Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Phát triển năng lực dạy học môn ngữ văn cho giáo viên ở các trường thcs thị xã t...

Tài liệu Phát triển năng lực dạy học môn ngữ văn cho giáo viên ở các trường thcs thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

.DOC
130
23
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ THÁI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ THÁI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập mà tôi tâm huyết dành nhiều thời gian và công sức tập trung nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của cô giáo - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Những phần trích dẫn và tham khảo đều đúng theo quy định của nghiên cứu khoa học. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bắc Ninh, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Đoàn Thị Thái i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn với đề tài “Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới”, bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của nhiều cơ quan, cá nhân, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học, cán bộ, nhân viên của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, học viện Quản lý giáo dục; Phòng Đào tạo sau Đại học - Đại học sư phạm Thái Nguyên; các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng - Người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ dẫn về phương pháp luận để tôi viết luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Đoàn Thị Thái ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ix MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI....................................................... 6 1.1. Vài nét về nghiên cứu vấn đề.......................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước............................................................... 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................11 1.2.1. Phát triển.................................................................................................11 1.2.2. Năng lực, năng lực dạy học.....................................................................12 1.2.3. Dạy học, quá trình dạy học..................................................................... 14 1.2.4. Phát triển năng lực dạy học.....................................................................15 1.2.5. Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn..............................................17 1.3. Những vấn đề cơ bản về năng lực dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới............................................18 1.3.1. Khái quát về môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ...........................................................................................................................18 iii 1.3.2. Yêu cầu về năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.............................................20 1.3.3. Những thành tố của hoạt động phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới................................................................................................... 25 1.4. Hoạt động phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.......................................................28 1.4.1. Lập kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới............................................28 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới....................... 30 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới....31 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới....................... 32 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.............................35 1.5.1. Yếu tố khách quan...................................................................................35 1.5.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................... 36 Kết luận chương 1.............................................................................................39 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI........................................................................................40 2.1. Khái quát về khảo sát và tổ chức khảo sát thực trạng................................40 2.1.1. Khái quát về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.............................................40 2.1.2. Tổ chức khảo sát..................................................................................... 43 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, TTCM, GV Ngữ văn về sự cần thiết của các năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới..................45 iv 2.2.2. Thực trạng về năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới............................................................................................ 47 2.3. Thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới................................................................................................... 50 2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới..................................................50 2.3.2. Thực trạng về nội dung phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới............................................................................52 2.3.3. Thực trạng về phương pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới...............................................................54 2.3.4. Thực trạng về hình thức tổ chức phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới...............................................................56 2.4. Thực trạng hoạt động phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới............................................................................59 2.4.1. Lập kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.....................................................................................59 2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới...............................................................61 2.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới...............................................................63 v 2.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới........................................................ 65 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới............................................................................68 2.6. Đánh giá chung thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới........................................................ 69 2.6.1. Những ưu điểm....................................................................................... 69 2.6.2. Những hạn chế........................................................................................ 69 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................ 70 Kết luận chương 2.............................................................................................72 Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI...............................................................................73 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................73 3.1.1. Bảo đảm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.......................................................................................................... 73 3.1.2. Bảo đảm tính khoa học, hệ thống............................................................73 3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn, khả thi...............................................................74 3.1.4. Bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa............................................................... 74 3.2. Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình gi áo dục phổ thông mới............................................................................................ 75 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát nhu cầu phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới..............................................75 vi 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới..................77 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức, triển khai có hiệu quả hoạt động phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới..................81 3.2.4. Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.............87 3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.......................................91 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................ 94 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp..........................95 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................95 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm.......................................................................... 95 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm............................................................................95 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................95 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.....95 Kết luận chương 3...........................................................................................100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................101 1. Kết luận.......................................................................................................101 2. Khuyến nghị................................................................................................103 2.1. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Phòng GD& ĐT thị xã Từ Sơn.............103 2.2. Đối với CBQL ở các trường THCS thị xã Từ Sơn.................................. 103 2.3. Đối với GV Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................106 PHỤ LỤC.......................................................................................................110 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Chữ viết tắt BGH BQ/HS BGDĐT CBQL CĐ CĐSP CMHS CSVC CNTT CN DH ĐH GD GDPT GD&ĐT GV GVDG HCM KHKT KHXH KCN NXB PPDH QL QH 13 QĐ-BXD SGK TDTT TTCM TB THCS THPT VB Nội dung được hiểu là Ban giám hiệu Bình quân/học sinh Bộ Giáo dục Đào tạo Cán bộ quản lý Cao đẳng Cao đẳng sư phạm Cha mẹ học sinh Cơ sở vật chất Công nghệ thông tin Công nghiệp Dạy học Đại học Giáo dục Giáo dục phổ thông Giáo dục và đào tạo Giáo viên Giáo viên dạy giỏi Hồ Chí Minh Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội Khu công nghiệp Nhà xuất bản Phương pháp dạy học Quản lý Quốc hội 13 Quyết định - Bộ xây dựng Sách giáo khoa Thể dục thể thao Tổ trưởng chuyên môn Trung bình Trung học cơ sở Trung học phổ thông Văn bản viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đội ngũ CBQL, TTCM, GV Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn........................................................................43 Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát..............................................45 Bảng 2.3. Quan điểm của CBQL, TTCM và GV Ngữ văn về sự cần thiết của các năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới................................................................... 46 Bảng 2.4. Thống kê số lượng và chất lượng giáo viên môn Ngữ văn (bao gồm cả TTCM) ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 48 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, TTCM và GV Ngữ văn về các năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới.........49 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV Ngữ văn về mục tiêu phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới....51 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, TTCM và GV Ngữ văn về nội dung phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới.........................................................................................53 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, TTCM và GV về phương pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới.........................................................................................55 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, TTCM và GV Ngữ văn về hình thức tổ chức phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới................................................................... 57 ix Bảng 2.10. Kết quả đánh giá xây dựng kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 60 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 62 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới 64 Bảng 2.13. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới 66 Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 68 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất........96 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất..........98 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ thời đại nào, giáo dục luôn có một vai trò quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo chỉ ra rằng:“Chuyển mạnh giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[1]. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”[26]. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 đã nêu rõ: “Một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực”[4]. Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đổi mới cả về mục tiêu cũng như nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Về đổi mới dạy học môn Ngữ văn, thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực, đáp ứng nhu cầu học tập trong thời đại mới. Tuy nhiên, quá trình dạy của thầy, quá trình học của trò cũng còn nhiều bất cập. Thói quen dạy học của thầy vẫn còn thiên nhiều theo hướng dạy truyền thống, chưa thực sự đổi mới, chưa thực sự tạo đà cho việc đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Thầy vẫn chưa thực sự coi học trò là trung tâm, chưa nắm bắt được tâm lý, thói quen học tập, khả năng tiếp nhận của từng em, năng khiếu và thế mạnh của 1 từng em... Do vậy, việc giảng dạy của thầy vẫn còn thiên về trang bị kiến thức một cách dàn đều, chưa thực sự dựa trên khả năng của người học để xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Việc phát huy được năng lực thực sự của mỗi học sinh còn hạn chế. Trò có tâm lý ngại học Ngữ văn vì phải nghe nhiều, ghi nhiều. Các em chưa được sáng tạo một cách thực sự theo năng lực bản thân. Vậy, để đáp ứng được yêu cầu nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn phải có năng lực dạy học vững vàng, tích cực bồi dưỡng, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ. Quan trọng hơn cả là các nhà quản lý phải có biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn bằng nhiều hình thức. Thực tiễn, quá trình nghiên cứu đã có một số công trình quan tâm đến hướng nghiên cứu về bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học cho giáo viên. Trong điều kiện phát triển chương trình giáo dục phổ thông hiện nay ít nhiều đã có đề tài quan tâm đến vấn đề này. Xuất phát từ vị trí công tác là cán bộ quản lý, tôi cũng luôn quan tâm đến vấn đề tổ chức bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên và mong muốn đề xuất những biện pháp hữu ích để nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông nói chung. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục mới”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, luận văn đề xuất biện pháp phát triển năng lực 2 dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Vấn đề năng lực dạy học và phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở trường THCS. 4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 5. Giả thuyết khoa học Năng lực dạy học môn Ngữ văn của đội ngũ giáo viên tại các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều bất cập, chưa thật đồng đều, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý. Nếu nghiên cứu, đánh giá được thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn và năng lực của giáo viên thì chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn, 3 tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực và kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về chủ thể quản lý Đề tài nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn của Hiệu trưởng nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động phát triển năng lực dạy học cho giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ nói riêng ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình GDPT mới. 6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung xác định những năng lực dạy học chủ yếu cần phát triển cho giáo viên THCS ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới và tiến hành đánh giá thực trạng năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên. Trên cơ sở đó đưa ra được những biện pháp khả thi để phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên đáp ứng được yêu cầu chương trình GDPT mới. 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, tác giả tiến hành khảo sát 162 CBQL, TTCM và GV môn Ngữ văn của 14 trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 6.4. Giới hạn về thời gian và địa bàn khảo sát - Thời gian khảo sát: Trong 3 năm học (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019 - 2020) - Địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 14 trường THCS trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về phát triển năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn. - Phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản. - Đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 4 - So sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra trên đối tượng là CBQL, TTCM, GV dạy môn Ngữ văn nhằm thu thập những thông tin, xử lý số liệu và mô tả về thực trạng về năng lực dạy học và hoạt động phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho GV ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp CBQL, TTCM và GV nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi, làm căn cứ đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả. - Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc dự buổi sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn Ngữ văn ở trường THCS thị xã Từ Sơn nhằm làm sáng tỏ thêm thực trạng. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phụ trách môn Ngữ văn, CBQL các nhà trường nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.3. Phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát và thiết lập các biểu bảng về các nội dung nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên theo chương trình GDPT mới. - Chương 2. Thực trạng của việc phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình GDPT mới. - Chương 3. Biện pháp phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình GDPT mới. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 1.1. Vài nét về nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề phát triển năng lực dạy học cho giáo viên đã được nhiều tác giả ở nước ngoài nghiên cứu. Tác giả N.L Bôndưrep trong công trình nghiên cứu “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, đã nhấn mạnh vai trò của năng lực dạy học và ông đã khẳng định:“Những năng lực dạy học chỉ được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn của người thầy giáo”[24]. Trong cuốn: “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông”, tác giả N.M Iacốplep đã phân tích quá trình nhận thức của học sinh và quá trình dạy học trong đó nêu một cách cụ thể những công việc giáo viên cần phải làm, những yêu cầu đối với giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học để thực hiện tốt chương trình dạy học ở trường phổ thông. Tác giả đã dẫn ra những ví dụ về thành công cũng như những thất bại trong nghề dạy học nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường từ việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học của người giáo viên [25]. X.L.Kixêcôp đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực dạy học. Một trong các công trình đó là: “Hình ảnh các năng lực, kỹ năng, kỹ xảo dạy học trong điều kiện của nền giáo dục đại học” [43]. Trong cuốn“Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”, tác giả F.N.Gônôboolin đã phân tích cụ thể những yêu cầu về phẩm chất và năng lực dạy học người giáo viên cần có để đảm bảo hiệu quả trong giáo dục và dạy học [14]. Trong cuốn “Tự đào tạo để dạy học”, Patrice Pelpe đã gợi ý cho chúng ta một cách tiếp cận khoa học có tính phương pháp luận về nghề dạy học, cách 6 xác định các mục tiêu sư phạm, cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta có thể tự mình lựa chọn và sử dụng một cách khách quan, khoa học các phương pháp và kỹ thuật dạy học thích hợp, cách tự đánh giá cùng với những dự báo về xu hướng phát triển các phương pháp và kỹ thuật dạy học ở nhà trường tương lai. Có thể nói, cuốn sách là những công cụ lý luận cần thiết cho mỗi nhà giáo khi tiến hành quá trình “tự đào tạo để nâng cao năng lực để dạy học” [29]. Cuốn “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên” của Michel Develay, nội dung chính được trình bày theo trình tự logic: học - dạy - đào tạo GV, trong đó việc đào tạo GV chú trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, nội dung công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bao gồm nhiều vấn đề về quan niệm, về nội dung, về phương pháp, phương thức bồi dưỡng, năng lực giáo viên.... Đó là cuốn sách có giá trị trong công tác bồi dưỡng năng lực cho GV [23]. Ở Pháp, đất nước có truyền thống coi trọng nghề dạy học quan niệm: Dạy học là một nghề đòi hỏi có trình độ chuyên sâu và được đào tạo về nghề nghiệp rất cao. Việc bồi dưỡng năng lực cho GV ở Pháp được thực hiện theo 3 hướng chính: Coi trọng việc tự nâng cao trình độ năng lực dạy học của GV; Tạo ra sự phù hợp với công việc đối với tất cả các GV, đặc biệt là GV dạy các môn mà lĩnh vực đó luôn có sự phát triển mạnh mẽ và các thiết bị trở lên lạc hậu; Định kỳ xác định những kiến thức sẽ phải đưa ra vào tổng thể chương trình bồi dưỡng để bồi dưỡng GV. Pierre Besnard (Đại học Paris V-Sorbonne) và Bernard Lietard (Đại học Genever) cùng ra cuốn “Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên”. Trong đó bàn về vấn đề GV phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của mình. Singapore đã phát triển một hệ thống toàn diện để tuyển chọn, đào tạo và phát triển giáo viên đại trà và giáo viên cốt cán. Một trong những yếu tố then chốt của hệ thống đó là hoạt động phát triển chuyên môn nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Tất cả các giáo viên của Singapore đều được 7 đào tạo về sư phạm tại một địa chỉ duy nhất: Viện Giáo dục Quốc gia thuộc trường Đại học Công nghệ Nanyang. Hằng năm các giáo viên cần phải tham gia ít nhất 100 giờ đào tạo bồi dưỡng, với nhiều hình thức khác nhau. Các khóa học ở Viện Giáo dục Quốc gia thường tập trung vào các nội dung môn học và sư phạm học. Mô hình người giáo viên thế kỉ XXI và khung năng lực giáo viên mà Singapore hiện nay đang theo đuổi và từ đó có thể xây dựng nên những khóa học bồi dưỡng phát triển chuyên môn tương ứng cho giáo viên. Giáo dục là lĩnh vực được Chính phủ Thái Lan ưu tiên đầu tư. Thái Lan rất chú trọng việc bồi dưỡng đào tạo giáo viên để chuẩn hóa, nâng chuẩn đối với giáo viên. Nhờ vậy giáo dục Thái Lan trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình đáng kể và được coi là một nền giáo dục khắt khe và có chất lượng cao. Hoạt động đổi mới chương trình giáo dục của các nước ở châu Âu nói chung và của Hà Lan nói riêng hiện nay gắn liền với cách tiếp cận giáo dục dựa vào bối cảnh. Đây là một cách tiếp cận được vận dụng trong các chương trình môn học ở nhiều nước và dẫn đến việc đòi hỏi người giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng để có thể làm chủ và thực hiện hiệu quả các giờ học theo cách tiếp cận mới này. Có thể nói, các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng GV. Tuy nhiên hầu hết các công trình kể trên mới chỉ đề cập đến năng lực, kỹ năng giảng dạy và kỹ năng dạy học nói chung, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên THCS. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Trong thời gian qua, vấn đề phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở các nhà trường đã được nhiều nhà giáo dục, các trường Sư phạm quan tâm nghiên cứu. Bởi qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các nhà giáo dục mới có thể phát triển tốt năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan