Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường giao sau cà phê ở việt nam...

Tài liệu Phát triển thị trường giao sau cà phê ở việt nam

.PDF
152
221
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHẠM TUYẾT THANH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TPHCM - 2011 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA GIAO SAU VÀ NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM ...................................................... 1 1.1. LÝ LUẬN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA GIAO SAU ....... 1 1.1.1 Một số khái quát về thị trường hàng hóa giao sau ................................ 1 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa giao sau .... 1 a. Khái niệm về thị trường hàng hóa giao sau ........................................ 1 b. Lịch sử của thị trường giao sau .......................................................... 1 c. Đặc điểm hợp đồng giao sau .............................................................. 2 d. Một số sàn giao dịch hàng hóa giao sau nổi tiếng trên thế giới .......... 4 1.1.1.2 Sự khác biệt của thị trường hàng hóa giao sau với thị trường khác 6 a. Sự khác biệt sản phẩm hàng hóa thông thường và hàng hóa phái sinh 6 b. Sự khác biệt của thị trường giao sau với thị trường khác ................... 7 c. Sự khác biệt của hợp đồng giao sau và các loại hợp đồng khác.......... 9 1.1.1.3 Những rủi ro khi thực hiện đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau ............................................................................................................... 11 a. Rủi ro tài chính ................................................................................ 12 b. Rủi ro phi tài chính .......................................................................... 13 1.1.2 Vai trò của thị trường hàng hóa giao sau ............................................ 13 1.1.2.1 Công cụ bảo hộ. .......................................................................... 14 1.1.2.2 Công cụ đầu tư: ........................................................................... 14 1.1.2.3 Công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường. ................................... 15 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng giá hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau16 1.1.3.1 Cung- cầu.................................................................................... 17 1.1.3.2 Các chi phí đầu vào ..................................................................... 17 1.1.3.3. Tình hình kinh tế các nước lớn sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ..... 18 1.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp giá hàng hóa giao sau ............... 19 a. Tỷ giá hối đoái: ............................................................................... 19 b. Lạm phát: ........................................................................................ 19 c. Lãi suất:........................................................................................... 20 1.1.3.5 Các nhân tố phụ ảnh hưởng đến giá giao sau hàng hóa ................ 20 a. Các chính sách của nhà nước ........................................................... 20 b. Đầu cơ............................................................................................. 20 c. Thời tiết, thiên tai, chính trị ............................................................. 21 1.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ ................................... 21 1.2.1 Thị trường giao dịch cà phê ............................................................... 21 1.2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển thị trường cà phê ở Việt Nam ... 21 a. Tác dụng của cà phê đối với cuộc sống con người ........................... 21 b. Quá trình xây dựng và phát triển của thị trường cà phê ở Việt Nam 21 1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên- kinh tế để phát triển loại hình kinh doanh cà phê ................................................................................................. 22 1.2.1.3 Vai trò của ngành cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam ........................................................................................................... 23 1.2.2 Thị trường giao sau cà phê............................................................... 24 1.2.2.1 Điều kiện phát triển thị trường giao sau cà phê........................ 24 1.2.2.2 Đặc điểm của thị trường giao sau cà phê ................................. 27 1.2.2.3 Tầm quan trọng phát triển thị trường cà phê giao sau............... 28 1.2.3 Sự cần thiết sử dụng và phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam ........................................................................................................ 29 1.2.3.1 Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh cho mặt hàng cà phê .... 29 1.2.3.2 Sự cần thiết tồn tại sàn giao dịch hàng hóa giao sau việc phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam .................................................. 30 Kêt luận chương 1 ............................................................................................. 31 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM. .............................................................................. 33 2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ VIỆT NAM ...... 33 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam .................................... 33 2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam: ...................................... 35 2.1.3 Những thị trường giao dịch chủ yếu của cà phê Việt Nam ........... 38 2.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ GIAO SAU TẠI VIỆT NAM .. 39 2.2.1 Thực trạng phát triển sàn giao dịch cà phê giao sau tại Việt Nam ...... 39 2.2.1.2. Các sàn giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam .......................... 39 2.2.1.2. Sàn giao dịch giao sau cà phê củaViệt Nam ............................... 41 a. Quá trình hình thành và phát triển sàn giao dịch giao sau cà phê Việt Nam .................................................................................................... 41 b. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BCEC ................................. 42 2.2.2 Rủi ro kinh doanh trên thị trường cà phê giao sau tại Việt Nam ......... 44 2.2.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê trên thị trường cà phê giao sau Việt Nam.............................................................................................. 48 2.2.3.1 Mối tương quan giữa giá cà phê trong nước và nước ngoài ......... 48 2.2.3.2. Cung cầu .................................................................................... 51 2.2.3.3. Chi phí đầu vào- giá dầu............................................................. 53 2.2.3.4 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế các nước lớn sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ................................................................................................. 56 2.2.3.5 Đầu cơ ........................................................................................ 57 2.2.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cà phê........................... 59 2.2.4 Vai trò của ngân hàng trong việc phát triển Thị trường giao sau cà phê Việt Nam……………………………………………………………………….62 2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam63 2.2.5.1 Thành tựu .................................................................................... 63 2.2.4.2 Khó khăn .................................................................................... 65 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 71 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................. 72 3.1 Triển vọng phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam ....................... 72 3.2 Giải pháp đẩy mạnh thị trường xuất khẩu cà phê tại Việt Nam .................... 73 3.3 Điều kiện tiền đề để ứng dụng và phát triển thị trường giao sau vào ngành cà phê Việt Nam .................................................................................................... 74 3.4 Một số giải pháp xây dựng, triển khai và phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam ........................................................................................................ 76 3.4.1 Nhóm giải pháp đối với các chủ thể khác .............................................. 77 3.4.2 Nhóm giải pháp về pháp lý .................................................................... 80 3.4.3 Nhóm giải pháp đối với các đối tượng tham gia .................................... 81 3.4.4 Nhóm giải pháp đối với thị trường ........................................................ 83 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 87 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ là quá trình vận dụng các kiến thức tổng hợp, các kiến thức thực tiễn, các kiến thức được quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế TPHCM truyền đạt trong suốt thời gian học viên theo học chương trình cao học ngành Ngân Hàng để thực hiện cụ thể một vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã được cô TS. Trần Thị Mộng Tuyết hướng dẫn nhiệt tình góp ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, tìm hiểu thực tế kết hợp với các phương pháp, do vậy tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của tôi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCEC: Trung Tâm Giao Dịch cà phê Buôn Ma Thuột BMI- Business Monitor International: công ty giám sát doanh nghiệp quốc tế HĐGS: Hợp Đồng Giao Sau HĐ: Hợp đồng ICO: Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế NHNN- Ngân Hàng Nhà Nước NN &PTNT- Nông nghiệp và phát triển nông thôn SGD: Sàn Giao Dịch TTCK: Thị Trường Chứng Khoán TTGS: Thị Trường Giao Sau USDA: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ VICOFA: Hiệp Hội Kinh Doanh Ca Cao – Cà Phê Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Bảng 1.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2009, 2010 Bảng 1.3: Mười nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới niên vụ 2008/2009 Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bảng 2.2: Dự báo ngành cà phê Việt Nam trong năm 2011 Bảng 2.3: Thống kê kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 và năm 2010 tại các thị trường Bảng 2.4: Điểm đo lường mức độ thường xuyên xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro Hình 1.1: Nguồn gốc rủi ro Hình 1.2: Sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm Hình 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê cả nước niên vụ 2008/2009 Hình 2.2: Sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam Hình 2.3: Mười thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2007 Hình 2.4: Ma trận rủi ro trong kinh doanh thị trường cà phê giao sau Hình 2.5: Giá cà phê xuất khẩu và LIFFE từ 1/2010-6/2011 Hình 2.6: Mối tương quan giá cà phê giao sau và giá cà phê xuất khẩu Việt nam Hình 2.7: Giá cà phê LIFFE và giá dầu từ tháng 1/2010-7/2011 Hình 2.8: Mối tương quan giá cà phê giao sau và giá dầu Hình 2.9: Báo cáo tồn kho của liên đoàn Châu Âu Hình 2.10: Giá bình quân robusta Liffe London theo từng tháng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã kéo theo những sự “thay da đổi thịt” của các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển. Những đường lối đổi mới kinh tế và chủ trương hội nhập kinh tế toàn cầu đã đưa kinh tế các nước nói chung và Việt Nam nói riêng có những bước đổi mới vượt bậc. Với các cột mốc lịch sử quan trọng gần đây, ngày 07/11/2006 đã đến: Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO và là thành viên thứ 150 của tổ chức này, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đạt trên 6% đều đặn hàng năm, việc mở cửa hội nhập kinh tế mở rộng thị trường… đã đưa nước ta tiến vào một “sân chơi mới” cạnh tranh, công bằng, và với nhiều cơ hội thách thức rủi ro mới. Sự phát triển bùng nổ của thị trường tài chính trong những năm gần đây, trong đó phải kể đến sự vượt bậc của thị trường chứng khoán đã làm mọi người đặt nhiều kỳ vọng hơn nữa cho các thị trường tài chính phái sinh khác phát triển theo như thị trường giao sau, thị trường quyền chọn.Tuy nhiên, những khó khăn của thị trường chứng khoán và nghi ngại gần đây về khủng hoảng kinh tế thế giới, đã phần nào làm sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư khi một số người phân vân tham gia thị trường tài chính phái sinh phức tạp. Dù vậy, thị trường giao sau là một loại thị trường tài chính cao cấp, vẫn được các nhà chuyên môn đánh giá cao về mặt bảo hộ và đòn bẩy tài chính trong đầu tư, do đó một số doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và ngay cả chính phủ cũng nhận ra tính tất yếu hình thành và phát triển thị trường giao sau, vấn đề chỉ là thời gian và các yếu tố thuận lợi khác. Vì những bất ổn và biến động khó có thể dự báo chính xác như rủi ro tỷ giá, rủi ro trượt giá nông sản cà phê, tiêu điều, giá xăng dầu tăng…mang đến nhiều rủi ro cho các thành phần kinh tế như nông dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà nước; do đó việc phát minh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể trong nền kinh tế là điều cần thiết trong sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Với lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời cùng với những nông sản xuất khẩu nổi tiếng thế giới trong đó, cà phê luôn giữ vai trò quan trọng – không chỉ là mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân khi hàng năm cà phê đóng góp tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mà còn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này. Chỉ trong một thập kỷ qua, thị trường cà phê thế giới đã trải qua tới ba đợt biến động mạnh, đấy là cuộc khủng hoảng thừa niên vụ 1994/1995, cơn sốt cà phê niên vụ 1997/1998 và cuộc khủng hoảng vừa qua, trong đó đợt biến động mới đây được coi là nghiêm trọng nhất. Đến nay, trải qua những ngày giá cà phê xuống tới mức kỷ lục, thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, chúng ta mới thực sự cảm thấy được sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại đối với mỗi nước là khác nhau tuỳ thuộc vào sự chủ động của nước đó vào thị trường cà phê thế giới. Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất do tính phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường thế giới rất cao, có tới 98% sản lượng là dành cho xuất khẩu. Vậy việc tồn tại thị trường giao sau cà phê phải chăng là liều thuốc sức khỏe cho nền kinh tế khi những sản phẩm phái sinh trên thị trường giao sau có thể giúp mọi người bảo vệ trạng thái kinh doanh của mình một cách tốt nhất Với những lý do và sự cần thiết như trên tôi đã chọn đề tài “phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. Sản phẩm cà phê phái sinh trên thị trường giao sau sẽ tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư vì không chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro cho mình mà còn là phương tiện để đầu tư an toàn, hơn nữa làm cho thị trường cà phê giao dịch sôi động hơn và được đảm bảo an toàn hơn 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mặt hàng cà phê và các công cụ phái sinh về hàng hóa như gạo, tiêu điều, cà phê...và kể cả có những công trình nghiên cứu về thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam, tuy nhiên với góc độ khai thác đi sát với thực tế từ những số liệu thực tiễn và kết quả thu thập khảo sát số liệu về thực trạng của thị trường giao sau cà phê, điều này sẽ mang đến một cái nhìn mới hơn về thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam. Vì vậy, có thể nói đề tài được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn mang tính cụ thể và thực tiễn cao 3. Mục đích của nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng của hoạt động kinh doanh cà phê trên thị trường giao sau và tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ rõ thành tựu và khó khăn trong quá trình thực hiện thị trường mới này, đề tài còn đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau cà phê dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại Việt Nam một cách rộng rãi 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về các thị trường hàng hóa giao sau làm rõ sự cần thiết của việc tồn tại và phát triển thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam doanh nghiệp, người nông dân và kinh tế nói chung Ngoài ra luận văn còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê, hoạt động thị trường cà phê Việt Nam và thông qua mối quan hệ giữa thị trường cà phê trong nước với các thị trường nước ngoài để sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh nhằm giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nông dân hạn chế rủi ro, kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá cả. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, dựa trên cơ sở dự báo và định hướng phát triển mặt hàng cà phê, luận văn đã đề xuất các giải pháp có cơ sơ khoa học và có tính khả thi nhằm phát triển thị trường giao sau cà phê trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu là thị trường giao dịch cà phê tại Việt Nam và thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam thông qua sàn giao dịch cà phê trong nước và nước ngoài Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn - Phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp hệ thống, phân tích 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA GIAO SAU VÀ NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 1.1. LÝ LUẬN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA GIAO SAU 1.1.1 Một số khái quát về thị trường hàng hóa giao sau 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa giao sau a. Khái niệm về thị trường hàng hóa giao sau Thị trường hàng hóa giao sau là một loại hình thị trường mà ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là các hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện trong tương lai. Vì thị trường hàng hóa giao sau là thị trường mua bán và ký kết các hợp đồng cho nên để có thể duy trì sự ổn định của thị trường thì việc mua bán ký kết hợp đồng phải được diễn ra ở những nơi qui định của thị trường và được gọi là sở giao dịch hàng hóa giao sau. Do vậy, thị trường giao sau (futures market) là một thị trường tập trung có tổ chức rất cao, chỉ mua bán các sản phẩm dẫn xuất từ thị trường hàng hóa thực là các hợp đồng giao sau (futures contract). b. Lịch sử của thị trường giao sau Mặc dù đã xuất hiện yếu tố đầu tiên của thị trường giao sau từ hàng ngàn năm trước, tuy nhiên đến năm 1848 thị trường giao sau đầu tiên được thành lập là Chicago Board of Trade, được tạo lập từ nhu cầu của người nông dân nhằm đảm bảo an toàn giá vào thời gian cụ thể, lưu kho và giao hàng vào thời gian cụ thể sau đó. Nhưng quan hệ mua bán lúc này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Sau đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Đó là hợp đồng giao sau. 2 Đến năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME), trở thành TTGS lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) để thực hiện các loại giao dịch HĐGS về ngoại tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các loại HĐGS tài chính khác như HĐGS tỉ lệ lãi suất (Interest rates), HĐGS về chỉ số CK… TTGS hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới. Hơn nữa, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông, thị trường giao sau ngày nay sở hữu khoảng 70% lưu lượng vốn toàn cầu vào – ra thị trường hàng ngày. Có được sự tăng trưởng nhanh chóng vậy cũng cần phải kể đến các dạng công cụ được giao dịch trên thị trường ngày càng phức tạp và tinh vi, giúp người tham gia thị trường nhiều cơ hội kinh doanh và phòng chống rủi ro. c. Đặc điểm hợp đồng giao sau * Định nghĩa hợp đồng giao sau HĐGS là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và các cơ quan trung gian ở một giá được định trước. * Đặc điểm chính của HĐGS  Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa như sau: Tên hàng chính: loại hàng hóa được phép giao dịch trên SGD. Chất lượng hàng hóa tiêu chuẩn hóa theo qui định. Độ lớn: là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Thỏa thuận chuyển giao: Địa điểm giao hàng trong HĐGS do thị trường trao đổi ấn định. Thời điểm giao hàng: Là thời điểm đáo hạn hợp đồng theo qui định trên SGD.Yết giá: giá giao sau được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất. Giới hạn dịch 3 chuyển giá hàng ngày.Giới hạn mức đầu tư: Mục đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức.  HĐGS là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Cả hai bên trong quan hệ HĐGS đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các HĐGS được thi hành nên SGD đã qui định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác  HĐGS được lập tại SGD qua các cơ quan trung gian và được cơ quan trung gian quản lý và điều hành. HĐGS chỉ được lập trên SGD. Hơn nữa, việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong TTGS đã có CQTL đảm nhiệm. Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì CQTL sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư; còn trong trường hợp các bên muốn được thi hành hợp đồng thì CQTL sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do CQTL chỉ định. Ngoài CQTL ra thì còn có nhiều bên khác làm trung gian giúp cho việc giao kết HĐGS. Đó là các công ty thanh lý thành viên, các Công ty giao sau, các quỹ đầu tư,…làm trung gian giữa nhà đầu tư với CQTL. Các bên này có nhiệm vụ giúp CQTL xác định tư cách tham gia TTGS của các nhà đầu tư, giúp họ giao dịch bằng cách nhận lệnh của họ và đem đấu giá trên sàn.  HĐGS phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn. Vì tiền bảo chứng là biện pháp bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. Hơn nữa, HĐGS có một đặc điểm hết sức độc đáo so với các hợp đồng khác, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn. HĐGS thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao 4 hàng thực sự thì CQTL sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác. * Các loại HĐGS: Có nhiều các phân loại hợp đồng giao sau, tuy nhiên dựa theo tính chất giao hàng phân HĐGS thành hai loại : - HĐGS được thanh lý sau khi giao hàng. Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. - HĐGS được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng. Đây là loại hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây). Đây là dạng phổ biến d. Một số sàn giao dịch hàng hóa giao sau nổi tiếng trên thế giới Với việc ra đời từ sớm và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hàng hóa giao sau tại các nước trên thế giới, hiện nay thị trường này vẫn là thị trường tiềm năng và phát triển ở nhiều quốc gia phát triển. Có thể kể đến một số sàn giao dịch hàng hóa giao sau tiêu biểu trên thế giới là The London International Financial Futures Exchange (LIFFE), The Swiss Option and Financial Futures Exchange (SOFFEX), The Tokyo International financial futures exchange (TIFFE), The Singapore International Monetary Exchange ( SIMEX)… - Sàn giao dịch hàng hóa NewYork (NewYork Mercantile Exchange - NYMEX) Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới được quản lý bởi công ty New York Merchantile Exchange, Inc., nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ USD về năng lượng và kim loại. Sàn của NYMEX được điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai- một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới 5 - Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade – CBOT ) Được thành lập năm 1848, là 1 thị trường giao sau và quyền chọn hối đoái dẫn đầu. Hơn 3.600 thành viên, cổ đông giao dịch với hơn 50 sản phẩm giao sau và quyền chọn khác nhau. Trước đây, CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì, yến mạch… Năm 1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập, một loạt sản phẩm mới về các hợp đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử được khai trương vào năm 2001. - Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange) Thành lập năm 1984, là sự kết hợp giữa Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hối đoái. Tiếp theo là sự tham gia của thị trường nhôm và dầu năm 1997 và 1999 tạo ra một thị trường giao sau hoạt động đầy đủ. Tại TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa đều là những ngành công nghiệp mạnh của nền kinh tế, để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường khác nhau là kim loại quý, dầu, cao su và nhôm. - Sàn giao dịch hàng hóa ở Singapore (SICOM) trực thuộc sàn giao dịch Singapore (SGX) được điều chỉnh bởi Luật hàng hóa tương lai (1995) sau đó sửa thành Luật giao dịch hàng hóa (ATC). Luật này qui định về giao dịch hàng hóa nói chung nhưng chủ yếu tập trung qui định giao dịch hàng hóa qua sàn giao dịch. ATC bao gồm 65 điều, quy định về thành lập và hoạt động của SGD hàng hoá, phòng thanh toán bù trừ và người môi giới; chế độ kiểm toán, kế toán đối với SGD; quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước (Cục DN quốc tế Singapore - IE) và các quy định về xử lý các vi phạm liên quan đến giao dịch hàng hoá. Sàn giao dịch hàng hóa ở Singapore thực hiện các hợp đồng hàng hóa tương lai dưới các sản phẩm sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hàng hóa 6 1.1.1.2 Sự khác biệt của thị trường hàng hóa giao sau với thị trường khác a. Sự khác biệt sản phẩm hàng hóa thông thường và hàng hóa phái sinh TTGS hàng hóa không chỉ là thị trường mua bán các hàng hóa thực mà còn mua bán các loại sản phẩm phái sinh hình thành từ hàng hóa thực (hàng hóa cơ sở), do vậy để hiểu thêm về các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa giao sau ta sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa giao sau Sản phẩm phái sinh là một công cụ tài chính phái sinh dựa trên những tài sản cơ sở khác. Một hợp đồng phái sinh chỉ ra một ngày cụ thể và ngày đến hạn được quyết định sau đó, thường thì ngày hết hạn không thanh toán mặc dù không luôn luôn xảy ra. Hiện nay, thị trường hàng hóa giao sau có thể đáp ứng các loại phái sinh như Forward (kỳ hạn), future (tương lai), option (quyền chọn), swap (hoán đổi)… và ngày càng phát sinh nhiều loại phái sinh khác. Do vậy, để nắm rõ thêm về các sản phẩm hàng hóa phái sinh, tìm hiểu sự khác biệt giữa đầu tư hàng hóa cơ sở với hàng hóa phái sinh như thế nào. - Hàng hóa không có khả năng sinh lời nội tại khi không có sự thay đổi về giá. Một nhà đầu tư nắm giữ hàng hóa, về cơ bản nó vẫn tồn tại sau một thời gian nhất định (với điều kiện bảo quản tốt). Trong khi đó, cổ phiếu và trái phiếu mang lại cho nhà đầu tư cổ tức hoặc lãi suất kể cả khi giá không thay đổi - Việc vay mượn dự trữ hàng hóa rất khó khăn và nhiều khi là điều không thể so với gốc tài sản tài chính khác như tiền tệ, chứng khoán. - Cách thức biến động giá cả của hàng hoá so với sản phẩm đầu tư truyền thống trong mối tương quan với chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Giá cả của cổ phiếu luôn phản ảnh trước các thông tin tương lai và do đó luôn đi trước chu kỳ kinh tế, cụ thể khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, giá cổ phiếu đi xuống ngay lập tức. Tuy nhiên lúc này giá cả hàng hóa vẫn ở giai đoạn đỉnh cao. Khi nền kinh tế ở tột đỉnh của giai đoạn suy thoái và có tín hiệu hồi phục, trong khi đó giá cả hàng hóa vẫn ở giai đoạn suy thoái và chỉ hồi phục khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, hình 7 thành nhu cầu đối với hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, giá cả cổ phiếu dẫn lối chu kỳ kinh tế trong khi giá cả hàng hóa biến động cùng với chu kỳ kinh tế. Do đặc điểm này, hàng hóa phái sinh trở thành một sản phẩm đầu tư thay thế giúp việc đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả. Hàng hóa phái sinh khác với các sản phẩm phái sinh tài chính thông thường ở tính chất đặc biệt của gốc phái sinh. Một nhà đầu tư thông thường ít có khả năng tiếp nhận và lưu trữ hàng hóa do đó hợp đồng hàng hóa phái sinh chủ yếu được sử dụng như một công cụ giảm thiểu rủi ro đối với lạm phát và biến động bất lợi của thị trường đối với các loại hàng hóa cơ bản. Chính vì thế, hàng hóa phái sinh được liệt kê vào nhóm các sản phẩm đầu tư thay thế thay vì sản phẩm đầu tư truyền thống. b. Sự khác biệt của thị trường giao sau với thị trường khác Mặc dù có cách thức tổ chức và trình tự giao dịch tương tự như thị trường chứng khoán nhưng sự khác biệt về các loại hàng hóa nên thị trường giao sau có sự khác biệt so với một số thị trường như thị trường chứng khoán và thị trường mua bán hàng hóa thông thường. Bên trong TTGS hàng hóa mang danh nghĩa là giao dịch một số hàng hóa thực nhất định nhưng thực chất là giao dịch các HĐGS, họ không nhất thiết thực sự sỡ hữu hoặc trao đổi tiền -hàng với các loại hàng hóa đó. Họ chỉ “mượn” giá trị của hàng hóa cơ sở để mua đi bán lại với mục đích bảo hộ hoặc kiếm lời do đầu cơ Như vậy, hoạt động chủ yếu trên TTGS là bỏ tiền ra để đầu tư vào giá cả của một loại hàng hóa để kiếm lời. Nhưng không dừng lại ở chỗ là một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, quan hệ mua bán này được nâng lên một tầm cao mới, được tổ chức qui cũ tại các sàn giao dịch (SGD). Ở đó, các quan hệ mua bán được thiết lập không nhằm mục đích chính là trao đổi hàng hóa mà trở thành một nơi luân chuyển tiền tệ, luân chuyển vốn dựa trên cơ sở giá cả các loại hàng hóa. Chính vì lý do đó mà TTGS là một thị trường tài chính. Do đó, thị trường giao sau không phụ thuộc vào thị trường chứng khoán. Thị trường giao sau thực hiện mua bán thông qua sàn giao dịch riêng về sản phẩm phái sinh, 8 (có một số quốc gia có thể ghép sàn giao dịch chứng khoán và sàn giao dịch giao sau là một) dù thị trường giao sau được tổ chức y hệt như: nhà đầu tư tham gia bằng cách đặt lệnh mua bán thông qua sàn giao dịch, tiến hành đầu giá…nhưng vẫn có những khác biệt riêng như sau: - Hầu hết các quốc gia có TTGS đều có luật lệ riêng, cơ quan quản lý nhà nước riêng về TTGS do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập, các cơ quan này tồn tại độc lập và song song với các cơ quan quản lý nhà nước trong lãnh vực chứng khoán - Các hàng hóa trên TTGS không chỉ giới hạn trong phạm vi chật hẹp là một số loại chứng khoán mà hàng hóa trên TTGS rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các loại hàng hóa có trên TTCK. Hơn nữa, HĐGS chỉ được mua bán trong và chỉ trong TTGS; HĐGS không được mua bán trên TTCK hoặc mua bán trao đổi trên thị trường tự do vì chủ thể thực hiện loại quan hệ hợp đồng đặc biệt này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý thông qua tài khoản bảo chứng. - Tiếp theo, TTGS không phải là thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa thông thường. Nếu các bên muốn lập một hợp đồng mua bán để trao đổi tiền – hàng thực sự thì các bên có thể lập một hợp đồng dân sự hoặc một hợp đồng thương mại kèm điều khoản giao sau. Các bên tiến hành mua bán hàng hóa qua SGD tương tự như trong TTCK nhưng hiếm khi thấy một sự luân chuyển hàng hóa mà chủ yếu là một sự luân chuyển tiền tệ giữa các thành phần tham gia thị trường nhằm chuyển rủi ro về giá các loại hàng hóa đó. Những người bảo hộ (người có hàng và cần hàng) chuyển rủi ro về giá đến cho các thành phần khác trong TTGS là các nhà đầu cơ (kẻ chấp nhận rủi ro để kiếm lời). Chính những người đầu cơ về giá tham gia vào quá trình luân chuyển rủi ro, luân chuyển vốn đã làm cho TTGS trở thành một thị trường tài chính thực sự. Tóm lại, TTGS là một thị trường tài chính phái sinh, được tổ chức như mô hình của TTCK và thực hiện giao dịch về nhiều loại hàng hóa được quy định trong chính thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng