín dụng cây cà phê đối với hộ sản xuất cà phê trong những năm tới -Về không gian và thời gian: Khảo sát tại các điểm giao dịch có cho vay cây cà phê của Agribank Gia Lai giai đoạn 2011-2015 (09 Huyện và 01 thành phố, bao gồm: TP Pleiku, Chi nhánh Huyện IaGrai, Chi nhánh Huyện Chư Păh, Chi nhánh Huyện Chư Prông, Chi nhánh Huyện Chư Sê, Chi nhánh Huyện Đak Đoa, Chi nhánh Huyện Đức Cơ, Chi nhánh Huyện Chư Pưh, Chi nhánh Huyện Kbang, Chi nhánh Huyện Mang Yang) 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tập hợp những lý luận về hoạt động của ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất, đặc biệt là hộ sản xuất cà phê từ sách, báo, tạp chí, Nghị định, thông tư, quyết định,…để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn. -Phương pháp thống kê và toán học: Được sử dụng để thu thập dữ liệu về hoạt động cho vay cây cà phê tại Agribank Gia Lai giai đoạn từ 2011 đến 2015 được rút trích từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của đơn vị; Sử dụng các chỉ số, số tuyệt đối, số tương đối... để phân tích, diễn đạt sự tăng giảm, tốc độ tăng giảm, tỷ trọng... để phân tích hầu hết các nội dung trong luận văn; Thu thập thông tin từ “Phiếu khảo sát thông tin” (đối với khách hàng là hộ sản xuất cà phê và cán bộ ngân hàng) để đánh giá một cách khách quan, tổng quát hơn các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cây cà phê tại Chi nhánh. v -Phương pháp diễn giải và quy nạp: Được dùng để phân tích số liệu, dữ liệu liên quan để đưa ra những kết luận chung đến hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai. 6. Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng cho cây cà phê tại Agribank Gia Lai trong những năm từ 2011-2015. Chỉ ra những mặt làm được cũng như các nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác tín dụng và đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng cho cây cà phê tại Agribank Gia Lai trong thời gian tới. 7. Đóng góp của đề tài *Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa kiến thức về tín dụng ngân hàng, làm sáng tỏ bản chất tín dụng ngân hàng đối với cây cà phê là kinh doanh tiền tệ, góp phần cung ứng vốn cho các hộ nông dân trồng cà phê. Khẳng định tín dụng ngân hàng là kênh phân phối vốn quan trọng đối với việc phát triển cây cà phê. *Về mặt thực tiễn: Luận văn có những đóng góp như sau: -Luận văn xác định được thực trạng công tác cho vay cây cà phê đang được triển khai tại Agribank Gia Lai, hiệu quả các phương thức cho vay hiện tại và đề xuất biện pháp cải thiện các phương thức cho vay nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với cây cà phê trên địa bàn Tỉnh. Góp phần làm sáng tỏ nội dung các phương thức cho vay đối với cây cà phê hiện đang được áp dụng tại Agribank Gia Lai. -Thông qua điều tra khảo sát các hộ nông dân sản xuất cà phê và các cán bộ ngân hàng trực tiếp cho vay và quản lý, luận văn đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê của hộ nông dân hiện tại, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay ngân hàng. Xác định được các khó khăn vướng mắc trong việc cho vay đến hộ sản xuất cà phê tại Agribank Gia Lai. -Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu, đặc biệt là đẩy mạnh phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thông qua tổ liên kết, nhằm phù hợp với đặc thù nông dân canh tác trên mật độ địa hình rộng khắp, xa xôi, khó tiếp cận vốn, đồng thời vừa giảm tải cho cán bộ quản lý khoản vay trong các vấn đề về thủ tục vi cho vay một cách nhanh gọn, thuận lợi trong giải ngân, thu nợ thông qua tổ trưởng tổ liên kết, nâng cao khả năng giám sát khoản vay, hạn chế tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển cây cà phê. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các giải pháp để phát triển cho vay đối với cây cà phê tại Agribank Gia Lai với đối tượng chính là các hộ sản xuất cà phê, trong đó chú trọng đến các đặc điểm của kinh tế hộ gia đình, các chính sách vay vốn của ngân hàng, điều kiện sản xuất kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phát triển cây cà phê của Việt Nam và khu vực Tây Nguyên như: -Kinh tế Nông hộ ở Tây nguyên: Đặc điểm và triển vọng của Đỗ Thanh Phương (2009) đã cho rằng vấn đề về vốn sản xuất của các nông hộ luôn trong tình trạng căng thẳng, nhiều hộ nông dân nhận đất nhưng không thể sản xuất vì thiếu vốn và trong số các hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên có 70% hộ thiếu từ 40%-60% vốn đầu tư. Cũng theo tác giả thì thời hạn Ngân hàng cho vay hiện nay là quá ngắn, không phù hợp với vòng quay vốn của hộ gia đình tại nông thôn, thêm vào đó, nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ không được sự bảo lãnh tín chấp của các đoàn hội chính trị nên rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để tiến hành sản xuất. Luận văn nghiên cứu của tác giả sẽ hoàn thiện công tác cho vay đối với hộ sản xuất thông qua các tổ chức chính trị xã hội địa phương, đặc biệt là Hội nông dân, khai thông nguồn vốn đến được với hộ sản xuất thông qua việc thành lập các tổ liên kết để cho vay, giám sát vốn vay, đảm bảo hiệu quả cho cả ngân hàng và hộ sản xuất. -Luận văn của Nguyễn Ngọc Tuấn (2013) nghiên cứu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. Luận án đề xuất áp dụng phương thức cho vay hộ nông dân theo hạn mức tín dụng vì như vậy phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay của hộ nông dân đồng thời giảm bớt áp lực về hồ sơ cho cán bộ ngân hàng. Luận án có nội dung nghiên cứu tương tự với luận văn mà tác giả nghiên cứu nhưng được tiến hành trên địa bàn vii tỉnh Đăk Nông và phục vụ cho hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông. -Luận văn của Đoàn Thanh (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh cà phê trên địa bàn Tỉnh Gia Lai. Luận văn tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh cà phê nhằm đưa ra các khuyến nghị tăng hiệu quả sản xuất-kinh doanh cà phê như: Thường xuyên tổ chức sự kiện vinh danh những doanh nghiệp kinh doanh cà phê có thành tích tốt trong Tỉnh, xúc tiến thương mại, nối kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, dự báo mùa vụ, định hướng xu thế ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của thị trường để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp…Luận văn chỉ tập trung định hướng về thị trường và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh Gia Lai chứ chưa đưa ra các chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà các Ngân hàng thương mại đang áp dụng để chủ động có kế hoạch đầu tư trong ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Luận văn nghiên cứu của tác giả sẽ chú trọng khai thông đồng vốn của ngân hàng khi đã có được định hướng thị trường, hiệu quả sản xuất kinh của hộ sản xuất cà phê. -Luận văn của Ngô Việt Nghĩa (2015) nghiên cứu phát triển cây cà phê trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn tập trung nghiên cứu về các điều kiện, nguồn lực (Diện tích trồng cà phê, sản lượng cà phê, kỹ thuật thâm canh) nhằm mở rộng quy mô trồng cà phê hợp lý, nâng cao năng suất để đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Đăk Lắk nói chung và Thị xã Buôn Hồ nói riêng. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến vấn đề quan trọng để phát triển cà phê, đó là nguồn vốn đầu tư, yếu tố rất quan trọng để góp phần phát triển vùng cà phê có năng suất, chất lượng cao. Luận văn của tác giả sẽ hoàn thiện điều đó. Các công trình nghiên cứu kể trên có nội dung liên quan phần nào đến nội dung nghiên cứu của luận văn, nhưng thời điểm, đối tượng nghiên cứu và địa phương nghiên cứu rải rác ở nhiều địa phương, chưa có đề tài nào tập trung nghiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất