Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng tây nguyên theo tiếp cận ...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng tây nguyên theo tiếp cận năng lực

.PDF
250
63
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG MINH CƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG MINH CƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác giả Hoàng Minh Cương ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lời biết ơn sâu sắc tới giáo sư, tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành nội dung luận án này. Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đặc biệt quý Thầy, Cô đã tham gia trong các Hội đồng xét tuyển nghiên cứu sinh, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở, cấp trường và các cán bộ phản biện độc lập đã luôn dành sự quan tâm góp ý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương tình đào tạo tiến sĩ cũng như quá trình hoàn thiện Luận án. Chân thành cảm ơn Tỉnh ủy - Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đơn vị trực thuộc quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình quản lý nhà trường, tham gia học tập chương trình đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học. Xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của quí đồng nghiệp các Trường cao đẳng vùng Tây Nguyên, đặc biệt toàn thể cán bộ, viên chức Trường cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk trong quá trình tôi triển khai khảo nghiệm, thử nghiệm, thu thập dữ liệu cho nghiên cứu đề tài luận án. Xin tri ân sự khích lệ của của gia đình, người thân đã dành cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 7 năm 2018 Tác giả Hoàng Minh Cương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ............................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ............................................... 4 8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 5 9. Những đóng góp và điểm mới của luận án ............................................................. 6 10. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC......................... 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ............................................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL) ............................................ 7 1.1.2. Nghiên cứu về năng lực của nhà giáo, của giảng viên (GV) ........................... 10 1.1.3. Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực ............................................................................................. 13 1.1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần giải quyết .............................................. 19 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giảng viên, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng và chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng (chuẩn giảng viên cao đẳng) ...................................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng .................... 19 iv 1.2.2. Đặc trưng hoạt động sư phạm của giảng viên cao đẳng và khung năng lực của giảng viên cao đẳng ............................................................................ 21 1.2.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng trong đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay ................................................................................ 27 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực ..................................................................................... 28 1.3.1. Khái niệm phát triển, năng lực, tiếp cận năng lực, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực ...................................................... 28 1.3.2. Các thành tố của nội dung phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo tiếp cận năng lực (TCNL) .............................................................. 33 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ...... 43 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng .............................................................................................. 45 1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ ......................... 45 1.4.2. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .................................................................................. 46 1.4.3. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước .................................................... 48 1.4.4. Các yếu tố nội tại bên trong các trường cao đẳng .......................................... 48 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 50 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC .................................................................. 51 2.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động khảo sát .................................................... 51 2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 51 2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 51 2.1.3. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 51 2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát .................................................................. 52 2.1.5. Xử lý phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê toán học ........................... 52 2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp vùng Tây Nguyên .................................................................................................... 53 v 2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa vùng Tây Nguyên .............. 53 2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp vùng Tây Nguyên ............................................................................... 54 2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nghiệp tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên .................................................................................................... 55 2.3.1. Kết quả đạt được về đào tạo nghề nghiệp tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên .................................................................................................... 56 2.3.2. Những hạn chế về đào tạo nghề nghiệp của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên .................................................................................................... 58 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế về đào tạo nghề nghiệp tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ........................................................................................... 60 2.4. Thực trạng về đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ..... 61 2.4.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên..... 61 2.4.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên...... 63 2.4.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên .................................................................................................... 70 2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực ..................................................................................... 78 2.5.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực..................................................................................... 79 2.5.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực ............................................................................................ 80 2.5.3. Thực trạng kiểm tra và đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực.................................................................................................... 81 2.5.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực.................................................................................................... 84 2.5.5. Thực trạng các điều kiện đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng .............................................................................................. 87 vi 2.6. Tổng hợp khung phân tích SWOT để đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên và hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ................................................................ 90 2.6.1. Những điểm mạnh (ưu điểm) - Strengths (S) ................................................. 92 2.6.2. Những điểm yếu (hạn chế) - Weaknesses (W)............................................... 92 2.6.3. Những cơ hội (thuận lợi) - Opportunities (O) ................................................ 94 2.6.4. Những thách thức (khó khăn) Threats (T) ..................................................... 95 2.6.5. Nhận định nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 95 2.7. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực.................................................................................................... 96 2.7.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức ................................................... 96 2.7.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 96 2.7.3. Kinh nghiệm Singapore .................................................................................. 97 2.7.4. Kinh nghiệm Hàn Quốc.................................................................................. 98 2.7.5. Kinh nghiệm trong phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng đối với Việt Nam .................................................................................................. 98 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 99 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ................................................................................................ 100 3.1. Định hướng phát triển KT - XH và GDNN vùng Tây Nguyên đến 2030 .... 100 3.1.1. Định hướng phát triển KT - XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..... 100 3.1.2. Định hướng phát triển GDĐT, GDNN vùng Tây Nguyên đến năm 2030 ..... 100 3.2. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng ..... 101 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................. 101 3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .............................................................. 101 3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .............................................................. 102 3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn, tính riêng biệt và tính phổ quát.............................. 102 3.2.5. Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng .................. 103 vii 3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực ...................................................................................... 103 3.3.1. Tổ chức bổ sung, hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực phù hợp với điều kiện đặc thù vùng Tây Nguyên .... 103 3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng Tây Nguyên ............................................................................. 107 3.3.3. Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực ............................................................................................ 111 3.3.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo tiếp cận năng lực .................................................................................... 117 3.3.5. Thiết lập mạng lưới đội ngũ giảng viên giỏi của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ......................................................................................... 122 3.3.6. Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực phát triển năng lực của đội ngũ giảng viên cao đẳng ......................................................................... 126 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................................... 139 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm ..... 140 3.5.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp ............................ 140 3.5.2. Thử nghiệm ................................................................................................... 142 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 148 1. Kết luận ............................................................................................................... 148 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 150 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CĐN Cao đẳng nghề 4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 6 DTTSTC Dân tộc thiểu số tại chổ 7 DN Doanh nghiệp 8 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 9 ĐTNN Đào tạo nghề nghiệp 10 ĐNGVCĐ Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng 11 GDĐT Giáo dục và Đào tạo 12 GDĐH Giáo dục đại học 13 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 14 GV Giảng viên 15 GVCĐ Giảng viên trường cao đẳng 16 HSSV Học sinh sinh viên 17 HT Hiệu trưởng 18 KNN Kỹ năng nghề 20 KT - XH Kinh tế - Xã hội 21 NCKH Nghiên cứu khoa học 22 NNL Nguồn nhân lực 23 NL Năng lực 24 NLTH Năng lực thực hiện 25 UBND Uỷ ban nhân dân 26 SPKT Sư phạm kỹ thuật 27 SV Sinh viên 28 XHCN Xã hội chủ nghĩa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đào tạo học sinh sinh viên của 5 trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ......................................................................... 58 Bảng 2.2: Kết quả cán bộ quản lý đánh giá phẩm chất của giảng viên tại 05 trường khảo sát........................................................................................ 71 Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ........... 75 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề vùng Tây Nguyên ................................ 76 Bảng 2.5: Thực trạng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng .... 79 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên .... 80 Bảng 2.7: Thực trạng về kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực .................................................................................... 81 Bảng 2.8: Thực trạng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực .................................................................................... 84 Bảng 3.1: Danh mục các Quy chế cần cụ thể hóa liên quan phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng .............................................................................. 131 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thử nghiệm (60 GV - đối tượng thử nghiệm)........... 145 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ 2.9: Biểu đồ 2.10: Biểu đồ 2.11: Biểu đồ 2.12: Biểu đồ 2.13: Biểu đồ 2.14: Biểu đồ 2.15: Biểu đồ 3.1: Biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.3: Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ 1.4: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ 3.2: Cơ cấu đội ngũ theo phân loại viên chức ........................................ 63 Cơ cấu đội ngũ theo hình thức đào tạo ........................................... 63 Cơ cấu về giới tính, dân tộc của đội ngũ giảng viên ....................... 64 Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi và thâm niên năm công tác ...... 65 Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo hình thức dạy học và nhiệm vụ đào tạo ........................................................................................ 65 Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo cấp độ đào tạo và trình độ kỹ năng ...... 66 Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm .......................................................................... 68 Cơ cấu đội ngũ theo trình độ ngoại ngữ và tin học ......................... 68 Cơ cấu ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị và phân hạng chức danh nghề nghiệp ................................................................... 69 Tổng hợp kết quả cán bộ quản lý đánh giá về phẩm chất của đội ngũ giảng viên ........................................................................... 71 Tổng hợp kết quả giảng viên tự đánh giá về phẩm chất của đội ngũ giảng viên ................................................................................. 72 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ............................................................ 73 Kết quả khảo sát giảng viên tự đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ............................................................ 73 Kết quả khảo sát CBQL đánh giá NL phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học của ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ..................................................................................... 77 Kết quả đội ngũ giảng viên tự đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên ................................................ 77 Kết quả trưng cầu ý kiến tính CT và tính KT các giải pháp đề xuất .. 141 Kết quả khảo nghiệm ý kiến của CBQL và GV về giải pháp 1 .... 145 Đánh giá mức độ năng lực của ĐNGV trước và sau thử nghiệm ...... 145 Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ - Chuẩn năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp........................................................................... 25 Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonand Nadlle (1980) ....... 32 Quy trình và nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực .......................................................................... 34 Dự báo biên chế tương lai .................................................................. 35 Quy trình tuyển dụng giảng viên theo tiếp cận năng lực .................. 112 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực .......................................... 140 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài (1) Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với đặc trưng của kinh tế tri thức, nền kinh tế thị trường, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến hệ thống GDNN. Đòi hỏi GDNN phải đổi mới từ nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề, hình thức, chất lượng đào tạo hướng đến phát triển phẩm chất và NL người học. Trong bối cảnh đó, nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng luôn là nhân tố chủ đạo quyết định việc đảm bảo chất lượng GDNN, phù hợp với mục tiêu phát triển GDĐT của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta có Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã tiếp tục xác định "Phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục là một trong hai giải pháp then chốt" [8]. Điều đó thể hiện tư duy chiến lược, quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng, Nhà nước ta đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GDĐT, GDNN hiện nay. (2) Luật GDNN (2014) được ban hành với những thay đổi tích cực đã tạo nên những thuận lợi, thời cơ để phát triển sự nghiệp GDNN nói chung, các trường cao đẳng nói riêng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu cao về đào tạo NNL. GDNN là một bậc học của hệ thống GD quốc dân, có chức năng đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Mục tiêu ĐTNN cụ thể của Trường cao đẳng là: "Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có NLTH được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện được công việc” [10]. (3) Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng có nhiều yếu tố tác động, song NL của ĐNGVCĐ đóng vai trò quyết định. Vì vậy, trước hết ĐNGVCĐ phải được cập nhật bổ 2 sung và nâng cao NL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phát triển ĐNGVCĐ là phát triển NNL chất lượng cao, là phát triển lực lượng “nguồn” để đào tạo NNL trực tiếp lao động đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, là yếu tố then chốt để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới GDNN hiện nay; là chiến lược được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã nêu: “Xây dựng được đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước” [78]. (4) Tiếp cận NL là tiếp cận có tính tích hợp, vừa có tiếp cận quản lý phát triển NNL, vừa có tiếp cận chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với đổi mới giáo dục trên thế giới Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL là phương pháp chuẩn hóa tích hợp các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành một hệ thống chuẩn nghề nghiệp GVCĐ để thực hiện chuẩn hóa các nội dung phát triển ĐNGVCĐ; là chú trọng phát triển NL của GVCĐ dựa vào tiềm năng, NL nền tảng đã có nhằm phát triển GV đạt chuẩn. (5) Tây Nguyên là vùng tiềm năng về kinh tế, nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh của cả nước. Tuy đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng những chính sách đặc thù, GDNN nói chung, ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên nói riêng có sự phát triển về quy mô và chất lượng; song còn bất cập: Đa số ĐNGVCĐ đạt chuẩn về phẩm chất chính trị, nhưng còn thiếu số lượng, cơ cấu chưa đồng bộ, chất lượng còn yếu; phát triển ĐNGVCĐ còn hạn chế và những khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số,...là những thách thức không nhỏ đối với định hướng phát triển GDNN vùng Tây Nguyên. (6) Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển đội ngũ nhà giáo ở các bậc học. Tuy nhiên về phát triển ĐNGVCĐ cho vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL thì chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết cần được giải quyết. Kế thừa những công trình nghiên cứu và mong muốn góp phần khắc phục những bất cập trong phát triển ĐNGVCĐ, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực” làm nội dung nghiên cứu Luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên, luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT hiện nay. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng (ĐNGVCĐ). 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực (TCNL). 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Giải pháp quản lý nào để phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng của Vùng và yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay? 4.2. Giả thuyết khoa học: Hiện nay, ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa đồng bộ, chất lượng chưa đạt chuẩn. Nếu nghiên cứu đề xuất được các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL, trên cơ sở phân tích đặc trưng hoạt động ĐTNN để xác định những NL cần có và hoàn thiện chuẩn GVCĐ để thực hiện chuẩn hóa: quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, ĐTBD, xây dựng các điều kiện và môi trường phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên; tác động đồng bộ đến các yếu tố: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, cơ chế, chính sách thì sẽ phát triển ĐNGVCĐ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực và yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL 5.2. Khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL 5.3. Đề xuất giải pháp phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL 5.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; tổ chức thử nghiệm một số giải pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung: Trong Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu ĐNGV các trường cao đẳng, loại hình công lập, đào tạo các ngành nghề kĩ thuật - công nghệ dịch vụ theo định hướng thực hành ở vùng Tây Nguyên (tuân theo Luật GDNN, năm 2014 và Thông tư 46/TT-BLĐTBXH ngày 15/03/2016 của Bộ LĐTBXH). 6.2. Phạm vi về không gian - Địa bàn nghiên cứu, gồm 05 trường cao đẳng: (1) Trường cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk (CĐN Đắk Lắk); (2) Trường cao đẳng công nghệ Tây Nguyên; (3) CĐN 4 Gia Lai; (4) CĐN số 21, Bộ Quốc phòng và (5) Trường CĐN Du lịch Đà Lạt; thuộc 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. - Thời gian: Tổng hợp số liệu thứ cấp từ năm học 2010 - 2011 đến 2014-2015; tổ chức khảo sát, điều tra và thử nghiệm giải pháp trong 2 năm (2016 và 2017). 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận phát triển NNL: Là kế thừa lý thuyết khoa học quản lý, phát triển NNL áp dụng phát triển ĐNGVCĐ, gồm: quy hoạch, kế hoạch; tuyển dụng, sử dụng; ĐTBD; kiểm tra và đánh giá; xây dựng môi trường và điều kiện phát triển ĐNGVCĐ. - Tiếp cận Chuẩn hóa: Căn cứ các quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ, cách thức tổ chức thực hiện để phát triển ĐNGVCĐ đạt Chuẩn, đáp ứng đổi mới GDNN. - Tiếp cận NL, là "phương pháp chuẩn hóa các NL và điều khiển hành vi hoạt động'" [109]; là phương thức quản lý hiện đại (khai thác tiềm năng con người), có tính tích hợp: vừa có tiếp cận lý thuyết phát triển NNL làm nội dung phát triển ĐNGVCĐ, vừa có tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ làm mục tiêu phát triển ĐNGVCĐ. Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL là chú trọng phát triển NL của GVCĐ dựa vào chính tiềm năng, NL nền tảng đã có của GV để phát triển NL của họ đạt chuẩn GVCĐ. - Tiếp cận hệ thống: NL là một thành tố trong hệ thống cấu trúc nhân cách, có mối quan hệ mang tính ràng buộc, tác động lẫn nhau với thành tố phẩm chất. Vì vậy, phát triển NL phải đồng thời phát triển phẩm chất. ĐNGVCĐ là một bộ phận quan trọng của hệ thống nhân lực và quyết định đảm bảo chất lượng GDNN của trường cao đẳng. Vì vậy, phát triển ĐNGV phải nằm trong mối quan hệ tương tác phát triển đồng bộ các nhân tố khác. Phát triển ĐNGV phải nằm trong tổng thể phát triển GDNN, phát triển đội ngũ nhà giáo Việt Nam và phát triển NNL Việt Nam. - Tiếp cận lịch sử: Phát triển ĐNGVCĐ trong quá trình vận động phát triển trường cao đẳng trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT hiện nay. - Tiếp cận thực tiễn: Đề tài nghiên cứu từ yêu cầu thực tiễn và đề ra các giải pháp phát triển ĐNGV được xem xét, điều chỉnh dựa trên sự "cung - cầu" của thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu cơ cấu NNL có trình độ cao đẳng kỹ thuật - công nghệ - dịch vụ, phục vụ CNH, HĐH, phát triển KT-XH cho vùng Tây Nguyên. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan: lý thuyết phát triển NNL, phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL để khái quát hóa lý luận, xác định các khái niệm công cụ, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài. - Tổng quan, phân tích, tổng hợp các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các quy định do Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN, UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên ban hành; các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Tác giả đã lấy ý kiến 126 CBQL, 312 GV và 50 SV (năm 3) để đánh giá thực trạng về: ĐTNN, ĐNGVCĐ, phát triển ĐNGVCĐ và về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp được đề xuất tại 5 trường cao đẳng vùng Tây Nguyên. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm của đội ngũ CBQL các trường cao đẳng về công tác quản lý ĐNGV. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả hỏi ý kiến trực tiếp một số nhà khoa học, các CBQL của trường Đại học Thái Nguyên, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN, Sở LĐTBXH, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND và HĐND các tỉnh Tây Nguyên về sự cần thiết phát triển đội ngũ GVCĐ các tỉnh vùng Tây Nguyên. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Để khẳng định tính đúng đắn, tính hiệu quả và tính khả thi của một số giải pháp đề ra. - Phương pháp thống kê và thuật toán: Để xử lý các số liệu kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng; nâng cao NL cạnh tranh của NNL là yếu tố quan trọng góp phần phát triển KT - XH của cả vùng Tây Nguyên. 8.2. Muốn phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên cần làm rõ: Những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức về thực tiễn ĐTNN, ĐNGVCĐ và hoạt động phát triển ĐNGV tại các trường cao đẳng trong vùng; về đặc trưng phát triển KT -XH, văn hóa, GDNN nói chung, ĐTNN ở các trường cao đẳng nói chung; đặc trưng của nhân lực và những NL chung cũng như NL đặc thù của GVCĐ của vùng Tây Nguyên. Những 6 đặc trưng này được cụ thể hóa vào Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ xem như là công cụ phát triển ĐNGV của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL. 8.3. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGVCĐ trong bối cảnh đổi mới GDNN cần phát triển theo hướng bảo đảm đủ số lượng, chuẩn hóa về chất lượng, cơ cấu đồng bộ, hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên. 8.4. Phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL đòi hỏi cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ từ: Tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ đến xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với chiến lược đào tạo nhân lực và phát triển KT-XH của vùng; đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá GVCĐ theo NL; chú trọng hoạt động ĐTBD, khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao NL và xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho ĐNGV phát huy NL, sở trường của mình. 9. Những đóng góp và điểm mới của luận án 9.1. Về lý luận: Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu về NNL, NL của nhà giáo, của GV và phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL; hoàn thiện khung lý luận, hệ thống các khái niệm công cụ: GVCĐ, ĐNGVCĐ, NL, phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL; làm rõ đặc trưng ĐTNN, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGVCĐ; đề xuất Khung NL và Chuẩn GVCĐ. 9.2. Về thực tiễn: Luận án đã xây dựng được bộ công cụ khảo sát và xử lý số liệu của quá trình nghiên cứu; đánh giá thực trạng ĐTNN, nhận diện mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức đối với ĐNGV và phát triển ĐNGV các trường cao đẳng Tây Nguyên theo tiếp cận NL; đề xuất 06 giải pháp với 16 hoạt động quản lý tác động đồng bộ đến các chủ thể quản lý, đối tượng quản lý - GVCĐ và các nội dung của phát triển ĐNGV. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình đã công bố của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương: - Chương1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo tiếp cận năng lực. - Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực. - Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1. Tổng quan các nghiên cứu Trong thế kỷ XXI trước bối cảnh của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đều nhận thức nhân lực là nhân tố quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế và GD có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. GD là chìa khóa của sự phát triển KT-XH, GD tạo ra NNL, sức lao động cho xã hội. Vì vậy, Họ đã và đang tích cực nghiên cứu, thực hiện các chiến lược cải cách, đổi mới GD. Đồng thời chú trọng phát huy các nguồn lực để tập trung phát triển NNL, phát triển NL của NNL để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước nghiên cứu về phát triển NNL, phát triển đội ngũ nhà giáo (CBQL, giáo viên, GV) ở các bậc học gắn với nghiên cứu đổi mới, phát triển GD đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, được tiếp cận theo những khía cạnh, góp độ khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu. Có thể tổng hợp thành các vấn đề liên quan đến đề tài như sau: 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL) Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận về khoa học QLGD, quản lý và phát triển NNL tiêu biểu như: - Công trình của các nhà khoa học Xô Viết: Xukhômlinxki, với tác phẩm “Tâm lý học nghề nghiệp” (1972) đề cập đến một số vấn đề tâm lý trong dạy học nghề nghiệp. Công trình nghiên cứu “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” của Ia. Batuxep và X.A Sapôrinxki (1982) đề cập một cách toàn diện, hệ thống các vấn đề của khoa học GDNN; trong đó vấn đề phát triển ĐNGV được xem là nhiệm vụ cốt lõi [49]. - Công trình nghiên cứu "Phát triển nguồn nhân lực: Các mô hình, chính sách và thực tiễn" của Noonan Richard (1977) đã đề cập đến quản lý đào tạo nghề, phát triển NNL trong cơ chế thị trường. Trong cuốn "Quản lý phát triển nguồn nhân lực", Leonard Nadle và Galand D.Wiggs (1986) cho rằng, phát triển NNL và quản lý NNL đều có chung nội hàm, là những tác động của nhà quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và đã đưa ra vấn đề quản lý NNL phải gồm 3 8 nhiệm vụ chính là: (1) Phát triển NNL (giáo dục, ĐTBD, phát triển, nghiên cứu, phục vụ NNL); (2) Sử dụng NNL (tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động); 3) Môi trường NNL phát triển (mở rộng chủng loại việc làm, quy mô làm việc, phát triển tổ chức) [47, tr.26]. Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng vào việc phát triển nhân lực. - Christian Batal (2002) trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” cũng khai thác theo hướng này và đưa ra lí thuyết tổng thể về Quản lý phát triển NNL theo tiếp cận NL, bao gồm: phân tích công việc, xây dựng danh mục công việc và NL để quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, quản lý điều hành, tổ chức lao động, giao tiếp nội bộ và cuối cùng là kiểm kê, đánh giá NL hiệu lực của NNL [22, tr.257]. - Năm 2004, nhóm tác giả David D. Dubois, William J.Rothwell nghiên cứu đưa hệ thống năng lực vào quản trị NNL với tác phẩm "Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực" [101]; Michelle R.Ennis, đã công bố "các thành tố mô hình năng lực của các ngành nghề khác nhau" nhằm xây dựng các mô hình năng lực trong đào tạo các ngành công nghiệp để chuẩn bị NNL lao động có hiệu quả [105]. Năm 2010, Noordeen T.Gangani, Gary N McLean, Richard A. Braden với nghiên cứu "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực" (Competency - Based Human Resource Development Strategy) [107, tr.7] khẳng định phát triển NNL dựa vào NL. - Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam" [25] của Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001); "Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI" [37] của Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002); "Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [59] của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009); "Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [63] của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2006); “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" [35] của Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006); “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” (2010) của Trần Khánh Đức [33]. Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung các vấn đề: (1) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý phát triển NNL, chỉ ra lý thuyết tổng thể về phát triển NNL của Leonard Nadlle để làm cơ sở khoa học vận dụng đề ra các giải pháp phát triển NNL thông qua: GDĐT NNL, sử dụng và tạo môi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng