Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang...

Tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang

.PDF
124
313
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ HOÀNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ HOÀNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoàng Bảo TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./. Ngày 28 tháng 12 năm 2016 Tác giả Hồ Hoàng Điệp MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ............................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 5 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 5 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 5 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 6 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6 1.6 Ý nghĩa của Đề tài .................................................................................. 7 1.7 Kết cấu dự kiến của luận văn ................................................................. 7 Chương 1: Mở đầu .................................................................................................... 7 Chương 2: Cơ sở lý thuyết........................................................................................ 8 Chương 3: Tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................ 8 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 Chương 5: Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 8 Chương 6: Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 8 1.8 Tóm tắt Chương 1 .................................................................................. 8 CHƯƠNG 2_CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 10 2.1 Hợp tác xã trong nông nghiệp và sự cần thiết phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay............................................................. 10 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã .............. 10 2.1.1.1 Khái niệm hợp tác xã ................................................................ 10 2.1.1.2 Đặc điểm của hợp tác xã ........................................................... 13 2.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã ....................................... 16 2.1.2 Hợp tác xã trong nông nghiệp ........................................................... 18 2.1.2.1 Quan niệm về hợp tác xã trong nông nghiệp ............................ 18 2.1.2.2 Đặc trưng của hợp tác xã trong nông nghiệp ............................ 18 2.1.2.3 Các loại hình hợp tác xã trong nông nghiệp ............................. 20 2.1.3 Sự cần thiết phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay . 21 2.1.3.1 Sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay ....................... 21 2.1.3.2. Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp là yêu cầu khách quan và là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta ...................... 22 2.1.3.3. Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực từ nông nghiệp, tạo thuận lợi đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ................................ 23 2.1.3.4. Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 25 2.1.3.5. Hợp tác xã trong nông nghiệp là kiểu làm kinh tế nông nghiệp phổ biến của nhiều nước trên thế giới .................................................. 26 2.2 Vai trò của hợp tác xã trong nông nghiệp ............................................ 26 2.2.1. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện an sinh xã hội ................................. 26 2.2.2. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, tạo tiền đề và điều kiện đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ...................................... 28 2.2.3. Hợp tác xã trong nông nghiệp thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, qua đó đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung ............................. 29 2.2.4. Hợp tác xã trong nông nghiệp tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn và bảo vệ môi trường .................................................. 31 2.2.5. Hợp tác xã trong nông nghiệp góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tăng cường dân chủ và có đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................. 32 2.3 Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội .................................... 34 2.3.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 34 2.3.2 Hiệu quả xã hội ................................................................................. 35 2.4 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và bài học rút ra cho tỉnh Hậu Giang ................................................................................................ 37 2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp .............................................................................................................. 37 2.4.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản....................................................... 37 2.4.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................... 39 2.4.1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................. 40 2.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp ........................................................................................... 41 2.4.2.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng ..... 41 2.4.2.2 Kinh nghiệm của của một số tỉnh vùng Đông Nam bộ ............ 43 2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hậu Giang ............................... 45 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 49 3.1. Khái lược về đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hậu Giang .......................... 49 3.2. Vài nét về đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Hậu Giang .................... 51 3.2.1. Đặc điểm về kinh tế .......................................................................... 51 3.2.2 Đặc điểm về văn hóa, xã hội ............................................................. 53 3.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn .......................................................... 55 3.3.1 Thuận lợi ........................................................................................... 55 3.3.2 Khó khăn ........................................................................................... 55 3.4 Tóm tắt chương 3 ................................................................................. 56 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 57 4.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 57 4.2. Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ............................................................. 58 4.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 60 4.4. Công cụ nghiên cứu ............................................................................ 61 4.5. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 62 4.6. Tóm tắt chương 4: ............................................................................... 62 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 63 5.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................ 63 5.2 Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ kết quả khảo sát ............................................................................................... 64 5.2.1 Đặc điểm về tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ......... 64 5.2.1.1 Về số lượng hợp tác xã, xã viên ............................................... 65 5.2.1.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã và xã viên ................ 67 5.2.1.3 Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp ........... 69 5.2.1.4 Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX ............. 71 5.2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã .............................. 75 5.3 Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ................................. 78 5.3.1 Hiệu quả về kinh tế ........................................................................... 79 5.3.2 Hiệu quả về xã hội ............................................................................ 81 5.3.2.1 Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. ................. 81 5.3.2.2 Thay đổi của địa phương trong đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết việc làm ....................................................................................... 82 5.3.2.3 Một số thay đổi khác ................................................................. 83 5.4 Những mâu thuẫn nảy sinh cần giải quyết và bài học kinh nghiệm .... 86 5.4.1. Mâu thuẫn nảy sinh cần giải quyết .................................................. 86 5.4.2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................ 89 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 92 6.1. Kết luận ............................................................................................... 92 6.2. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 92 6.3. Kiến nghị ............................................................................................. 93 6.4. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 5.1: Đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................. 63 Bảng 5.2: Xã viên tham gia các loại hình HTX nông nghiệp ................................... 65 Bảng 5.3: Đánh giá chất lượng của cán bộ HTX nông nghiệp theo quan điểm của xã viên (%) ................................................................................................... 67 Bảng 5.4: Đánh giá chất lượng của xã viên theo quan điểm của người trả lời (%) .. 68 Bảng 5.5: Đánh giá về cơ sở vật chất của HTX theo quam điểm của xã viên (%) ... 71 Bảng 5.6: Đánh giá về những khó khăn trong hoạt động của HTX nông nghiệp theo quan điểm của xã viên (%) ...................................................................... 75 Bảng 5.7: Kết quả phân loại HTX nông nghiệp qua các năm ................................... 76 Bảng 5.8: Đánh giá sự thay đổi về kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp so với mới thành lập theo quan điểm của xã viên .............................................. 77 Bảng 5.9: Đánh giá về những thuận lợi trong hoạt động của HTX nông nghiệp theo quan điểm của xã viên (%) ...................................................................... 77 Bảng 5.10: Đánh giá về chi phí đầu tư khi tham gia HTX theo quan điểm của xã viên .......................................................................................................... 80 Bảng 5.11: Giải quyết việc làm theo quan điểm của xã viên .................................... 83 DANH MỤC BIỂU HÌNH Biểu 5.1: Lý do người dân tham gia các loại HTX nông nghiệp (%) ....................... 66 Biểu 5.2: Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình theo quan điểm của xã viên (%) ................................................................................................... 82 Biểu 5.3: Nâng cao trình độ và kỹ thuật canh tác của xã viên (%) ........................... 84 Biểu 5.4: Đánh giá về thay đổi hành vi của xã viên khi tham gia HTX (%) ............ 85 MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH CNXH Biến đổi khí hậu Chủ nghĩa xã hội CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã HTX NN NACF PVS Hợp tác xã nông nghiệp Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia Phỏng vấn sâu TTCN UBND XHCN Tiểu thủ công nghiệp Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa TÓM TẮT Luận văn “Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm tạo sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cho bà con xã viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hoạt động chưa đồng đều. Trong quá trình hoạt động, các HTX nông nghiệp đã có những thuận lợi cơ bản như có chính sách ưu đãi, được chính quyền quan tâm, tính đồng thuận của xã viên khá cao… Tuy nhiên, các HTX này vẫn còn gặp không ít khó khăn, như: khó khăn về nguồn vốn; giá cả đầu vào, đầu ra bất ổn và cộng với ý thức trách nhiệm; thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu thông tin thị trường; khả năng quản lý, điều hành chưa tốt của cán bộ HTX; tinh thần hợp tác cũng như trình độ canh tác của xã viên còn hạn chế là những khó khăn đã ảnh hưởng đến quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Nghiên cứu này còn xác định được nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hợp tác xã. Qua đó nghiên cứu này đưa ra một số kiến nghị cho hợp tác xã nông nghiệp và các xã viên, chính quyền địa phương tham khảo để bổ sung thêm một số giải pháp định hướng cho sự phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, góp phần vào sự thúc đẩy một phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương và phát triển tốt hơn trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra nhiều giá trị cho sự phát triển kinh tế chung cả tỉnh. 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Nội dung Chương mở đầu sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu;câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Nhận thức đúng đắn về vai trò chiến lược, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề quan trọng, song, việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực tế kinh tế tập thể của cả nước nói chung còn có ý nghĩa quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở thực tế khách quan ấy, Đảng và Nhà nước mới đề ra những giải pháp thích hợp, tích cực nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể ngang tầm nhiệm vụ và sứ mệnh loại hình kinh tế này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cổ phần...”. Đến Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng; mở rộng quy mô, có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ, tiếp cận vốn”. Đây là những tiền đề quan trọng để kinh tế tập thể, trong đó có các HTX trong nông nghiệp - loại hình kinh tế mà tỉnh Hậu Giang có lợi thế. 2 Trong những năm qua, Hợp tác xã trong nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển tích cực với quy mô và số lượng đã dần tăng lên. Nhất là sau khi Luật Hợp tác xã 2003 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2004 đến nay, Hợp tác xã trong nông nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm cho địa phương nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách, huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: quy mô còn nhỏ do thiếu vốn sản xuất, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn yếu, hiệu quả kinh tế chưa cao v.v… Đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã có những tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các hợp tác xã trong nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của Hợp tác xã trong nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu để đánh giá thực trạng của Hợp tác xã nông nghiệp nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã nông nghiệp, nhằm giúp hợp tác xã nông nghiệp thực sự vững ma ̣nh, chủ động vươn lên, xứng đáng với tiề m năng vố n có của mình. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những phương hướng và giải pháp phát triển loại hình tổ chức kinh tế này ở tỉnh Hậu Giang là một vấn đề cấp thiết. Theo Tổng Cục Thống kê (2016), năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nông nghiệp ở nước ta vẫn còn chiếm tỷ lệ khá đáng kể trong cơ cấu kinh tế (46,1%). Năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp 3 tăng khá nhanh từ 7,5 triệu đồng/người/năm lên 31,1 triệu đồng/người/năm, góp phần làm cho đời sống của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp được cải thiện. Điều này cho thấy, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế ban đầu cho sự nghiệp CNH, HĐH. Một trong những đóng góp quan trọng cho thành tựu kinh tế của ngành nông nghiệp là sự tham gia hoạt động có hiệu quả của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới. Theo Nguyễn Thiện Nhân (2015), Hợp tác xã kiểu mới: giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam, trong 10 năm gần đây, kinh tế HTX có bước phục hồi mạnh về số lượng. Đến năm 2013, cả nước có 19.800 HTX (trong đó có 10.339 HTX nông nghiệp), tăng 41% so với năm 2003. Tuy nhiên, so với khi bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) thì số lượng HTX năm 2013 cũng chỉ bằng khoảng 27%. Đóng góp của khu vực kinh tế hợp tác vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 1995-2003, khu vực này đóng góp khoảng 8,5% GDP. Đến giai đoạn 2005-2010, khu vực này chỉ còn đóng góp bình quân khoảng 5,76% GDP. Đến năm 2013, cả nước có 19.800 HTX và gần 380 nghìn tổ hợp tác với 13,5 triệu xã viên, tổ viên. Lực lượng lao động này chiếm 25,4% tổng số lao động cả nước (53,25 triệu người) nhưng chỉ đóng góp khoảng 5% GDP cả nước. Theo Liên minh HTX Việt Nam, lợi nhuận bình quân của một HTX năm 2014 là 246 triệu đồng/năm, tức là một ngày chỉ có 670 nghìn đồng. Có thể nói, vai trò của các HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp ngày càng được khẳng định thông qua những đóng góp của mình vào quá trình cải thiện đời sống, thu nhập của thành viên tham gia HTX. Đối với tỉnh Hậu Giang, sự phát triển của các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một tỉnh mới thành lập (theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 4 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI). Hiện nay, Hậu Giang có 5.300 tổ hợp tác, tổ hùn vốn, tổ liên kết sản xuất…, trong đó có 140 HTX đang hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp. Sự tham gia của HTX nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, các quỹ tín dụng nhân dân bước đầu đã đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, nhất là các hộ nghèo có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Như vậy, HTX nông nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng, hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển hiệu quả, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động, tổng số HTX nông nghiệp thuộc diện giải thể do hoạt động không hiệu quả còn nhiều. Sở dĩ là vì, hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều yếu kém, các HTX còn thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ. Tập quán sản xuất, kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ nên chưa năng động, tích cực trong tìm kiếm nguồn thu nhập mới. Không ít HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hình thức là chủ yếu, hiệu quả rất thấp, thu nhập của xã viên trong các HTX còn thấp. Điều này cho thấy, HTX của tỉnh vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, chưa thực sự trở thành “bà đỡ” cho kinh tế hộ xã viên. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc triển khai nghiên cứu “Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp cũng như hiệu quả của nó và các nhân tố ảnh hưởng hoạt động của HTX. Điều này có một ý nghĩa rất lớn trên cả giác độ quản lý và điều hành. Đồng thời cũng làm cơ sở quan trọng để nhìn nhận một cách nghiêm túc và rút ra những bài học, những kinh nghiệm quí báu trong việc chỉ đạo và đề xuất các giải pháp thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế hợp tác, 5 hợp tác xã; đáp ứng những yêu cầu mới và không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Nhận diện những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu - HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã hoạt động như thế nào? - Hoạt động của các HTX nông nghiệp có mang lại hiệu quả gì không? - Hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tồn tại những mâu thuẫn nào và kinh nghiệm giải quyết ra sao? 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu - HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. - Hoạt động của các HTX nông nghiệp đã mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội. - Hoạt động HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều mâu thuẫn từ chính sách cho đến thực tiễn quản lý. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu Hợp tác xã trong nông nghiệp (khái niệm Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản). 6 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành khảo sát quá trình hình thành và hoạt động của HTX nông nghiệp từ năm 2010 - 2015. Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn thời gian này là vì, trong giai đoạn này tỉnh Hậu Giang có sự phát triển mạnh về mô hình HTX kiểu mới và tỉnh cũng đang triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông mới. Ngoài ra, giai đoạn này có sự điều chỉnh về nội dung của Luật HTX. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành khảo các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học về kinh tế hợp tác và hợp tác xã như nguyên lý kinh tế nông nghiệp, kinh tế học,…; Các nguồn số liệu được kiểm định bằng các phương pháp thống kê thích hợp để kiểm tra tính đại diện đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, thông tin được xử lý bằng các phần mềm vi tính để cho ra kết quả. - Các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang hoạt động mang lại hiệu quả chưa cao cho xã viên. - Các dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp thường kém hơn dịch vụ của các đơn vị khác. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, ngoài nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập tại địa phương, đề tài còn sử dụng các thông tin có liên quan đến số liệu được nghiên cứu trước. Số liệu thứ cấp của hợp tác xã luôn có sự biến động theo thời gian, trong nghiên cứu thực trạng thành lập và hoạt động chủ yếu đề tài lấy từ báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn của tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. 7 Về phương pháp nghiên cứu là sử dụng thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu; phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và ứng dụng mô hình kinh tế lượng và phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh 1.6 Ý nghĩa của Đề tài Đề tài nghiên cứu thành công, chứng tỏ mô hình hợp tác xã không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn là những tổ chức dân chủ về mặt kinh tế chính trị và trách nhiệm xã hội. Đây là mô hình kinh tế đang được lựa chọn và là mô hình kinh doanh tốt hơn cho tương lai. Qua phân tích, đề tài chỉ ra trong các hợp tác xã nông nghiệp nhận thức được cách tổ chức và hoạt động như thế nào để có hiệu quả hơn. Đồng thời còn đánh giá được mức độ đáp ứng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp trong hoạt động của mình. Trên cơ sở đó, các giải pháp thiết thực để đề xuất các cấp có chức năng và các ngành nghề kinh tế có liên quan có cơ sở khoa học đề ra những chính sách thích hợp với sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu thành công giúp cho các hợp tác xã nông nghiệp ở Hậu Giang tìm ra hướng phát triển hợp lý hơn, nhất là đối với Ban Chủ nhiệm hợp tác xã; đồng thời, chính quyền địa phương có chính sách phát triển hợp lý hơn đối với các hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh. 1.7 Kết cấu dự kiến của luận văn Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 6 chương bao gồm cả Chương mở đầu và Chương kết luận và kiến nghị. Cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 8 Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trong chương này trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp. Lược khảo những nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra phương hướng nghiên cứu. Chương 3: Tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu Chương này trình bài về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Căn cứ cơ sở lý thuyết, tổng quan những nghiên cứu trước và đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, trong chương này trình bày khung phân tích và lý giải các biến số Chương 5: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích dữ liệu để kiểm định giả thuyết thông qua các bảng tần suất, tương quan chéo, mô hình hồi quy về kết quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Chương 6: Kết luận và kiến nghị Đánh giá tổng quan toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính chất gợi ý, kiến nghị khi thực hiện sao cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động tốt hơn, phù hợp thực tế ở địa phương, chất lượng cuộc sống của xã viên được nâng lên. Đồng thời, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.8 Tóm tắt Chương 1 Xây dựng và nâng cao chất lượng HTX làm cơ sở cho việc tổ chức lại sản xuất; liên kết các cá nhân, hộ gia đình theo nguyên tắc tự nguyện nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế. Khắc phục sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng khoa học,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan