Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp

.DOC
55
221
69

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi là xương sống của nền kinh tế khi chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp hàng năm, hàng năm đóng góp trên 30% GDP và vấn đề trọng yếu là khu vực này mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng triệu lượt lao động. Song từ nhiều năm qua, môi trường hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ này gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ chế, chính sách lẫn những khó khăn "nội tại" và chính những khó khăn đó đã và đang là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về số và lượng các DNV & N. Nhận thức được tầm quan trọng của DNV & N, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, tăng cường khuyến khích hỗ trợ đầu tư để phát triển DNV & N. Phát triển tốt DNV & N không những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị xã hội trong nước. Hơn nữa DNV & N có lợi thế chi phí đầu tư không lớn dễ thích ứng với sự thay đổi thị trường, những khó khăn trước mắt, phù hợp với trình độ quản lý của phần lớn các chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như ở nước ta hiện nay thì chính DNV & N là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Việt Nam là môi trường đầu tư khá thuận lợi cho sự đầu tư và phát triển DNV & N nhưng kết quả đạt được còn hạn chế sao cho xứng với tiềm năng và vai trò vị trí của DNV & N, do phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập, còn yếu kém, thiếu ngành hàng, mặt hàng để sản xuất kinh doanh, sự phát triển của doanh nghiệp còn mang tính chất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội chứ chưa thể định hướng, hướng dẫn tiêu dùng (nói cách khác chưa có chiến lược phát triển theo chiều sâu và chiều rộng). 1 Trước tình hình đó để thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng của DNV & N, thực hiện CNH - HĐH đất nước, cụ thể hoá những chủ trương chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư phát triển DNV & N ngày càng trở nên cấp thiết để góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm giải pháp tích cực hỗ trợ DNV & N bằng việc chỉ ra những khó khăn thuận lợi và đóng góp một số ý kiến trong việc tìm giải pháp khắc phục và phát triển DNV & N ở nước ta. Do vậy em chọn đề tài: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Do thời gian tìm hiểu nghiên cứu và thu nhập tài liệu còn có hạn, kinh nghiệm tư duy viết bài này hạn chế, đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, thực tế vấn đề DNV & N còn nhiều điểm phải bàn, thông tin lại chưa đầy đủ và bước đầu mớ làm quen với công tác nghiên cứu nên bài viết này chắc chắn sẽ còn nhiều những khuyến khích. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, giúp em hoàn thiện đề tài này. 2 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . a. Khái niệm chung : Doanh nghiệp và nhỏ (DNV&N) là những cơ sở sản xuất ,kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận , có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn , lao động ,doanh thu , giá trị gia tăng thu được trong tong thời kì theo quy định của tong quốc gia . b. khái niệm doanh nghiệp vờa và nhỏ ở Việt Nam . DNV&N ở việt nam là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế , có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với tong thời kì phát triển của nền kinh tế . c. Khái niệm DNV&N mang tính tương đối , nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định và phụ thuộc vào: + Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước . Các nước có trinh độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp . VD: Nhật Bản : các doanh nghiệp ở khu vực sản xuất phải có số vốn dưới một triệu USD và dưới 300 lao động , trong thương mại dịch vụ có vốn dưới 300000 USD và dưới 100 lao động thì đều thuộc DNV&N VD: Đài Loan: theo quy định hiên nay trong ngành xây dựng các doanh nghiệp có vốn dưới 1,4 triêu USD , lao động dưới 300 người ; trong công nghiệp khai khoáng các doanh nghiệp có vốn dưới 1,4 triệu USD , 3 500 lao động ; và trong thương mại dịch vụ có doanh số dưới 1,4 triệu USD và dưới 50 lao động là những DNV&N. VD: Việt Nam: Theo thông báo số 681/cp-ktn ngày 20/6/1998 của thủ tướng chính phủ quy định tiêu chí DNV&N ở Việt Nam. Theo quy mô vốn và lao động thì : những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng Việt Nam và có số lao động trung bình dưới 200 người được xếp vào loại DNV&N. -Ta có thể thấy rằng ở nước ta hiện nay có khoảng 80%-90% doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. Riêng khu vực ngoài quốc doanh có trên 95% tổng số DNV&N. Do chưa có quy định chính thức của chính phủ nên mô hình lượng hoá bằng các giới hạn cụ thể rất khác nhau , tuỳ theo quy định của tong cơ quan chức năng. + Ngân hàng ngoại thương Việt Nam quy định : để thực hiện các hoạt động vay tín dụng thì các DNV&N là doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ đồng với số lao động từ 500-1000 người . + Hội đồng liên các hợp tác xã lại quy định : Các doanh nghiệp có vốn từ 100-300 triệu đồng và số lao động từ 510 người là doanh nghiệp nhỏ . Doanh nghiệp có số vốn sản xuất kinh doanh trên 300 triệu đồng và lao động trên 50 người . + Thành phố Hồ CHí Minh lại quy định : các doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng , lao động trên 1000 người và doanh thu trên 10 tỷ đồng một năm là doanh nghiệp vừa và dưới các tiêu chuẩn trên là doanh nghiệp nhỏ . 4 Trên đây là quy ước hành chính của chính phủ để các cơ quan nhà nước , các tổ chức chính thức của nhà nước ding làm cơ sở để xây dựng chính sách hỗ trợ DNV&N. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay có nhiều tổ chức phi chính thức ( không có choc năng thực thi các chính sách của nhà nước). Sử dụng các tiêu thức khác nhau trong phân loại DNV&N để xác định chính sách ưu tiên. VD: Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ các DNV&N ở Việt Nam do UNIDO tài trợ coi: - Doanh nghiệp nhỏ là doánh nghiệp có số lao động dưới 30 người vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD (1,5 tỷ đồng ). - Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có : số lao động từ 31-200 người, vốn đăng ký nhỏ hơn 0,4 triệu USD (6 tỷ đồng). 2. Đặc điểm DNV&N ở Việt Nam. Khi nói tới DNV&N nói chung, chúng ta đều nghĩ đến đặc điểm chung nhất đó là: số lượng lao động ít, trình độ không cao; nhu cầu về vốn đầu tư nhỏ nhưng tỷ suất vốn cao và thời gian hoàn vốn nhanh; chi phí sản xuất cao do đó giá thành đơn vị sản phẩm cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn do đó DNV&N thường chỉ đưa sản phẩm của mình phục vụ trên đoạn thị trường nhỏ. Các DNV&N bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu rộng nhưng lại có ưu thế trong việc đáp ứng nhu cầu đặc thù; các doanh nghiệp này dễ phân tán và ít gây tác động mạnh tới nền kinh tế – xã hội. Các DNV&N ở Việt Nam hiện nay ngoài những đặc trưng trên còn có những đặc điểm cơ bản sau: a.Giới hạn dưới của DNV&N không quy định rõ ràng . Trong điều kiên đặc thù của Việt Nam số hộ gia đình đăng ký kinh 5 doanh rất nhiều . những hộ kinh doanh này có thuộc DNV&N hay không ? Nừu coi chúng là DNV&N thì sẽ rất khó khăn trong việc thực hiên các chní sách ưu tiên bpỉ số lượng quá đông. Các nguồn lực sẽ bị phân tán, dàn trải, tính hiệu quả sẽ không cao , chưa giải quyết được vấn đề quan trọng cấp bách đặt ra. Hơn nữa nhà nước cũng không đủ khả năng để thực hiện những chính sách ưu tiên . đánh giá, hỗ trợ cho tất cả ngững đối tượng này cùng một lúc. Vì vậy cần quy định rõ tiêu thức doanh nghiệp nhỏ cới giới hạn tối thiểu đẻ phân biệt rõ giữa kinh tế hộ gia đình và DNV&N. b.DNV&N ở Việt Nam thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Có thể lấy ví dụ qua biểu trình độ thiết bị trong các DNV&N ở thành Phố Hồ Chí Minh như sau: Trình độ công nghệ máy móc Loại Doanh Nghiệp Nhà Nước NGoài Quốc Doanh Cổ Phần, TNHH Tư Nhân Hợp tác xã Tổ hợp , Cá Thể Tính chung Hiện đại thiết bị Trung Lạc hậu 11,4% 6,7% 19,4% 30,0% 16,7% 3.6% 10,0% bình 53,1% 27,0% 54,8% 30,3% 33.3% 22.8% 22,8% 35,5% 66,3% 25,8% 50,0% 50,0% 73,6% 52,0% Đây là đặc điểm khác biệt của DNV&N ở các nước công nghiệp phát triển. + Tốc độ đổi mới công nghệ rất chậm Ở thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghệp lớn của cả nước nhưng tốc độ đổi mới cũng chỉ đạt 10% trong khi ở các nước công nghiệp phát triển tốc độ chỉ đạt binh quân 15% . Các DNV&N trên thế giới công nghệ trang bị và sử dụng thường rất hiện đại. Chúng chỉ khác so với doanh nghiệp mới về quy mô đầu tư , số lao động. Do đó khả năng sản xuất , năng xuất và chất lượng sản phẩm do các DNV&N tạo ra khá cao và là 6 một bộ phận không thể tách rơì của các doanh nghiệp lớn. Một số khác tồn tại độ lập thì lại có chất lượng cao và tập hợp thành một quần thểnhư những liên hiệp sản xuất khu vực có chất lượng sản phẩm cao. So với các doanh nghiệp nước ngoài thì các DNV&N ở Việt Nam phân tán hơn , khả năng liên minh với nhau và với các doanh nghiệp lớn yếu hơn . c. Các DNV&N chủ yếu nằm ở khu vực ngoài quốc doanh . Nói đến DNV&N ở việt nam trước tiên và chủ yếu là nói đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do tính lịch sử củ quá trình hình thành và phát triển các thanh phần kinh tế ở nước ta. đại bộ phận các DNV&N theo quy định hiện hành của thủ tướng chính phủ đều thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Trong những năm qua khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã vươn lên trưởng thành và đóng góp trên 40% GDP. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này giai đoạn 95-99 là 6,5%/năm. điều này thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của đảnh. Tuy nhiên khu vực tư nhân chính thức bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân … chỉ mới đóng góp tỷ trọng khiêm tốn <= 8% trong tổng GDP củ cả nước. Năm 1995 1996 đóng góp 7,56% 7,65% 1997 1998 1999 7,5% 7,47% 7,50% 3. Vai trò của các DNV&N đói với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Do ở Việt Nam 95% các doanh nghiệp là DNV&N nên DNV&N chiếm một vị trí cũng như vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. 7 a. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , gia tăng thu nhập quốc dân. Phát triển DNV&N là một điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất củ toàn nền kinh tế. Do trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, trong khi đó tiềm năng của nền kinh tế lại rất lớn nhưng khả năng khai thác thì hạn chế, các hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể chưa được khai thác hết. Nên khi khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNV&N phát triển sẽ tận dụng tối đa tiềm năng của đát nước. Tỷ trọng của các DNV&N trong GDP của nước ta qua các năm 95-98 Các loại hình 1995 1996 1997 1998 DNV&N 7,44% 7,4% 7,21% 7,07% Hợp tác xã 10,06% 10,02% 8,92% 8,94% Hộ gia đình 37,3% 35,25% 34,33% 33,99% + Phát huy tiềm năng , nguồn lực của nhân dân vào công cuộc xây dựng và phát triển đát nước. Do đặc điểm của các DNV&N là quy mô sản xuất nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh, đây là điều kiện thuận lợi để các hình thức DNV&N phát triển. Chính vì thế DNV&N là khu vực có khả năng khai thác và thu hút vốn trong dân, đây là nguồn vốn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Theo ước tính thì vốn đầu tư tư nhân chiếm trên 70% vốn đầu tư toàn xã hội. đặc biệt là ở Việt Nam, người dân chưa có thói quen và điều kiện làm giầu bằng ngườn vốn tích luỹ lớn và nhà nước cũng chưa có chính sách thích hợp để khuyến khích sản xuất , tiết kiệm để đầu tư, nên nguồn vốn trong dân vưà ít lại ứ đọng và chưa được sử dụng để đưa và sản xuất. Khi nguồn vốn chưa nhiều, phân tán trong dân cư thì việc lựa chọn ngành nghề, quy mô đầu tư để đạt hiệu quả và thu hồi vốn nhanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 8 Tình hình vốn của DNV&N đăng ký kinh doanh hàng năm tại Hà Nội. Triệu đồng. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 TNHH 207,17 304,352 208,737 303,277 637,125 265,660 DNTN 12,373 13,064 7,420 15,498 13,239 73,029 CTCP 282,055 152,070 29,310 218,527 252,92 541,487 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. DNTN:Doanh nghệp tư nhân. CTCP: Công ty cổ phần. Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1996 1997 1998 1999 DNV&N 8,8% 6,8% 7,0% 12,8% Tỷ trọng số vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư hàng năm tăng thêm. nếu như năm 1997 tỷ trọng số vốn các DNV&N đầu tư thêm chỉ chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư xã hội trren địa bàn thì đến năm 1999 đã chiếm tới 12,8% . Các DNV&N sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, làm gỉm bớt áp lực của thị trường đồng thời đống góp vào ngân sách nhà Nứơc. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, các DNV&N sẽ là cầu nối quan trong cho sự hội nhập đó. Các nhà đầu tư nước ngoài với phần lớn là các công ty tư nhân cần có 9 những người bạn đồng hành để cho họ an tâm đầu tư vốn , khoa ọhc công nghệ. Chính các DNV&N có thể thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ sản xuất….tạo nên sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự đóng góp của DNV&N vào ngân sách nhà Nước. Năm 1992 1994 1996 1997 1998 đóng góp 23,5% 21% 20,6% 20% 20,8% b. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế di dân vào đô thị. Do số lượng DNV&N chiếm rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp cho nên nhu cầu về lao động của họ cũng rất cao . vì thế ngoài việc giải quyết việc làm cho phần lớn lao động dôi ra từ các doanh nghiệp nhà Nước bị giải thể, cổ phần hoá….và giải quyết có hiệu quả vấn đề thất nghiệp từ đó dẫn đến giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo ra sự phát triển hài hoà cho nền kinh tế. VD: tại Hà Nội lao động trong DNV&N năm 1989 chiếm 48% và tăng dần qua các năm theo bảng sau. Năm 1992 1995 1999 Tỷ lệ tăng 63,2% 64,5% 68% Tỷ lệ lao động ở DNV&N trên phạm vi cả nước. Năm 1995 Tỷ lệ lao động 0,97% 1996 1997 1998 1,07% 1,16% 1,31% Tốc độ tăng trưởng lao động của các DNV&N cũng rất cao . Năm 1997 tốc độ tăng trưởng là: 12,02% Năm 1998 tốc độ tăng trưởng là: 16,23%. 10 Các DNV&N có tác động thúc đẩy quá trình đô thi hoá phi tập trung. Sự phát triển của các DNV&N ở nông thôn không chỉ tạo ra việc làm cho những người chưa có việc làm mà còn thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong thời gian nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút dần lực lượng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, nhưng vẫn sống ngay tại quê hương. điều này làm giảm bớt lượng người di cư từ các huyện ngoại thành, tỉnh lẻ vào các quận Nội thành. c.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế. Hiện nay trừ một số ít các lĩnh vực, ngành nghề nhà nước giư vai trò độc quyền như: điện , than, dầu khí, viễn thông… còn lại hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các DNV&N đều tham gia với mức độ ngày càn lớn. Trong đó một số ngành nghề DNV&N chiếm một tỷ trọng khá cao. Sản xuất lương thực, bán lẻ hàng hoá, nưôi trồng thuỷ sản. sự phát triển của DNV&N đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hơn đồng thời tạo nên sức ép buộc các nhà quản lý nhà Nước phải thay đổi nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và thị trường. Các DNV&N có vai trò to lớn trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. đặc biệt là đối với khu vực ngoại thành. Thực tiễn chỉ ra các DNV&N ở ngoại thành Hà Nội đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành. Thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển. Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu. d. hình thành và phát triển đội ngũ các doanh nghiệp tư nhân, góp phần xây dựng đội nhũ các DNV&N có trình độ. đồng thời cơ chế 11 quản lý mền dẻo trong các DNV&N cũng tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực cuả mọi người, từng bước thực hiện công bằng xã hội. Quá trình phát triển DNV&N đã xây dựng được một đội đông đảo các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế với số lượng và trình độ không ngừng tăng lên. Ta thấy hiện nay ở khắp trên cả nước và đặc biệt tại các đô thị lớn hàng năm có rất nhiều các công ty tư nhân mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Căn cứ vào số liệu thống kê của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Có thể thấy rõ số lượng DNV&N được thành lập trong một số năm gần đây. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 TNHH 443 342 392 728 1810 DNTN 95 56 74 49 290 CTCP 11 7 28 85 212 12 PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNV & N Ở VIỆT NAM A. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ I. THỰC TRẠNG 1. Về mặt số lượng Bảng 1 chỉ ra xu thế phát triển của các loại hình doanh nghiệp được thành lập mới từ năm 1991 - 1997. Quy mô trung bình của DN giảm từ 1991 (1073 triệu/DN) đến 1994 (361 triệu/DN) và sau đó lại bắt đầu tăng lên đến 956 triệu/DN năm 2000. Bảng 1. Số lượng và vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 1991-2000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Số lượng DN 110 3985 7493 7175 6158 5490 3657 3022 3601 Vốn (tỷ đồng) 118 3015 3458 2588 2880 2506 1784 2204 3435 Vốn trung bình 1 1073 757 461 361 468 456 488 729 954 2000 14417 13783 956 DN (triệu đồng) Nguồn: Vụ Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp mới thành lập. Theo số liệu Bảng 6 (dưới đây), công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân (loại hình chủ yếu của các DNV&N) đang tăng lên mạnh mẽ về số lượng và quy mô vốn. Trong số gần 41.000 doanh nghiệp được thành lập mới từ năm 1991-1997, gần 34.000 doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân (24.000) và công ty TNHH (10.000), chiếm 83%. Về vốn của các doanh nghiệp thành lập mới, trong giai đoạn 1991-1997 với tổng số vốn 120.688.874 ( tr.đ) trong đó doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH (Loại hình chủ yếu của DNV&N)chiếm 11.19% tương ứng với số vốn 13.515.874(tr.đ). Bảng. 2 Số lượng và vốn của các doanh nghiệp mới thành lập 13 Tổng Số Vốn Năm DN Tư nhân Số Vốn Công ty TNHH Số Vốn Công ty CP Số Vốn DNNN Số Vốn lượng (Tr.đồng) lượng (Tr.đồn lượng (Tr.đồng) lượn (Tr.đồng lượng (Tr.đồng) 27141 1506826 1930378 1452289 1658290 1433781 1098438 7923986 ) 4 78600 56 925456 1192 5196296 40 569015 3261 29577836 25 1240739 356 14276832 35 402226 434 29032453 39 428123 684 18375893 22 229066 584 6825946 723 3059307 16 71720 3 Tổng(b 40517 120688313 23877 440873 9908 9107143 221 3837225 6511 10328525 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000(a) 109 5170 10670 7527 6592 6172 4277 14433 119791 8239292 33055123 17817942 31925856 20899686 8630623 13854696 ) 69 2858 5265 5306 4076 3696 2607 6450 g) 12059 608722 975901 846088 830892 659893 475176 279968 g 36 1064 2104 1840 2047 1753 1064 7242 1 6 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (a): 1 công ty hợp danh với số vốn là 600 triệu đồng; (b) không kể số liệu của năm 2000 Bảng 3. Quy mô vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp (triệu đồng) Năm Tổng 1991 1.080,7 3 1.583,1 6 2.947,8 1 2.323,5 7 4.796,5 2 3.301,7 8 2.017,0 0 1992 1993 1994 1995 1996 1997 DNTư Cty TNHH Cty cổ nhân phần 174,77 753,92 19.650,0 0 212,99 1.416,19 16.526,0 0 185,36 917,48 14.225,3 8 159,46 789,29 49.629,5 6 203,85 810,11 11.492,1 7 178,54 817,90 10.977,5 1 182,27 1.032,37 10.412,0 9 DNNN 4.359,31 9.070,17 40.103,46 66.895,05 26.865,34 11.688,26 14 2000(a) 959,93 434,06 1094,17 4231,41 Tổngthể( 2.979,9 184,64 919,17 17.525,9 b) 5 0 Nguồn: Tính toán theo số liệu bảng 6 4482,50 15.863,256 (a): 1 công ty hợp danh với số vốn là 600 triệu đồng; (b) không kể số liệu của năm 2000 Trong giai đoạn từ 1991 -1997, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới là 184 triệu đồng; công ty TNHH thành lập mới là 920 triệu đồng; công ty cổ phần thành lập mới là trên 17,5 tỷ đồng và DNNN là khoảng 15,9 tỷ đồng. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn, trong tổng số 23.708 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước tại thời điểm 01/7/1995, có tới 20.856 doanh nghiệp là DNV&N, chiếm tỷ lệ 87,97%. Xem bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Tỷ trọng các DNV&N theo tiêu chí vốn trong các loại hình DN Doanh nghiệp Tổng số 1. DN trong nước 1.1 DNNN 1.2 Hợp tác xã 1.3 DN tư nhân 1.4 CTCP 1.5 CTy TNHH 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.1 DN 100% vốn nước ngoài 2.2 DN liên doanh Tổng số DN DNV&N Tỷ trọng DNV&N trên tổng số DN(%) 23.708 23.016 5873 1.867 10.916 118 4.242 692 Số lượng DN 20.856 20.623 3869 1.818 10.868 50 4.018 233 150 45 30,0 542 188 34,68 87,97 89,61 65,88 97,37 99,56 42,37 94,72 33,67 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 21, trang 158-159. Xét cả số tương đối lẫn số tuyệt đối thì các DNV&N tập trung nhiều nhất ở khu vực ngoài quốc doanh với loại hình doanh nghiệp tư nhân có 10.868 doanh nghiệp trong tổng số 20.856 DNV&N chiếm 52,11%, sau đó là công ty TNHH với 4.018 doanh nghiệp chiếm 19,26%. 15 Bảng 5: Sự phân bố các DNV&N trong các khu vực kinh tế ( năm 1999) Doanh nghiệp Tổng số DN Số DN Vốn dưới 5 tỷ Tỷ trọng DNV&N trên Tổng số 48.13 tổng số DN (%) 43.772 91,0 1. DN quốc doanh 2. DN ngoài quốc 3 5.718 42.41 3.672 40.100 doanh 64,2 94,5 5 Nguồn: Báo cáo của BKH&ĐT trình Thủ tướng tháng 5/2000 (Dựa vào báo cáo của các Bộ, địa phương trong toàn quốc) Theo chỉ tiêu vốn, số lượng doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng là 43.772 doanh nghiệp, chiếm 91% tổng số các doanh nghiệp (48.133 doanh nghiệp); DNV&N ngoài quốc doanh là 40.100 doanh nghiệp , chiếm 94,5% trong tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (42.415 doanh nghiệp gồm: các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và hợp tác xã). Bảng 6: Tỷ trọng DN có vốn dứơi 1 tỷ và từ 1 - 5 tỷ trong tổng số DNV&N theo loại hình doanh nghiệp. Loại hình DN Tổng số DNV&N Tổng số 20.856 1. DN trong nước 20.623 1.1 DNNN 1.2 HTX 1.3 DNtư nhân 3869 1818 10868 Vốn <1tỷ VND Số Tỉ trọng/ lượng Tổng DNV&N (%) 1667 79,94 3 1654 80,23 7 1585 40,96 1634 89,87 1038 95,53 Vốn từ1- 5 tỷ VND Số Tỉ trọng/ Tổng lượng DNV&N %) 4.183 20,06 4076 19,77 2284 184 485 59,04 10,13 4,47 16 1.4 Công ty cổ phần 1.5 Công ty TNHH 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.1 DN % vốn nước ngoài 2.2 DN liên doanh 50 4018 233 3 17 2928 123 34,0 72,87 52,78 33 1090 110 66,0 27,13 47,22 45 188 19 104 42,22 55,31 26 84 57,78 44,69 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 21, trang 158-159. Dựa vào số liệu Bảng 10 ta có kết luận như sau: trong tổng số 20.856 DNV&N thì tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ chiếm 79,94% và hoạt động chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, tỷ trọng doanh nghiệp vừa là 20,06% hoạt động chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH. 2. Về mặt ngành nghề Theo số liệu tổng điều tra các doanh nghiệp năm 1995, Số lượng và tỷ trọng các DNV &N trong tổng số các doanh nghiệp ở một số ngành chủ yếu như: Công nghiệp chế biến; buôn bán và sửa chữa biểu hiện: Buôn bán và sửa chữa có 8803 DNV &N chiếm 93% trong tổng số 9468 doanh nghiệp hoạt động ở ngành này. Như Bảng 7 dưới đây Bảng 7. Phân bố các DNV&N theo ngành kinh tế căn cứ vào tiêu chí vốn Doanh nghiệp Tổng số DN Tổng số Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Xây dựng TN, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng Khách sạn, nhà hàng Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc Tài chính, tín dụng 23.708 298 8.577 117 Vốn dưới 5 tỷ đồng Tỷ trọng Số lượng DN DNV&N trên tổng số DN (%) 20.856 88,0 249 83,6 7373 86,0 72 61,5 2.355 9.468 2.019 8.803 85,7 93,0 1.094 870 923 678 84,4 77,9 206 149 72,3 17 Hoạt động KH và công nghệ 17 16 94,1 Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn Giáo dục và đào tạo 521 435 83,5 8 7 87,5 Y tế và hoạt động cứu trợ xã 8 7 87,5 hội Hoạt động văn hoá và thể 98 66 67,4 thao Hoạt động phục vụ cá nhân 71 59 83,1 và công cộng Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 22, trang 160-163. Bảng 8 Chỉ ra cơ cấu DNV &N trong các ngành kinh tế Bảng 8. Cơ cấu DNV&N trong các ngành kinh tế căn cứ vào tiêu chuẩn vốn,% Ngành Tổng số Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến SX, phân phối điện, khí đốt và nước Xây dựng TN, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ DNV &N Số Tỷ trọng lượng 20.856 249 73,3 72 2019 8803 (%) 100% 1,19 35,35 0,34 9,68 42,21 dùng Khách sạn, nhà hàng 923 4,42 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 678 3,25 Tài chính, tín dụng 149 0,71 Hoạt động khoa học và công nghệ 16 0,07 Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 435 2,08 Giáo dục và đào tạo 7 0,03 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 7 0,03 Hoạt động văn hoá và thể thao 66 0,31 Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 59 0,28 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở SXKD trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, NXB 18 thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 22, trang 160-1963. Qua nghiên cứu số liệu theo bảng 12 ta thấy : tỷ trọng DNV&N tham gia buôn bán, sửa chữa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 42,21 % trên tổng số DNV&N. Sau đó là ngành công nghiệp chế biến tỷ trọng các DNV&N chiếm 35,35% trên tổng số DNV&N. Hai ngành: giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội xem ra không được các DNV&N ưa chuộng lắm, hai ngành chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn 0,06% trên tổng số DNV&N. Các DNV&N ở nước ta đã và đang gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó tập trung chủ yếu về những mặt sau: 3.Thủ tục hành chính phức tạp. + Theo thống kê chưa đầy đủ của vụ doanh nghiệp tính đến ngày 30/4/1999, cả nước có trên 200 loại giấy phép hành nghề bao gồm: giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứnh chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động… Chính sự phức tạp trong thủ tục hành chính là cản trở rất lớn đối với DNV&N. bởi từ đó đã xuất hiện rất nhiều tiêu cực trong quá trình thành lập DNV&N. Đầu tiên là việc được cấp giấy phép kinh doanh : Lệ phí giấy phép theo quy định bình quân khoảng 300-500 ngàn nhưng trên thực tế người xin phép đều phải chi thêm cho cơ quan cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua khâu trung gian với chi phí cao gấp 8 lần so với mức trên giấy tờ, mức cao nhất đến 9,5 triều đồng. Làm chậm trễ việc thành lập các doanh nghiệp: Do sự tuỳ tiện, chuyên quỳen của uỷ ban nhân dân trong việc ra quyết định thành lập còn không ít những yêu cầu mơ hồ, không rõ ràng trong thủ tục. Theo nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/1991 thì ngoài đơn, nhà thầu phải làm đủ từ 8-10 loại chứng nhận khác nhau trong mỗi giai đoạn thành 19 lậpvà đăng ký kinh doanh. Như vậy để thành lập và đăng ký kinh doanh nhà đầu tư phải xin khoảng 20 loại giấy tờ và con dấu khác nhau. Đối với mỗi loại giấy chứng nhận ít nhất họ phải đến cơ quan nhà Nước hai lần, một lần xin và một lần đến để dược cho. + Hơn nữa quá trình thành lập một doanh nghiệp nói chung được thực hiện ở cấp quá cao, liên quan đến rất nhiều cơ quan và không có những hạn chế về quyền hạn. Theo quy định mới thì vẫn có xác nhận về trụ sở giao dịch, giống như quy định trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Tuy nhiên đây chỉ là một thủ tục hoàn toàn không cần thiết, gây tốn kếm về thời gian và nên bỏ để thay thế bằng việc đơn thuần kê khai vào đơn dăng ký thành lập. + Yêu cầu số lượng sáng lập viên tối thiểu: Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đòi hỏi phải có ít nhất hai người trở lên và đối với công ty cổ phần thì ít nhất phải là bẩy người. Yêu cầu này không khuyến khích công ty một chủ. 4.Vốn và tín dụng: DNV&N gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất, mức độ thiếu vốn không giống nhau. Thị trường cung ứng vốn cho DNV&N chủ yếu là thị trường tài chính không chính thức. Chủ doanh nghiệp thường phải vay với lãi suất cao, vay vốn của thân nhân, bạn bè mà ít được tiếp cận với vốn tín dụng chính thức của hệ thống ngân hàng. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai có 44,29% số doanh nghiệp và 68,57% số công ty trong tổng số được điều tra nêu khó khăn về vốn. Theo điều tra của Bộ Lao động Thương binh và xã hội thì ở Miền Đông Nam Bộ có 69% số doanh nghiệp vừa và 47,9% số doanh nghiệp nhỏ trong tổng số được điều tra nêu khó khăn về vốn.(theo tạp chí kinh tế và dự báo số 4/2000) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng