Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển bền vững môi trường làng nghề tại huyện củ chi tphcm...

Tài liệu Phát triển bền vững môi trường làng nghề tại huyện củ chi tphcm

.PDF
152
152
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ===o0o=== TRẦN THỊ PHƢƠNG CHI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI - TPHCM LUẬN VĂN THẠC SỸ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ===o0o=== TRẦN THỊ PHƢƠNG CHI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI – TPHCM Chuyên ngành : VIỆT NAM HỌC Mã số chuyên ngành : 60220113 Hƣớng dẫn Khoa học : PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Thị Phương Chi, là học viên lớp Cao học Việt Nam Học khóa 1 của Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Tôi xin cam đoan luận văn này “ Phát triển bền vững môi trƣờng làng nghề tại huyện Củ Chi” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện luận văn của mình. Người viết cam đoan Trần Thị Phương Chi I LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như văn bản pháp luật, các bài viết, sách, báo tạp chí và tham khảo văn bản, ý kiến của các Sở, ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . Tôi xin chân thành cám ơn tác giả các nguồn trích dẫn đã cung cấp cho tôi những thông tin và số liệu kịp thời và có độ tin cậy để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng đã tận tình hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học và làm luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp quý báu của ông Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường), ThS. Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường, ThS. Lê Thanh Liêm – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TpHCM (nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn). Cuối cùng tôi xin cám ơn tất cả các bạn bè và đồng nghiệp Sở Tài Nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2016 Trần Thị Phương Chi II MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. II MỤC LỤC....................................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................ VI DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................................... VII MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................................. 3 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................ 5 6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 5 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 5 7. Bố cục luận văn ............................................................................................................ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ................................................................................................................. 7 1.1 Một số vấn đề chung về làng nghề và phát triển bền vững ................................................ 7 1.1.1 Khái niệm về làng nghề và các loại hình làng nghề ................................................... 7 1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững môi trường làng nghề .......................................... 12 1.2 Đặc điểm của làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững làng nghề... 19 1.2.1 Đặc điểm của làng nghề ....................................................................................... 19 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề. ...................................... 23 1.3 Phát triển bền vững môi trường làng nghề .................................................................... 27 1.3.1 Vai trò của làng nghề trong nền kinh tế.................................................................. 27 1.3.2 Làng nghề góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .............................................. 28 1.3.3 Ý nghĩa bảo vệ môi trường làng nghề .................................................................... 29 III 1.3.4 Quan điểm, định hướng phát triển bền vững môi trường làng nghề ........................... 30 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ CỦA HUYỆN CỦ CHI THEO ĐỊNH HƢỚNG BỀN VỮNG.................................................................................... 38 2.1 Một số đặc điểm của huyện Củ Chi ............................................................................. 38 2.1.1 Về vị trí địa lý và dân cư...................................................................................... 38 2.1.2 Về kinh tế, văn hóa- xã hội .................................................................................. 43 2.1.3 Tổng quan về làng nghề của huyện Củ Chi ............................................................ 48 2.2 Tình hình phát triển nghề và làng nghề ở huyện Củ Chi ................................................. 52 2.2.1.Khảo sát nghề và làng nghề qua phiếu điều tra và phân tích số liệu ........................... 53 2.2.2 Khảo sát tình hình phát triển của làng nghề đan lát Thái Mỹ và làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông. ................................................................................................................. 54 2.2.3 Kết quả khảo sát. ................................................................................................ 58 2.3. Đánh giá chung về nghề và làng nghề tại huyện Củ Chi ................................................ 67 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 67 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 67 2.3.3. Những thách thức đặt ra đối với việc phát triển bền vững nghề và làng nghề tại huyện Củ Chi ...................................................................................................................... 75 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 77 Chƣơng 3 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI ........................................................................ 78 3.1 Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề .................................................................................................................................... 78 3.1.1 Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề......................................................................................................... 78 3.1.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn ............................... 79 3.1.3 Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ......................... 79 3.2. Giải pháp phát triển bền vững làng nghề ..................................................................... 79 3.2.1 Về cách thức tổ chức quản lý................................................................................ 79 3.2.2 Về chính sách phát triển bền vững ........................................................................ 80 3.2.3 Về bảo vệ môi trường làng nghề ........................................................................... 85 3.3 Một số đề xuất ......................................................................................................... 85 3.3.1 Đối với chính phủ ............................................................................................... 85 3.3.2 Đối với huyện Củ Chi ......................................................................................... 86 3.3.3 Đối với hộ gia đình, người lao động tham gia ở các làng nghề .................................. 87 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 88 IV KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 92 PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÀ ĐỊA HÌNH HUYỆN CỦ CHI ............................. 97 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ SẢN XUẤT TRONG LÀNG NGHỀ.......................... 99 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................................................... 106 PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI ..... 138 V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân LN : Làng nghề LNTT : Làng nghề truyền thống PTBV : Phát triển bền vững HTX : Hợp tác xã QLNN : Quản lý nhà nước NN : Nông nghiệp TM-DV : Thương mại – Dịch vụ ĐTH : Đô thị hóa CSVC : Cơ sở vật chất SX : Sản xuất TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TT : Trung tâm CSSX : Cơ sở sản xuất NLĐ : Người lao động CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa WTO : Tổ chức thương mại thế giới VI DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Giá trị các ngành kinh tế ............................................................................................... 45 Bảng 2.2 Biến động dân số và lao động ........................................................................................ 45 Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu phiếu khảo sát ................................................................................. 53 Biểu 2.1 Ngành nghề - làng nghề................................................................................................... 54 Bảng 2.4 : Giới tính ngƣời lao động.............................................................................................. 56 Biểu 2.2 Giới tính ngƣời lao động ................................................................................................. 56 Bảng 2.5 Làm công đoạn ............................................................................................................... 56 Biểu 2.3 Làm công đoạn ................................................................................................................ 57 Biểu 2.4 Diện tích sản xuất ............................................................................................................ 58 Bảng 2.6 Thu mua nguyên liệu theo khảo sát .............................................................................. 59 Bảng 2.7 Phƣơng thức sản xuất qua khảo sát.............................................................................. 59 Bảng 2.8 Vốn sản xuất ................................................................................................................... 60 Biểu 2.5 Vốn sản xuất ................................................................................................................... 60 Bảng 2.9 Lao động theo công việc ................................................................................................. 61 Bảng 2.10 Lao động theo tay nghề ................................................................................................ 61 Bảng 2.11 Lao động theo đào tạo .................................................................................................. 61 Bảng 2.12 Quy mô sản xuất ........................................................................................................... 62 Biểu 2.6 Quy mô sản xuất .............................................................................................................. 62 Bảng 2.13 Thị trƣờng tiêu thụ ....................................................................................................... 63 Bảng 2.14 Đăng ký thƣơng hiệu ................................................................................................... 64 Bảng 2.15 Mức độ cần thiết của việc đăng ký thƣơng hiệu ........................................................ 64 Biểu 2.7 Mức độ cần thiết của việc đăng ký thƣơng hiệu ........................................................... 64 Bảng 2.16 Cơ sở hạ tầng về đƣờng giao thông............................................................................ 65 Bảng 2.17 Cơ sở hạ tầng về cung cấp điện ................................................................................... 65 Bảng 2.18 Ô nhiễm môi trƣờng do quá trình sản xuất gây ra ................................................... 66 Biểu 2.8 Ô nhiễm môi trƣờng do quá trình sản xuất gây ra....................................................... 66 Bảng 2.19 Mức độ ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất ............................................................. 68 VII Bảng 2.20 Lý do không ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất ..................................................... 68 Bảng 2.21 Ứng dụng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất .............................................. 69 Bảng 2.22 Lợi ích ứng dụng máy móc trong sản xuất ................................................................ 69 Biểu 2.9 Lợi ích ứng dụng máy móc trong sản xuất.................................................................... 69 Bảng 2.23 Khách hàng tiêu thụ sản phẩm ................................................................................... 70 Biểu 2.10 Khách hàng tiêu thụ sản phẩm .................................................................................... 70 Bảng 2.24 Mẫu mã sản phẩm ........................................................................................................ 71 Biểu 2.11 Mẫu mã sản phẩm ......................................................................................................... 71 Bảng 2.25 Trình độ văn hóa của ngƣời lao động của nghề, làng nghề qua khảo sát năm 2010 .......................................................................................................................................................... 72 Bảng 2.26 Phƣơng thức thu gom xử lý chất thải ......................................................................... 73 Biểu 2.12 Phƣơng thức thu gom xử lý chất thải .......................................................................... 73 Biểu 2.13 Khó khăn trong tiêu thụ ............................................................................................... 74 VIII MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển các sản phẩm mũi nhọn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản. Làng nghề trong thực tiễn đời sống xã hội xưa nay vốn là loại hình hoạt động kinh tế có tính văn hóa sâu sắc. Làng nghề truyền thống là những làng nghề mang đậm nét văn hóa dân tộc, là một loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, có vai trò quan trọng và gắn liền trong đời sống hàng ngày của người dân nông thôn và cả các địa bàn còn dấu ấn nông nghiệp tại các khu vực đô thị. Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ có giá trị vật thể mà còn chứa đựng cả giá trị phi vật thể. Song song với sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì nghề bánh tráng ở xã Phú Hòa Đông, nghề đan lát xã Thái Mỹ của huyện Củ Chi, trải qua bao thăng trầm, có lúc tưởng chừng như mai một. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn đã góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của thành phố, cũng như thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn, và góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là những thách thức ngày càng gay gắt đối với sự phát triển bền vững các làng nghề cả nước nói chung, ở Củ Chi nói riêng. Các làng nghề ở huyện Củ Chi đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, thu nhập trong các làng nghề chưa đủ sức thu hút người lao động, quy mô lao động nghề truyền thống ngày càng giảm. 1 Kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm làng nghề ngày càng nhiều, thị trường liên quan sản phẩm lành nghề ngày càng khốc liệt đang là những thách thức to lớn cho sự phát triển bền vững làng nghề. Vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong các làng nghề nói riêng và nông thôn nói chung. Nhiều hoạt động sản xuất trong làng nghề đã và đang tạo ra sức ép không nhỏ đến môi trường sống của chính bản thân làng nghề. Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả và hiệu quả lâu dài? Đồng thời phải bảo tồn và phát triển di sản văn hóa liên quan làng nghề ra sao? Giải pháp nào thúc đẩy các mục tiêu đó theo định hướng phát triển bền vững? Nghiên cứu sự phát triển bền vững làng nghề là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do đó nên tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển bền vững môi trường làng nghề tại huyện Củ Chi “ cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Làng nghề truyền thống là nghề mang đậm nét văn hóa của dân tộc, là một loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, có vai trò quan trọng và gắn liền trong đời sống hàng ngày của người dân nông thôn. Mỗi sản phẩm không chỉ có giá trị vật thể mà còn chứa đựng cả giá trị phi vật thể. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ, thiết bị thô sơ, trình độ tay nghề của lao động cũng như năng lực quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế, nguyên liệu đầu vào, giá cả thị trường… Môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ phục vụ, sản xuất không đồng bộ. 2 Chính vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp phát triển bền vững môi trường làng nghề tại huyện Củ Chi là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, bởi đây là một trong những yếu tố sống còn để tạo môi trường hoàn thiện nhất cho làng nghề vừa bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống vốn có, môi trường, cảnh quan, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Củ Chi, đề ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề, phát huy những nét văn hóa đặc sắc từ các làng nghề truyền thống. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề. - Đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Củ Chi, chỉ ra được mặt mạnh và điểm yếu của quá trình phát triển. - Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững làng nghề ở huyện Củ Chi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Khả năng phát triển của làng nghề ở huyện Củ Chi. - Nghề, người làm nghề, thực trạng làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông và đan lát Thái Mỹ. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề và sự phát triển của làng nghề được xem xét trên 3 nội dung kinh tế - xã hội - môi trường. 3 - Vốn di sản văn hóa gắn với kinh tế truyền thống của làng nghề, các nghệ nhân và hộ sản xuất trong làng nghề, những nhân tố góp phần quan trọng phát triển bền vững làng nghề huyện Củ Chi. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về trọng tâm nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng làng nghề huyện Củ Chi trong quá trình CNH, HĐH và phân tích các yếu tố trực tiếp tác động đến sự phát triển bền vững của làng nghề. - Về không gian: Việc khảo sát được thực hiện ở làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông và làng nghề đan lát Thái Mỹ là những làng nghề truyền thống tiêu biểu của huyện Củ Chi. - Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay. Đây là khoảng thời gian gặp nhiều thách thức khó khăn, do nguyên liệu tăng, thiếu nhân công và các khu công nghiệp được mở rộng... - Về phạm vi: Được khảo sát ở làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, đan lát Thái Mỹ, mành trúc Tân Thông Hội, cây cảnh Trung An, trồng nấm An Nhơn Tây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiếp cận từ góc độ liên ngành Việt Nam học, chủ yếu là Kinh tế học kết hợp Văn hóa học, Xã hội học và một số khoa học khác với những phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu trước đây về làng nghề. - Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi (02 loại bảng hỏi) cho các đối tượng là: chủ các cơ sở sản xuất và người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề nông thôn, với 60 phiếu phát ra. - Sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý số liệu thu thập trong đợt điều tra, khảo sát. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm rõ việc phát triển bền vững làng nghề không chỉ là sự phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà còn phải là phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có thể gợi mở thêm những vấn đề lý luận, về nguyên lý bảo tồn và phát huy các yếu tố di sản làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất và phát triển bền vững môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Củ Chi. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc phát triển bền vững làng nghề ở huyện Củ Chi. Kết quả nghiên cứu cũng có thể là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển các loại hình làng nghề và bảo tồn phát triển bền vững các làng nghề. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn dự kiến bao gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề. Đưa ra một số khái niệm như: nghề, nghề thủ công, nghề thủ công truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, những đặc điểm và vai trò của làng nghề. Quan niệm về phát triển bền vững. Làm rõ những quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, còn nghiên 5 cứu những chủ trương, chính sách về phát triển bền vững làng nghề của huyện Củ Chi. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển huyện Củ Chi theo định hƣớng bền vững Tổng quan về làng nghề của huyện Củ Chi như: làng nghề đan lát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, làng nghề sinh vật cảnh. Đặc biệt nghiên cứu hiện trạng làng nghề như cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, sản phẩm làng nghề và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chƣơng 3: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề huyện Củ Chi Xác định những yếu tố tác động đến làng nghề như: yếu tố thị trường, yếu tố nguồn nguyên liệu, yếu tố lực lượng lao động, yếu tố vốn, yếu tố cơ sở hạ tầng, yếu tố chính sách nhà nước. Từ những hạn chế, tồn tại của làng nghề đưa ra những giải pháp để phát triển làng nghề. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 1.1 Một số vấn đề chung về làng nghề và phát triển bền vững 1.1.1 Khái niệm về làng nghề và các loại hình làng nghề * Khái niệm nghề Nghề xuất hiện trong đời sống xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu làm ăn, sinh sống của con người. Nghề là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thuật ngữ “nghề” đến nay được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khách nhau. Theo từ điển tiếng Việt “Nghề” là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”, ví dụ như: nghề đan lát, nghề dạy học, nghề may, nghề đánh cá. Trong giai đoạn hiện nay, khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, một người có thể làm nhiều nghề. Đồng thời, nghề luôn phát triển, xuất hiện nhiều nghề mới thay thế nghề cũ theo quy luật của nền kinh tế hàng hóa với nhiều yếu tố tác động tới thị trường lao động và nghề. * Khái niệm nghề thủ công. Tác giả Bùi Văn Vượng cho rằng: “Nghề thủ công là sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân. Nghề thủ công vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mĩ. Những sản phẩm thủ công không chỉ là vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường 7 hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm của nhân văn dân tộc” [35,tr.8-9]. Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản. * Khái niệm nghề thủ công truyền thống Nghề truyền thống, Nghề thủ công, Nghề phụ, Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp … Đó là những tên gọi khác nhau khi chúng ta nói đến khái niệm nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam. Nghề thủ công truyền thống xuất hiện từ rất sớm, ra đời và phát triển cùng với lịch sử xa xưa của dân tộc, cho đến giờ và tận mai sau, thuộc về giá trị truyền thống của dân tộc nên nghề thủ công truyền thống đã được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt, nhất là việc duy trì và phát triển. Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay làng nào đó, từ đó hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề truyền thống thường được truyền trong phạm vi từng làng. Hầu hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết được quy trình sản xuất 8 cũng như giá trị văn hóa của sản phẩm đó, ngoài ra họ còn có thể phát triển những nghề khác nhau nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống. Khái niệm nghề thủ công truyền thống cũng mang tính lịch sử cùng với thời gian, khái niệm này cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn. Ở đây với những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc sản xuất sản phẩm thuộc nghề thủ công truyền thống phần nào đã được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Ngày nay khái niệm nghề thủ công truyền thống có thể được hiểu như sau: Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác và còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại công nghệ máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. * Khái niệm Làng nghề Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh… làng giấy Vùng Bưởi, Dương Ô…làng rèn sắt Canh Diễn, Phù dực, đa Hội …) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ” trở thành văn hóa dân gian [36,tr.17]. 9 Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề truyền thống ngay tại quê mình…”. Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”. Đối với tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Củ Chi nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung được quy định như sau: - Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư sản xuất, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống bao gồm: các nhân, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần … Theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN thì làng nghề truyền thống phải đạt được các tiêu chí của làng nghề. - Tiêu chí công nhận nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: + Thứ nhất là: Nghề đã xuất hiện địa phương từ 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; + Thứ hai là: Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; + Thứ ba là: Nghề gắn với tên tuổi một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi một làng nghề. - Tiêu chí công nhận làng nghề phải đạt 3 tiêu chí sau: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan