Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế vai trò của độ mở thươ...

Tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển

.PDF
295
42
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng. Tôi đảm bảo các nội dung được trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng, số liệu được thu thập một cách khách quan, chủ yếu từ Ngân hàng thế giới và Tổ chức minh bạch quốc tế. Kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trước đó. Nghiên cứu sinh khóa 2014 PHẠM THỊ HỒNG VÂN LỜI CÁM ƠN Để có được kết quả hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đã tận tình hướng dẫn, động viên và cho những lời khuyên hữu ích trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được nhiều góp ý quý giá và hướng dẫn tận tình của GS.TS. Sử Đình Thành và PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài. Tôi vô cùng biết ơn Quý Thầy Cô đã dìu đắt, tạo động lực và hỗ trợ giúp tôi thực hiện được một công trình học thuật có giá trị. Cùng với sự nghiệp trồng người, tôi luôn ghi nhớ công ơn của Thầy Cô. Tôi cũng xin cám ơn các Thầy Cô khoa Tài chính công và Trường Kinh Tế đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong khoảng thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Đây cũng là cơ hội để tôi được nói lời cám ơn sâu sắc đến gia đình đã giành nhiều sự cảm thông, giúp đỡ tôi kiên trì đến mục tiêu cuối cùng. Tôi xin cám ơn tất cả những tình cảm, ân tình và sự giúp đỡ từ bạn bè và đồng nghiệp,… đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Phạm Thị Hồng Vân MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt …………………………………………………………….. i Danh mục bảng …………………………………………………………….. ii Danh mục hình …………………………………………………………….. iii Danh mục phụ lục …………………………………………………………….. iv Tóm tắt …………………………………………………………….. v Abstract …………………………………………………………….. vi Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu 6 1.5. Tính mới và những đóng góp của luận án 8 1.6. Kết cấu luận án 10 Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khung lý thuyết 12 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 12 2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 12 2.1.1.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 13 2.1.1.3. Đo lường tăng trưởng kinh tế 15 2.1.2. Phát triển thị trường chứng khoán 17 2.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 17 2.1.2.2. Đo lường phát triển thị trường chứng khoán 18 2.1.2.3. Vai trò thị trường chứng khoán đối với tăng trưởng kinh tế 19 2.1.3. Độ mở thương mại 21 2.1.3.1. Khái niệm độ mở thương mại 21 2.1.3.2. Đo lường độ mở thương mại 21 2.1.3.3. Vai trò độ mở thương mại đối với tăng trưởng kinh tế 22 2.1.4. Kiểm soát tham nhũng 24 2.1.4.1. Khái niệm kiểm soát tham nhũng 24 2.1.4.2. Đo lường kiểm soát tham nhũng 26 2.1.4.3. Vai trò kiểm soát tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế 27 2.2. Lý thuyết nền 28 2.2.1. Mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế 29 2.2.1.1. Lý thuyết kinh tế giải thích quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế 2.2.1.2. Tác động thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế 2.2.2. Quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế 29 30 31 2.2.2.1. Lý thuyết kinh tế giải thích quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế 2.2.2.2. Tác động độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế 2.2.3. Quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế 31 34 36 2.2.3.1. Lý thuyết kinh tế giải thích quan hệ giữa kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế 36 2.2.3.2. Tác động kiểm soát tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế 39 2.3. Khung phân tích 42 2.3.1. Khung phân tích phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại. 43 2.3.2. Khung phân tích phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò kiểm soát tham nhũng 43 2.3.3. Khung phân tích kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại 44 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan 44 2.4.1. Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế 44 2.4.2. Độ mở thương mại trong mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế 49 2.4.3. Kiểm soát tham nhũng trong mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 55 2.4.4. Độ mở thương mại trong mối quan hệ giữa kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế 58 2.5. Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu 59 Kết luận chương 2 64 Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 65 3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 65 3.3. Xây dựng mô hình lý thuyết 67 3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 71 3.4.1. Độ mở thương mại, phát triển thị trường chứng khoán, kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế. 71 3.4.2. Vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng đối với phát triển thị trường chứng khoán. 72 3.4.3. Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại 73 3.4.4. Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò kiểm soát tham nhũng 74 3.4.5. Kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại 75 3.5. Đo lường các biến trong mô hình 75 3.6. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu 81 3.7. Phương pháp ước lượng 82 3.7.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng 82 3.7.2. Các kiểm định mô hình 85 3.8. Kiểm định tính vững của mô hình nghiên cứu (Robustness test) 87 3.8.1. Kiểm định tính vững của mô hình qua hai thang đo về tham nhũng 87 3.8.2. Kiểm định tính vững của mô hình thông qua phương pháp so sánh sự ổn định dấu của các biến chính Kết luận chương 3 88 89 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về độ mở thương mại, phát triển thị trường chứng khoán, kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 90 4.1.1. Độ mở thương mại 92 4.1.2. Phát triển thị trường chứng khoán 93 4.1.3. Kiểm soát tham nhũng 95 4.1.4. Tăng trưởng kinh tế 96 4.2. Độ mở thương mại, phát triển thị trường chứng khoán, kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế 97 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu 98 4.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến 100 4.2.3. Kết quả hồi quy về tác động của độ mở thương mại, phát triển thị trường chứng khoán, kiểm soát tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế 101 4.3. Vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng đối với phát triển thị trường chứng khoán 104 4.4. Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại 106 4.4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 106 4.4.2. Kiểm tra tính vững của mô hình 109 4.5. Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò kiểm soát tham nhũng 114 4.5.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 114 4.5.2. Kiểm tra tính vững của mô hình 118 4.6. Kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại 123 4.6.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 123 4.6.2. Kiểm tra tính vững của mô hình 126 Kết luận chương 4 131 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận của luận án 134 5.2. Một số hàm ý chính sách 137 5.2.1. Chính sách liên quan đến tác động lấn át của phát triển TTCK lên vai trò của ĐMTM đến tăng trưởng kinh tế 137 5.2.2. Chính sách liên quan đến tác động chi phối của KSTN lên phát triển TTCK đến tăng trưởng kinh tế 138 5.2.3. Chính sách liên quan đến tác động lấn át của KSTN lên vai trò của ĐMTM đến tăng trưởng kinh tế 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 141 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 171 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt GDP Ý nghĩa Gross Domestic Product - GNP Gross National Product - ASEAN Mô hình tác động ngẫu nhiên Ordinary Least Squares - S-GMM Mô hình tác động cố định Random Effects Model - OLS Chương trình phát triển Liên hợp quốc Fixed Effects Model - REM Tổ chức thương mại quốc tế. United Nations Development Programme - FEM Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương World Trade Organization - UNDP Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership Agreement - WTO Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asia Pacific Economic Co-operation - TTP Tổng sản phẩm quốc dân Association of Southeast Asian Nations - APEC Tổng sản phẩm quốc nội Phương pháp bình phương bé nhất System-Generalized Method of Moments - Phương pháp ước lượng momen hệ thống TTCK - Thị trường chứng khoán KSTN - Kiểm soát tham nhũng ĐMTM - Độ mở thương mại ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu về tác động của phát triển TTCK đến tăng trưởng kinh tế 48 Bảng 2.2: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu về tác động của ĐMTM đến tăng trưởng kinh tế 54 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình (3.10), (3.12 - 3.14) 78 Bảng 3.2: Kiểm định Wooldridge và kiểm định Breusch-Pagan 85 Bảng 4.1: Giá trị trung bình về TTCK, ĐMTM, KSTN và GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển (2002 – 2017) 90 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến 98 Bảng 4.3: Hệ số tương quan các biến 99 Bảng 4.4: Nhân tử phóng đại phương sai của các biến độc lập 100 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy về tác động của ĐMTM, phát triển TTCK và KSTN đến tăng trưởng kinh tế 101 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của mô hình (3.11) 104 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy của mô hình (3.12) 106 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo thang đo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) ước lượng mô hình (3.12) 109 Bảng 4.9: So sánh sự ổn định kết quả nghiên cứu của mô hình (3.12) 112 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình (3.13) 115 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo thang đo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) ước lượng mô hình (3.13) 118 Bảng 4.12: So sánh sự ổn định kết quả nghiên cứu của mô hình (3.13) 121 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình (3.14) 123 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy theo thang đo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) ước lượng mô hình (3.14) Bảng 4.15: So sánh sự ổn định kết quả nghiên cứu của mô hình (3.14) 126 128 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khái quát hóa tác động của phát triển TTCK đến tăng trưởng kinh tế 31 Hình 2.2: Khái quát hóa tác động của ĐMTM đến tăng trưởng kinh tế 36 Hình 2.3: Khái quát hóa tác động của KSTN đến tăng trưởng kinh tế 42 Hình 2.4: Khung phân tích phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò của độ mở thương mại 43 Hình 2.5: Khung phân tích phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò kiểm soát tham nhũng 43 Hình 2.6: Khung phân tích kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế: vai trò của độ mở thương mại Hình 2.7: Mô hình hóa quan hệ các nhân tố trong nghiên cứu 44 61 Hình 4.1: Biểu diễn xu hướng giá trị trung bình về TTCK, ĐMTM, KSTN và GDB bình quân đầu người của 36 nước đang phát triển (2002 – 2017) 90 Hình 4.2: Xu hướng độ mở thương mại (2002–2017) 92 Hình 4.3: Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán (2002 – 2017) 94 Hình 4.4: Xu hướng kiểm soát tham nhũng (2002 – 2017) 95 Hình 4.5: Xu hướng tăng trưởng kinh tế (2002 – 2017) 97 iv DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu 171 Phụ lục 2: Kiểm định hiện tượng tự tương quan 172 Phụ lục 3: Kiểm định phương sai thay đổi 173 Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến 174 Phụ lục 5: Hệ số tương quan giữa các biến 175 Phụ lục 6: Nhân tử phóng đại phương sai của các biến độc lập 175 Phụ lục 7: Kết quả hồi quy theo bảng 4.4. - Cột M1 176 Phụ lục 8: Kết quả hồi quy theo bảng 4.4. - Cột M2 177 Phụ lục 9: Kết quả hồi quy theo bảng 4.5. 178 Phụ lục 10: Kết quả hồi quy theo bảng 4.6. - Cột M3 179 Phụ lục 11: Kết quả hồi quy theo bảng 4.6. - Cột M4 180 Phụ lục 12: Kết quả hồi quy theo bảng 4.7. - Cột M4 181 Phụ lục 13: Kết quả hồi quy theo bảng 4.7. - Cột M5 182 Phụ lục 14: Kết quả hồi quy theo bảng 4.8. - Cột M6 183 Phụ lục 15: Kết quả hồi quy theo bảng 4.9. - Cột M7 184 Phụ lục 16: Kết quả hồi quy theo bảng 4.9. - Cột M8 185 Phụ lục 17: Kết quả hồi quy theo bảng 4.10. - Cột M9 186 Phụ lục 18: Kết quả hồi quy theo bảng 4.11. - Cột M10 187 Phụ lục 19: Kết quả hồi quy theo bảng 4.12. - Cột M11 188 Phụ lục 20: Kết quả hồi quy theo bảng 4.13. - Cột M12 189 Phụ lục 21: Kết quả hồi quy mô hình (3.10) theo phương pháp 2SLS 190 Phụ lục 22: Kết quả hồi quy mô hình (3.12) theo phương pháp 2SLS 191 Phụ lục 23: Kết quả hồi quy mô hình (3.13) theo phương pháp 2SLS 192 Phụ lục 24: Kết quả hồi quy mô hình (3.14) theo phương pháp 2SLS 193 v TÓM TẮT Luận án nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế khi có vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển. Luận án quan tâm ba mục tiêu: (1) Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại; (2) Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò kiểm soát tham nhũng; (3) Kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại. Để giải quyết ba mục tiêu này, luận án sử dụng phương pháp ước lượng mô men hệ thống (S-GMM) trên mô hình bảng động có 36 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn (2002 – 2017). Dữ liệu chủ yếu được thu thập từ ngân hàng thế giới. Thật thú vị, khi xem xét vai trò độ mở thương mại theo mục tiêu (1) thì luận án phát hiện tác động lấn át của phát triển thị trường chứng khoán lên vai trò độ mở thương mại làm tác động hạn chế tăng trưởng kinh tế. Theo mục tiêu (2) kiểm soát tham nhũng tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời chúng chi phối tác động thị trường chứng khoán lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Theo mục tiêu (3) thì luận án cũng phát hiện tác động lấn át của kiểm soát tham nhũng lên vai trò độ mở thương mại làm cản trở tăng trưởng kinh tế. Qua đó, nghiên cứu nhìn thấy vai trò của thị trường chứng khoán và kiểm soát tham nhũng là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Như vậy, các nước đang phát triển cần quan tâm đến hiệu quả hoạt động thị trường chứng khoán, tăng cường kiểm soát tham nhũng hơn nữa để góp phần tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát triển thị trường chứng khoán; Độ mở thương mại; Kiểm soát tham nhũng; Tăng trưởng kinh tế vi ABSTRACT The thesis investigates the impact of stock market development on growth with the role of trade openness and controlling corruption in developing countries. The thesis interested in three objectives: (1) Stock market development and economic growth: the role of trade openness; (2) Stock market development and growth: the role of controlling corruption; (3) Controlling corruption and growth: the role of trade openness. To clarify three goals, the thesis uses the system generalized method of moment (S-GMM) on the dynamic panel data with 36 countries in period (2002 – 2017). Data collected mainly from the World Bank. Interestingly, when considering the role of trade openness by goal (1), the thesis discovered the overwhelming impact of stock market developing on it to limit the increase economic growth. Following to objective (2), controlling corruption promote economic growth, and they have a dominant impact on the stock market and growth in developing countries. According to objective (3), the thesis also finds the overwhelming impact of stock market developing on the role of trade openness hindering economic growth. Thereby, study found that the role of the stock market and controlling corruption is very important for economic growth. Therefore, developing countries need to pay attention to the performance of the stock market and control corruption to contribute to economic growth. Keywords: Stock market development; Trade openness; Control corruption; Economic growth 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mở cửa thương mại ngày càng gia tăng là xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế của các nước (World Bank, 2018, Fenira, 2015; Shangquan, 2000). Thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng, các tổ chức thương mại được mở ra theo khu vực và toàn cầu. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area - AFTA), tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Co-operation – APEC), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP), Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization – WTO) đã thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các nước mạnh mẽ hơn. Ở các nước phát triển, tận dụng được lợi thế về công nghệ để xuất khẩu nhiều hàng hóa thâm dụng công nghệ sang các nước kém phát triển hơn; tại các nước kém phát triển hơn, có lợi thế về lao động nên sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động sang các nước phát triển hơn. Kết quả từ việc mở cửa thương mại giúp cho các quốc gia mở rộng được sản xuất những sản phẩm mà nước mình có lợi thế để xuất khẩu sang nước khác, đồng thời nhập khẩu những sản phẩm mà nước mình kém lợi thế. Qua đó thúc đẩy đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (Zahonogo, 2016; Wacziarg và Welch, 2008; Fenira, 2015; Edwards, 1993). Vốn là một trong ba nhân tố chính tạo nên giá trị sản lượng đầu ra của một quốc gia (Cobb-Douglas; Solow). Khi đó, vốn có thể được huy động từ trong nước thông qua thị trường tài chính và từ nước ngoài qua hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay nợ. Gần đây, nguồn vốn huy động nợ từ nước ngoài để phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển đã gia tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới thì kể từ năm 2013 nợ chính phủ tại các nước đang phát triển (tức nước có thu nhập thấp) tăng bình quân 20% so với GDP, chủ yếu từ nguồn không ưu đãi và tư nhân (Ess và cộng sự, 2019). Ngân hàng thế giới đã cảnh báo tác động xấu của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và khuyến cáo chính phủ các nước cần tập trung 2 vào việc huy động nguồn lực trong nước và tăng cường các biện pháp quản lý nợ. Khá nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định nợ nước ngoài là gánh nặng làm cản trở tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khi mà tỷ lệ nợ đã khá cao (Senadza và cộng sự, 2017; Presbitero, 2012; Cecchetti và cộng sự, 2011). Như vậy, gánh nặng nợ nước ngoài cũng gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế quốc gia1, bởi nguồn lực vốn huy động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển cũng không phải là điều mà chính phủ phải kỳ vọng vì tính rủi ro và sự không chắc chắn (Nunnenkamp, 2001). Nguồn vốn được huy động từ nguồn lực trong nước mới là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển kinh tế của quốc gia (Ess và cộng sự, 2019; Bailliu, 2000). Vốn được bổ sung từ thị trường tài chính, được Patrick (1966), Gurley và Shaw (1967) nghiên cứu tiên phong về tác động của thị trường tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Vốn cung ứng trong nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng (vốn tín dụng) và thông qua thị trường chứng khoán (chủ yếu là vốn chủ sở hữu). Tại các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng được phát triển sớm hơn và đóng vai trò chủ đạo (Kpodar và Singh, 2011), thị trường chứng khoán thì còn non trẻ, quy mô vốn còn quá nhỏ so với nhu cầu (Bekaert và Harvey, 2003; Yartey, 2008), phần lớn mới hoạt động từ sau năm 2000 nên vẫn là một kênh cung ứng vốn còn đầy tiềm năng. Để tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã tích cực phát triển thị trường chứng khoán nhưng kết quả chưa thống nhất (Arestis và cộng sự, 2001; Adjasi và Biekpe, 2006; Cooray, 2010; Bundoo, 2017; Durusu-Ciftci và cộng sự, 2017,…). Một số nghiên cứu khẳng định thị trường chứng khoán tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển (Cooray, 2010; Aigbovo và Izekor, 2015; Ali và Afzal, 2012; Bist, 2017), nhưng cũng có một số nghiên cứu khác khẳng định kết quả tác động này là tiêu cực đến tăng trưởng (Adjasi và Biekpe, 2006; Naceur và Ghazouani, 2007; Kpodar và Singh, 2011; Rioja và Valev, 2014). Trong khi đó, tham nhũng đang là vấn nạn tại các nước đang phát triển2 mà ngân hàng thế giới kêu gọi tất cả các nước phải kiên quyết chống tham nhũng. Tình hình 1 https://www.thesaigontimes.vn/td/277424/ganh-nang-no-nuoc-ngoai-.html http://www.noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/201402/tham-nhung-la-ke-thu-chung-so-1-o-cac-nuoc-dang-phattrien-293821/ 2 3 tham nhũng tại Việt Nam gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, với 10 vụ án lớn về kinh tế đều liên quan đến tham nhũng làm thiệt hại ngân sách hàng ngàn tỷ đồng được đưa ra xét xử trong năm 20183. Theo báo cáo của tổ chức minh bạch quốc tế năm 2017 về tham nhũng toàn cầu4, mức độ tham nhũng được cảm nhận ở Việt Nam và khu vực trong năm 2016 là mức cao. Cụ thể, ASEAN: 41%; Châu Á Thái Bình Dương: 42%; Việt Nam: 58%; Malasia: 61%; Indonexia: 68%. Theo báo cáo này3, người dân cho rằng chính phủ các nước ASEAN còn đang yếu kém trong việc xử lý tham nhũng trong bộ máy chính quyền. Cụ thể, tỷ lệ người dân cho rằng kết quả xử lý tham nhũng còn yếu kém tại các nước ASEAN như sau: Thái Lan: 28%; Indonexia: 34%; Myanma: 45%; Việt Nam: 60%; Campuchia: 65%; ASEAN: 49%. Tỷ lệ hối lộ khi sử dụng dịch vụ công của Việt Nam là cao nhất trong số các nước ASEAN, chiếm 65%; và cao thứ hai sau Ấn Độ (chiếm 69%) trong số 16 nước được khảo sát ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương3. Như vậy, tình trang tham nhũng tại Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển ở mức cao mà việc kiểm soát tham nhũng chưa mang lại kết quả như mong đợi. Tại các nước đang phát triển, thể chế chính trị còn tập trung nhiều quyền lực ở khu vực công, tình trạng tham nhũng tràn lan và trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển so với những nước giàu (Olken và Pande, 2012; Svensson, 2005; Treisman, 2000; Rauch và Evans, 2000). Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung (Shahbaz và cộng sự, 2013; Bolgorian, 2011; Yartey, 2010; Hooper và cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, so với nhóm nước phát triển, các nước đang phát triển chiếm hơn 60% dân số thế giới nhưng họ đóng góp ít hơn 30% vào GDP toàn cầu (Spence, 2011). Vì thế, việc kiểm soát tham nhũng, phát triển thị trường chứng khoán để góp phần tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu cho các nước đang phát triển. Với vai trò quản lý nhà nước, hoạt động kiểm soát tham nhũng (KSTN) của mỗi quốc gia phải được tăng cường sao cho khuyến khích tác động tích cực của độ mở thương 3 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung-va-cac-vu-an-dien-hinh-duocdua-ra-xet-xu-trong-nam-2018 4 https://towardstransparency.vn/wp-content/uploads/2019/02/GCB-2017_VN_FINAL.pdf 4 mại (ĐMTM), của thị trường chứng khoán (TTCK) đến tăng trưởng kinh tế. Việc mở cửa thương mại mạnh mẽ trong điều kiện các nước đang phát triển còn nhiều tham nhũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không? Liệu rằng hệ thống tài chính chưa đồng bộ tại các nước đang phát triển có giúp nền kinh tế hấp thụ được những tác động tích cực của ĐMTM để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Việc KSTN của các nước đang phát triển có thúc đẩy sự phát triển TTCK để đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế không? Đây chính là những vấn đề mà các nhà lãnh đạo ở các nước đang phát triển quan tâm hiện nay. Các nghiên cứu trong quá khứ về mối quan hệ giữa phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế là chưa đồng nhất mà còn phụ thuộc vào mức độ phát triển hệ thống tài chính của quốc gia đó, cũng như còn phụ thuộc vào chất lượng thể chế của quốc gia (Acemoglu và Robinson, 2010; Duncan, 2014; Talmaciu, 2014). Trong đó, KSTN là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng thể chế của quốc gia (Cooray, 2009). Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng tham nhũng tác động tiêu cực đến phát triển TTCK (Kim và cộng sự, 2018; Cao và cộng sự, 2019; Bolgorian, 2011). Tham nhũng làm giảm lợi nhuận cổ phiếu ở cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển, do đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư trên TTCK (Ahmed, 2020). Bên cạnh đó, mở cửa thương mại mạnh mẽ tại các nước đang phát triển cũng tạo ra những cơ hội và thách thức cho những nhà lãnh đạo trong việc quản lý và phát triển kinh tế. ĐMTM tạo điều kiện cho sự phổ biến kiến thức và công nghệ (Almeida và Fernandes, 2008; Baldwin và cộng sự, 2005); hay tác động đến sự phát triển TTCK (Nikmanesh, 2016; Lim và Kim, 2011); hay thị trường tài chính nói chung (Le và cộng sự, 2016; Kim và cộng sự, 2010; Baltagi và cộng sự, 2008). Việc hạn chế khối lượng nhập khẩu hay cấp phép độc quyền nhập khẩu trong thương mại quốc tế làm tăng điều kiện tham nhũng (Krueger, 1974; Tanzi, 1998). Theo De-Jong và Bogmans (2011), tham nhũng làm cản trở thương mại quốc tế do phải tiêu tốn thêm khoản tiền hối lộ cho hải quan để được nhập khẩu nhiều hơn, từ đó làm tác động tiêu cực đến độ mở thương mại (Gil-Pareja và cộng sự, 2019; Thede và Nils-Ake, 2012) 5 Phát triển TTCK tác động đến tăng trưởng kinh tế, ĐMTM và KSTN không chỉ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển TTCK. Một số nghiên cứu trong quá khứ đã tìm thấy tác động của tham nhũng đến sự phát triển của TTCK (Kim và cộng sự, 2018; Cao và cộng sự, 2019; Bolgorian, 2011); hay tham nhũng tác động đến ĐMTM (Gil-Pareja và cộng sự, 2019; Thede và Nils-Ake, 2012; De-Jong và Bogmans, 2011). Một số nghiên cứu khác thì phát hiện ĐMTM tác động đến TTCK (Nikmanesh, 2016; Lim và Kim, 2011). Như vậy, việc mở cửa thương mại, KSTN, phát triển TTCK sao cho góp phần tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu cho các quốc gia đang phát triển. Khi mở cửa kinh tế, sự tác động từ khu vực công đến khu vực tư ngày càng mạnh mẽ làm cho việc KSTN trở nên khó khăn hơn. Để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và thu hút đầu tư, vấn đề KSTN, mở cửa thương mại (hay ĐMTM) được các nước đặc biệt quan tâm do chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của các mối quan hệ khác. Từ những yêu cầu thực tiễn trên nên luận án đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển”. Nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm bằng chứng khoa học mới, giải quyết được vấn đề quan tâm của các nhà quản lý tại các nước đang phát triển. Từ đó đề ra những giải pháp tăng cường ĐMTM, phát triển TTCK, KSTN để tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển nói chung và cho Việt Nam nói riêng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Theo tên đề tài: “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển” thì luận án cần giải quyết một mục tiêu tổng quát và ba mục tiêu cụ thể: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của phát triển TTCK, ĐMTM, KSTN đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Mục tiêu cụ thể:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng