Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh...

Tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hiếu anh

.PDF
124
4
74

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Lời mở đầu ............................................................................................................. 1 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1 1.1.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 2 1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 1.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.2. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp................................. 8 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................... 8 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................... 9 1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp ............................... 9 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp .................. 10 1.3. Các nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp ................................... 11 1.3.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn.................................................... 11 1.3.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản.............................................. 11 1.3.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn ....................................... 12 1.3.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính ..................................... 13 1.3.2.1. Phân tích hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn .................................. 13 1.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán ........................................................ 14 1.3.2.3. Phân tích hiệu suất hoạt động .......................................................... 17 1.3.2.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi ............................................. 18 1.3.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ................................................. 22 1.3.2.6. Phân tích rủi rottài chính ................................................................. 24 1.4.1. Khái niệm và mục đích dự báo tài chính ...................................................... 26 1.4.2. Nội dung dự báo tài chính............................................................................... 28 1.4.2.1. Dự báo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ........................... 29 1.4.2.2. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ..................... 30 1.4.2.3. Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán ................................ 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 33 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 33 2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu......................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 36 2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính ....................................................... 37 2.2.2.1. Phương pháp so sánh ......................................................................... 37 2.2.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết (phương pháp phân chia) ................ 38 2.2.2.3. Phương pháp đồ thị ............................................................................ 40 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HIẾU ANH........................................................................ 42 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh .................................. 42 3.1.1. Giới thiệu Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh ...................................... 42 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh .......................... 43 3.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2016-2018 ................................................................................................... 45 3.2.1. Phân tích các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán ................................. 45 3.2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ............................................................. 45 3.2.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản.................................................................... 50 3.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .......................... 54 3.2.2. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ .......................................................... 56 3.2.3. Phân tích các hệ số tài chính ........................................................................ 58 3.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán ......................................................... 58 3.2.3.2. Phân tích hiệu suất hoạt động ........................................................... 61 3.2.3.3. Phân tích khả năng sinh lời .............................................................. 63 3.2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ................................................. 70 3.2.3.5. Phân tích rủi ro tài chính ................................................................. 73 3.2.3.6. So sánh các chỉ số tài chính của Công ty với các công ty cùng ngành ...... ....................................................................................................... 75 3.3. Đánh giá kết quả tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh. ....................................................................................................... 77 3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 77 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................. 78 CHƢƠNG 4. DỰ BÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HIẾU ANH ................................................................................................................... 81 4.1. Dự báo tài chính công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh giai đoạn 20192021 ................................................................................................................... 81 4.1.1. Chiến lược phát triển của công ty và dự báo nhu cầu vốn tầm nhìn đến năm 2030.................................................................................................. 81 4.1.2. Tình hình kinh tế và thị trường hiện nay và dự báo thị trường ........ 84 4.1.3. Dự báo doanh thu Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019-2021 ....................................................................................................... 88 4.1.4. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2019-2021...................................................................... 89 4.1.5. Bảng cân đối kế toán dự báo và nhu cầu vốn tăng thêm ................... 91 4.1.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo ...................................................... 93 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hiếu Anh .......................................................................................................... 94 4.2.1. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn .................................. 94 4.2.2. Về nâng cao hiệu quả dòng tiền .......................................................... 95 4.2.3. Về hiệu quả kinh doanh ....................................................................... 96 4.2.4. Về các giải pháp hỗ trợ khác ............................................................... 99 4.3. Một số kiến nghị .................................................................................... 104 4.3.1. Về phía nhà nước ................................................................................ 104 4.3.2. Đối với những đối tượng khác ............................................................ 105 KẾT LUẬN ...............................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................109 PHỤ LỤC .................................................................................................................111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 NV 4 ROA Sức sinh lợi tổng tài sản 5 ROE Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSDH Tài sản dài hạn 8 TS 9 VCSH Nguồn vốn Tài sản Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 3.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 47 2 3.2 Các chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn 49 3 3.3 Phân tích cơ cấu tài sản 51 4 3.4 Các chỉ số đánh giá cấu trúc tài sản 54 5 3.5 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 55 6 3.6 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 57 7 3.7 Đánh giá khả năng thanh toán 59 8 3.8 Phân tích hiệu suất hoạt động 62 9 3.9 Phân tích khả năng sinh lợi 64 10 3.10 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont 67 11 3.11 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản theo mô hình tài chính Dupont 69 12 3.12 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 71 13 3.13 Phân tích rủi ro tài chính 74 14 3.14 So sánh các chỉ số tài chính với các công ty cùng ngành năm 2018 76 15 4.1 Cơ cấu vốn của Công ty CP dược phẩm Âu Việt và Công ty TNHH Tân 83 Trang Đại Dương năm 2018 16 4.2 Cơ cấu vốn hợp lý của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh đến năm 83 2021 17 4.3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm Công ty TNHH Dược phẩm 88 Hiếu Anh giai đoạn 2016-2018 18 4.4 Dự báo doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2019-2021 88 19 4.5 Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ 89 20 4.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo 90 21 4.7 Bảng cân đối kế toán dự báo 91 22 4.8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo 93 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu Nội dung Trang đồ 1 3.1 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 48 2 3.2 Biểu đồ cơ cấu tài sản 52 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lời mở đầu 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn, đặc biệt là ở Việt Nam – một quốc gia đang vận động, chuyển mình không ngừng đưa kinh tế hội nhập ra ngoài thế giới. Chính vì vậy, việc phân tích và dụ báo tài chính không chỉ là một công cụ hữu ích cho việc quản trị trong doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính cần thiết cho các đối tượng khác bên ngoài để phục vụ cho việc đầu tư hay hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với nhà quản trị, việc phân tích và dự báo tài chính sẽ giúp họ nắm rõ được tình hình thực tế của công ty, để tăng cường phát triển những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu trong việc kinh doanh, vận hành doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà đầu tư, việc phân tích, dự báo tài chính giúp họ nhận biết được tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của doanh nghiệp để đánh giá tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp giúp họ đưa ra được quyết định hiệu quả nhất đối với việc đầu tư của mình. Do vậy, có thể thấy việc phân tích và dự báo tài chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạt động của một doanh nghiệp, đây được coi như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị, cổ đông, các nhà đầu tư hay ngân hàng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp. Tuy nhận biết được tầm quan trọng của việc phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp nhưng thực tế cho thấy công tác này chưa được quan tâm một cách hợp lý, vẫn còn nhiều bất cập cả về nội dung và phương pháp phân tích, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới việc hoàn thành báo cáo 1 tài chính chứ chưa thực sự phát huy được hết tác dụng của việc phân tích cũng như dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệptvẫn chưatxây dựng đượcthệ thống chỉ tiêutphân tích hoàn chỉnh, điềutnày không nhữngtgây khó khăntcho việc đánhtgiá mà cònttạo ra nhữngtnhận định saitlầm và thiếuttính chính xáctvề tình hìnhttài chínhtcủa doanhtnghiệp. Vì thế những thông tin công ty cung cấp ra ngoài chưa thực sự có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nói riêng và các đối tượng khác quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Từ những lí do trên, để góp phần hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn phương pháp phân tích và dự báo tình hình tài chính của công ty, tôi đã chọn đề tài “Phân tích và dự báo tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hiếu Anh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 1.1.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đánh giá được tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN thì cần dựa trên cơ sở lý thuyết nào? Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hiếu Anh như thế nào trong giai đoạn 3 năm 2016-2018? Từ đó đưa ra dự báo cho tình hình tài chính trong thời gian tới cho doanh nghiệp. Những biện pháp nào cần thực hiện giúp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh? 1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.1.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu: Bài luận văn làm rõ thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn từ 2016-2018, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của Công ty và dự báo tài chính của Công ty giai đoạn 20192021. Qua đó đềtxuất một sốtgiải pháp nhằmtcải thiện tìnhthình tài chínhthiện tại của Công ty và các biệntpháp giúp Công ty thực hiện kế hoạch tài chính 2 trong giai đoạn 2019-2021. 1.1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thốngthoá cơ sở lý luậntcơ bản về phânttích tài chínhtcủa doanh nghiệpttrong nền kinhttế thịttrường. Phân tích, đánh giá và dự báo tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh nhằm giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn để nâng cao vị thế của công ty. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại đối với thực trạng công ty hiện nay. 1.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các thông tin và chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh. 1.1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Phân tích và dự báo tài chính theo các chỉ tiêu định tính và định lượng. Không gian: Nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh. Thời gian: Sử dụng các số liệu liên quan đến BCTC của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2016 – 2018. 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, và phương pháp điều tra, phỏng vấn. Thông qua các giáo trình, sách, tạp chí, tài liệu học tập, các bài luận có chủ đề tương tự, các slides, bài giảng liên quan để thu thập những vấn đề lý luận chung về việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tham khảo thêm các trang web có thông tin về doanh nghiệp và tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan để kế thừa và phát huy những giá trị 3 mà các công trình nghiên cứu đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế để bài luận được hoàn thiện hơn. Sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh qua các năm 2016, 2017, 2018 được công bố để phân tích. 1.2. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính và dự báo tài chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính tại Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị, các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu Phân tíchtbáo cáo tàitchính là vấntđề đã đượctnhiều nhà nghiêntcứu, nhà quảnttrị, nhà đầuttư và nhiềutđối tượng kháctquan tâm. Thực tế đã có rất nhiềutcác côngttrình nghiêntcứu về vấntđề này, cụ thể đó là: Thứ nhất, luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán năm 2016 của tác giả Nguyễn Hồng Anh với công trình nghiên cứu: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam”. Luận án đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức, nội dung, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Từ việc thấy được những điểm mạnh và hạn chế của phân tích báo cáo tài chính trong loại hình doanh nghiệp này để đưa ra được những giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn việc phân tích báo cáo tài chính của công ty. Thứ hai, luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kế toán năm 2017 của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh với nghiên cứu: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Cầu đường Việt Nam”. Luận án đã đi vào nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phản ánh mối quan hệ tài chính “mẹ - con” của các Tổng công ty với các công ty con thuộc lĩnh vực xây dựng cầu đường Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng cầu đường có quy mô vừa hay cho riêng từng công trình, dự án độc lập do đặc thù doanh nghiệp xây dựng cầu đường hạch toán lãi, lỗ theo từng công trình. Từ việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giúp cho các công ty xây dựng cầu đường Việt Nam làm tốt hơn công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Kế nữa có thể kể đến luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, năm 2012 của tác giả Trương Thanh Sơn với đề tài nghiên cứu: “Phân 5 tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt”. Luận văn đã chỉ ra tình hình tài chính giai đoạn 2009 -2011 bằng việc phân tích và đánh giá các hệ số tài chính của Công ty thể hiện trên BCTC cũng như khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản phải trả nhà cung cấp, nhân sự cũng như khoản vay để từ đó đưa ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt độngttài chính của côngtty. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại trong việc phân tích các hệ số, chỉ tiêu qua từng năm mà chưa có sự so sánh thay đổi giữa các năm và chưa phân tích được nguyên nhân của sự thay đổi này là gì. Thứ tư, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kế toán, năm 2017 của tác giả Phùng Thị Thìn với nghiên cứu: “Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Tập đoàn EVD”. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của công ty khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống về tính thanh khoản của tài sản ngăn hạn, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, năng lực dòng tiền và rủi ro tài chính. Từ đó thấy được tình hình thực tế của công ty và đưa ra những ưu điểm cũng như hạn chế cần khắc phục đối với công ty TNHH Tập đoàn EVD. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả vẫn chưa có sự phânttích và so sánhttương quantngành, so sánh giữa Công tytvới những đối thủtcạnh tranhthay với mứcttrung bình củatngành để thấyttình trạng tốt, txấu của vớitdoanh nghiệp. Thứ năm, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Tài chính ngân hàng năm 2014 của tác giả Lê Văn Nhân với công trình nghiên cứu mang tên: “Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng”. Trong bài luận văn, tác giả đã trình bày và phân tích một cách có hệ thống về tình hình tàitchính của côngtty khi sử dụng kết hợp các phương pháp phânttích đối với mỗi nhóm hệ sốttài chính. Thông qua các chỉ tiêu cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động và các hệ số tài chính đặc trưng, tác giả đã cho thấy được thực trạng tài chính của công ty đang gặp phải. Ngoài ra 6 tác giả cũng sử dụng phương pháptDupont để phânttích các tỷ suấttlợi nhuận và vòngtquay vốn từ đó đề xuất ra các giải pháp như nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực, từ đó giúp hoàn thiện tìnhthình tài chính tại Công ty. Hạn chế của nghiên cứu đó là chưa phân tích so sánh các chỉ số tài chính của Công ty với chỉ số trung bình ngành, so sánh giữa Công ty với các đối thủ cạnhttranh trên thị trường để thấy tình trạng tình hình tài chính là khả quan hay có rủi ro của Công ty. Thứ sáu là luận văn thạc sĩ, chuyên ngành tài chính ngân hàng năm 2013 của tác giả Nguyễn Phú Ngọc với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần BIBICA giai đoạn 2008 – 2012”. Ngoài cơ cở lý luận, luận văn cũng đã đề cập đến việc phân tích các chỉ sốttài chính, phân tích cơ cấutnguồn vốn, hiệu quảtkinh tế, phân tích đòn bẩyttài chính và lượng giátchứng khoán. Tuy nhiên, trong bài luận văn chưa đề cập đến việc phân tích dòng tiền cũng như triển vọng của công ty và những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Cuối cùng là luận văn thạc sĩ, chuyên ngành tài chính ngân hàng năm 2015 của tác giả Trần Thị Vân với tên đề tài “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần hóa chất Việt Trì”. Luận văn đã phân tích sự biến động của tài sản cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, thay đổi nguồn vốn, triển vọng của thị trường hóa chất trong giai đoạn 2014-2016 để từ đó chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu trong tài chính của Công ty. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty. Tác giả cũng đã tiến hành dự báo tài chính của Công ty năm 2014 thông qua tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu trên doanh thu. Tất cả các công trình nghiên cứu được nêu ra ở trên đều có đặc điểm chung là những chuyên đề mang tính thực tiễn cao, nhưng đa phần lại chỉ là những nghiên cứu đối với các công ty, doanh nghiệp có quy lớn, tình hình tài 7 chính khá phức tạp, bộ máy kế toán được hoàn thiện, chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực tài chính tốt. Đối với đề tài nghiên cứu “Phân tích và dự báo tài chính Công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh”, tác giả tập trung vào nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính ở công ty, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Lí do là bởi, những doanh nghiệp này thường không chú trọng tới việc đi sâu vào phân tích và lập kế hoạch tài chính cụ thể, và gần như không có sự xuất hiện của bộ phận tài chính chuyên biệt như các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là ngành Dược phẩm với những biến động không ngừng của các chính sách từ nhà nước và việc khó khăn trong hoạt động kinh doanh như hiện nay thì việc phân tích tài chính và dự báo tài chính là điều cần thiết để doanh nghiệp có được những bước đi đúng trong chiến lược kinh doanh sắp tới của mình. Qua bài luận văn này, tác giả mong muốn làm rõ hơn được những nội dung mà doanh nghiệp còn chưa nắm được cụ thể như: thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Dược phẩm Hiếu Anh giai đoạn 2016-2018, các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính của công ty, từ đó dự báo tình hình tài chính trong tương lai và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp “Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.”[4] Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tìm hiểu các kết quả của việc quản trị tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính, đồng thời đánh giá những thành tựu và tìm ra những hạn chế doanh nghiệp cần khắc phục, dự báo tình hình tài chính tương lai cho doanh nghiệp, 8 trên cơ sở đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tíchttài chính doanhtnghiệp là việc vận dụngttổng thể các phương pháptphân tích khoathọc để đánh giá chính xácttình hình tài chínhtcủa doanh nghiệp, giúptcho các đối tượngtquan tâm nắm được thựcttrạng tài chính và an ninh tàitchính của doanhtnghiệp, dự đoántđược chính xáctcác chỉ tiêu tài chínhttrong tương lai cũng như rủitro tài chính mà doanhtnghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra cáctquyết định phù hợp với lợitích của họ. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện: Một là việc phân tích phải cung cấp các thông tin cần thiết một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác cho các đối tượng cần sử dụng kết quả phân tích như nhà quản lý doanh nghiệp, nhà cung cấp,…nhằm giúp họ đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hay các quyết định khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Hai là phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng cần sử dụng kết quả phân tích trong việc đánh giá tính bền vững của dòng tiền tại doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh và khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có những dự án kinh doanh tiếp theo đồng thời cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp thực hiện các dự án vay vốn với bên thứ ba. Ba là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cung cấp các thông tin hữu ích đối với nhà quản lý doanh nghiệp trong vấn đề hiệu quả sử dụng của tài sản cũng như của nguồn vốn kinh doanh. 1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp Chức năng đánh giá của phân tích tài chính doanh nghiệp: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các dòng tiền chuyển dịch, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử 9 dụng các quỹ tiền tệ hoặc nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh nhất định trong khuôn khổ pháp luật.”[4] Dựa vào sự thay đổi của các luồng dịch chuyển này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của chính sách pháp luật của nhà nước hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào là vấn đề mà phân tích tài chính doanh nghiệp cần làm rõ. Chức năng điều chỉnh: Từ việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích tài chính sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những định hướng điều chỉnh hợp lý để hoàn thiện hơn quy trình quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để kiểm soát cũng như tạo sự liên kết giữa các mối quan hệ thì các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải dựa vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để điều chỉnh. Chức năng dự báo: Trong tài chính doanh nghiệp, “dự báo là việc nhìn nhận quá khứ, đánh giá hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tương lai đặt trong bối cảnh nhất định thông qua các kết quả nghiên cứu phân tích tài chính” [9]. Việc dự báo sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoạch định, đề ra giải pháp tài chính phù hợp, giúp họ chủ động hơn đối phó với những biến động xảy ra nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình phân tích các chỉ số tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như là quá trình đánh giá, so sánh các số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện hành với các số liệu trong quá khứ nhằm mục đích phân tích sự thay đổi cũng như nguyên nhân, các yếu tố tác động đến sự thay đổi này. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có các quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời. Việc phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản trị 10 doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, và cũng có ý nghĩa với nhiều đối tượng khác sử dụng thông tin từ BCTC của doanh nghiệp. Đây có thể coi là một công cụ hữu ích giúp cho nhà quản trị xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục của doanh nghiệp và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được kết quả cao nhất.... Ngoài ra, việc phân tích tài chính của doanh nghiệp còn giúp ích cho các nhà đầu tư hay các ngân hàng đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dự báo tiềm năng phát triển để họ đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất về việc đầu tư hay hỗ trợ cho doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. 1.3. Các nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là việc vận dụng kết hợp giữa các phương pháp phân tích khoa học khác nhau để đánh giá chính xác tình hìnhttài chính của doanhnghiệp, giúp cho các đốittượng quan tâm nắm được thựcttrạng tài chính, tìnhthình và khả năngtthanh toán, tiềmtnăng và hiệu quảtkinh doanh, dự đoán được chínhtxác các chỉ tiêuttài chính trong tươngtlai cũng như rủitro tài chính mà doanhtnghiệp có thể gặp phải. Dựa vào những rủi ro đã dự đoán trước, nhà quản lý doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn rủi ro trong tương lai thông qua việc đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và kịp thời. 1.3.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 1.3.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản Phân tích tình hình biến động tài sản là phân tích đánhtgiá tình hìnhttăng, giảm và biếntđộng kết cấutcủa tài sản của doanhtnghiệp. Qua phân tích tình hìnhttài sản sẽ cho thấy tàitsản của doanh nghiệptnói chung, của từng khoảntmục tài sản thaytđổi như thế nào giữatcác năm. 11 “Cơ cấu tài sản là sự thể hiện tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp”. [9, tr84] Phân tích sựtbiến động và tình hìnhtphân bổ tài sản là để nhậntbiết tình hình tăngtgiảm tài sản, tình hìnhtphân bổ tài sản, để từ đótđánh giá việc sử dụng vốntcủa doanh nghiệptcó hợp lý haytkhông. Với ý nghĩa đó các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hình biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của doanh nghiệp theo những nội dung sau: Xem xét sự biếntđộng của tổng tàitsản cũng như từng loại tàitsản thông qua việc sotsánh giữa cáctnăm cả về số tuyệttđối lẫn số tương đốittrong tổng số tài sản, cũng như chittiết đối với từng loạittài sản. Qua đó, nhận biết được sự biến động về quy mô quy doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Tính hợp lý của cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của từng bộ phận tài Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản = sản x 100 Tổng số tài sản 1.3.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Là đánh giá tìnhthình tăng, giảm, kết cấu và biến độngtkết cấu và biến động kết cấu của nguồntvốn của doanh nghiệp. Các khoản mục chủ yếu trong nguồn vốn bao gồm: - Nợ phải trả: là khoản tài chính có được từ nguồn bên ngoài của doanh nghiệp, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn trả lại. Khi tăng nợ phải trả sẽ làm tăng gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắnthạn và nợ dài hạn. - Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn được góp từ các cổ đông của doanh nghiệp hoặc để lại từ hoạt động có lãi từ kết quả kinh doanh, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao. 12 “Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện trước hết bằng cách tính ra và so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số”. [7, tr187] Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn = x 100 Tổng số nguồn vốn tổng số nguồn vốn Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn, tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn; khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp là sử dụng nguồn vốn của bản thân hay khai thác huy động từ bên ngoài hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Khi nguồn vốn của doanh nghiệp cao thể hiện năng lực tài chính tự có của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp không bị phụ thuộc nhiều vào các bên thứ ba. 1.3.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính 1.3.2.1. Phân tích hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn Hệ số cơ cấu nguồn vốn: thông qua hệ số này các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các bên thứ ba có thể đánh giá được mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp đồng thời có thể đánh giá được các rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sau được sử dụng: Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản = 1 – Hệ số nợ Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan