Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về đại lý thuế ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về đại lý thuế ở việt nam

.PDF
96
52
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HUỲNH MINH ĐỨC PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HUỲNH MINH ĐỨC PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Kim Thế Nguyên TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Huỳnh Minh Đức – là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về Đại lý thuế ở Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký Huỳnh Minh Đức MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu....................................................................... 2 3. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu ......................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài............................................. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ ............................................................................... 8 1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI LÝ THUẾ .................................. 8 1.1.1 Trên Thế giới ....................................................................................... 8 1.1.2 Ở Việt Nam ....................................................................................... 11 1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ ........................................................................................... 14 1.2.1 Khái niệm hoạt động Đại lý thuế........................................................ 14 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động Đại lý thuế................................................... 17 1.2.3 Nội dung của hoạt động Đại lý thuế ................................................... 18 1.3 VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ ............................. 19 1.3.1 Vai trò, tác động của hoạt động Đại lý thuế ....................................... 19 1.3.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động Đại lý thuế ............................. 22 1.4 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ ....................................... 23 1.4.1 Kinh nghiệm của các nước trong quản lý hoạt động Đại lý thuế ......... 23 1.4.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động Đại lý thuế ...................................................................................................... 25 1.5 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM .................... 29 1.5.1 Quy định đối với người hành nghề Đại lý thuế ................................... 29 1.5.2 Quy định đối với tổ chức hành nghề Đại lý thuế ................................ 34 1.5.3 Nội dung hoạt động của tổ chức Đại lý thuế....................................... 37 1.5.4 Hợp đồng cung cấp dịch vụ Đại lý thuế ............................................. 41 Chương 2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................... 44 2.1 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 44 2.1.1 Đối với người hành nghề dịch vụ Đại lý thuế ..................................... 44 2.1.2 Đối với tổ chức hành nghề dịch vụ Đại lý thuế .................................. 47 2.1.3 Hoạt động của Đại lý thuế .................................................................. 51 2.1.4 Hợp đồng cung cấp dịch vụ Đại lý thuế ............................................. 57 2.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM .......................... 59 2.2.1 Nhận xét về thực tiễn thi hành pháp luật đối với hoạt động Đại lý thuế tại Việt Nam ................................................................................................... 59 2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động Đại lý thuế ở Việt Nam ........................................................................................................ 69 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật BTC Bộ Tài Chính CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp ĐLT Đại lý thuế ĐTNT Đối tượng nộp thuế HĐLĐ Hợp đồng lao động LDN Luật doanh nghiệp NNT Người nộp thuế PL Pháp luật QLT Quản lý thuế TCT Tổng cục thuế TNCN Thu nhập cá nhân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VPPL Vi phạm pháp luật TÓM TẮT LUẬN VĂN “Pháp luật về Đại lý thuế ở Việt Nam” Đại lý thuế đã ra đời và phát triển sớm ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Đại lý thuế được ra đời từ năm 2007, đến nay hoạt động đại lý thuế chưa phát huy hết vai trò, chức năng cũng như chưa thực sự phát triển. Hoạt động này đang được điều chỉnh bởi Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn luật, chưa có quy định pháp luật chuyên ngành. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về Đại lý thuế ở Việt Nam” để tìm hiểu, phân tích về những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thuế. Tác giả đặt ra và trả lời những câu hỏi nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Sử dụng các phương pháp hệ thống hoá, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để phân tích các quy định pháp luật, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về đại lý thuế. Nhận thấy những vấn đề vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật về hoạt động đại lý thuế. Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, định hướng hình thành pháp luật chuyên ngành đối với hoạt động đại lý thuế ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển hệ thống đại lý thuế đáp ứng mục tiêu xã hội hoá công tác quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập và phát triển. TỪ KHÓA “Đại lý thuế, quản lý thuế, tư vấn thuế, dịch vụ làm thủ tục về thuế” ABSTRACT “The Law on Tax Agents in Vietnam” Tax agents have been formed and developed early in countries around the world. In Vietnam, tax agents have been established since 2007, up to now, tax agent activities have not fully promoted their roles, functions and have not really developed. This activity is being governed by the Tax Administration Law and its guiding documents, without specialized laws. Stemming from that fact, the author chose to research the topic: "The Law on Tax Agents in Vietnam" to learn and analyze the provisions of the law governing tax agent activities. The author poses and answers research questions to solve problems. Using methods of systematization, statistics, comparison, analysis and synthesis to analyze legal provisions, assess the practical application of tax agent law. Realizing the problems and shortcomings that exist in the law on tax agency activities. Proposing a number of recommendations to contribute to the completion of the legal corridor and orientations for the formation of specialized laws for tax agency activities in Vietnam. At the same time, there are some solutions to develop the tax agent system to meet the goal of socializing tax administration in the context of integration and development. KEYWORDS “Tax agents, tax administration, taxes consultant, tax procedure services” 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với mỗi quốc gia, Thuế luôn là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Kê khai, nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi người dân, cá nhân, tổ chức trong xã hội. Để thực hiện kê khai, nộp thuế đúng quy định trong thực tế là một việc tương đối khó khăn. Vì quy định pháp luật trong lĩnh vực thuế rất đa dạng, với nhiều sắc thuế, nhiều đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế khác nhau. Do đó, sự ra đời của Đại lý thuế là một giải pháp nhằm hỗ trợ người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ pháp luật thuế. Góp phần cụ thể hoá các chính sách thuế, giúp người nộp thuế kê khai, nộp thuế đúng và đủ theo quy định pháp luật. Đại lý thuế là cầu nối giữa người nộp thuế với cơ quan thuế, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính thuế, hạn chế tham nhũng trong lĩnh vực thuế. Ở Việt Nam, Đại lý thuế được pháp luật thừa nhận là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện rất chặt chẽ. Tuy nhiên, từ khi hình thành năm 2007 đến nay số lượng Đại lý thuế trên cả nước còn rất hạn chế và chưa phát triển, chưa phát huy được chức năng là “cánh tay nối dài” của cơ quan thuế. Phải chăng do những quy định của pháp luật hiện hành về Đại lý thuế chưa thúc đẩy được sự phát triển của hệ thống này. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về Đại lý thuế ở Việt Nam” để nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành đối với hoạt động Đại lý thuế; tìm ra những vướng mắc còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện để phát triển hệ thống Đại lý thuế ở Việt Nam. 2 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1 Giả thuyết nghiên cứu Đại lý thuế (ĐLT) là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác như: dịch vụ pháp lý của Luật sư, dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thẩm định giá... đều có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (PL) chuyên ngành cho từng lĩnh vực như: luật Luật sư, luật Kế toán, Kiểm toán, Thẩm định giá... Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ về thuế (ĐLT) hiện chưa có văn bản quy phạm PL chuyên ngành quy định riêng cho ngành nghề kinh doanh này mà đang nằm trong các quy định PL Quản lý thuế (QLT) và văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, với giả thuyết trong tương lai có luật chuyên ngành và những văn bản quy phạm PL điều chỉnh riêng cho lĩnh vực ĐLT sẽ góp phần tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể, chuyên sâu hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ĐLT. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật về Đại lý thuế ở Việt Nam”, một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu thông qua việc làm rõ các câu hỏi sau: - Thứ nhất, cơ sở của việc ban hành quy định PL điều chỉnh hoạt động ĐLT là gì? Vai trò, tác động của ĐLT như thế nào? - Thứ hai, quy định PL hiện hành về điều kiện thành lập và hoạt động của ĐLT như thế nào? - Thứ ba, thực trạng áp dụng PL đối với hoạt động của lĩnh vực ĐLT ở Việt Nam có phát sinh những hạn chế nào trong quy định PL và những vướng mắc gì trong thực tiễn áp dụng pháp luật (ADPL)? - Thứ tư, những giải pháp nào nhằm bổ sung, hoàn thiện quy định PL điều chỉnh hoạt động ĐLT tại Việt Nam? 3. Tình hình nghiên cứu Lĩnh vực thuế và QLT hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhưng riêng lĩnh vực ĐLT cho đến nay các công trình nghiên cứu còn khá hạn chế. 3 Trong nỗ lực sưu tra tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, tác giả nhận thấy rằng ở trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học của một số tác giả nghiên cứu về lĩnh vực ĐLT, sự hình thành và phát triển của hệ thống ĐLT như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Phát triển dịch vụ thuế để nâng cao hiệu lực QLT và cải thiện môi trường đầu tư” do TS. Lê Xuân Trường - Học Viện Tài Chính (Bộ Tài chính - BTC) chủ nhiệm được thực hiện năm 2009. Đề tài này đã hệ thống hoá những nội dung cơ bản về dịch vụ ĐLT; khảo sát kinh nghiệm phát triển dịch vụ thuế ở các quốc gia khác, thực trạng hoạt động dịch vụ ĐLT trong nước và nêu các giải pháp phát triển hệ thống ĐLT ở Việt Nam vào thời điểm đó. Đề tài tập trung nghiên cứu theo hướng phát triển dịch vụ thuế nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước, nâng cao hiệu quả QLT của cơ quan thuế (CQT). Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chưa đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định PL với hoạt động ĐLT ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện: “Phát triển Đại lý thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay”, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoài - Học viện Tài Chính chủ nhiệm năm 2010. Đề tài này đã phân tích và đánh giá về hai lĩnh vực dịch vụ thuế: dịch vụ thuế công do CQT của nhà nước cung cấp cho người nộp thuế (NNT), dịch vụ thuế tư do cá nhân, tổ chức tư nhân cung cấp cho NNT thông qua hoạt động của ĐLT. Đề tài này cũng đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam và những ưu điểm của dịch vụ thuế tư còn rất mới mẻ ở trong nước vào thời điểm này. Tuy vậy, nội dung đề tài chưa phản ánh đầy đủ các dịch vụ về ĐLT cũng như chưa chỉ ra được những khó khăn, bất cập khi phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, đề tài: “Pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế”, do tác giả Trần Minh Hiệp thực hiện năm 2010 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Luận văn cũng đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (ĐLT); phân tích, đánh giá những quy định PL đối với tổ chức ĐLT. Tác giả đã đưa ra những kiến nghị mang tính lý luận nền tảng và hướng hoàn thiện PL điều chỉnh 4 lĩnh vực dịch vụ ĐLT. Nhưng tác giả chỉ tập trung ở những vấn đề mang tính lý luận khái quát, chưa phản ánh được thực trạng phát triển hệ thống ĐLT, những tồn tại trong quản lý hành nghề dịch vụ và chưa có giải pháp phát triển pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐLT. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, đề tài: “Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Cẩm Tâm thực hiện năm 2013 tại Học Việt Tài Chính. Luận án nghiên cứu về sự hình thành, vai trò và hoạt động của ĐLT ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Luận án cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển hệ thống ĐLT ở Việt Nam giai đoạn 2013 đến 2020. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, đề tài: “Phát triển dịch vụ thuế tại công ty TNHH Đại Lý Thuế Cường Linh” của tác giả Ngô Thị Quỳnh Dung hoàn thành năm 2014 tại Học Viện Nông Nghiệp. Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về các dịch vụ thuế do “công ty TNHH Đại Lý Thuế Cường Linh” (công ty) cung cấp, những vấn đề còn hạn chế và đề xuất các phương án phát triển các dịch vụ về thuế tại công ty. Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi của công ty, khó áp dụng rộng rãi đến những ĐLT với quy mô khác nhau ở các địa phương khác. Ngoài những nghiên cứu trên, có những tác giả đã thực hiện các báo cáo nghiên cứu và những bài viết chuyên môn liên quan đến hoạt động của ĐLT, quy định PL về ĐLT như: Báo cáo hội thảo về chủ đề “Kinh nghiệm của Nhật Bản về các hoạt động liên quan đến việc phối hợp với các tổ chức dịch vụ thuế”, do tác giả Nguyễn Thị Vĩnh Lương, ban hỗ trợ NNT Tổng cục thuế (TCT), dự án JICA thực hiện năm 2009. Bài viết: “Vai trò của dịch vụ tư vấn trong công tác quản lý thuế” đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước, số 6/2004 của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đăng trên tạp chí Luật học số 6-2013 phân tích về: “Một số bất cập trong quy định về Đại lý thuế tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, tác giả Nguyễn Thanh Tú. 5 Bài viết với nội dung: “Thực trạng phát triển Đại lý thuế tại Việt Nam, cơ sở thực tiễn và khuyến nghị chính sách”, Tạp chí kinh tế và phát triển số 219 (11), tháng 08/2015, của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thuý. Bài viết: ”Phát triển dịch vụ Đại lý thuế”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 142015 của tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh. Các báo cáo, bài viết trên các tạp chí chỉ tập trung vào một vài khía cạnh của hoạt động về dịch vụ thuế, phân tích và nhận định thực trạng hoạt động của ĐLT, chưa đưa ra các giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy định PL về ĐLT như một trong những giải pháp phát triển dịch vụ ĐLT. Trên thế giới, tại các quốc gia có dịch vụ ĐLT ra đời và phát triển sớm cũng ít có các đề tài nghiên cứu chuyên về lĩnh vực ĐLT cũng như các quy định PL về ĐLT ở quốc gia đó, các đề tài nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu những nội dung liên quan đến PL thuế, hệ thống QLT. PL về ĐLT được nghiên cứu trong mối tương quan giữa các nội dung về thuế khác nhau có liên quan với nhau như: Công trình nghiên cứu của Glenn Jenkins, Rup Khadka thực hiện năm 1998 về “Cải cách thuế ở Singapore (Tax reform in Singapore)” nghiên cứu về hướng cải cách thuế một cách toàn diện ở Singapore, trong đó đề cập đến tầm quan trọng của phát triển dịch vụ thuế tư như một phần quan trọng không thể thiếu của cải cách thuế. Đưa ra các kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ĐLT. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến vai trò của dịch vụ ĐLT trong chích sách cải cách thuế, chưa phân thích toàn diện và chuyên sâu, chưa đưa ra những vấn đề còn tồn tại trong quy định PL và đề xuất giải pháp, hướng bổ sung hoàn thiện quy định PL về ĐLT ở nước này. Công trình nghiên cứu về đề tài “Cải cách quản lý thuế ở các nước đang phát triển (Tax administration reform in developing nations)” của tác giả Amardeep Dihllon và Jan G Buovwer thực hiện năm 2005 nghiên cứu về sự cần thiết, hiệu quả, mục tiêu và định hướng cải cách QLT ở các nước đang phát triển. Trong đó đề cập đến dịch vụ thuế tư góp phần quan trọng vào hiệu quả của cải cách QLT. Tuy nhiên do tập trung chuyên sâu về cải cách QLT nên không nghiên cứu sâu về lĩnh 6 vực dịch vụ thuế tư, những quy định PL về hoạt động ĐLT cũng như giải pháp phát triển ĐLT ở các nước phát triển. Chủ tịch Hiệp hội kế toán công Nhật Bản Otake Kenichiro tổng kết trong tài liệu Hội thảo tháng 8/2011 tại Việt Nam với chủ đề: “Lịch sử, vai trò của kế toán công tại Nhật Bản” đã trình bày về lịch sử ra đời và phát triển nghề “Kế toán công” hay còn gọi là ĐLT tại Nhật Bản. Vai trò của “Hiệp hội kế toán công” (hiệp hội ĐLT) với các ĐLT, mối quan hệ giữa hiệp hội và cơ quan QLT ở Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ ĐLT cũng như những mặt còn tồn tại cần bổ sung, hoàn thiện các quy định PL đối với hoạt động ĐLT. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đánh giá quy định pháp luật về ĐLT, đánh giá thực tiễn ADPL về ĐLT, những vấn đề còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện PL về ĐLT ở Việt Nam. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Cá nhân và tổ chức hành nghề dịch vụ ĐLT. Đối tượng sử dụng dịch vụ ĐLT và hoạt động QLT của nhà nước đối với ĐLT. Quy định PL Việt Nam về hoạt động hành nghề của cá nhân, tổ chức ĐLT. Thực tiễn áp dụng các quy định PL đối với hoạt động ĐLT ở Việt Nam. 4.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian: phạm vi không gian nghiên cứu là các hoạt động của ĐLT, thực tiễn ADPL điều chỉnh hoạt động ĐLT ở Việt Nam. Thời gian: từ khi PL ban hành quy định về dịch vụ ĐLT ở Việt Nam năm 2007, sự hình thành và phát triển của ĐLT từ đó đến năm 2020. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đáp ứng mục đích của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7 Phương pháp hệ thống hoá, so sánh, trích dẫn tài liệu, phân tích lịch sử và tổng hợp được sử dụng tại chương 1 của luận văn để làm rõ các khái niệm, sự cần thiết của hệ thống ĐLT và các quy định PL về ĐLT. Phương pháp hệ thống hoá PL, phân tích quy phạm PL, đánh giá PL được sử dụng tại chương 1 nhằm làm rõ nội dung quy định PL Việt Nam điều chỉnh hoạt động ĐLT Phương pháp thống kê, quan sát sử dụng ở chương 2 trong phần thực tiễn ADPL để làm rõ thực trạng ADPL về hoạt động ĐLT. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đề xuất bổ sung quy phạm PL ở chương 2 của luận văn: phần nhận xét, kiến nghị để phân tích sự ảnh hưởng, đánh giá tác động của PL, nhằm đề ra kiến nghị hoàn thiện PL về hoạt động ĐLT. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Khái quát được nội dung về ĐLT, các dịch vụ do ĐLT cung cấp. Cơ sở lý luận chung về ĐLT như khái niệm ĐLT là gì, sự ra đời và hoạt động của ĐLT ở Việt Nam. Vai trò, tác động của ĐLT đến NNT và cơ quan QLT. Sự cần thiết phải quản lý các hoạt động của ĐLT. Phân tích, đánh giá các quy định PL điều chỉnh hoạt động ĐLT ở Việt Nam. Quy định đối với điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân; điều kiện thành lập và hoạt động đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ ĐLT, là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đánh giá thực tiễn ADPL đối với hoạt động hành nghề và quản lý dịch vụ ĐLT ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định PL hiện hành điều chỉnh hoạt động ĐLT, nâng cao chất lượng dịch vụ ĐLT cung cấp. Quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ ĐLT của cá nhân và tổ chức, hình thành cơ sở pháp lý chặt chẽ đối với lĩnh vực ĐLT. Tạo điều kiện thuận lợi cho ĐLT phát triển nhanh trong tương lai, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ 1.1 1.1.1 1.1.1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI LÝ THUẾ Trên Thế giới Sự ra đời của Đại lý thuế Trên thế giới, ở mỗi quốc gia ĐLT có tên gọi khác nhau để hỗ trợ công tác QLT của chính phủ cũng như việc kê khai, nộp thuế của người dân. Tại Nhật Bản, “năm 1896 khi luật Thuế kinh doanh ra đời đã phát sinh nhu cầu khai thuế nên đến năm 1912 ban hành luật giám sát những người làm dịch vụ thuế không cần chứng chỉ. Năm 1951 luật ĐLT được ban hành hay còn gọi là luật Kế toán công”1. ĐLT hay còn gọi là “kế toán công” (kế toán thuế công) ra đời từ năm 1952, được quản lý bởi “Hiệp hội kế toán thuế công Nhật Bản”. “Hiệp Hội kế toán thuế công” hay còn gọi là Hiệp hội ĐLT là nơi đăng ký hành nghề, quản lý hoạt động của các ĐLT, là cầu nối giữa ĐLT và CQT Nhật Bản. ĐLT ra đời ở Trung Quốc khi “Hiệp hội chứng nhận đại lý thuế Trung Quốc” (gọi tắt là Hiệp hội thuế) thành lập năm 1995, là Hiệp hội quản lý hoạt động tư vấn thuế và cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ ĐLT ở Trung Quốc. 2 Năm 2009, Australia ban hành “Đạo luật dịch vụ đại lý thuế (TASA)” quy định về việc thành lập “Hội đồng hành nghề thuế và đăng ký hoạt động của ĐLT”; “quy định về dịch vụ ĐLT 2009 (TASR)” bao gồm các yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm để đăng ký làm ĐLT3, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của dịch vụ ĐLT ở nước này. 1 TS Đỗ Thị Thìn (2008), “Đại lý thuế và hiệp hội đại lý thuế ở Nhật Bản”, Tạp chí Thuế nhà nước, số 10(176), kỳ 2/3/2008 2 “Hiệp hội chứng nhận Đại Lý Thuế Trung Quốc” , Ngày truy cập: 17/06/2020 3 Tax agent services legislatio (2020), [online] Available at: , [Accessed 17/06/2020] 9 Một số nước tư bản cũng rất quan tâm phát triển mô hình ĐLT như Hàn Quốc, Đức, các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ. Tại Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, “hệ thống ĐLT hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Hiệp hội tư vấn thuế là tổ chức quản lý hoạt động hành nghề ở quốc gia này”4; người phải đủ điều kiện gia nhập hiệp hội mới được hoạt động hành nghề. Tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, ĐLT cũng ra đời từ rất sớm ở Malaysia vào năm 1967, Singapore cũng đã có những chính sách cải cách thuế trong đó có chính sách tạo điều kiện cho các công ty tư vấn thuế phát triển từ năm 1998. Hoạt động ĐLT trên thế giới hình thành khá sớm, là một dịch vụ ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống quản lý thuế của các quốc gia. Sự ra đời của hệ thống ĐLT cung cấp cho NNT dịch vụ thuế tư, đáp ứng nhu cầu thực hiện nghĩa vụ về thuế của người dân với chính phủ. Ở các nước tiên tiến ngày nay, “dịch vụ về thuế (tax services)” hay “tư vấn thuế (tax consultant)” là một khái niệm phổ biến, quen thuộc, là một trong những ngành nghề rất phát triển mang lại thu nhập cao trong xã hội. Bên cạnh đó, ĐLT còn giúp chính phủ thực hiện tốt vai trò QLT, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ thuế, phát triển hoạt động ĐLT ở mỗi quốc gia và hệ thống ĐLT trên thế giới lớn mạnh, chuyên nghiệp hơn. 1.1.1.2 Hoạt động và phát triển Tại các quốc gia hình thành dịch vụ ĐLT từ sớm thì hoạt động của hệ thống ĐLT rất hiệu quả và phát triển nhanh. Trong đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia có dịch vụ ĐLT ra đời sớm và đi đầu trong phát triển dịch vụ ĐLT cũng như các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực “dịch vụ thuế” hay còn gọi là ĐLT. “Tính đến cuối tháng 3/2011 Nhật Bản có 2.140 ĐLT là pháp nhân và 72.039 cá nhân làm dịch vụ ĐLT, số lượng cá nhân làm dịch vụ thuế gần bằng số lượng cán bộ của CQT nhà nước trên phạm vi toàn quốc”5. Đến cuối tháng 3 năm 4 Nguyễn Ngọc Tú (2019), “Cộng hòa Liên bang Đức phát huy hiệu quả vai trò đại lý thuế”, Tạp chí Thuế online, đăng ngày 09/10/2019, , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 5 National Tax Agency Report 2011 10 2012 Nhật Bản đã có tới 2.366 ĐLT là pháp nhân, số lượng ĐLT là cá nhân hành nghề là 72.635 người6 so với dân số 127 triệu người thì đây là con số khá cao, cho tới nay Nhật Bản đã có đến 90% DN sử dụng dịch vụ ĐLT. Theo số liệu mới nhất của CQT Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2019, có 78.028 cá nhân đã được công nhận hành nghề thuế và 3.963 pháp nhân hành nghề thuế được thành lập7. Còn ở Hàn Quốc, tỷ lệ DN tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ĐLT chiếm tới 94% trên tổng số DN đã thành lập và đang hoạt động tại nước này8. Tại CHLB Đức, ĐLT xuất hiện từ rất sớm, điều chỉnh hoạt động ĐLT là “luật Hành nghề tư vấn thuế” do Quốc hội liên bang thông qua 9. Số lượng ĐLT tại thời điểm năm 2012 là 79.913 người với tư cách cá nhân và 8.416 công ty hoạt động trong lĩnh vực ĐLT với dân số 82 triệu người10. Năm 2019 trên toàn nước Đức có khoảng 90.000 người hành nghề ĐLT. “Hiệp hội tư vấn thuế ở nước Đức có 21 văn phòng chi nhánh đặt tại các bang, có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho các thành viên, đồng thời giám sát việc tuân thủ PL của các ĐLT” 11. Trung Quốc là nước có chính sách thuế tương đồng với Việt Nam, hệ thống ĐLT với số lượng ĐLT tương đối nhiều. Theo báo cáo của: “Hiệp hội chứng nhận ĐLT Trung Quốc (CCTAA)”, tính đến cuối năm 2012 có 4.934 ĐLT là tổ chức và 96.540 ĐLT là cá nhân được chứng nhận là ĐLT, trong đó 36.473 ĐLT đang hành nghề trên toàn quốc. Tất cả các ĐLT là thành viên của CCTAA, được chứng minh 6 National Tax Agency Report 2017 National Tax Agency Report 2019 8 “Tại sao Đại lý thuế chưa phát triển tại Việt Nam”, (2017). , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 9 Nguyễn Ngọc Tú (2019), “Cộng hòa Liên bang Đức phát huy hiệu quả vai trò đại lý thuế”, Tạp chí Thuế online, đăng ngày 09/10/2019, , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 10 Nguyễn Thanh Tú (2013), “Một số bất cập trong quy định về đại lý thuế tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí luật học số 6-2013, , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 11 Nguyễn Ngọc Tú (2019), “Cộng hòa Liên bang Đức phát huy hiệu quả vai trò đại lý thuế”, Tạp chí Thuế online, đăng ngày 09/10/2019, , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 7 11 các quyền theo quy định của điều khoản “Hiệp hội CCTAA” và cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ được cung cấp12. Ở Australia: “từ năm 2003 đã có đến gần 250.000 tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thuế, trong đó cá nhân chiếm 52%”13. Khu vực Đông Nam Á, điển hình như Malaysia “tính đến năm 2006 đã có tới 2.500 ĐLT đăng ký hoạt động 14, tính tới 12/2018 ở Malaysia có hơn 3.000 ĐLT được cấp phép hoạt động trên đất nước này”15, là số lượng tương đối nhiều so với nền kinh tế và số DN ở quốc gia này. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có các hội, hiệp hội nghề nghiệp về thuế. Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, đây cũng là tổ chức quản lý, giám sát hoạt động hành nghề ĐLT nhằm đảm bảo điều kiện hoạt động của các ĐLT theo đúng quy định PL. Cụ thể: “Hiệp hội tư vấn thuế Châu Á - Châu Đại Dương (AOTCA) là Hiệp hội về thuế liên châu lục, thành viên gồm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực”16. Hàng năm hiệp hội tổ chức “hội nghị thường niên” nhằm trao đổi giúp đỡ nhau về nghiệp vụ tư vấn, dịch vụ về thuế, xúc tiến các vấn đề liên quan đến thuế giữa các quốc gia trên toàn thế giới. 1.1.2 Ở Việt Nam 1.1.2.1 Sự ra đời của Đại lý thuế Trên thế giới ĐLT hình thành và phát triển khá sớm, tuy nhiên ở Việt Nam ĐLT ra đời năm 2007 từ khi “Luật QLT 2006 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007”. Ngoài luật QLT có các văn bản dưới luật, hoạt động ĐLT được quy định ở “Thông tư số 28/2008/TT-BTC ngày 03/04/2008”, “Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 12 “China Certified Tax Agent Association” (2017). [online] Available at: , [Accessed: 15/06/2020] 13 “Raised educational standards considered for tax agents” (2019). [online] Available at: , [Accessed: 15/06/2020] 14 Nguyễn Cẩm Tâm (2012), “Phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính online, đăng ngày 11/12/20012, , [Ngày truy cập: 15/06/2020] 15 “Pathway For Tax Agent Licence – Malaysia” (2018), ), [online] Available at: , [Accessed:15/06/2020] 16 Hội tư vấn thuế Việt Nam (2018), “Quá trình hình thành Hội Tư vấn Thuế Việt Nam”, , [Ngày truy cập: 17/06/2020]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng