Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng đông bắc, vi...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng đông bắc, việt nam theo tiếp cận năng lực

.PDF
284
105
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN MINH TƢỜNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG BẮC, VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN MINH TƢỜNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG BẮC, VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức PGS.TS. Dƣơng Thị Hoàng Yến HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án đều được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Minh Tƣờng i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ................................................................................................... 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 11 1.1.1. Nghiên cứu về giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ................................................................................................................ 11 1.1.2. Nghiên cứu về năng lực và năng lực nghề nghiệp của giáo viên ......... 14 1.1.3. Nghiên cứu về giáo viên trung học phổ thông chuyên và phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ......................................... 20 1.1.4. Nhận xét các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề mới đặt ra trong luận án .................................................................................................... 23 1.2. Đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ........................... 25 1.2.1. Khái niệm đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ....... 25 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên 25 1.2.3. Đặc thù lao động sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên .................................................................................................. 26 1.3. Năng lực, tiếp cận năng lực, khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường THPT chuyên....................................................................................... 28 1.3.1. Năng lực và năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ................................................................................................... 28 1.3.2. Tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ............................................................................................ 31 ii 1.3.3. Đổi mới giáo dục và yêu cầu năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên trường THPT chuyên....................................................................................... 33 1.3.4. Khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường THPT chuyên ...... 38 1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên từ lý thuyết quản lý nguồn nhân lực theo tiếp cận năng lực.................................... 41 1.4.1. Phân cấp quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ............................................................................................ 41 1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên từ lý thuyết quản lý nguồn nhân lực theo tiếp cận năng lực .............. 44 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận năng lực ........................................................ 54 1.5.1. Bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại.............................. 54 1.5.2. Xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trường trung học phổ thông chuyên ................................................................................................... 55 1.5.3. Cơ chế và chính sách quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ................................................................................................... 56 1.5.4. Nhận thức và năng lực chuyên môn của người giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ..................................................................................... 57 1.5.5. Môi trường làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.... 58 1.6. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề nghiên cứu ............................................. 58 1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình giáo dục năng khiếu/tài năng .......... 58 1.6.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục năng khiếu/ tài năng ................................................................................................. 62 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 66 Chƣơng 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG BẮC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC................................................................... 67 2.1. Khái quát tình hình giáo dục trung học phổ thông chuyên vùng Đông Bắc Việt Nam ......................................................................................................... 67 2.1.1. Giáo dục năng khiếu ở Việt Nam.......................................................... 67 iii 2.1.2. Tình hình chung về giáo dục trung học phổ thông chuyên vùng Đông Bắc Việt Nam .................................................................................................. 69 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................... 70 2.2.1 Mục đích khảo sát .................................................................................. 70 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 70 2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát ........................................................ 71 2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá .................................................................... 72 2.2.5. Địa bàn khảo sát và mẫu khảo sát ......................................................... 74 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng Đông Bắc ......................................................................................................... 75 2.3.1. Số lượng ................................................................................................ 75 2.3.2. Cơ cấu.................................................................................................... 76 2.3.3. Chất lượng ............................................................................................. 78 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng Đông Bắc ................................................................................... 90 2.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên............. 91 2.4.2. Thu hút tạo nguồn và tuyển dụng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ............................................................................................ 93 2.4.3. Tổ chức sử dụng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ... 97 2.4.4. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ................................................................................................. 100 2.4.5. Đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên 102 2.4.6. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên .............. 103 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận năng lực ..................................... 108 2.5.1. Bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại............................ 108 2.5.2. Xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trường THPT chuyên . 109 2.5.3. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên . 110 2.5.4. Bản thân người giáo viên trường trung học phổ thông chuyên .......... 111 iv 2.5.5. Môi trường làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.. 112 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên vùng Đông Bắc ......................................................... 114 2.6.1. Mặt mạnh............................................................................................. 114 2.6.2. Mặt yếu................................................................................................ 115 2.6.3. Thời cơ ................................................................................................ 116 2.6.4. Thách thức ........................................................................................... 117 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 118 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG BẮC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC................................................................. 120 3.1. Các định hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận năng lực.................. 120 3.1.1. Các định hướng ................................................................................... 120 3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội nfux giáo viên trường THPT vùng Đông Bắc theo tiếp cận năng lực .............................................. 122 3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo tiếp cận năng lực.................................................................................... 124 3.2.1. Xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................. 124 3.2.2. Quy hoạch đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng yêu cầu năng lực .................................................................................... 129 3.2.3. Thu hút tạo nguồn, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo khung năng lực nghề nghiệp ................... 131 3.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo khung năng lực nghề nghiệp........................................... 134 3.2.5. Đánh giá giáo viên trường trung học phổ thông chuyên theo khung năng lực nghề nghiệp .................................................................................... 141 3.2.6. Tạo môi trường điều kiện làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phát huy tối đa năng lực nghề nghiệp ........................................... 143 v 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................. 147 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên .............................................. 149 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 149 3.4.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm ................................................... 149 3.4.3. Mẫu khảo nghiệm................................................................................ 150 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 150 3.5. Thử nghiệm giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ................................................................................................. 156 3.5.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 156 3.5.2. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm khoa học.................................. 157 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ......................................................................... 157 3.5.4. Mẫu thử nghiệm .................................................................................. 157 3.5.5. Nội dung và cách thức thử nghiệm ..................................................... 158 3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thử nghiệm .................................. 164 3.5.7. Phương pháp đánh giá thử nghiệm ..................................................... 166 3.5.8. Kết quả thử nghiệm ............................................................................. 166 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 172 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 190 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa Từ viết tắt BD Bồi dưỡng CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KHTN Khoa học tự nhiên NLDH Năng lực dạy học TCM Tổ chuyên môn TTCM Tổ trưởng chuyên môn TPHT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Địa bàn khảo sát.............................................................................. 74 Bảng 2.2. Mẫu khách thể khảo sát .................................................................. 74 Bảng 2.3. Số lượng HS và CBQL, GV trường THPT chuyên năm học ......... 75 2015 - 2016...................................................................................................... 75 Bảng 2.4. Mẫu điều tra CBQL, GV dạy môn chuyên ở các trường THPT chuyên .. 76 Bảng 2.5. Cơ cấu GV theo độ tuổi .................................................................. 77 Bảng 2.6. Cơ cấu CBQL, GV theo giới tính ................................................... 78 Bảng 2.7. Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống củaCBQL, giáo viên trường THPT chuyên............................................................................... 79 Bảng 2.8. Trình độ chính trị của CBQL, giáo viên THPT chuyên ................. 80 năm học 2016 - 2017 ....................................................................................... 80 Bảng 2.9. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên ................................................................................................. 82 Bảng 2.10. Trình độ đào tạo, ngoại ngữ, tin học của CBQL, GV trường THPT chuyên năm học 2018 - 2019 .......................................................................... 84 Bảng 2.11. Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên.............................................. 85 Bảng 2.12. Đánh giá mức độ cần thiết của những phẩm chất và năng lực đặc trưng ở người GV trường THPT chuyên ........................................................ 87 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thực hiện công tác qui hoạch, phát triển đội ngũ GV trường THPT chuyên ............................................................................... 91 Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thực hiện công tác tuyển dụng đội ngũ GV trường THPT chuyên....................................................................................... 94 Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thực hiện hình thức tuyển dụng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên............................................................................... 95 Bảng 2.16. Đánh giá mức độ thực hiện công tác bố trí, sử dụng GV trường THPT chuyên .................................................................................................. 98 viii Bảng 2.17. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV trường THPT chuyên .............................................................................. 100 Bảng 2.18. Đánh giá mức độ thực hiện công tác đánh giá giáo viên trường THPT chuyên ................................................................................................ 102 Bảng 2.19. Đánh giá mức độ thực hiện công tác tạo động lực, môi trường làm việc cho GV trường THPT chuyên ............................................................... 104 Bảng 2.20. Bảng tổng hợp thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV trường THPT chuyên ................................................................................................ 106 Bảng 2.21. Mức độ ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập và xu thế phát triển của thời đại ........................................................................................................... 108 Bảng 2.22. Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ xu thế đổi mới giáo dục và hành lang pháp lý về trường THPT chuyên ........................................................... 109 Bảng 2.23. Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ công tác quản lý đội ngũ GV trường THPT chuyên..................................................................................... 110 Bảng 2.24. Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ bản thân GV trường THPT chuyên 111 Bảng 2.25. Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ môi trường làm việc của GV trường THPT chuyên..................................................................................... 112 Bảng 2.26. Bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ GV trường THPT chuyên................................................................. 113 Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên .............................................................. 151 Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên ............................................... 155 Bảng 3.3. Ma trận mối quan hệ giữa nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV trường THPT chuyên với các tiêu chí đánh giá năng lực.... 166 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá năng lực của giáo viên trường THPT chuyên .. 167 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GV trường THPT chuyên .................................................................................................. 86 Biểu đồ 2.2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên ..................... 107 trường THPT chuyên..................................................................................... 107 Biểu đồ 2.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ GV trường THPT chuyên..................................................................................... 113 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên ................................................................................................ 148 Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên ..................................................................... 152 Biểu đồ 3.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường THPT chuyên ..... 168 trước và sau thử nghiệm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ................. 168 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường. Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ then chốt và chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh. Quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. [2] Đối với các trường THPT chuyên, yếu tố đội ngũ nhà giáo càng đặc biệt quan trọng, gắn với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầy giỏi. Vì vậy mỗi giáo viên trường chuyên đều phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về năng lực chuyên môn, có phẩm chất tốt, tận tụy, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong lao động... Quyết định 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020” đã đề ra mục tiêu cụ thể là “Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp…”. Để đạt được mực tiêu đó, Đề án đã xác định các nhiệm vụ giải pháp gồm: “Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường THPT chuyên; ban hành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT chuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn 1 hiệu trưởng trường trung học và các quy định khác về giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT”. 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên THPT. Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, 4/5 tiêu chuẩn liên quan đến các năng lực mà thầy cô giáo cần phải đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ, công việc của người giáo viên. Vì thế, tiếp cận năng lực là hướng tiếp cận hiện đại, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2010 – 2020 sẽ đạt được mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. Do đó, phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực là vấn đề cấp thiết. 1.3. Hiện nay, tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều có trường THPT chuyên, trong đó, có những tỉnh thành có 2 trường chuyên trở lên. Riêng vùng Đông Bắc, mỗi tỉnh đều có một trường THPT chuyên. Được sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ GD&ĐT, sự vận dụng linh hoạt của mỗi địa phương, các trường THPT chuyên đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo môi trường lí tưởng để phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh năng khiếu, tài năng. Thời gian qua, công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT chuyên vùng Đông Bắc chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định như: cơ bản đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo; chất lượng chuyên môn ngày một nâng cao... Tuy nhiên, trước công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trước bối 2 cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở nhiều trường THPT chuyên còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: chưa thật gắn bó giữa đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng một cách hợp lý; môi trường công tác thuận lợi cho giáo viên phấn đấu và trưởng thành chưa thật được chú trọng; chính sách thu hút chưa thật thuyết phục; việc tuyển dụng và sử dụng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp và ngành, tính chiến lược chưa cao… 1.4. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, nhiều công trình đã nghiên cứu về quản lý phát triển nguồn nhân lực giáo dục: nhân lực quản lý, nhân lực giảng dạy, viên chức hành chính… ở các cấp khác nhau từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên ở loại hình trường THPT chuyên chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên từ hướng tiếp cận năng lực. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên vùng Đông Bắc, Việt Nam theo tiếp cận năng lực” với mục đích tìm ra con đường nâng cao hiệu quả quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên đáp ứng với yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn mới. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục là gì? Làm thế nào phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên đáp ứng được yêu cầu năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay? 5. Giả thuyết khoa học Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ nhiều bất cập làm hạn chế chất lượng đội ngũ như: Năng lực nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa làm tốt việc quy hoạch, tạo nguồn; việc thu hút để tuyển dụng chưa được chú trọng, chưa đổi mới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên một cách hiệu quả, nhất là về yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ và tin học; và tiếp nữa là việc đánh giá còn hình thức và chưa làm tốt việc sàng lọc đội ngũ; chưa xây dựng được môi trường làm việc, tạo thuận lợi, cơ hội cho giáo viên trường THPT chuyên phát triển năng lực nghề nghiệp. Vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên gắn với yêu cầu năng lực nghề nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ, từ đó có được đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt các yêu cầu năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông nói chung và giáo viên THPT chuyên nói riêng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. 6.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên và phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên các tỉnh vùng Đông Bắc theo tiếp cận năng lực. 6.3. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. 4 6.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. 7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên với hướng tiếp cận chủ đạo là quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực. 7.2. Phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chuyên có liên quan đến nhiều các cấp quản lý cả trong ngành giáo dục và ngoài ngành giáo dục. Luận án nghiên cứu đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên liên quan với nhiều chủ thể quản lý, trong đó chủ thể chính là Sở Giáo dục và Đào tạo. 7.3. Nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại các tỉnh vùng Đông Bắc. 7.4. Giáo viên trường THPT chuyên có 2 loại: giáo viên văn hóa chung và giáo viên dạy các môn chuyên. Luận án chỉ đề cập đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên. 7.5. Khách thể khảo sát bao gồm: Nhóm cán bộ quản lý các trường THPT chuyên (Hiệu trưởng, Hiệu phó): 42 người; Nhóm giáo viên trực tiếp giảng dạy môn chuyên ở trường THPT chuyên: 485 người. Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia QLGD, Cán bộ Sở GD&ĐT Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, học sinh các trường THPT chuyên trên địa bàn nghiên cứu của luận án. Tổng số khách thể tham gia phỏng vấn là 56 người. 7.6. Thời gian lấy số liệu từ 2016 - 2019. 8. Luận điểm bảo vệ - Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường THPT chuyên có đặc trưng riêng gắn với đặc thù lao động sư phạm ở trường chuyên. Cụ thể hóa 5 được các năng lực nghề nghiệp đặc trưng của giáo viên trường THPT chuyên sẽ là cơ sở khoa học để phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. - Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên vùng Đông Bắc hiện nay bộc lộ các hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng, tạo môi trường làm việc tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp... dẫn đến hạn chế chất lượng giáo viên, chất lượng giảng dạy học sinh có năng khiếu ở trường chuyên. - Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường THPT chuyên. 9. Đóng góp mới của luận án - Hoàn thiện và làm phong phú cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. - Cụ thể hóa được các năng lực nghề nghiệp đặc trưng của giáo viên trường THPT chuyên dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. - Phát hiện được thực trạng đội ngũ giáo viên THPT chuyên và thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên ở các tỉnh vùng Đông Bắc. - Đề xuất và khẳng định hiệu quả của giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực. 10. Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 10.1. Các cách tiếp cận trong luận án - Tiếp cận hệ thống: Luận án sử dụng tiếp cận hệ thống để xác định công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên trong mối quan hệ của các thành phần, mục tiêu, nội dung, cách thức... phát triển đội ngũ giáo viên; mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong việc phát triển đội ngũ giáo viên: Sở nội vụ, Sở giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường THPT chuyên và bản thân người giáo viên; mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên với bối cảnh đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế…; chỉ ra 6 được sự tác động qua lại giữa công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên với các tác động của yếu tố bối cảnh như: sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều kiện kinh tế, văn hóa, nhu cầu xã hội… - Tiếp cận thực tiễn: sử dụng tiếp cận thực tiễn, luận án chỉ rõ được thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên hiện nay của nước nhà, công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên; xác định rõ những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức cùng các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. Với cách tiếp cận thực tiễn, luận án sẽ xác định được các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Cách tiếp cận này định hướng tạo nên sương sống cho luận án theo các nội dung quản lý nguồn nhân lực. Qui hoạch đội ngũ giáo viên trường chuyên, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên; đánh giá giáo viên và tạo môi trường, động lực làm việc cho giáo viên trường THPT chuyên nhằm mục đích phát triển được đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. - Tiếp cận chuẩn hóa: trong luận án, tác giả sử dụng cách tiếp cận chuẩn hóa để xác định chuẩn cơ bản trong năng lực nghề nghiệp của người giáo viên THPT chuyên, từ đó đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên và xác định các biện pháp quản lý phù hợp để phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên theo một qui trình chuẩn và chuẩn nghề nghiệp. - Tiếp cận năng lực: Tiếp cận năng lực yêu cầu trong luận án xác định được các năng lực nghề nghiệp đặc thù của giáo viên trường THPT chuyên, từ đó định hướng cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với những yêu cầu về năng lực của giáo viên ở trường THPT chuyên. 7 10.2. Phương pháp nghiên cứu 10.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. 10.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: xây dựng các mẫu phiếu điều tra nhằm phát hiện thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên, các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên các tỉnh vùng Đông Bắc bao gồm: Mẫu 1: khảo sát đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên vùng Đông Bắc về số lượng, cơ cấu và chất lượng liên quan đến năng lực nghề nghiệp (Phụ lục 1). Mẫu 2: khảo sát mức độ thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên các tỉnh vùng Đông Bắc theo tiếp cận năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên (Phụ lục 2). Mẫu 3: khảo sát ý kiến đánh giá về các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên các tỉnh vùng Đông Bắc theo tiếp cận năng lực (Phụ lục 3). Mẫu 4: khảo sát năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên THPT chuyên (Phụ lục 4). 10.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Trường THPT chuyên và giáo viên dạy trường THPT chuyên, học sinh các trường THPT chuyên về các vấn đề nghiên cứu trong luận án như một phương pháp định hướng nghiên cứu sâu, đồng thời kết quả phỏng vấn khẳng định các kết quả điều tra định lượng thu thập số liệu trong thực tiễn (Phụ lục 5). 10.2.4. Phương pháp chuyên gia: sử dụng các chuyên gia giáo dục 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan