Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh cà mau hi...

Tài liệu Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh cà mau hiện nay thực trạng và giải pháp

.PDF
58
204
54

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ______  ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Giáo dục công dân Mã ngành:52140204 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. ĐẶNG THỊ KIM OANH ĐÀO THỊ GIANG MSSV: 6106607 Lớp: SP. GDCD-K36 Cần Thơ, Tháng 11/2013 1 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 3 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU................ 4 1.1. Vấn đề con người, nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 4 1.1.1. Vấn đề con người ......................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực ....................................................... 8 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay ..................................................................... 10 1.2. Khái niệm thủy sản, ngành thủy sản và vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân nói chung và Cà Mau nói riêng .............................. 14 1.2.1. Khái niệm thủy sản........................................................................ 14 1.2.2 Khái niệm ngành thủy sản .............................................................. 14 1.2.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng ......................................................................... 16 1.3. Khái quát về sự phát triển của thủy sản tỉnh Cà Mau và những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản ở tỉnh Cà Mau .... 22 1.3.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 - 2010 ............................................................................. 22 1.3.2. Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản tỉnh Cà Mau ................................ 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY ........................................................................... 29 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở Cà Mau ..... 29 2.1.1. Những thành tựu đạt được trong việc phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản ở tỉnh Cà Mau........................................29 2.1.2. Hạn chế của việc phát huy đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản............................................................................................ 37 2.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản tỉnh Cà Mau ....................................................................................................... 40 2.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực .................................. 40 2.2.2. Phương hướng phát triển nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản tỉnh Cà Mau................................................................................................. 41 2.3. Giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau ......................................................................... 45 C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trước xu thế của toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực càng trở nên khan hiếm hơn. Trong khi đó, hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, một vấn đề hết sức quan trọng là phải phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như vốn, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ, trong đó nguồn lực con người giữ vị trí then chốt và vai trò đặc biệt quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” [14, tr138]. Cà Mau là một trong 13 tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực nam của Việt Nam. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên đã tạo cho Cà Mau thế mạnh về phát triển kinh tế thủy sản, với ba mặt giáp biển, sông ngòi chằng chịt, ao hồ rộng lớn và một nguồn thủy sản dồi dào đã có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triên kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó Cà Mau định hướng phát triển thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Như Nghị quyết 04/ NQ – TU ngày 26/04/1999 của Tỉnh ủy Cà Mau đã xác định: “là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng thủy sản to lớn, đa dạng để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa kinh tế Cà Mau từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới”. Tuy nhiên để ngành kinh tế Cà Mau nói chung và kinh tế thủy sản Cà Mau nói riêng ngày càng phát triển hơn nữa tạo được thương hiệu thị trường trong nước và thế giới, đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được đó chính là nguồn lực con người. Bởi vì, nếu như Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng thủy sản to lớn, một môi trường nuôi tôm, đánh bắt khá phong phú và rộng lớn, máy móc kỹ thuật hiện đại, nhưng lại không có những con người có trình độ, có kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng để khai thác các nguồn lợi đó cho phù hợp và tiến bộ thì ngành 1 kinh tế Cà Mau nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn và xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của con người trong việc phát triển kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà mau trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã và đang có những cố gắng giải quyết vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh và đã thu được kết quả nhất định. Song cho đến nay về cơ cấu, chất lượng đào tạo về trình độ, kỹ năng,... và sử dụng nguồn nhân lực của ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và tiềm năng sẵn có của tỉnh cũng như nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy việc phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản Cà Mau đang là vấn đề cấp bách và cần thiết trong thời gian hiện nay và thời gian sắp tới, bởi vì kinh tế thủy sản Cà Mau được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nó góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà đồng thời cũng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau hiện nay thực trạng và giải pháp”, làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích về thực trạng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau, chỉ ra những mặt làm được và những hạn chế. Từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong ngành kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Có 3 nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận về con người, nguồn nhân lực và phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản. Hai là, phân tích thực trạng của việc phát huy nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau. Ba là, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau trong thời gian hiện tại và sắp tới. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Vai trò về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế thủy sản ở tỉnh Cà Mau phù hợp với yêu cầu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian và thời gian 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó chú ý một số phương pháp như: phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê... 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 6 tiết. 3 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU 1.1. Vấn đề con ngƣời, nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1. Vấn đề con người Có thể thấy rằng, vấn đề con người và sự phát triển ngày càng toàn diện con người là mục tiêu cao nhất trong suốt tiến trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Trong tiến trình phát triển ấy, con người không chỉ là mục tiêu của sự phát triển, mà còn là động lực, hơn nữa là một động lực cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin nói chung, trong đó có vấn đề về con người là công cụ để nghiên cứu vấn đề phát triển lấy con người làm trung tâm ở Việt Nam hiện nay. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước Mác, vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học. Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người. Trong hệ thống những quan điểm mang tính cách mạng về bản chất con người, C.Mác đã xuất phát từ sự phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình, đặc biệt là sự phê phán những quan điểm về bản chất con người của những đại biểu xuất sắc trong nền triết học cổ điển Đức. Theo Mác, quan điểm duy tâm tư biện của Ph.Hêghen về con người thực chất chỉ là quan niệm về “con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”. Và với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người: mặt sinh vật và mặt xã hội. 4 C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống. Mác viết: “Vì vậy điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên”. Theo Mác, “mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy” [3, tr.609]. Trước hết, Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật như tiến hóa luận của Đácuyn đã khẳng định. Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìm thức ăn, nước uống... từ trong thiên nhiên. Như mọi động vật khác, con người phải “đấu tranh” để tồn tại, ăn uống, sinh đẻ con cái... tuy nhiên, C.Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt với các sinh vật khác. Vậy con người khác động vật ở chỗ nào? Trước C.Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra nhiều tiêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con người là “một động vật có tính xã hội”, Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ (con người là “một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”). Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. C.Mác và Ăngghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất của con người như sau: “có thể phân biệt con người với xúc vật, bằng ý thức bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với xúc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác với con vật. 5 C.Mác phân biệt rõ ràng: “về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở,... về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến nó biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người”. Ông kết luận: “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Câu nói sâu sắc này nêu lên tính tất yếu của sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên. Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ với tự nhiên cũng có nghĩa là con người quan hệ với bản thân mình, bởi tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng. Nó cũng có nghĩa là tính xã hội, và loài người chính là “xã hội người”. Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con người khác con vật. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại cho con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội, hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất. Với ý nghĩa trên đây, có thể nói con người phân biệt với động vật ở tư duy mà ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Bởi cơ sở của tư duy là hoạt động thực tiễn xã hội. “Những miền sâu thẳm của tâm linh” cũng không thể có được nếu như không có hoạt động mang tính xã hội và những quan hệ xã hội của con người. Nói tóm lại con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻ cái và trong tư duy. Khi C.Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, thì ta hiểu những quan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Không có con người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch 6 sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đó, con người mới bộc lộ và thực hiện được bản chất thật sự của mình. Xét về bản chất của một con người cũng n hư của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ những quan hệ xã hội ấy. Tính xã hội của con người phát triển từ thấp đến cao, từ hoạt động bản năng đến hoạt động có ý thức. Con người không chỉ có bản năng sinh học, mà còn có bản năng xã hội. Cái bản năng xã hội đã bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặc biệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vật ấy. Cách đây hàng triệu năm trong sự tiến hóa của một số loài khỉ thì cái bản năng xã hội hay tính xã hội phát triển và bao trùm từng bước cái bản năng sinh học. Vì vậy, “bản năng xã hội là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người từ khỉ”, bản năng xã hội của con người là bản năng có ý thức. Trong hệ tư tưởng Đức, khi bàn về buổi đầu của ý thức con người ở thời khởi nguyên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định: “đó là một ý thức quần cư đơn thuần, và trong trường hợp này, con người khác với con cừu chỉ là ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức”. Khi nhận thức nhảy vọt từ loài vượn (một giống khỉ nhất định) sang loài người, nhờ lao động và ngôn ngữ, Ph.Ăngghen không hề bỏ qua quá trình tiến hóa sinh học. Ông giả định một trình độ phát triển cao của cấu tạo cơ thể, đặc biệt là bộ não của loài vượn. Song nhiệm vụ của ông không phải là đi sâu vào nguyên nhân sinh học, vật lý học, hóa học,... thuần túy của sự phát triển từ vượn sang người. Năm 1845, khoa nhân loại học khoa học chưa ra đời, nên Mác và Ăngghen buộc phải dùng một số danh từ tượng trưng để nói lên quan điểm của mình. Nếu xem xét những dữ kiện của khoa học hiện đại về nguồn gốc con người, thì thấy rằng những dữ kiện này về cơ bản là phù hợp với quan điểm của hai ông. Lao động lúc mới phát sinh và phát triển từ tổ tiên loài vượn thì dĩ nhiên là tiến hành theo bản năng, nhưng khi ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động trở thành lao động có tính chất xã hội. Ở mỗi bước tiến lên của lao động xã hội, của tiếng nói và ý thức, lại hình thành ra những con đường mới của hoạt động liên hệ thần kinh trong vỏ não. Và trên cơ sở ấy thì lựa chọn tự nhiên cố định trên một cơ cấu di 7 truyền trên vỏ não, làm cho con đường liên hệ thần kinh mới xuất hiện trong thực tiễn lao động. Tầng trên của vỏ não người chính là cơ sở di truyền của bản năng lao động xã hội của con người nguyên thủy mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định là bản năng có ý thức. Do đó, bản năng lao động xã hội với tư cách là bản năng có ý thức, chính là chức năng cơ bản của tầng trên vỏ não người. Đấy là cái vốn di truyền đã được xây dựng trong sự tiến hóa từ tổ tiên vượn lên người, thông qua nhiều bước nhảy vọt. Mỗi bước nhảy vọt này là kết quả của sự phát triển của lao động xã hội ở giai đoạn trước trong quá trình trở thành người. Dĩ nhiên kết quả đó phải có những điều kiện tự nhiên nhất định. Lao động xã hội quyết định đời sống con người, nên bản năng sinh vật được thu hút và hội nhập vào bản năng lao động xã hội, cái bản năng lao động xã hội đặc thù của con người. Khi C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hòa các quan hệ xã hội thì ông không dừng lại ở bản năng sinh vật của con người. C.Mác nói đến con người là nói đến con người hiện thực, nói đến bản năng xã hội của con người trong mọi quan hệ của đời sống. 1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải dựa trên một tổng thể các nguồn lực..“Nguồn lực” hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng hợp toàn bộ các yếu tố, quá trình (vật chất, tinh thần) đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [5, tr.323]. Như vậy khái niệm “nguồn lực” bao hàm trong mình không chỉ năng lực, sức mạnh đã qua, hiện có; mà cả những năng lực, sức mạnh dưới dạng tiềm năng. Đồng thời, nó cũng vạch ra không chỉ yếu tố khởi nguyên, nguồn nuôi dưỡng cái năng lực, sức mạnh này; mà còn thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng ngày càng tăng lên của chúng. Dưới dạng tổng quát, hiện nay chúng ta có các nguồn lực tham gia thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: nguồn vốn (trong nước và ngoài nước), nguồn đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực… Nói đến “nguồn nhân lực” (nguồn lực con người, nguồn tài nguyên người), tức là nói đến con người – chủ thể đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở đây cần lưu ý hai phương diện quan trọng của khái niệm này: 8 Thứ nhất, với tư cách là nguồn lực những con người – chủ thể không tồn tại một cách biệt lập, mà chúng liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất về tổ chức, tư tưởng và hành động. Nói cách khác, nguồn nhân lực là tổng hợp những con người – chủ thể với những phẩm chất nhất định đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [5, tr.323]. Cần hiểu rằng, “tổng hợp những con người – chủ thể” này không đơn giản chỉ là số lượng người, mà nó thực sự là tổng hợp năng lực, sức mạnh của chỉnh thể người. Năng lực, sức mạnh này bắt nguồn trước hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi con người – chủ thể, và nó được tăng lên gấp bội bởi cái “chỉnh thể” thống nhất trong hành động. Thứ hai, nguồn nhân lực bao gồm không chỉ những con người – chủ thể đã và đang tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn cả những con người – chủ thể sẽ tham gia vào quá trình này. Bởi vì, lịch sử tự nhiên của đời sống xã hội là quá trình phát triển kế tiếp nhau của các nền văn minh và các trình độ văn minh; trong đó, các giá trị do các thế hệ trước tạo ra là nền tảng để những thế hệ sau kế thừa, phát triển và sáng tạo ra những giá trị mới. Không chú ý đến phương diện này của nguồn nhân lực, thì không thể triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa có hiệu quả; và do đó không thể có sự phát triển bền vững của đất nước. Như vậy, khái niệm “nguồn nhân lực” chỉ những thế hệ nối tiếp nhau của những “con người – chủ thể” với những phẩm chất nhất định đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [5, tr.324]. Mặt khác nó cũng vạch ra vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong hệ thống các nguồn lực. Như đã nhận xét ở trên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải dựa trên một tổng thể các nguồn lực: nguồn vốn, nguồn đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực... Mỗi nguồn lực này có vị trí, vai trò và tác dụng riêng của mình; trong đó, nguồn nhân lực ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định không chỉ đối với các nguồn lực khác, mà còn quyết định toàn bộ quá trình phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi lẽ, thứ nhất, các nguồn lực khác có giới hạn nhất định, khai thác chúng đến một lúc nào đó cũng phải cạn kiệt; chỉ có nguồn nhân lực với trí tuệ, chất xám là có khả năng tự tái sinh đến vô hạn. Thứ hai, tự mình các nguồn lực khác không trở thành động lực của sự phát triển; muốn trở thành động lực, chúng phải nhờ sức lực, trí tuệ của con người. Chính con người tạo ra nguồn vốn; lập kế 9 hoạch và lựa chọn phương pháp khai thác, sử dụng, đồng thời khôi phục lại các nguồn lực khác. Thứ ba, con người với tất cả những phẩm chất tích cực (kinh nghiệm, khoa học, trí tuệ, năng động, thích ứng, sáng tạo...) của mình, tự mình có thể trở thành động lực phát triển của toàn bộ xã hội nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Trong nguồn nhân lực thì đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ là lực lượng nòng cốt và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí và vai trò đặc biệt của đội ngũ này thể hiện ở chỗ: Một là, bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động hiện có và quy hoạch, đào tạo mới nguồn nhân lực. Hai là, góp phần soạn thảo chiến lược, các chính sách của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cụ thể hóa chúng bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Ba là, sáng tạo và tiếp thu những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, ứng dụng chúng vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Bốn là, đưa ra các phương án, biện pháp để điều chỉnh và định hướng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời góp phần giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình này. Năm là, dự báo những thuận lợi và khó khăn; khả năng, triển vọng phát triển của đất nước và cả nguy cơ (nếu có). 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. 10 Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế người Anh, William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhà tương lai mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức, theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên” (Power Shift - thăng trầm quyền lực – Avill Toffer). Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học và công nghệ... có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện: + Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn. + Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. + Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo. + Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba. Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn 11 bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững,... Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa...”[2, tr.83]. Phát triển người bền vững – sự phát triển thể lực, trí lực, tâm lực, tạo nên nguồn nhân lực – vốn người cùng với vốn nguyên liệu (bao gồm cả vốn tài chính) và vốn xã hội, hợp thành dòng chảy quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững. Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bước vào thế kỷ XXI nguồn nhân lực ở nước ta đang ở nhiều cấp độ, trình độ của các nước đã phát triển cao qua các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cách mạng công nghiệp lần thứ hai và trong thời đại công nghệ thông tin. Chúng ta phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để chuyển tù một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp trong ngữ cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối hội nhập, mở cửa, tức là phải chú ý tới đội ngũ lao động đại bộ phận là lao động nông nghiệp, đội ngũ lao động phục vụ cơ khí hóa, điện khí hóa... lẫn tin học hóa (Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị: đào tạo 5 vạn cán bộ và công nhân kỹ thuật máy 12 tính) [2, tr.85]. Chúng ta phải chuẩn bị một nguồn nhân lực phục vụ cả 3 nền kinh tế: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Nói tóm lại, để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải có các nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên,... trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quyết định [4, tr.97]. Sự khẳng định này xuất phát từ vị trí, đặc điểm và sức mạnh của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và trong mối quan hệ hữu cơ với các nguồn lực khác đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ nhất, các nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều quan trọng và cần thiết, song nếu có đủ các nguồn lực khác mà không có những con người có những phẩm chất và năng lực tương xứng, đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì sự giàu có của các nguồn lực khác cũng không phát huy được tác dụng. Nói cách khác, các nguồn lực khác chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người có chất lượng cao, thông qua sự tác động, khai thác hợp lý của con người – nguồn lực con người là yếu tố tất yếu, không thể thay thế được. Thứ hai, trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội thì nguồn lực con người mà cái cốt lõi là trí tuệ có tiềm năng vô tận. Tính vô tận của tiềm năng trí tuệ thể hiện trên phạm vi cộng đồng, nhân loại và phản ánh qua đặc trưng nổi bật của nó là năng lực sáng tạo. Chính nhờ sự năng lực sáng tạo này mà tri thức của loài người phát triển như một quá trình vô tận cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, mối quan hệ giữa trí tuệ con người và sự phát triển xã hội là mối quan hệ biện chứng. Vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi trước hết phải tìm cách nuôi dưỡng, kích thích sức sáng tạo của con người, khai thác tốt nguồn tiềm năng trí tuệ to lớn của cả cộng đồng. Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn, nhất là trong điều kiện ngày nay, khi trí tuệ hóa lao động đang trở thành xu thế phổ biến, đối tượng khai thác đang được chuyển vào chính bản thân con người. Giờ đây, trí tuệ trở thành nền tảng sức mạnh của mỗi quốc gia và được coi là nguồn tài nguyên của mọi tài nguyên. Điều này đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ lao động chất xám, không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động. 13 Như vậy, nguồn lực con người là nguồn nội lực hiện tại, cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội; là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là khách thể cần được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. 1.2. Khái niệm thủy sản, ngành thủy sản và vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân nói chung và Cà Mau nói riêng 1.2.1. Khái niệm thủy sản Thủy sản là nguồn lợi sinh vật sống trong nước. Theo vùng nước và độ muối, nguồn lợi thủy sản được chia thành hải sản, thủy sản nước lợ, thủy sản nước ngọt. Theo phân loại sinh vật, nguồn lợi thủy sản được chia thành nguồn lợi động vật (cá, thân mềm, giáp xác...) và nguồn lợi thực vật thủy sinh (rong, tảo). Tài nguyên sinh vật sống trong các thủy vực của Việt Nam rất phong phú về giống loài, tương đối giàu về trữ lượng, đóng góp một tỷ lệ quan trọng trong cân bằng thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi [8]. Sản phẩm thu được từ nguồn lợi thủy sản dùng cho các nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất của con người. Sản phẩm thủy sản có thể dưới dạng tươi sống, hoặc chế biến. Thủy sản tươi sống mau ươm thối, do vậy cần có biện pháp xử lý thích hợp. Một số sản phẩm thủy sản chất lượng cao hoặc quý hiếm thường được gọi là thủy sản đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. 1.2.2 Khái niệm ngành thủy sản Khi nói đến ngành thủy sản, người ta nói đến ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Một là, ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp, bởi vì ngành thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước, đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh, kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự của nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập tương đối về kinh 14 tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thủy vực con sông, cửa biển, vùng vịnh hay vùng biển. Do vậy, trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hợp tác thường được coi là quan trọng. Về kỹ thuật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản đòi hỏi cũng phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng biệt phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt. Về môi trường, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể tự gây ô nhiễm môi trường nước, lại cũng có thể làm các thủy vực và nguồn lợi thủy sản bị ô nhiễm hay hủy hoại do các ngành khác. Do vậy, sự phát triển hài hòa giữa thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. Hai là, những hoạt động xuất phát điểm ngành thủy sản gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà địa phương đó coi trọng nuôi trồng, đánh bắt hoặc kết hợp phát triển một cách hài hòa các hoạt động nói trên. Ngoài ra, hoạt động chế biến thủy sản cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động chế biến phát triển không đều giữa các khu vực và địa phương vì nó đòi hỏi nguồn vốn cao, kỹ thuật, cơ sở vật chất... Ba là, ngành thủy sản là một ngành có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội thấp, sản xuất ngành thủy sản có quy mô nhỏ nên chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ. Các ngành chuyên môn hóa hẹp như: công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, sản xuất bao bì, ngư cụ...ngày càng liên kết chặt chẽ cùng với thủy sản phát triển trở thành kinh tế mũi nhọn. Tóm lại, ngành thủy sản là một phân ngành của nông nghiệp, nhưng ngành thủy sản có tính độc lập tương đối về đối tượng lao động, hệ thống cơ sở vật chất với phương pháp công nghệ riêng và cho sản phẩm thu hoạch là động thực vật từ môi trường nước. Hoạt động phát điểm của ngành thủy sản là nuôi trồng và đánh bắt, nhưng gắn liền với các hoạt động sau thu hoạch như bảo quản, chế biến tiêu thụ và các dịch vụ hậu cần nên ngành thủy sản có tính liên ngành cao [8]. 15 1.2.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nói đến ngành thủy sản, người ta nói đến ba khía cạnh sau đây: Một là, ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp, bởi vì ngành thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước; đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự của nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập tương đối về kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thủy vực và các nguồn lợi thủy sản, nhất là đối với các lưu vực con sông, cửa biển, vùng vịnh hay vùng biển. Do vậy trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hiệp tác thường được coi trọng. Về mặt kỹ thuật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt. Về môi trường, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể tự gây ô nhiễm cho môi trường nước, lại cũng có thể làm các thủy vực và nguồn lợi thủy sản bị ô nhiễm hay hủy hoại do hoạt động của các ngành khác gây ra. Do vậy, sự phát triển hài hòa giữa thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. Hai là, những hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hoặc kết hợp phát triển một cách hài hòa các hoạt động nói trên. Ba là, ngành thủy sản là một ngành hàng có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất ngành thủy sản có quy mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến phần lớn các sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ các ngành chuyên môn hóa hẹp như: 16 công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản. Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú. Việt Nam là nước có mặt biển rộng với hơn 3200 km bờ biển, có nhiều hồ và sông suối trong đất liền. Phát triển ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, thể hiện trên các mặt sau đây: Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác: Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư...) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn nhưng chất đạm cũng khá cao. Ví dụ trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2 – 19,2%, của mỡ là 11 – 28%, chất khoáng là 0,8 – 1,0%, cũng tương tự theo tỷ lệ nói trên trong cá thu có thứ tự là: 18,6%, 0,4% và 1,2%; ở cá mối là: 16,4%, 1,6 - 2,3% và 1,2%; ở cá hồng là: 17,8%, 5,9% và 1,4% v.v... Theo công bố mới đây của FAO, thời kỳ 1995 – 1997, tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt bình quân mỗi năm 119,4 triệu tấn. Phần sản lượng không được làm thực phẩm cho người là 29,23 triệu tấn, phần sử dụng làm thực phẩm cho người là 90,17 triệu tấn. Với số dân là 5,74 tỷ người, mức tiêu thụ thủy sản tính bình quân đầu người mỗi năm ở các nước công nghiệp: 28,4 kg, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi: 10,2 kg và ở các nước thu nhập thấp thiếu thực phẩm là 13,1 kg/người/năm. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, con số trên ở Hồng Kông 56,6 kg, Malaixia 55,7 kg, Hàn Quốc 51,2 kg, Đài Loan 37,3 kg, Việt Nam 16,9 kg và thấp nhất là ở Lào 8,9 kg [8]. Ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các chế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng